Một số bài văn mẫu nghị luận xã hội

Một số bài văn mẫu nghị luận xã hội

Đề bài :

Suy nghĩ của em về văn bản : “Những ngôi sao xa xôi ”của Lê Minh Khuê.

Đáp án .

Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn . “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà ,được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt.Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn .

Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.Họ là ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất .Họ cùng sống và chiến đấu tronh hoàn cảnh vô cùng gian khổ,ác liệt : ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn,làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố bom,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” . Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn,làm công việc luôn đối mặt với cái chết.Họ cảm nhận rõ ràng :“Đất bốc khói, không khí bàng hoàng , máy bay đang ầm ì xa dần.Thần kinh căng như chão,tim đập bất chấp cả nhịp điệu,chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người dũng cảm,gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,không sợ gian khổ hy sinh .

Mặc dù phải sống cách biệt,ở xa đồng đội,làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ .Họ luôn yêu thương,lo lắng,chăm sóc cho nhau,tâm hồn họ trong sáng,giàu mơ ước,dễ vui,dễ buồn và đặc biệt,họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.Chị Thao nhiều tuổi nhất,chăm chép bài hát,sợ máu và vắt.Nho thích thêu thùa, thích ăn kẹo,cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc.Người thứ 3 nổi bật nhất,tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định.Là một cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm,một cái cổ cao,kiêu hãnh như đài hoa loa kèn ”và đôi mắt đẹp:“có cái nhìn sao mà xa xăm”.Vừa qua thời học sinh,cuộc sống chiến trường tôi luyện Định thành một chiến sỹ kiên cường,dũng cảm.Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần,cô có nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ,bom có nổ không?không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?”.Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể,tinh tế đến từng cảm giác.Từ sự cảm nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ ,động tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng:“Tôi đến gần quả bom tôi sẽ không đi khom,các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”.Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom,kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết :“thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom.Một tiếng động sắc đến gai người,cứa vào da thịt tôi Vỏ quả bom nóng.Một dấu hiệu chẳng lành .”Đó là công việc hàng ngày đã quen của Định. Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung phong trở nên thật phi thường ,thật đáng khâm phục .

 

doc 28 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số bài văn mẫu nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài :
Suy nghĩ của em về văn bản : “Những ngôi sao xa xôi ”của Lê Minh Khuê.
Đáp án .
Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn . “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà ,được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt.Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn .
Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.Họ là ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất .Họ cùng sống và chiến đấu tronh hoàn cảnh vô cùng gian khổ,ác liệt : ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn,làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố bom,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” . Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn,làm công việc luôn đối mặt với cái chết.Họ cảm nhận rõ ràng :“Đất bốc khói, không khí bàng hoàng , máy bay đang ầm ì xa dần.Thần kinh căng như chão,tim đập bất chấp cả nhịp điệu,chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người dũng cảm,gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,không sợ gian khổ hy sinh .
Mặc dù phải sống cách biệt,ở xa đồng đội,làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ .Họ luôn yêu thương,lo lắng,chăm sóc cho nhau,tâm hồn họ trong sáng,giàu mơ ước,dễ vui,dễ buồn và đặc biệt,họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.Chị Thao nhiều tuổi nhất,chăm chép bài hát,sợ máu và vắt.Nho thích thêu thùa, thích ăn kẹo,cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc.Người thứ 3 nổi bật nhất,tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định.Là một cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm,một cái cổ cao,kiêu hãnh như đài hoa loa kèn ”và đôi mắt đẹp:“có cái nhìn sao mà xa xăm”.Vừa qua thời học sinh,cuộc sống chiến trường tôi luyện Định thành một chiến sỹ kiên cường,dũng cảm.Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần,cô có nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ,bom có nổ không?không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?”.Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể,tinh tế đến từng cảm giác.Từ sự cảm nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ ,động tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng:“Tôi đến gần quả bom tôi sẽ không đi khom,các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”.Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom,kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết :“thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom.Một tiếng động sắc đến gai người,cứa vào da thịt tôiVỏ quả bom nóng.Một dấu hiệu chẳng lành .”Đó là công việc hàng ngày đã quen của Định. Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung phong trở nên thật phi thường ,thật đáng khâm phục .
Tuy vậy sự ác liệt của chiến trường không làm vơi đi đời sống tâm hồn trong sáng,giàu cảm xúc của Định.Cô hay mơ mộng,thích hát,thậm chí “bịa lời ra mà hát ”thích dân ca quan họ,thích hành khúc,thích Cachiusa,thích dân ca ýĐịnh còn hay ngồi bó gối mơ màng, sống với những hồi tưởng về gia đình,quê hương Cô ý thức về mình,tự hào vì được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững như là kiêu kỳ.Tuy vậy trong suy nghĩ và tình cảm của cô thì “những người đẹp nhất,thông minh,can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục,có sao trên mũ ”.Định thực sự là cô thiếu nữ mộng mơ,hồn nhiên,trong sáng và dũng cảm.
Ngôi kể thứ nhất,cách kể chuyện tự nhiên,ngôn ngữ sinh động,trẻ trung cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ thành công thế giới tinh thần phong phú và trong sáng của những cô gái trẻ .
Những trang cuối cùng của truyện khép lại nhưng dư âm của câu chuyện vẫn còn đọng mãi trong em .Vẻ đẹp tâm hồn của họ,những chiến công lặng thầm của họ mãi toả sáng,lung linh,lấp lánh và bí ẩn như những ngôi sao xa xôi.
Đề bài : 
Suy nghĩ về nhân vật Nhĩ trong văn bản Bến quê của Nguyễn Minh Châu .
Đáp án :
Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ ,Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà .Truyện ngắn của ông thường chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời . “Bến quê ” là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó .
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời .Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy .Bị cột chặt trên giường bệnh ,Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông .Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ :Những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc ,con sông Hồng màu đỏ nhạt ,ánh nắng sớm ,vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gụi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh .Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót ,bởi một người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ” lại chưa từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ”.
Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giường bệnh .Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của vợ con . Sáng hôm ấy ,bằng trực giác ,anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa ,anh mới cảm nhận thấm thía về người vợ của mình .Nhĩ để ý “thấy Liên mặc áo vá ”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh ”,anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận : “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”.Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này ”.Nhĩ -con người của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng như sự tảo tần và đức hy sinh của vợ .Trước khi ốm anh chỉ biết đến những chân trời xa ngái với những công việc cao sang mà thờ ơ ,vô tình với tất cả những gì gần gụi xung quanh ,kể cả người vợ suốt một đời yêu thương và tận tuỵ .Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu ,kiếm tìm .
Song nghịch lý của câu chuyện không chỉ có như thế .Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ ,Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông .Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững ,bình dị mà sâu xa của cuộc sống ,những giá trị dễ bị ta vô tình ,bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi , cuốn người ta đi .Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải .Với Nhĩ ,đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giường bệnh.Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa : “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải ,đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những net tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm sau mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn ” . Với anh, bây giờ đó thực sư là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất tòng tâm ” ” . Không thể tự làm điều mình khao khát,Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông ,đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ .Oái oăm thay ,đứa con không hiểu ước muốn của cha ,đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố .Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời người “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.Anh không trách con vì “nó đã thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu ”.
ở cuối chuyện ,khi Nhĩ tưởng tượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa .Nhĩ xúc động mạnh ,chân dung anh khác thường “mặt mũi đỏ rựng ,hai mắt long lanh chứa môt nỗi say mê đầy đau khổ ”.Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này ,Nhĩ thu hết tàn lực ,đu người lên cửa sổ ,giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó ”.Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đó duy nhất trong ngày ?Và dường như nó còn có ý nghĩa khái quát hơn :Muốn thức tỉnh mọi người vượt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đường đời để hứơng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững !
Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức,suy ngẫm và cách xây dựng nhiều hình ảnh ,chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm.Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp ,tinh tế ,giọng văn thầm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm ,suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên những ấn tương riêng cho tác phẩm .
Những dòng cuối cùng của “Bến quê” khép lại nhưng dư âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con người dường như vẫn còn lan toả đâu đây,thức tỉnh trong em sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị ,gần gũi của gia đình ,quê hương ,xứ sở .
Đề bài : 
 	Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh nên trong văn bản “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long 
Đáp án :
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người ,trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu .Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục .Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ .
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời ,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình .Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái , bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” . Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo” . Công việc hàng ngày của anh là “đo gió ,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép ,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm .Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ” .Vậy mà anh rất yêu công việc của mình .Anh quan niệm : “khi ta làm việc ta với công việc là đôi ,sao gọi là một mình được? ”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất ”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà ” . Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê côn ... làm cho gia đình phải li tán.Đó còn là lễ giáo phong kiến hà khắc với tư tưởng nam quyền độc đoán đã biến Trương Sinh thành một bạo chúa gia đình Để ngàn đời trên bến Hoàng Giang, khắc khoải niềm thương và nỗi ám ảnh dai dẳng về một người thiếu phụ trẻ trung,xinh đẹp,hiếu nghĩa,chung tình mà bạc mệnh !
	Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi.Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay. 
Đề bài : 
	Suy nghĩ của em về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận .
đáp án 
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới .Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc.Hoà bình lập lại,từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên.Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày . Bài thơ thực sư là một bài ca ca ngợi cuộc sống của những con người lao động mới .
 	Với đôi mắt quan sát sắc sảo ,trí tưởng tượng phong phú ,trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện ,nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển .Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy những sắc màu huyền ảo ,cuốn hút vô cùng :
	Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm với gió khơi .
	Đoàn thyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn ,mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông , màn đêm buông xuống ,kết thúc một ngày .Biển kín đáo như một gian phòng lớn của thiên nhiên bởi cách nói thật riêng biệt “sóng đã cài then đêm sập cửa”.Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình : Ra khơi đánh cá !Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của người lao động được giải phóng , tiếng hát hoà cùng gió, thổi căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi .Lời hát ca ngợi sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kì của nó trong đêm :
	Hát rằng cá bạc biển đông lặng 
	Cá thu biển đông như đoàn thoi 
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
	Sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong việc đánh cá,đem lại niềm vui và sức mạnh cho ngư dân.Cảnh đánh cá trong đêm
được nhà thơ miêu tả bằng cảm hứng trữ tình mãnh liệt.Tác giả như nhập thân vào thiên nhiên,công việc ,và con người :
	 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
	 Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Con thuyền đó đang bay giữa không gian trong một đêm thuỷ tinh tuyệt đẹp.Những hình ảnh “lái gió”, “buồm trăng”, “ mây cao”, “ biển bằng ”phảng phất phong vị thơ cổ điển nhưng vẫn đậm chất hiện thực.Chuyến ra khơi đánh cá cũng giống như một trận đánh thật sự hào hùng .Cũng thăm dò,cũng dàn đan thế trận và bủa vây bằng lưới .Đã bao đời nay ,ngư dân có quan hệ chặt chẽ với biển cả .Họ thuộc biển như lòng bàn tay , bao loài cá họ thuộc tên ,thuộc dáng và thuộc cả thói quen của chúng :
Cá nhụ cá chim cùng cá đé 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng 
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé 
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long .
Trên mặt biển đêm ,ánh trăng lung linh dát bạc ,cá quẫy đuôi sóng sánh trăng vàng,tiếng “em” bật lên tự nhiên, trìu mến .Bài ca gọi cá vẫn tiếp tục ngân vang : lúc náo nức,lúc lại thật tha thiết.Trăng thức cùng ngư dân ,trăng cùng sóng dập dờn bên mạn thuyền như gõ nhịp phụ hoạ cho tiếng hát ,trăng chiếu sáng cho ngư dân kéo được những mẻ cá đầyVới ngư dân, biển cả bao la “như lòng mẹ”,bởi vậy thiên nhiên và con người thật hoà hợp,nhịp nhàng .Nhịp điệu công việc càng khẩn trương ,sôi nổi khi bóng đêm dần tàn ,ngày đang đến :
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông 
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng .
 	Bao công lao vất vả đã được đền bù ,dáng người ngư dân đang choãi chân ,nghiêng người dồn tất cả sức mạnh vào đôi tay cuồn cuộn để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu mới đẹp làm sao!Màu sắc phong phú ,lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng của bao loài cá càng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ .Nhịp điệu câu thơ “lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”chậm rãi, gợi cảm giác thanh thản, vui tươi, phán ánh tâm trạng hài lòng của ngư dân trước những kết quả tốt đẹp của chuyến ra khơi.
	Khổ thơ cuối cùng miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá:
Câu hát căng buồm với gió khơi 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời 
Mặt trời đội biển nhô màu mới 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
	Vẫn là tiếng hát khoẻ khoắn của ngư dân dạn dày sông nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời.Tiếng hát hoà trong gió ,thổi căng buồm đưa đoàn người ra khơi đêm trước nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến . Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” rất thực mà cũng rất hào hùng .Nó phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người ,nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng .Đoàn thuyền đi trên biển ,giữa màu hồng rạng rỡ tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá khiến nhà thơ liên tưởng đến hàng ngàn những mặt trời nhỏ xíu đang toả rạng nềm vui .Đến đây bức tranh biển cả ngập tràn màu sắc tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình ,từng đường nét của cảnh, của người .
	“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng .Bài ca ấy dành cho biển hào phóng ,cho những con người cần cù, gan góc đang làm giàu cho đất nước .Cảm hứng trữ tình và nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong bài thơ đã cuốn hút người đọc thật sự .Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ ,với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng . 
Đề bài :Suy nghĩ của em về bài thơ “ ánh trăng ”của Nguyễn Duy.
Đáp án :
Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ,thành người bạn tri âm tri kỉ của biết bao tâm hồn thi sĩ .Với ánh sáng huyền diệu,với chu kì tròn khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều thi tứ .Trong miền thơ mênh mang ấy, “ánh trăng ”của Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành ,đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng,những suy ngẫm riêng giàu trăn trở .
 Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian.Cảm nghĩ trữ tình của tác giả men theo dòng tự sự này để bộc lộ.Trước hết là hình ảnh vầng trăng thiên nhiên gắn bó với tuổi thơ:
Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với bể 
 	Bằng cách gieo vần lưng và điệp từ “với” được nhắc đi nhắc lại gợi ra trước mắt người đọc một tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm êm đềm,tuổi thơ được vui đùa,được hoà mình với thiên nhiên,sông,bể Và khi đã trở thành người lính,trăng và người vẫn gắn bó bên nhau:
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng đẹp đẽ ân tình,gắn với những kỷ niệm thiếu thời và những tháng năm chinh chiến.Trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát,là trò chơi tuổi thơ,là ước mơ trong sáng,là ánh sáng,là niềm vui bầu bạn của người lính.Con người khi ấy sống giản dị và hoà hợp với thiên nhiên trong lành :
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa .
Vậy mà, hoàn cảnh sống thay đổi,hết chiến tranh,con người trở về thành phố,quen với cửa gương và ánh điện của cuộc sống hiện đại lúc nào cũng rực rỡ sáng loà,vầng trăng tri kỉ,vầng trăng tình nghiã của ngày xưa đã mau chóng trở thành quá khứ... Nếu ở khổ thơ đầu ta rung động trước một tình cảm gắn bó bền chặt thì đến đây người đọc lại sửng sốt,ngỡ ngàng:
Vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường
Vẫn là vầng trăng ngày xưa nhưng con người giờ đã khác xưa, quen với ánh sáng nhân tạo nên coi trăng hoàn toàn xa lạ.Một sự thay đổi đến phũ phàng,tê tái  Người lính đã quên những tình cảm chân thành,những tháng năm gian khổ nhưng chan chứa ân tình thuở trước. Mặc dù vậy,trăng vẫn không quên,vẫn đến với bạn xưa bằng tình cảm tràn đầy không hề sứt mẻ.Người lính chỉ nhận ra điều đó khi:
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buyn đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn .
Việc mất điện như một tình huống có vấn đề đột ngột xảy ra,theo thói quen con người vì cần ánh sáng mà mở tung cửa sổ,lại nhìn thấy hình ảnh vầng trăng vẫn hiện diện trên bầu trời và toả sáng khắp căn phòng.Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh,thổi bùng nỗi nhớ về một thời quá khứ chưa xa :
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể 
như là sông là rừng .
Phép nhân hoá tài tình khiến trăng và người “đối diện đàm tâm” là một cách viết lạ và sâu sắc của riêng Nguyễn Duy.Trong cuộc gặp mặt không lời,người lính xưa xúc động“ rưng rưng”.Cảm xúc nghẹn ngào,khoắc khoải như chỉ chực trào nước mắt.Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm xưa : những kỷ niệm thiếu thời,những tháng năm chinh chiến giữa thiên nhiên, đất nước bình dị,hiền hoà.Tất cả hiện hình trong nỗi nhớ,trong cảm xúc thiết tha và cả trong tư thế lặng im thành kính của tác giả Vào lúc đó ông đã nhận ra, trăng vẫn tròn đầy, tình nghĩa ,thuỷ chung và vị tha, cao thượng :
Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình . 
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình .
	Hình ảnh“ vầng trăng tròn vành vạnh” không chỉ thể hiện vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho nghiã tình quá khứ đẹp đẽ,vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ.Trăng xuất hiện không một lời oán hờn trách cứ,nhưng đôi khi,im lặng lại là sự trừng phạt nghiêm khắc nhất.Không gian như chững lại,lặng yên trong cuộc gặp mặt không lời của hai người tri kỉ .Giây phút ấy tác giả nhận ra trăng chính là người bạn,là nhân chứng đã chứng kiến trọn vẹn quá khứ nghĩa tình giờ lặng yên như nghiêm khắc nhắc nhở ta:con người có thể vô tình,có thể lãng quên,nhưng thiên nhiên và nghiã tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy,luôn luôn bất diệt.Điều đó đã tạo nên cái “giật mình ” đầy ý nghĩa của tác giả:giật mình để nhớ lại,để tự vấn lương tâm,để nhận ra và hoàn thiện chính mình 
Giọng điệu tâm tình,nhịp thơ lúc trầm lắng suy tư, lúc lại nhịp nhàng,ngân nga,tha thiết đã góp phần làm nổi bật chủ đề,tạo nên sự chân thành và sức truyền cảm sâu sắc của bài thơ
 	Từ một câu chuyện riêng,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh,nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, “ ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ. Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại ?!

Tài liệu đính kèm:

  • docNghi luan van hoc(3).doc