Câu 1 : (2 điểm)
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi :
Khoảng 10 giờ tối, ông bác sĩ nhận được cú điện thoại của một khách quen ở một làng quê.
Ông khách nói, giọng hốt hoảng :
- Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào ? Xin bác sĩ đến ngay cho.
- Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới tới nơi được.
- Thế trong khi chờ bác sĩ tôi biết làm gì ?
- Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.
Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong truyện cười trên?
Câu 2 : (2 điểm)
Giải thích ý nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
a) Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
b) Nói như đấm vào tai.
Họ và tên : Lớp : 9 Kiểm tra tiếng Việt (Đề 2) Thời gian 45 phút Điểm Lời nhận xét của giáo viên Câu 1 : (2 điểm) Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi : Khoảng 10 giờ tối, ông bác sĩ nhận được cú điện thoại của một khách quen ở một làng quê. Ông khách nói, giọng hốt hoảng : - Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào ? Xin bác sĩ đến ngay cho. - Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới tới nơi được. - Thế trong khi chờ bác sĩ tôi biết làm gì ? - Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy. Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong truyện cười trên? Câu 2 : (2 điểm) Giải thích ý nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào ? a) Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. b) Nói như đấm vào tai. Câu 3 : (3 điểm) Chuyển lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp : An đã hứa với tôi : “Từ ngày mai tôi sẽ chăm chỉ học hơn”. Chiều hôm qua Minh tâm sự với tôi : “Hôm nay mình phải cố làm cho được bài văn cô đã giao”. Nó quả quyết với tôi rằng : “Ngày mai, vào tiết sinh hoạt lớp, mình sẽ thú thật với thầy chủ nhiệm việc mình không trung thực trong thi cử”. Câu 4 : (3 điểm) Đọc hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao ? Bài làm ĐÁP ÁN Câu 1 : (2 điểm) Truyện cười trên ông bác sĩ không tuân thủ phương châm hội thoại quan hệ. Câu 2 : (2 điểm) Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược : mỗi người nói một đằng, không ai khớp với nhau, không hiểu nhau. Phương châm hội thoại liên quan : phương châm quan hệ Nói như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người nghe. Phương châm hội thoại liên quan : phương châm lịch sự. Câu 3 : (3 điểm) An đã hứa với tôi rằng từ ngày mai bạn ấy sẽ chăm học hơn. Chiều hôm qua Minh đã tâm sự với tôi rằng bạn ấy đang quyết tâm để làm được bài văn cô giao. Nó quả quyết với tôi rằng ngày mai, vào tiết sinh hoạt lớp, nó sẽ thú thật với thầy chủ nhiệm việc nó không trung thực trong thi cử. Câu 4 : (3 điểm) Từ “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong từ điển.
Tài liệu đính kèm: