Kinh nghiệm dạy học Ngữ văn THCS theo phương pháp đổi mới

Kinh nghiệm dạy học Ngữ văn THCS theo phương pháp đổi mới

A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1. Cơ sở lí luận:

 Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học .Văn học dùng chất liệu hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả .Vì vậy dạy văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả .

 Từ đó, dạy văn học người giáo viên phải đảm bảo được đặc điểm trên của môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc .Mặc khác thông qua việc học những tiết văn học, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả.

 Một tiết dạy văn học thành công hay không có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ. Cụ thể là :

 - Không đạt yêu cầu: Khai thác nội dung, nghệ thuật thiếu chính xác, sử dụng phương pháp chưa phù hợp

 - Đạt yêu cầu: Khai thác đầy đủ nội dung, nghệ thuật , sử dụng phương pháp phù hợp với môn học ,thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp , phân phối thời gian cho các khâu hợp lí. Tổ chức cho học sinh học tập tích cực .có chú ý giáo dục cho HS

 - Khá: Tiêu chuẩn như đạt yêu cầu , nhưng bài dạy phải có cảm xúc , học sinh bước đầu cảm nhận , học tập được cái hay cái đẹp của tác phẩm .

 - Giỏi: Như tiêu chuẩn khá , HS xúc động và cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm , đồng cảm với tác giả (cảm nhận được những điều mà nhà văn gữi vào tác phẩm), học tập được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm dạy học Ngữ văn THCS theo phương pháp đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM DẠY HỌC NGỮ VĂN THCS
THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lí luận:    
 Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học .Văn học dùng chất liệu hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả .Vì vậy dạy văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả .
 Từ đó, dạy văn học người giáo viên phải đảm bảo được đặc điểm trên của môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc .Mặc khác thông qua việc học những tiết văn học, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả.
 Một tiết dạy văn học thành công hay không có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ. Cụ thể là : 
 - Không đạt yêu cầu: Khai thác nội dung, nghệ thuật thiếu chính xác, sử dụng phương pháp chưa phù hợp 
 - Đạt yêu cầu: Khai thác đầy đủ nội dung, nghệ thuật , sử dụng phương pháp phù hợp với môn học ,thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp , phân phối thời gian cho các khâu hợp lí. Tổ chức cho học sinh học tập tích cực .có chú ý giáo dục cho HS
 - Khá: Tiêu chuẩn như đạt yêu cầu , nhưng bài dạy phải có cảm xúc , học sinh bước đầu cảm nhận , học tập được cái hay cái đẹp của tác phẩm .
 - Giỏi: Như tiêu chuẩn khá , HS xúc động và cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm , đồng cảm với tác giả (cảm nhận được những điều mà nhà văn gữi vào tác phẩm), học tập được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
2. Cơ sở thực tiễn
 Trong nhà trường hiện nay, giáo viên dạy văn học còn chưa thật sự chú ý đến đặc trưng của bộ môn, chỉ chú ý cung cấp đủ nội dung bài học theo một trình tự cứng nhắc khô khan, máy móc, thiếu cảm hứng , thiếu sự đồng cảm với nhà văn. Từ đó học sinh chán học môn văn. Có thể nói tác phẩm văn học là một món ăn tinh thần. Giáo viên là chế biến, phục vụ. Học sinh là thực khách .Khách có ăn ngon hay không - tâm hồn người thưởng thức có lân lân, rung động, say sưa, ngây ngất hay không - là do ở người chế biến phục vụ .Cùng là một tác phẩm văn học nếu GV biết cách khai thác ,hướng dẫn ,diễn giảng đúng chỗ, đúng lúc thì HS sẽ rung động, khắc sâu ,yêu thích và nhớ mãi . Vậy GV phải làm gì để dạy một tiết văn học đạt hiệu quả và có thể xem là khá ?
B. THỰC TRẠNG:
1. Thực trạng của việc học văn hiên nay:
 Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói:"Văn học là nhân học" vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh , cụ thể là:
 - Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi khối A từ khi học tiểu học. Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn nói, viết, mới bắt đầu làm quen với những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng khối A thì thật là nguy hại. 
 - Khả năng trình bày: Khi HS tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic. Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng ...Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta.
 Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học văn hiệu quả nhất.
2. Nguyên nhân:
a. Đối với người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh .
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học.
b. Đối với học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn
- Địa phương xã Thọ Nghiệp thuộc vùng kinh tế còn khó khăn, hầu hết phụ huynh đều đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình. Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.
C. CÁC GIẢI PHÁP
 Để có được một tiết giảng văn hay, hấp dẫn được học sinh, trong quá trình soạn giảng, giáo viên cần lên kế hoạch soạn giảng cụ thể cho từng phần, từng mục. Cần có các dự thảo về phương pháp, biện pháp dạy học. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, xác định và phân loại đối tượng học sinh phù hợp với từng hoạt động học tập. Luôn có ý thức khơi gợi hứng thú học tập ở học sinh. Phải nắm rõ quan điểm dạy học tích hợp, xác định rõ vai trò của giáo viên và học sinh trong giờ học. Giáo viên đóng vài trò chủ đạo tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bằng các phương pháp dạy học cụ thể. Học sinh đóng vai trò tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Muốn giải quyết tốt các vấn đề này, theo tôi trong quá trình soạn giảng một tiết Ngữ văn cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
I. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị chung :
- Đọc kĩ mục tiêu cần đạt của tiết dạy, bán sát định hướng của chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Chuẩn bị phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp.
- Chuẩn bị của thầy và trò .
a/ Về văn bản :
 Chú ý hoàn cảnh ra đời, thể loại, nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học: ( Tác phẩm phản ánh hiện thực gì ? Tư tưởng tình cảm gì của nhà văn ? Điều nhà văn muốn gởi đến bạn đọc là gì ? Cái hay ,cái làm nên sự rung động của tác phẩm là ở chổ nào ? Để truyền đạt những thông tin của tác phẩm, cần chú ý tổ chức học sinh hoạt động như thế nào ?. . .
b/ Về tác giả :
 + Chú ý cuộc đời , tư tưởng , tình cảm , quan điểm sống của tác giả .
 + Ví dụ : Hiểu rõ những điều ấy về tác giả Nguyễn Khuyến giáo viên mới có thể rung động và cảm nhận được cái hay cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của ông .
- Về hoàn cảnh lịch sử : Chú ý lịch sử giai đoạn nào ? Tình hình xã hội lúc đó ra sao ?. Hoàn cảnh lịch sử lúc đó có ảnh hưởng gì đến việc ra đời và nội dung được phản ánh trong tác phẩm ?
2. Chuẩn bị cụ thể : Soạn giáo án cần chú ý :
* Mục tiêu bài học : Đọc kĩ mục tiêu bài học, xác định lượng kiến thức cần thiết cung cấp cho học sinh trong một tiết học. Xác định đâu là nội dung trọng tâm cần phải khắc sâu cho học sinh.
* Chuẩn bị phương pháp phương tiện dạy phù hợp : 
 Thông thường trong một tiết học văn giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như : Đọc diễn cảm, đàm thoại vấn đáp, dụng cụ trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giảng, thuyết trình dưới các hình thức hoạt động cá thể, hoạt động nhóm, vừa hoạt động cá thể vừa hoạt động nhóm tuy nhiên dù giáo viên sử dụng phương pháp ,phương tiện , hình thức dạy học nào thì vấn đề học sinh hoạt động để tự phát hiện tìm ra tri thức cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu quyết định kết quả tiết dạy .
* Chuẩn bị của thầy và trò: Thầy : Đọc kĩ tác phẩm : Tác phẩm tự sự hay trữ tình .
1. Tác phẩm tự sự cần chú ý : 
