Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt

Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt

I/ Lý do chọn đề tài

 Xuất phát từ mục tiêu chung của trường THCS là góp phần đào tạo ra những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn, đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, kính trọng, quý trọng con người, gia đình, bạn bè và có tình cảm cao đẹp như: lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác. Từ mục tiêu ấy, ở nhà trường THCS công tác giáo dục đạo đức cho HS cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đào tạo những con người toàn diện cho xã hội: có học vấn, có lối sống cao đẹp

 Sinh thời Bác Hồ có nói “Người có đức mà không có tài làm việc cũng khó”, nhưng đồng thời Người cũng cho rằng “ Người có tài mà không có đức thì cũng vô dụng” . Lời dạy của Bác đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đạo đức đối với con người. Từ thực tế trong những năm qua, do ảnh hưởng của lối sống tiêu cực, do sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, sự phát triển khách quan về tâm sinh lý mà đạo đức của HS trong nhà trường nói chung và ở cấp THCS nói riêng có những biểu hiện đáng lo ngại. Bên cạnh những HS có phẩm chất đạo đức tốt cũng còn không ít một bộ phận HS có những biểu hiện vi phạm đạo đức, các em có những hành vi ứng xử lệch lạc trong mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi. Vậy làm thế nào để tác động định hướng hành vi ứng xử một cách đúng đắn của nhóm đối tượng này, giúp các em dần hoàn thiện nhân cách để trở thành những người chủ tương lai của đất nước.

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1262Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆT
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài
	Xuất phát từ mục tiêu chung của trường THCS là góp phần đào tạo ra những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn, đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, kính trọng, quý trọng con người, gia đình, bạn bè và có tình cảm cao đẹp như: lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác. Từ mục tiêu ấy, ở nhà trường THCS công tác giáo dục đạo đức cho HS cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đào tạo những con người toàn diện cho xã hội: có học vấn, có lối sống cao đẹp
	Sinh thời Bác Hồ có nói “Người có đức mà không có tài làm việc cũng khó”, nhưng đồng thời Người cũng cho rằng “ Người có tài mà không có đức thì cũng vô dụng” . Lời dạy của Bác đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đạo đức đối với con người. Từ thực tế trong những năm qua, do ảnh hưởng của lối sống tiêu cực, do sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, sự phát triển khách quan về tâm sinh lýmà đạo đức của HS trong nhà trường nói chung và ở cấp THCS nói riêng có những biểu hiện đáng lo ngại. Bên cạnh những HS có phẩm chất đạo đức tốt cũng còn không ít một bộ phận HS có những biểu hiện vi phạm đạo đức, các em có những hành vi ứng xử lệch lạc trong mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi. Vậy làm thế nào để tác động định hướng hành vi ứng xử một cách đúng đắn của nhóm đối tượng này, giúp các em dần hoàn thiện nhân cách để trở thành những người chủ tương lai của đất nước. 
II.Nhiệm vụ của đề tài
Giáo dục đạo đức cho HS là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục, bởi ngoài việc cung cấp cho các em tri thức hình thành các kỹ năng trong thực hành thì giáo dục đạo đức góp phần tạo nên những con người XHCN có phẩm chất tốt đẹp, toàn diện cả đức lẫn tài
	Thực tế trong thời gian qua việc giáo dục đạo đức cho HS luôn được các nhà trường quan tâm xem đây là một trong những tiêu chí hàng đầu, bởi vậy đã tạo nên những HS có phẩm chất tốt đẹp, biết kính thầy, mến bạn, biết xác định đúng đắn động cơ học tập của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều HS có những biểu hiện vi phạm đạo đức và số lượng ngày càng gia tăng đáng lo ngại. Trước đây đối tượng vi phạm đạo đức là HS nam thì hiện nay có cả đối tượng là HS nữ
	Trong quá trình giảng dạy và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm qua quan sát để ý chúng tôi thấy rằng đa số đối tượng HS cá biệt về đạo đức lại thường có những biểu hiện đạo đức khác nhau ở những tình huống giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn một HS A khi đến lớp giao tiếp với bạn bè, thầy cô lại thường có những biểu hiện vi phạm đạo đức, nhưng cũng là HS đó trong những tình huống giao tiếp ngoài trường học thì lại rất tốt. Như vậy một HS lại có những biểu hiện đạo đức khác nhau ở hai môi trường giao tiếp khác nhau. Vậy nguyên nhân từ đâu? Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có những biện pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hành vi của nhóm đối tượng này khi đến lớp
	II/ Phương pháp tiến hành
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều trá xã hội học
Xử lý kết quả
III.cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu
1.Cơ sở nghiên cứu
	 Trường Trung học cơ sở Mỹ An là một trường còn non trẻ so với các trường bạn trong huyện, cơ sở vật chất còn khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề dạy và học. Mặc dù vậy, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục nhất là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên vì là một trường mới thành lập, công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương còn non yếu, sự quan tâm của các tổ chức xã hội ở địa phương chưa đúng mức, đặc biệt Mỹ An là một xã bán nông nghiệp, phần lớn dân cư tập trung chủ yếu ở vùng biển nên nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác giáo dục hết sức kém cỏi, họ chỉ lo làm ăn kinh tế phó mặc việc học tập của con em mình cho nhà trường. Hơn thế nữa trong những năm vừa qua do tác động của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của lối sống tiêu cực bên ngoài mà đạo đức của học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại, mặc dù nhà trường đã có rất nhiều biện pháp hạn chế tình trạng học sinh vi phạm đạo đức nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan mà ngày càng gia tăng, đây thật sự là một vấn đề khiến cho cán bộ giáo viên, lãnh đạo nhà trường vô cùng trăn trở. Đây cũng chính là cơ sở khiến cho chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu
	2.Thời gian nghiên cứu
	Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong thời gian 3 năm từ năm 2004-2007 ( Bắt đầu từ năm học 2004-2005 và kết thúc ở năm học 2006-2007)
	Chúng tôi chọn nhóm đối tượng nghiên bắt đầu từ học sinh lớp 7 (100 học sinh) theo dõi quá trình thay đổi hành vi của các em đến năm học lớp 9
PHẦN B: KẾT QUẢ
I.Mô tả tình trạng sự việc hiện tại
Dựa trên cơ sở nghiên cứu, để tìm ra nguyên nhân chúng tôi tiến hành như sau:
1.Quan sát
Phân công từng giáo viên trong nhóm nghiên cứu, tiến hành quan sát những HS cá biệt về đạo đức để rút ra kết luận về những thời điểm mà nhóm đối tượng này có những biểu hiện vi phạm đạo đức, kết quả như sau
a.Trong lớp học:
 	- Ồn không nghe thầy cô giáo giảng bài, khi được nhắc nhở thì có thái độ không tốt như cãi lại hoặc khiêu khích
	- Chọc phá bạn bên cạnh
	b. Ngoài giờ học
	-Trêu chọc thầy cô giáo sau lưng cho bạn xem
	-Đánh lộn
	-Phát ngôn bừa bãi
	-Phá phách cơ sở vật chất của trường, lớp
	-Tác phong không đúng quy định
	2. Điều tra xã hội học
	Trên cơ sở quan sát và tổng hợp những kết quả thu được, để làm rõ nguyên nhân của các biểu hiện vi phạm đạo đức của nhóm đối tượng trên chúng tôi chọn ngẫu nhiên 41 học sinh / 100 học sinh tiến hành điều tra xã hội học:
. Nội dung phiếu trắc nghiệm chúng tôi đặt câu hỏi và các phương án trả lời như sau:
`	TẠI SAO BẠN VI PHẠM ĐẠO ĐỨC?
Muốn chứng tỏ mình là người lớn
Không thích một số thầy cô giáo
Học yếu, chán học, không muốn đi học, nhưng vì áp lực gia đình phải đi học
Diễn biến điều tra
Số phiếu phát ra: Tổng 41 phiếu
+ Trong đó: Khối lớp 8 là 21/41 phiếu
	Khối lớp 9 là 20/41 phiếu
* Kết quả thu được như sau:
Số học sinh mắc lỗi A: 15/41 phiếu
Số học sinh mắc lỗi B: 12/41 phiếu
Số học sinh mắc lỗi C: 14/41 phiếu
II. Mô tả nội dung và giải pháp mới
Trên cơ sở kết quả thu được từ điều tra xã hội học, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành thảo luận, bàn bạc, trao đổi thống nhất các biện pháp xử lý nhằm điều chỉnh hành vi của nhóm đối tượng học sinh mắc các lỗi trên. Tác động bằng ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội
a.Về phía nhà trường
Nhóm đối tượng học sinh mắc lỗi A: 
Nhóm đối tượng này các em có xu hướng tập làm người lớn nên các em thường có những hành vi bắt chước người lớn, các em chưa phân biệt được giữa ranh giới tốt và xấu nên làm theo các việc làm mang tính tiêu cực của người lớn như hút thuốc, uống rượu bia, phát ngôn bừa bãi (nói tục chửi thề). Tuy nhiên các em lại cũng rất dễ tự ái nếu giáo viên có phản ứng mạnh với các em trước mặt bạn bè. Với nhóm đối tượng này giáo viên tuyệt đối không nên có thái độ chỉ trích một cách gay gắt các em trước mặt người khác mà hãy gặp gỡ riêng, trao đổi một cách chân tình cởi mở, đi sâu vào tâm lý các em , giúp các em nhận thức rõ cái sai trong hành vi của mình để từ đó các em điều chỉnh hành vi của mình một cách đúng đắn hơn
	- Nhóm đối tượng học sinh mắc lỗi B; Ơû nhóm đối tượng này thì hành vi của các em có thể xuất phát từ nhiều hướng khác nhau, có thể các em không thích môn học đó dẫn đến không thích giáo viên đó, hoặc các em đã hỏng kiến thức môn học đó nên cảm thấy chán nản, trong giờ học thường làm việc riêng như : nói chuyện, làm việc kháckhi bị thầy cô giáo phát hiện thì có thái độ hành vi không tốt, hay trong quá trình giảng dạy bản thân giáo viên đó có thể vô tình xúc phạm các em, cũng có thể giáo viên đó khó tính nên các em không thích. Để điều chỉnh hành vi của nhóm đối tượng này thì giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò rất lớn, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa học sinh với giáo viên bộ môn , bởi vì với nhóm đối tượng học sinh này giáo viên chủ nhiệm không thể trực tiếp tác động đến các em mà phải trực tiếp làm việc với giáo viên bộ môn trên tinh thần giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp. Nếu như các em không thích môn học đó giáo viên bộ môn có thể thay đổi phương pháp giảng dạy lôi cuốn hơn, hấp dẫn hơn. Đặc biệt cần chú ý nhiều hơn đếùn đối tượng này trong giờ học bằng cách khuyến khích khen kịp thời khi các em có những biểu hiện tốt, cốt yếu làm sao giúp các em dần có thiện cảm với môn học đó. Đối với những đối tượng học sinh bị hỏng kiến thức giáo viên bộ môn nên thực hiện theo kiểu “cầm tay chỉ việc” tận tụy giúp đỡ cho các em tiến bộ Trong quá trình giảng dạy giáo viên bộ môn cũng cần điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ ứng xử với nhóm đối tượng học sinh này, làm sao cho các em hiểu được rằng mọi việc làm của giáo viên mục đích cuối cùng vẫn là giúp cho các em trở thành một học sinh tốt. Giáo viên chủ nhiệm cũng cần gặp gỡ trao đổi tâm tình làm cho các em dần có những suy nghĩ tốt về những giáo viên đó
	- Nhóm đối tượng học sinh mắc lỗi C: Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao các em chán học, nhóm đối tượng này tập trung chủ yếu ở dạng học sinh yếu kém, vì học yếu nên các  ... 
	+ Khối lớp 6: 80%
	+ Khối lớp 7: 70%
	+ Khối lớp 8 và 9: 40-50%
	Trong đó các lỗi thường gặp:
Sai phụ âm đầu: s & x ; d & gi ; tr & ch
“ mùa xuân” các em viết là “ mùa suân”
“ sử dụng” các em viết là “xử dụng”
“ cô dì” các em viết là “cô gì”
“ gian dối” các em viết là “dan dối”
“ chàng trai” các em viết là “chàng chai”
	(2) sai phụ âm cuối: n & ng; c & t :
	 “ hàng hoá” các em viết là “hàn hoá”
	 “đường thẳng” các em viết là “đườn thẳn”
	 “Việt Nam” các em viết là “Việc Nam”
	(3) Sai phần vần: i & iê ; e & ă ; ân & ông.
	 “không chịu” các em viết là “không chiệu”
	“bụi phấn” các em viết là “buội phấn”
	“khen thưởng” các em viết là “khăn thưởng”
	“vợ chồng” các em viết là “vợ chầng”
	2-Nguyên nhân:
	a)Về giáo viên:
	(1) Hiện trạng thực tế đang diễn ra là: giáo viên giảng dạy từ các khối lớp 6 đến khối lớp 9 đều ghi trên bảng như nhau(chủ yếu là các giáo viên đọc học sinh chép), mặc dù mức độ nhanh chậm có khác nhau. Nhưng lối phát âm cuả giáo viên chưa chuẩn nen trong quá trình diễn giảng, đọc học sinh ghi sai, hiểu sai từ ngữ (cũng có trường hợp phát âm của giáo viên sai học sinh vẫn viết đúng như thường)
	(2) Khi giáo viên giảng và đọc học sinh chép những từ khó, từ đồng âm, từ có “ g” và không có “g”, từ “c” và “t” cuối, từ “s” đầu và “x” đầu, dấu “?” và dấu “~” không phân định rõ ràng lại không giải thích. Khi gọi học sinh lên kiểm tra miệng hoặc làm bài tập trên bảng giáo viên thấy lỗi chính tả của học sinh có lúc không sữa lại
	(3) Đặc biệt là giáo viên chấm bài tập làm văn, kiểm tra văn, tiếng Việt chỉ cho điểm không sửa lỗi chính tả về từ, câu, đoạn...Đến giờ trả bài giáo viên chỉ nhận xét bài làm, phương pháp làm bài đã hết giờ không dùng thời gian thích đáng cho việc sửa lỗi chính tả cho học sinh.
	(4) Giáo viên giảng dạy các bộ môn không chú ý đến lỗi chính tả của học sinh, bên cạnh giáo viên văn chưa thực chất quan tâm đến môn tiếng Việt, nhất là môn từ ngữ ở các khối 6 và7.	
	b. Về học sinh:
	(1) Trên lớp, học sinh viết bài không chú ý đến từ ngữ, lỗi chính tả mà các em đã viết đúng hay sai. Thầy cô giáo viết trên bảng “một đường” các em ghi vào vở “một nẻo”
	(2) Khi giáo viên giảng dạy từ ngữ học sinh lại không chú ý không học bài, dẫn đến từ ngữ của học sinh hụt hẫng rất nhiều
	(3) Về nhà học sinh học bài thấy mình viết sai không sửa, không chú ý đến, thậm chí không biết mình viết đúng hay viêt sai
	(4) Khi giáo viên phát bài kiểm tra học sinh vội dấu đi không xem lại bài mình sai chỗ nào, từ nào, câu nào, đoạn nào...Cứ như vậy thì cái sai vẫn cứ tiếp diễn mãi.
	(5) Chủ yếu nhất là hậu quả của “cái gốc”, từ chỗ i,t...căn bản bước đầu đến viết chính tả của học sinh cấp 1. Kiến thức, vốn từ của học sinh bị hụt hẫng. Vậy chúng ta phải có phương pháp chữa lỗi chính tả cho học sinh.
	(6) Do đặc điểm về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán của mỗi địa phương có những từ ngữ riêng. Vì vậy học sinh phát âm và viết theo tiếng địa phương của mình dẫn đến sai lỗi chính tả.
	II. Các phương pháp đề ra
	Tình hình sai sót thực trạng về lỗi chính tả về từ của học sinh do những nguyên nhân trên, như vậy chúng ta có thể “cứu vãn tình thế” chứ không thể “làm lại từ đầu” được. Mặc dù chúng ta đồng ý với Hồ Lê rằng: “một câu đúng với ngôn ngữ học phải do các yếu tố sau tạo nên: đúng ngữ pháp, đúng ngữ nghĩa, dùng từ đúng phong cách, viết đúng chính tả, (vấn đề logíc ngữ nghĩa và tính thông tin trong lời nói. Tạp chí ngôn ngữ số 2/1979)
	Chúng ta chữa lỗi chính tả về từ cho học sinh nhưng mặc nào đó phải làm như vậy. Cụ thể như sau:
	1) Tuỳ theo mức độ sai phạm về lỗi chính tả của học sinh các khối lớp mà giáo viên linh động giảng dạy: các khối lớp 6 và khối lớp 7 khi dạy môn từ ngữ và ngữ pháp, gặp những từ ngữ mà học sinh thường sai ta biết qua vở, bài kiểm tra miệng hoặc bài kiểm tra viết...giáo viên phải đánh vần cho các em và nhắc nhở các em phải nhớ. Khi đánh vần giáo viên đưa ra hàng loạt từ tương tự để các em dễ hiểu dễ nắm bắt: chẳng hạn
	a. “thợ gò hàn” từ “hàn” không có “g” có “g” ở những từ như “hàng ngũ, hàng hàng lớp lớp”...
	b. “Việt Nam” từ “ Việt” ở đây phải vần “t” chứ không phải “công việc, việc làm”...
	c. “hàng ngũ” từ “ngũ” ở đây là năm chứ không phải là từ “ ngủ” trong “đi ngủ”...
	2) Khi giáo viên kiểm tra miệng: Giáo viên biết rõ từng học sinh viết nhưi thế nào, chữ viết và lỗi chính tả ra sao trong vở (giáo viên ghi ngay vào sổ tay) sau khi học sinh trả bài xong giáo viên nhắc lại lỗi chính tả về từ của học sinh đó đồng thời nhận xét về chữ viết, lỗi viết bài nhằm cho học sinh ấy thấy được những lỗi sai của mình. 
	3) Mặt khác: khi phát bài kiểm tra một tiết trong giờ trả bài giáo viên dành khoảng 10 phút để sửa lỗi chính tả (khoảng 3 đến 5 bài có lỗi dùng từ sai nhiều nhất trong đó các em khác cũng có mưcù độ sai ít hơn). Phương pháp tốt nhất là chúng ta phải đặt những từ ngữ sai lỗi chính tả ấy vào trong câu văn mà các em muốn diễn đạt. Điều này giúp các em phát hiện lỗi và nguyên nhân gây lỗi một cách chính xác nhất. Nếu từ ngữ ra khỏi câu sẽ gây cho học sinh hiểu từ đơn phương mà không biết vận dụng như thế nào để đặt từ ngữ ấy vào trong câu và mất cả phương hướng chấm phảy. Như vậy sẽ viết đúng từ nhưng chưa chắc đúng câu. Về mặt nhận thức, học sinh cảm thấy hứng thú và phương hướng vận dụng từ trong câu cụ thể hơn. Vì đặc trưng của quá trình tạo câu, tạo đoạn, tạo văn bản là: “mỗi câu thường nhiều từ liên kết lại với nhau để diễn đạt “ thông báo” một ý nào đó. Do đó chúng ràng buộc quy định lẫn nhau. Tất cả đều nhằm thể hiện một ý mà người viết muốn diễn đạt. Do đó mỗi từ ngữ của câu đều góp phần thể hiện ý chính của câu”
	Từ cơ sở trên ta mới vận dụng chữa lỗi chính tả về từ cho học sinh đặt mối quan hệ trong câu. Vấn đề này được làm sáng tỏ qua ví dụ sau:
	Có học sinh viết: “Mùa suân đến, hàn ngàng hoa đang nở. Trên cành cây, chiêm chít chè nhảy nhót hát vang. Không dan ấm áp lạ lùng...”
	Phân tích:
	(1) Từ “suân” nguyên nhân sai lỗi phụ âm đầu “s” và “x”. Từ đó các em dùng từ “xuân,hạ,thu,đông” nhưng các em viết “suân” người đọc sẽ hiểu là “mùa của con “ suân”	hoặc của “cây suân” nào đó. Vậy phải viết là “xuân”.
