Câu 1.(1điểm)
Bằng phương pháp nghiên cứu nào Menđen đã phát minh ra quy luật di truyền? Cặp nhân tố di truyền mà Menđen thường gọi thì ngày nay di truyền học chỉ rõ là gì?
Câu 2.(1điểm)
Hình thức sinh sản nào có thể tạo ra biến dị tổ hợp? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?
UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN PHÒNG GD & ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2010 – 2011 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 01 trang ------------------------------------------------ Câu 1.(1điểm) Bằng phương pháp nghiên cứu nào Menđen đã phát minh ra quy luật di truyền? Cặp nhân tố di truyền mà Menđen thường gọi thì ngày nay di truyền học chỉ rõ là gì? Câu 2.(1điểm) Hình thức sinh sản nào có thể tạo ra biến dị tổ hợp? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Câu 3.(1điểm) Nêu tên các cơ chế di truyền xẩy ra ở cấp độ phân tử và ở cấp độ tế bào? Câu 4.(1điểm) Cơ chế chủ yếu nào đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể của loài giảm đi 1 nửa qua giảm phân? Câu 5.(1điểm) Vì sao nói cấu trúc ADN 2 mạch trong tế bào của sinh vật bậc cao có sinh sản hữu tính chỉ ổn định tương đối (Giả sử không có đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra)? Câu 6.(1điểm) Nêu các yếu tố chính tạo tính đặc thù và sự đa dạng về cấu trúc của phân tử prôtêin? Câu 7.(1điểm) Quá trình tự sao được thực hiện thông qua những nguyên tắc nào? Nếu trong quá trình tự sao có 1 vài cặp nuclêôtit lắp sai nguyên tăc bổ sung mà không được sửa sai thì sẽ dẫn tới hậu quả gì? Câu 8.(1điểm) Trong quá trình giảm phân, cặp nhiễm sắc thể XY không phân li ở một lần phân bào có thể tạo ra những loại giao tử không bình thường nào? Câu 9.(1điểm) Quá trình phát sinh giao tử của một loài động vật lưỡng bội (2n): Ở giới cái, một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li trong giảm phân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loại giao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? Câu 10.(1điểm) Khi lai 2 giống thuần chủng của 1 loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 thu được 3200 cây, trong đó có 1800 cây cao, quả đỏ. Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng và di truyền theo quy luật trội hoàn toàn. Biện luận để xác định kiểu gen và kiểu hình của P. -------------------------------------------------Hết----------------------------------------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:............SBD............. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN PHÒNG GD & ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2010 -2011 ĐÁP ÁN CHẤM MÔN: SINH HỌC Đáp án gồm 01 trang ĐÁP ÁN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 * Phương pháp nghiên cứu: Phân tích các thế hệ lai.. (Không cần phải nêu nội dung cụ thể của phương pháp) * Cặp nhân tố di truyền Menden giả định ngày này được gọi là cặp gen (Cặp alen)..... 0,5 0,5 2 * Biến dị tổ hợp được phát sinh thông qua hình thức sinh sản hữu tính... * Ý nghĩa của biến dị tổ hợp: Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.... 0,5 0,5 3 * Ở cấp độ phân tử: Tự sao (tự nhân đôi AND), sao mã (phiên mã), giải mã (dịch mã) * Ở cấp độ tế bào là: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh ( Phải nêu đủ các cơ chế ở mỗi cấp độ mới cho 0,5 điểm; nếu nêu được 2 trong 3 cơ chế ở mỗi cấp độ cho 0,25 điểm; nếu chỉ nêu được 1 cơ chế ở mỗ cấp độ thì không cho điểm) 0,5 0,5 4 Cơ chế đảm bảo bộ NST của loài giảm đi ½ sau giảm phân là: - Có 1 lần nhân đôi NST ở kì trung gian - Có 2 lần chia đôi NST đồng đều về 2 cực của tế bào ở kì sau I và kì sau II của giảm phân 0,5 0,5 5 ADN ổn định tương đối vì: - Vì gen có thể bị đột biến (đột biến gen) -> Thay đổi cấu trúc ADN....................................... - Ở sinh vật bậc cao hầu hết ADN nằm trong cấu trúc NST, mà các NST cùng cặp tương đồng thường trao đổi đoạn trong kì đầu giảm phân I làm thay đổi cấu trúc ADN .................. 0,5 0,5 6 Yếu tố tạo tính đặc thù và sự đa dạng cấu trúc Prôtêin: - Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin....................... - Các kiểu xoắn, gấp, cuộn và số lượng, số loại chuỗi pôlipeptit trong cấu trúc không gian của prôtêin.................................................................................................................................. 0,5 0,5 7 * Tự sao theo nguyên tăc: Nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc giữ lại 1 nửa.... * Hậu quả: Đột biến gen -> thay đổi trong ARN -> có thể thay đổi trong cấu trúc protein, thay đổi tính trạng.. 0,5 0,5 8 Các loại giao tử không bình thường tạo ra: - Không phân li trong lần phân bào I : Sinh ra 2 loại giao tử không bình thường O, XY - Không phân li trong lần phân bào II: Sinh ra 3 loại giao tử không bình thường O, XX, YY.. 0,5 0,5 9 - Giới cái có thể tạo ra các loại giao tử (n, n + 1, n - 1), giới đực cho giao tử (n).. - Các loại hợp tử: 2n, 2n + 1, 2n – 1.. 0,5 0,5 10 - Tỉ lệ cây cao quả đỏ ở F2 là 1800/ 3200 = 56,25 %= 9/16-> Cây cao, quả đỏ đều là các tính trạng trội và chúng bị chi phối bởi qui luật phân li độc lập - Qui ước: gen A qui định cây cao; gen a qui định cây thấp Gen B qui định quả đỏ; gen b qui định quả vàng. - Để F2 xuất hiện 16 tổ hợp -> F1 dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb) -> P đồng hợp về 2 cặp gen - Kiểu gen của P: + TH1: P: Cao, đỏ x thấp, vàng AABB aabb + TH2: P: Cao, vàng x thấp, đỏ Aabb aaBB. (Đủ 2 trường hợp mới cho 0,25 đ) 0,25 0,25 0,25 0,25 TỔNG 10 đ Hết.
Tài liệu đính kèm: