Một cuộc mua bán người trong “Truyện Kiều“ của Nguyễn Du qua đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều"

Một cuộc mua bán người trong “Truyện Kiều“ của Nguyễn Du qua đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều"

ĐỀ TÀI

 “ Một cuộc mua bán người ” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du qua đoạn trích: “ Mã giám Sinh mua Kiều ” .

 Kính thưa quí thầy cô trong ban giám khảo, cùng quí thầy cô trong toàn trường và các bạn đội viên học sinh thân mến!

 Em tên là .là HS lớp 91-trường THCS Lê Lợi. Về tham dự với hội thi TTVH năm học 2009-2010 do trường tổ chức hôm nay. Em xin tham gia thuyết trình với đề tài :“ Một cuộc mua bán người ” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du qua đoạn trích: “ Mã giám Sinh mua Kiều trong chương trình ngữ văn lớp 9 tập I mà em vừa học.

 Kính thưa quí thầy cô và các bạn !

 Như chúng ta đã biết, đất nước ta là đất nước của thơ ca, nên cỏ cây sông nước cũng mang hồn thơ văn. Cha ông chúng ta xưa, những người anh hùng cứu nước cũng là những người yêu thơ văn hơn ai hết, văn học làm chúng ta sống lại những quảng đời xưa, văn học đã làm cho chúng ta căm thù chế độ phong kiến, thông cảm với nổi đau khổ của nhân dân. Văn học đã giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống hằng ngày. Mỗi tác phẩm mà chúng ta được học hôm nay là những tinh hoa được kết tinh từ trí tuệ tài ba, những tình cảm nhân hậu của lòng yêu thương con người trong cuộc sống, những hờn căm sục sôi đối với quân thù, đối với chế độ phong kiến ngày xưa. Vì vậy học được tác phẩm văn học nào em cũng thích, cũng say mê, cũng làm lòng em rung động với những cảm xúc sâu xa. Đặc biệt là được học những tác phẩm nói về những nổi khổ đau, bất công đối với con người, nhất là những nổi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một xã hội coi thường người phụ nữ, xem phụ nữ như một món hàng trao đổi mua bán, người phụ nữ phải chịu bao cảnh đau khổ chèn ép không được quyết định số phận của mình. Đúng là người phụ nữ phải luôn chịu cảnh đau đớn, tủi nhục và thường hay gặp nhiều oan trái. Trong các tác phẩm em đã học trong chương trình , văn bản làm em cảm động, day dứt nhất đó là văn bản thuộc đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều” trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Qua văn bản em cảm nhận thêm được những nổi bi kịch của thân phận người phụ nữ và sự tàn bạo của thế lực đồng tiền trong xã hội phong kiến.

 Thưa quí thầy cô và các bạn !

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một cuộc mua bán người trong “Truyện Kiều“ của Nguyễn Du qua đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC.
ĐỀ TÀI
 “ Một cuộc mua bán người ” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du qua đoạn trích: “ Mã giám Sinh mua Kiều ” .
 Kính thưa quí thầy cô trong ban giám khảo, cùng quí thầy cô trong toàn trường và các bạn đội viên học sinh thân mến! 
 Em tên là ................................là HS lớp 91-trường THCS Lê Lợi. Về tham dự với hội thi TTVH năm học 2009-2010 do trường tổ chức hôm nay. Em xin tham gia thuyết trình với đề tài :“ Một cuộc mua bán người ” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du qua đoạn trích: “ Mã giám Sinh mua Kiều trong chương trình ngữ văn lớp 9 tập I mà em vừa học.
 Kính thưa quí thầy cô và các bạn !
 Như chúng ta đã biết, đất nước ta là đất nước của thơ ca, nên cỏ cây sông nước cũng mang hồn thơ văn. Cha ông chúng ta xưa, những người anh hùng cứu nước cũng là những người yêu thơ văn hơn ai hết, văn học làm chúng ta sống lại những quảng đời xưa, văn học đã làm cho chúng ta căm thù chế độ phong kiến, thông cảm với nổi đau khổ của nhân dân. Văn học đã giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống hằng ngày. Mỗi tác phẩm mà chúng ta được học hôm nay là những tinh hoa được kết tinh từ trí tuệ tài ba, những tình cảm nhân hậu của lòng yêu thương con người trong cuộc sống, những hờn căm sục sôi đối với quân thù, đối với chế độ phong kiến ngày xưa. Vì vậy học được tác phẩm văn học nào em cũng thích, cũng say mê, cũng làm lòng em rung động với những cảm xúc sâu xa. Đặc biệt là được học những tác phẩm nói về những nổi khổ đau, bất công đối với con người, nhất là những nổi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một xã hội coi thường người phụ nữ, xem phụ nữ như một món hàng trao đổi mua bán, người phụ nữ phải chịu bao cảnh đau khổ chèn ép không được quyết định số phận của mình. Đúng là người phụ nữ phải luôn chịu cảnh đau đớn, tủi nhục và thường hay gặp nhiều oan trái. Trong các tác phẩm em đã học trong chương trình , văn bản làm em cảm động, day dứt nhất đó là văn bản thuộc đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều” trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Qua văn bản em cảm nhận thêm được những nổi bi kịch của thân phận người phụ nữ và sự tàn bạo của thế lực đồng tiền trong xã hội phong kiến.
 Thưa quí thầy cô và các bạn !
 Hạnh phúc cũng như đau khổ, là hai mặt luôn tồn tại sóng đôi với nhau trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, cả hai đều là cảm giác rất đậm tình người . Trong lĩnh vực văn học: hạnh phúc và đau khổ đã trở thành những chủ đề phổ biến, vĩnh cữu của tất cả các nền văn học. Truyện Kiều cũng như những sáng tác của tác giả khác đều nằm trong truyền thống nhân văn của văn học VN, một nền văn học luôn quan tâm vấn đề con người. Chính xuất phát từ trong truyền thống này mà số phận cá nhân được đề cập tới ở tất cả những khía cạnh của nó: bi và hài , tầm thường cũng như cao cả. Vương Thúy Kiều chính là nhân vật đã trải qua tất cả các bi kịch đau khổ của con người. Đối lập với nỗi đau đớn đó là một thế lực đồng tiền tàn bạo đã chà đạp lên con người trong xã hội mà đại diện là nhân vật Mã Giám Sinh - chân tướng của một kẻ buôn người đê tiện, lọc lỏi. Như tác giả cũng đã khẳng định trong tác phẩm : “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong “
 Kính thưa quí thầy cô và các bạn !
 Trước khi đi vào phần chính của bài thuyết trình, em xin tóm tắt đôi nét về tác giả - tác phẩm : Nguyễn Du là tác giả của kiệt tác Truyện Kiều được sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội : Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “ một phen thay đổi sơn hà “. Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực : “ Trải qua một cuộc bể dâu- Những điều trong thấy mà đau đớn lòng “. Gia đình của Nguyễn Du là một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Có lẽ chính vì thế mà ông trở thành con người có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân hậu.
 Truyện Kiều có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn học Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định sự thành công của tác phẩm và trở thành một kiệt tác văn chương . Với tác phẩm này đã đưa ông trở thành : Một thiên tài văn học - một danh nhân văn hóa thế giới - một nhà nhân đạo chủ nghĩa.
 Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo với những nội dung cơ bản nhất : niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến ước mơ, những khát vọng chân chính. Các đoạn trích mà em được học sẽ phần nào làm sáng tỏ nội dung nhân đạo nói trên.
 Nói đến người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tác giả đã khẳng định đến hai câu thơ bất hũ trong tác phẩm: 
 “ Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
 Hầu hết người con gái nào trong xã hội phong kiến cũng không phải là trường hợp ngoại lệ trong câu “Lời chung” đầy bạc mệnh đó của Nguyễn Du. Nàng Kiều của Nguyễn Du, người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều, nhân vật của Hồ Xuân Hương, các nhân vật nữ của ca dao, dân ca trong văn học dân gian...Mỗi người đều đau những nỗi đau riêng biệt của mình và nếu không có nỗi đau nào giống với nỗi đau nào thì tất cả đều là những phận đàn bà đầy mệnh bạc. Vậy, nhân vật bi kịch của văn học đều là nhân vật nữ, những số phận và nạn nhân đau đớn của biết bao thế lực, cả hữu hình lẫn vô hình.
 Gây ra những đau khổ đó, không ai khác chính là những thế lực tàn bạo của đồng tiền dã nhẫn tâm chà đạp lên nhân phẩm cuộc đời của con người mà đại diện là nhân vật Mã Giám Sinh được tác giả khắc họa trong đoạn trích.
 Đoạn trích: “ Mã Giám Sinh mua Kiều” dài 34 câu, từ câu 619-652, là một sự kết hợp tài tình giữa trữ tình và tự sự, kể và tả, mà kể là chủ yếu. Bằng bút pháp hiện thực, châm biếm, chế giễu, phê phán nghiêm khắc. Không ít chân dung nghệ thuật đã được dựng lên qua những nét bút thần điệu. Chân dung, tính cách của nhân vật trung tâm hiện lên lồ lộ, bên cạnh chân dung nạn nhân - người bán mình khốn khổ, khốn nạn. Thấp thoáng mụ mối tung hứng, vắt ve. Lấp lánh, chói rực sức mạnh ghê gớm của đồng tiền đầy vạn năng. Và đằng sau lũ người, vật quay cuồng, lăng xăng ấy là khuôn mặt buồn buồn trĩu nặng suy tư của Nguyễn Du.
 Thúy Kiều - nhân vật chính của truyện, sau khi gia đình bị bọn bán tơ vu oan giá vạ, cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man. Trước tình cảnh đó, Kiều buộc phải bán mình Đoạn trích là hình ảnh nhà thơ đang theo dõi cuộc mua bán người đội lốt hỏi vợ này rất tường tận, từ đầu đến cuối, không bỏ qua một chi tiết nhỏ nào. 
 Mã Giám Sinh- được xem là viễn khách ( khách ở phương xa ) đến với mục đích trang trọng, đẹp đẽ : vấn danh ( hỏi tên, hỏi tuổi con gái sẽ lấy làm vợ) , nhưng cung cách trả lời của y khi thoạt bước lên thềm đã có vẻ lấc xấc, cộc cằn, khó chịu. Cách ăn nói thì nhát gừng, cộc lốc, thiếu chủ ngữ:
 “ Hỏi tên , rằng : Mã Giám Sinh,
 Hỏi quê, rằng : Huyện Lâm Thanh cũng gần “
 Mà “ giám sinh” đâu phải là tên, đó là danh từ chung chỉ những sinh viên học trường Quốc tử giám mà thôi ! Còn làm gì có huyện Lâm Thanh, chỉ có huyện Lâm Tri - nơi mà hắn cùng mụ Tú bà cùng chung lưng mở lầu xanh, ở rất xa nhưng nó nói cũng gần. Đến tên tuổi, quê quán cũng không rõ ràng. Tất cả đều giả danh cả. Đến cách ăn mặc, đi đứng mới thật láo nháo, bắng nhắng, kệch cỡm và vô học, chẳng coi ai ra gì :
 “ Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
 Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao,
 Trước thầy, sau tớ lao xao, 
 Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trang.
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, “
 Tuổi đã ngoài bốn mươi mới đi hỏi vợ đã hơi lạ! ( Thời phong kiến con trai thường lấy vợ rất sớm: dưới 20 tuổi) Cách ăn mặc bảnh bao, chải chuốt, khoe khoang sang giàu, đối xứng với mày râu nhẵn nhụi đã gợi cái sự lố bịch, buồn cười của gã. Thế nhưng, theo sự suy diễn thì tên họ Mã này đã cạo trùi lũi cả râu, ria và lông mày một cách sạch bóng thì cũng cực đoan ! Có lẽ nên hiểu là tên họ Mã này không có để râu, mép, cằm nhẵn thín, và có lẽ lông mày hắn cũng thưa và nhạt. Nhưng điều quan trọng hơn là, với độ tuổi của hắn ở thời ấy, những người đàn ông đều để râu, ria dài chứng tỏ mình đã có tuổi. Đằng này lại muốn cưa sừng làm nghé, giả dạng trai tơ nữa chứ ! Bên cạnh diện mạo đó, cách ăn mặc của gã còn mới nháo nhăng làm sao ! Tác giả đã đặc tả bằng từ ngữ “ bảnh bao”, mà từ này chỉ dùng để khen cách ăn diện của trẻ em mà thôi! Đúng là cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du thật độc đáo. 
 Đó là diện mạo còn cử chỉ, hành động của hắn thì “ Trước thầy sau tớ lao xao”. Thật là bộ dạng hàng tôm, hàng cá của y, một lũ nhốn nháo không có trật tự gì. Là một người với danh nghĩa đi hỏi vợ, thì phép lịch sự tối thiểu- dù chỉ là mang danh hình thức cũng không đến nỗi vô văn hóa như hắn : “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng “. Hành động ngồi tót mà lại ngồi ở ghế trên nữa chứ! Đúng là một kẻ vô học, hợm của, cậy tiền quá mức . Ghế trên là dành cho những bậc cao niên, huynh trưởng đáng kính. Đằng này là vai của một kẻ đi hỏi vợ mà ngồi ở ghế trên, lại còn ngồi tót- một hành động không phải là con người.
 Tuy thế, khi vào công việc thực sự, hắn lại hành động rất thận trọng, bài bản. Đầu tiên là suy tính, đắn đo, cân sắc, cân tài thầm trong óc , rồi lại ép, thử Kiều đánh đàn, làm thơ trên quạt,Đủ vành, đủ vẻ! Giờ lâu khi đã hoàn toàn ưng ý mọi điều, đã mười phân bằng lòng, như ý thì y mới khôn lựa, khéo nói bằng những lời lẽ hết sức bóng bẩy, văn hoa:
 “ Rằng mua ngọc đến Lam Kiều,
 Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”
 Vì sao Mã lại nói như vậy? Hẳn là Mã đã khoe y là giám sinh mà ! Người có học phải khác bọn tiểu nhân vai u, thịt bắp chứ ! Tuy nhiên, cách nói trên hoàn toàn mâu thuẫn với chuỗi hành động của hắn từ lúc vào nhà Kiều. Rồi ngay tiếp sau, khi nghe mụ mối phát giá, y bắt đầu mặc cả, cò kè thêm bớt chi li hồi lâu. Theo tôi, từ “ cò kè “ là từ láy được dùng đắc nhất trong đoạn trích này, xứng là bản chất của con buôn chuyên nghiệp với hành động mua bán mặc cả đê tiện , đớn hèn.
 Sau khi ngã giá xong xuôi, từ nghìn vàng chỉ còn có bốn trăm lạng ! ( ấy là bởi Kiều đang quá cần tiền nên mới chịu bị bắt ép như thế) . Mã Giám Sinh trở lại giọng điệu, lời nói văn hoa, kiểu cách, lại trở về với cái vỏ đi hỏi vợ, xin lễ vấn danh. Trong cảnh mua bán trên cho ta thấy cái ma lực của đồng tiền, mãnh lực của đồng tiền là vạn năng ! Nó chi phối và thao túng con người. Đại diện cho thế lực của đồng tiền là chân tướng Mã Giám Sinh, một tên với đầy đủ bản chất của kẻ giả danh vô văn hóa, một tên buôn người lọc lỏi, đê tiện - là hình ảnh của một xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, tàn bạo.
 Trong cảnh hỏi vợ trơ trẽn, khả ố này, Thúy Kiều hiện ra thật tội nghiệp, đáng thương, hoàn toàn bị thụ động trong tay mụ mối với sự xấu hổ, nhục nhã ê chề nhưng vẫn phải cắn răng chiều khách. Trong thâm tâm, có lẽ nàng phải nghiến chặt răng cho xong việc, cốt để có được món tiền chuộc cha và em. Hầu như nàng không còn nghĩ đến bản thân. Đau đớn, tủi nhục, hổ thẹn trước mọi hành động của Mã Giám Sinh.
 Vâng! Nàng Kiều là người bán hàng, có hàng. Chính nàng là món hàng tươi sống, có giá cao do chính nàng rao bán. Nhưng trong suốt cuộc mua bán, ta thấy nàng Kiều bị động, rụt rè, sượng sùng, xấu hổ, nước mắt ròng ròng, mặc kệ mụ mối muốn làm gì thì làm ! Bảo đi thì đi, bảo ngồi thì ngồi, đàn thì đàn, làm thơ thì cũng vâng, vớ vẩn vài câuvới một cảm giác vô hồn, vô cảm ! Và cũng hơn thế, uất- nhục- tức mà không thể làm gì
 Căn nguyên có cuộc mua bán bỉ ổi này cũng như tất cả mọi tai họa đổ vào nhà Kiều, lại bắt nguồn từ một cái cớ rất vu vơ, do những lời tố giác của một thằng bán tơ vô danh tiểu tốt gây ra cũng chỉ vì đồng tiền. Thằng bán tơ vô danh nhưng có thật, Đạm tiên có danh nhưng là ma. Cả hai : một âm, một dương - một thằng, một nàng  đều mang họa hoặc báo trước tai họa cho đời Kiều.
 Còn Thúy Kiều, với tính cách nhân ái, hi sinh vốn có của mình, hỏi còn con đường nào khác ngoài con đường để chuộc cha, đành để mặc- để xem con Tạo xoay vần đến đâu !!!... Và cũng xong cuộc mua bán, kết thúc lễ Vấn danh, cuộc đời Kiều, chỉ còn một đêm nữa thôi, sẽ bước sang một khúc quanh mới đầy ghềnh thác hiểm nguy, sống chết phó mặc tay người, biết làm sao !!!..
 Học xong văn bản, cảm nhận được một cảnh mua bán có một không hai mà Nguyễn Du đã khắc họa bằng ngòi bút đầy tài năng với bao lòng căm phẫn và đau đớn này. Em càng thêm căm tức, thù đến tận xương tủy những kẻ buôn bán người. Cũng chỉ vì những đồng tiền nhơ nhớp mà tán tận lương tâm, ác hơn loài cầm thú đã gây ra bao nỗi bi kịch cho con người. Trong xã hội ta ngày nay, em được nghe tin trên những truyền thông, báo chí đã đưa tin về những vụ buôn bán người qua biên giới, đặc biệt là nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em của những kẻ lòng lang dạ thú manh nha cũng vì đồng tiền. Em mong rằng, Nhà nước cần phải có sự bảo vệ hơn nữa và trừng trị thích đáng những kẻ buôn bán người. 
 Qua đây em cũng có thêm một thông điệp: “Hãy quan tâm đến thân phận và số phận của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại đến nhân phẩm của họ”. Và điều quan trọng hơn hết để có được cuộc sống tốt đẹp giữa con người với con người là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những đồng tiền nhơ bẩn, bằng những bản chất xấu xa. Có được cuộc sống tốt đẹp là điều đáng quí , nhưng giữ được cuộc sống mãi mãi tốt đẹp là càng đáng quí hơn. Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta cảm nhận được từ văn bản trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều “ trích trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du, với đề tài thuyết trình của em “ Một cuộc mua bán người” mà em vừa trình bày.
 Bài thuyết trình của em đến đây đã hết. Cuối cùng một lần nữa em xin kính chúc quí thầy cô trong ban giám khảo cũng như quí thầy cô trong toàn trường và tất cả các bạn đội viên sức khoẻ . Chúc hội thi TTVH Trường THCS Lê Lợi - Năm học 2009-2010 thành công tốt đẹp.
 PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
*************
 “ MỘT CẢNH MUA BÁN “ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU QUA ĐOẠN TRÍCH : “ MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU”.
 THÁNG 10/ 2009.

Tài liệu đính kèm:

  • docTTVH 09Nhan.doc