+ Cốt truyện: Kể chuyện gì ? Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì ? Muốn nói lên tư tưởng tình cảm gì của mình? 
+ Nhân vật : Hệ thống nhân vật của tác phẩm. Nhân vật chính là ai ? Nhân vật chính diện . Nhân vật phản diện . Nhân vật có ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói , nội tâm như thế nào ? Thông qua ngoại hình, hành động, nội tâm  của nhân vật => nhân vật có tính cách gì ? Qua nhân vật tác giả muốn gởi đến chúng ta thông điệp gì ? Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả có gì độc đáo ? Điều gì ở sự việc ,nhân vật làm ta rung động ?
+ Tình huống : Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào ? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì ? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì ? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? . ..
 * Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là: 
 - Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.
 Ví dụ: Lai lịch của Mã Giám Sinh được Nguyễn Du giới thiệu ngắn gọn qua hai câu thơ:
Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh.
Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
- Ngoại hình của nhân vật. Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư ... ơi xa xôi cách trở những người con ở chhieens trường MN trở về thăm Bác chứ không phải viếng bác.
Giáo viên: Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung gị, tự nhiên, cách xưng hô thân mật gần gũi, giọng điệu cảm xúc như người con về thăm cha.
? Tại sao tác giả dùng từ "thăm" chứ không dùng từ "viếng" ? ở đây, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Từ thăm ® dùng lối nói giảm nói tránh: kìm nén đau thương, khẳng định Bác còn sống mãi.
? Khi tới lăng Bác, ấn tượng đầu tiên của tác giả về lăng bác là hình ảnh gì?
- Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả hàng tre của tác giả? Tả thực đan xen yếu tố tượng trưng.
- Hàng tre: xanh xanh, thẳng hàng (tả thực)
- Xanh xanh Việt Nam (tượng trưng) ® cho dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường.
- Bão táp mưa sa (tượng trưng ® cho khó khăn gian lao vất vả)
? Qua đó, em thấy câu thơ này có sức diễn tả điều gì?
- Vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh liệt của cây tre Việt Nam cũng như con người Việt Nam.
? Trong thơ ca Việt Nam, hình ảnh cây tre mang ý nghĩa ẩn dụ nào? ý nghĩa của từ ngữ đó?
Ôi ® Thán từ. Bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương mến, tự hào với đất nước, với dân tộc.
 Gv: Hình ảnh hàng tre tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người, dân tộc Việt Nam.
Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng viếng Bác.
? Đọc khổ thơ thứ hai và cho biết có những mặt trời nào xuất hiện trong lời thơ ? Mặt trời nào có ý nghĩa tả thực, mặt trời nào mang ý nghĩa tượng trưng?
- Mặt trời trên lăng ® Mặt trời của vũ trụ.
- Mặt trời trong lăng ® Mặt trời của con người (ví với Bác) - ẩn dụ.
- Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi.
? Từ "ngày ngày" ở câu thơ thứ nhất được lặp lại ở câu thơ thứ ba có dụng ý gì? Cùng dòng người vào lăng viếng Bác, tác giả cảm nhận được điều gì?
- Ngày ngày mặt trời: Thời gian theo dòng liên tục
- Ngày ngày dòng người; đi trong không gian đặc biệt thương nhớ.
* Bằng điệp từ "ngày ngày" nhà thơ thể hiện sự thực cảm động diễn ra thường xuyên liên tục những dòng người người nặng trĩu nhớ thương lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác.
? Hình ảnh kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân thể hiện sáng tạo gì của nhà thơ?
? Nhận xét nhịp điệu của khổ thơ này? Tác dụng của nhịp thơ này như thế nào (góp phần biểu lộ cảm xúc gì).
- Bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác bày chín tuổi.
- Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa lớn dâng lên Bác.
- Nhịp thơ trầm lắng, âm điệu kéo dài như diễn tả dòng người vô tận, diễn tả cảm xúc sâu nặng nhớ thương của đồng bào Miền Nam với Bác. 9 tiếng/1dòng thơ).
 Gv: H/ả ẩn dụ"Vầng trăng" bởi không thể có vầng trăng ở trong lăng nhưng tác giả vẫn hình dung như thế để khẳng định cuộc đời Bác rực sáng như mặt trời nhưng cuộc đời của Bác cách sống của Bác, tâm hồn Bác hiền hậu thanh cao như ánh trăng.
Cảm xúc của VP khi vào trong lăng Bác.
? Học sinh đọc khổ 3: 
? Khi vào trong lăng Bác, nhà thơ quan sát và có cảm nhận gì về Bác?	
 Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
? Giấc ngủ bình yên là cách nói như thế nào? Nói giảm nói tránh.
? Em hiểu giấc ngủ bình yên là giấc ngủ như thế nào?
- Giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống của đất nước, nhân dân. Giấc ngủ của Bác bình yên trong thương nhớ, ơn nghĩa của mọi người.
? Không thể có vầng trăng có thật ở trong lăng nhưng vì sao tác giả vẫn hình dung giấc ngủ của Bác giữa một vầng trăng sáng dịu hiền? Vầng trăng sáng dịu hiền ® tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong cách nói ấy?
- Hs: Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.
? Việc sử dụng hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?
- Hs: Không thể có vầng trăng ở trong lăng nhưng tác giả vẫn hình dung như thế để khẳng định cuộc đời Bác rực sáng như mặt trời nhưng cuộc đời của Bác cách sống của Bác, tâm hồn Bác hiền hậu thanh cao như ánh trăng.
? Những hình ảnh ấy được sáng tạo bằng trí tưởng tượng hay còn bằng điều gì khác nữa?
- Bằng trí tưởng tượng, bằng thấu hiểu và yêu quý những vẻ đẹp trong nhân cách Hồ Chí Minh.
? Câu thơ tiếp theo xuất hiện hình ảnh ẩn dụ? Đó là hình ảnh nào? ý nghĩa của hình ảnh này?
- Trời xanh là mãi mãi. Trời xanh ® ẩn dụ là biểu tượng bất diệt của Bác Hồ. Người dã ra đi nhưng lí tưởng và sự nghiệp của Người vẫn còn mãi mãi.
? Từ nào trong lời thơ "Mà sao nghe nhói ở trong tim" có sức biểu cảm trực tiếp ? - Từ "Nhói" 
? Cảm nhận của em về lời thơ này qua lời biểu cảm trực tiếp đó?
- Nhói là đau đột ngột, quặn thắt.
- Nghe nhói ở trong tim là nỗi đau tinh thần.
- Tác giả tự cảm nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.
? Nhận xét cách sử dụng cụm từ "vẫn biết, mà sao" ?
- Sử dụng như một sự đói lập, khắc sâu thực tại cảm xúc xót xa đau đớn mất mát trước sự ra đi của Người.
Cảm xúc của VP khi rời lăng Bác.
? Đọc khổ thơ kết của bài thơ và cho biết khi trở lại MN tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào?
- Thương trào nước mắt ® Nhớ thương nghẹn ngào trào dâng.
? Cùng với cảm xúc đó người con đã nguyện ước điều gì?
- Muốn làm : chim hót ; đoá hoa ; cây tre.
? Nhận xét nhịp thơ, cách sử dụng từ ngữ ở đoạn thơ này? Tác dụng bộc lộ tình cảm gì?
? Hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ có ý nghĩa như thế nào? tại sao nhà thơ muốn hoá thân thành chim, đoá hoa, cây tre? Lời tâm nguyện đó thể hiện tình cảm gì?
- Chim ® gợi liên tưởng tới âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ trong lành nơi Bác yên nghỉ.
- Đoá hoa ® toả hương thơm
- Cây tre ® Làm con người bình dị trung hiếu
? Giá trị nội dung, nghệ thuật được Viễn Phương thể hiện qua văn bản Viếng Lăng Bác
 Gv: Tác giả muốn hoá thân vào thiên nhiên xứ sở quanh lăng Bác để được gần Bác, dâng lên Bác niềm tôn kính. Lời tâm nguyện chân thành tha thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến không muốn rời xa.
* Hoạt động III: Tổng kết - Ghi nhớ.
? Khái quát những thành công về nghệ thuật được Viễn Phương thể hiện qua văn bản Viếng Lăng Bác?
- Hs: Khái quat, Gv tổ chức nhận xét bổ sung và chốt kiến thức.
? Qua bài thơ tác giả muốn nói với người đọc điều gì?
- Thể hiện tình cảm tác giả đối với bác kính yêu
- Ca ngợi công lao to lớn, sự vĩ đại của Bac đối với con người VN, dân tộc VN.
* Hoạt động IV: Luyên tập
 ? Đọc diễn cảm bài thơ?
- Bài tập vận dung: 
 Viết một đoạn thể hiện cảm nghĩ về một đoạn thơ mà em thích
I. Đọc, tìm hiểu chung
- Tác giả: 
- Tác phẩm: Tháng 4 - 1976 sau khi thống nhất đất nước, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành. Viễn Phương từ chiến trường Miền Nam ra thăm miền Bác vào lăng viếng Bác. Bài thơ được in trong tập "Như mây mùa xuân" 
- Thể thơ: 8 chữ
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Bố cục của bài thơ
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Cảm xúc của VP khi đứng trước lăng Bác.
- Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung dị, tự nhiên, cách xưng hô thân mật gần gũi, giọng điệu cảm xúc như người con về thăm cha.
- H/ả hàng tre tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người, dân tộc Việt Nam.
2. Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng viếng Bác.
- Bằng điệp từ "ngày ngày" thể hiện sự cảm động của dòng người vào lăng viếng Bác.
- Nhịp thơ trầm lắng, âm điệu kéo dài như diễn tả dòng người vô tận, diễn tả cảm xúc sâu nặng nhớ thương của đồng bào Miền Nam với Bác. 
- H/ả ẩn dụ "trời xanh" tượng trưng cho sự bất diệt của Bác Hồ. Người dã ra đi nhưng lí tưởng và sự nghiệp của Người vẫn còn mãi mãi.
- Tác giả tự cảm nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.
3. Cảm xúc VP khi vào trong lăng Bác.
- Giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của môt con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống của đất nước, nhân dân.
- Các hình ảnh ẩn dụ độc đáo dặc sắc giàu ý nghĩa biểu đạt.
4. Cảm xúc của VP khi rời lăng Bác.
- Tác giả cảm thấy bâng khuâng, xốn xang, lưu luyến không muốn rời xa Bác.
- Kết thúc bài thơ lời tâm nguyện chân thành tha thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến không muốn rời xa Bác của Viễn Phương.
III. Tổng kết- Ghi ghớ 
1. Nghệ thuật
- So sánh tả thực, ẩn dụ tượng trưng, từ ngữ chọn lọc, giọng điệu bài thơ tha thiết trang nghiêm
2. Nội dung 
- Thể hiện tình cảm tác giả đối với bác kính yêu
- Bài thơ là một nén hương thơm mà Viễn Phương dâng lên Bác Hồ kính yêu
IV. Luyện tập
- Đọc diễn cảm bài thơ ( Có thể hát )
- Bài tập vận dung: Viết 1 đoạn thể hiện cảm nghĩ về 1 đoạn thơ mà em thích
 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại nội dung bài hoc, nhấn mạnh cảm xúc của nhà thơ, nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong bài thơ..
 5. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học thuộc lòng bài thơ, cảm nhận khổ thơ 1, 2, soạn bài tiếp theo
	Trong quá trình thực hiện chuyên đề , bản thân nhận thấy có những kết quả và hạn chế như sau :
 * Kết quả: Qua thời gian thực hiện chuyên đề nhận thấy đa số các em yêu thích học môn văn, nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, bước đầu các em có kĩ năng tự khai thác, phân tích giá trị của một tác phẩm cụ thể . 
 * Hạn chế : đối với những lớp có học sinh yếu kém không có khả năng viết chữ, diễn đạt thì việc chuẩn bị trước cũng như bàn luận , hoạt động nhóm của các em rất hạn chế nên GV khó có thể dạy được một tiết văn đạt loại khá tuy nhiên các em vẫn thích hoạt động .
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
	Tóm lại, muốn thực hiện được một tiết dạy văn khá , tốt người GV cần phải nắm vững đặc trưng của bộ môn, phải chuẩn bị chu đáo từ mục tiêu bài học đến phương tiện, phương pháp dạy học, các hình thức hoạt động, chuẩn bị của thầy và trò, Một số biên pháp thu hút sự chú ý , tạo sự thoải mái , tự nhiên trong hoạt động dạy và học. Dù cho HS có yếu kém nhưng nếu chúng ta thực hiện bằng cả trái tìm thì chắc chắn rằng HS cũng có tiến bộ so với cách truyền đạt thụ động.
 Trên đây là một số kinh nghiêm rút ra trong thực tế quá trình giảng dạy. Tuy nhiên những kinh nghiệm này mới chỉ dừng lại ở quan điểm cá nhân. Tôi rất mong có sự gúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô chỉ đạo chuyên môn để việc dạy học văn mỗi ngày một lôi quấn, hấp dẫn và đạt hiệu quả hơn. Hy vọng rằng trong những năm học tới phòng giáo dục sẽ có nhiều hoạt động thiết thực để chúng tôi tiếp tục được học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Thọ Nghiệp ngày 20 tháng 4 năm 2012
Giáo viên thực hiện 
Trần Văn Quang.
D. PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM KHẢO
Điểm của BGK
Nhận xét của BGK
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN PP day hoc phan van ban.doc