	(2) Từ “hàn ngàng” nguyên nhân sai lỗi phụ âm cuối có “g” và không có “g”. Đây là số từ không xác định hàng trăm, hàng ngàn. Các em viết như trên người đọc sẽ hiểu theo danh từ “ cái Hoa hàn ngàng” nào đó. Vậy phải viết là “hàng ngàn”.
	(3) Từ “chiêm” sai lỗi vần có “ê” và không có “ê”. Các em viết như trên người đọc sẽ hiểu là “vụ chiêm”...mà đây là danh từ chỉ tên loài vật “con chim” nên ta phải viết là “chim”
	(4) Từ “chít chè” Sai lỗi dùng từ (Từ địa phương). Các em viết như vậy những người địa phương khác sẽ hiểu không đúng chủng loại. Vậy phải viết đúng từ phổ thông là “chim chích choè”
	(5) Từ “hát” sai lỗi dùng từ . Theo quy định của tiếng Việt đã là chim thì phải “hót”.Vậy các em phải viết là “hót”
	(6) Từ “không dang” sai lỗi phụ âm đầu “gi” và “d” .Các em muốn nói về khoảng cách gần, xa, cao, thấp chứ không phải (dang tay). Bên cạnh nói về thời gian,không gian , từ “dang” không có “g” ở cuối. Nếu có sẽ trở thành “giang sơn”...vậy các em phải viết là “không gian”
	(7) Từ “lạ lùng” Sai lỗi về dùng từ,ý các em muốn diễn đạt sự ấp áp nhưng ấm áp mà “lạ lùng” thì không đúng nghĩa. Vậy các em phải viết là “vô cùng”
	4) Như trên là những phương pháp quan trọng chữa lỗi chính tả cho học sinh nhưng giáo viên cũng không quên những công việc phụ hoạ như:
	-Cho bài tập tiếng Việt về nhà: Viết câu, đoạn có các câu từ mà học sinh sai lỗi chính tả.
	-Nhắc nhở chỉ ra những tai hại của việc sai lỗi chính tả về từ bằng hình thức “kể chuyện vui”, “kể chuyện thực tế cuộc sống”.
	-Thường xuyên dọc những đoạn văn của những học sinh viết đúng chính tả, đúng câu, đúng đoạn để kích thích sự chú ý của các học sinh khác. 
	Mặc dù các phương pháp này chỉ hỗ trợ nhưng phần nào đó giúp học sinh hình thành những kỹ năng nhận thức và viết đúng chính tả.
III. Các biện pháp:
	Bên cạnh những phương pháp giảng dạy trên, giáo viên cần có những biện pháp hữu hiệu, thiết thực và gần gũi với học sinh là điểm, lời khen, lời phê bình nghiêm túc. Vì vậy giáo viên cần áp dụng tốt các biện pháp sau:
	1. Tuyên dương những học sinh có đoạn văn viết đúng và hay. Đó chỉ là việc kích thích chung mà phải chọn những đoạn văn viết đúng và hay của học sinh thường sai phạm lỗi chính tả để đọc trước lớp (nếu cần thiết cho điểm sao cho phù hợp)
	2.Khiển trách những học sinh viết sai lỗi chính tả thông thường như : danh từ riêng của người, địa phương mà không viết hoa, sai phạm những lỗi thông thường nhất. Nhằm ngăn chặn những học sinh cẩu thả không quan tâm đến bài viết của mình
	3. Đối với những học sinh thường sai lỗi chính tả, đã được sửa chữa lần 1 cần nhắc nhở chưa trừ điểm, lần hai khiển trách trước lớp, trừ điểm có mức đọ, lần 3 phạt về nhà viết lại đoạn, bài hai đến ba lần, trừ điểm theo đúng quy chế.
	Các biện pháp trên giáo viên cần phải linh động áp dụng cho phù hợp với từng khối lớp.
C.LỜI KẾT
	Bài viết trên chỉ là kinh nghiệm của cá nhân “Một cánh én không làm nên mùa xuân” tôi mong muốn các giáo viên đồng nghiệp hãy góp ý cho đề tài này để xây dựng cho hoàn chỉnh thêm, đồng thời quyết tâm hạn chế lỗi chính tả về từ ngữ cho học sinh THCS mà hiện nay đang là vấn đề cấp bách cần quan tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc