Một số Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 9 - Trần Văn Đông

Một số Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 9 - Trần Văn Đông

Chủ đề 1:

Xác định CTHH của chất có hai nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố) dựa vào hoá trị của chúng.

 - Ghi KHHH chỉ nguyên tố (nhóm nguyên tố) kèm theo hoá trị đặt bên phải phía trên của mỗi nguyên tố (nhóm nguyên tố).

 - Hoá trị của nguyên tố (nhóm nguyên tố) này là chỉ số nguyên tử của nguyên tố (nhóm nguyên tố) kia.

VD: AlIIIOII → Al2O3

 NH4ISO4II → (NH4)2SO4

* Chú ý: Nếu hoá trị của hai nguyên tố (nhóm nguyên tố) chia hết cho nhau thì lấy các giá trị cho chỉ số ở mức tối giản.

 VD: SIVOII → SO2

 

doc 8 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1794Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 9 - Trần Văn Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1: XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CỦA MỘT CHẤT
	Chủ đề 1:
Xác định CTHH của chất có hai nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố) dựa vào hoá trị của chúng.
	- Ghi KHHH chỉ nguyên tố (nhóm nguyên tố) kèm theo hoá trị đặt bên phải phía trên của mỗi nguyên tố (nhóm nguyên tố).
	- Hoá trị của nguyên tố (nhóm nguyên tố) này là chỉ số nguyên tử của nguyên tố (nhóm nguyên tố) kia.
VD: AlIIIOII → Al2O3
 NH4ISO4II → (NH4)2SO4
* Chú ý: Nếu hoá trị của hai nguyên tố (nhóm nguyên tố) chia hết cho nhau thì lấy các giá trị cho chỉ số ở mức tối giản.
	VD: SIVOII → SO2
	Chủ đề 2:
Xác định CTHH của một chất dựa trên kết quả phân tích định lượng. Kết quả phân tích định lượng cho biết % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất. Một hợp chất XxYyZz có chứa khối lượng X là a% , Y là b%, Z là c% thì do tỉ lệ về khối lượng nguyên tố bằng với tỉ lệ % khối lượng các nguyên tố nên:
	xMx : yMy : zMz = a : b : c
 x : y : z = : : 
	Biết được a%, b%, c%, Mx, My, Mz ta tính được tỉ lệ x:y:z. Với các chất vô cơ, tỉ lệ tối giản nhất giữa x, y, z thường cũng là các giá trị chỉ số cần tìm.
	Chủ đề 3: 
	Xác định CTHH của một chất dựa theo PTHH.
Đặt CTHH chất đã cho.
Đặt a là số mol chất đã cho, viết PTHH xảy ra, rồi tính số mol các chất có liên quan.
Lập hệ phương trình. Giải hệ tím nguyê tử khối của nguyên tố chưa biết. Suy ra nguyên tố và tên chất.
Chủ đề 4: 
Xác định CTHH của chất bằng toán biện luận.
Vấn đề tương tự như chủ đề 4, trong đó hệ phương trình giải bằng phương pháp biện luận.
VD: Hoà tan hoàn toàn 3,78g một kim loại X bằng dung dịch HCl thu được 4,704l H2 (đktc). Xác định kim loại X.
	Giải: Gọi n là hoá trị của kim loại X, a là số mol X đã dùng, ta có PTPƯ:
	X + nHCl → XCln + H2↑
Tỉ lệ mol: 1 mol mol
 a mol mol.
Suy ra ta có hệ: 
 aX = 3,78 (1)
 = = 0,21 (2)
(2) → an = 0,42 (3)
(1): (3) → = 9
 → X = 9n
	Vì hoá trị của 1 kim loại có thể là 1; 2 hoặc 3. Do đó, xét bảng sau:
n
1
2
3
X
9
18
27
Trong số các kim loại thì Al có hoá trị III ứng với nguyên tử khối 27 là phù hợp. Vậy X là kim loại nhôm.
	Chủ đề 5:
	Xác định CTHH của một chất dựa trên các tính chất vật lí, hoá học của chất đó. Dạng bài tập này đòi hỏi phải có tính suy luận cao, nắm vững tính chất các chất. Ví dụ:
- Các hợp chất của natri khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng, kali cho ngọn lửa màu tím, xesi cho ngọn lửa xanh da trời.
- Khí không màu, không mùi, không cháy là N2 hoặc CO2.
- Dựa trên các tính chất nêu trên, suy ra thành phần nguyên tố của chất cần tìm và CTHH thích hợp.
Luyện tập
1.1 Tìm CTHH của chất tạo bởi:
a. NV và OII b. MgII và PIII
c. NaI và SO4II d. AlIII và NO3I
1.2 Phân tích định lượng muối vô cơ X nhận thấy có 46,94% Na, 24,49%C, 28,57%N. Tìm CTHH của X.
1.3 Một oxit kim loại hoá trị II có chứa 40% oxi về khối lượng. Tìm CTHH oxit trên?
1.4 Hoà tan hoàn toàn 2,8g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl thu được 1,12lit H2 (đktc). Xác định CTHH của kim loại trên?
1.5 Hoà tan 13g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch thu được 27,2g muối khan. Xác định CTHH của kim loại đã dùng?
1.6 Hoà tan hoàn toàn 1,2g một kim loại chưa rõ hoá trị bằng dung dịch HCl thu được 1,12lit H2 (đktc). Tìm CTHH của trên?
1.7 Muối A khi đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng. Nung nóng A được chất rắn B và có hơi nước thoát ra. A cũng như B đều tác dụng được với dung dịch HCl tạo ra khí C không màu, không mùi, không cháy. Xác định công thức hoá học của A?
Chuyên đề II: DUNG DỊCH - NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
	Chủ đề 1: Xác định nồng độ % dung dịch: (C%)
- Tìm khối lượng chất tan (mct)
- Tìm khối lượng dung dịch (mdd): mdd = mdm + mct
- Tính nồng độ phần trăm theo công thức:
 C% = . 100%
VD1: Hoà tan 30g muối ăn vào 270g nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được?
	Ta có: mct = 30g
 mdd = 30 + 270 = 300g
 C% = . 100% = = 10%
Chủ đề 2: Xác định một đại lượng khi đã biết C% và một đại lượng còn lại.
Khi đã biết C% và khối lượng chất tan hoặc khối lượng dung dịch, ta dễ dàng tính được khối lượng dung dịch hoặc khối lượng chất tan dựa vào công thức tính:
mdd = .100% ; mct = 
Chú ý: Nếu chỉ biết C% và khối lượng dung môi thì phải gọi x là khối lượng chất tan, suy ra mdd = x + mct rồi giải phương trình bậc nhất tìm x theo các công thức ở trên.
VD2: Tính số gam muối ăn có trong 140g dung dịch NaCl 7%.
Giải:	Ta có: mct = .140 = 9,8g.
VD3: Tính khối lượng muối KCl và khối lượng nước cần lấy để pha chế được 250g dung dịch KCl 6%.
Giải:	Ta có: mct = = = 15g.
	Vậy phải dùng 15g muối KCl pha với (250 - 15) = 235g nước.
VD4: Tính khối lượng NaOH cần lấy để khi hoà tan vào 170g H2O thì được dung dịch có nồng độ 15%.
Giải: Gọi x là lượng NaOH cần lấy. Ta có: mct = x; mdd = 170 + x
 " 15 = 
 " 15(170 + x) = 100x
 " x = 30g
	Vậy cần phải dùng 30g NaOH.
VD5: Thêm 150g H2O vào 350g dung dịch NaOH 20%. Tính nồng độ % dung dịch NaOH mới thu được.
 Giải: Khối lượng NaOH trong dung đầu là:
 mNaOH = = = 70g.
	Khối lượng dung dịch mới thu được là:
 mdd = 350 + 150 = 500g
	Vậy, nồng độ % dung dịch NaOH mới thu được là:
 C% = = = 14%.
	Chủ đề 3: Toán về pha trộn các dung dịch có nồng độ % khác nhau (chất tan giống nhau).
Loại toán này có cách giải nhanh gọn là phương pháp đường chéo ngoài cách giải thông thường là phương pháp đại số.
	Gọi m1 và C1 lần lượt là khối lượng và nồng độ % của dung dịch thứ nhất.
	Gọi m2 và C2 lần lượt là khối lượng và nồng độ % của dung dịch thứ hai.
Khi trộn dung dịch I với dung dịch II để thu được dung dịch mới có nồng độ % là C. Ta lập đường chéo sau:
 C1 
	 C
 C2 
( Lấy trị tuyệt đối các hiệu trên để được số dương)
Khi ấy ta sẽ có: = 
VD1: Cần phải pha bao nhiêu gam dung dịch muối ăn có nồng độ 20% vào 400g dung dịch muối ăn nồng độ 15% được dung dịch muối ăn có nồng độ 16%?
Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo:
20 1
16
15 4
 " = 
 " m1 = = = 100 gam
	Vậy phải dùng 100 gam dung dịch muối ăn có nồng 20%.
( Học sinh tự giải theo phương pháp đại số)
	Chủ đề 4: Nồng độ mol/l (CM) 	
- Xác định được số mol chất tan.
- Xác định được thể tích dung dịch tính bằng đơn vị là lít.
- Tính nồng độ mol/l bằng công thức tính:
 CM = 
VD1: Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaCl khi hoà tan 5,85g NaCl vào 200ml H2O.
Giải: Ta có: 
 n = = = 0.1 mol
	Thể tích dung dịch là: 200ml = 0.2 lít
	Vậy, nồng độ mol/l của dung dịch thu được là:
 CM = = = 0,5M
Chủ đề 5: Mối quan hệ giữa nồng độ phần trăm và nồng đọ mol/l.
Để chuyển đổi từ nồng độ % qua nồng độ mol/l (hay ngược lại), nhất thiết phải biết khối lượng riêng của dung dịch (d).
	Nhắc lại công thức tính khối lượng riêng d(g/ml)
d = 
	Có thể sử dụng công thức quan hệ giữa hai loại nồng độ:
CM = C%.
VD1: Hoà tan hoàn toàn 2,3g natri kim loại vào 197,8g H2O.
a. Tính nồng độ % dung dịch thu được?
b. Tính nồng độ mol/l dung dịch thu được. Cho biết khối lượng riêng của dung dịch d = 1,08g/ml.
Giải: 
a. Số mol Na đã dùng: nNa = = 0.1 mol
	PTPƯ: 2Na + 2H2O " 2NaOH + H2 #
 Tỉ lệ mol: 2 : 2 : 2 : 1
Dung dịch thu được chứa số mol NaOH bằng số mol của Na.
 mNaOH = n.M = 0,1.40 = 4g
Khối lượng dung dịch thu được là: mdd = mNa + mH2O – mH2
 = 2,3 + 197,8 – 0,05.2 = 200g
Vậy, C% = = = 2%.
b. Thể tích dung dịch thu được:
	Vdd = = = 185ml = 0,185lit
Lại có: nNaOH = nNa = 0.1mol.
Vậy, nồng độ mol/l của dung dịch thu được là:
CM = = = 0,54M
(Học sinh có thể giải theo cách áp dụng công thức chuyển đổi giữa CM và C%
CM = C%. = 2. = 0,54M)
	Chủ đề 6: Toán về pha trộn các dung dịch có nồng độ mol/l khác nhau ( chất tan giống nhau).
Tương tự với pha trộn nồng độ C%, ta cũng có phương pháp đường chéo khi pha trộn dung dịch I ( có V1 – C1) với dung dịch II ( có V2 – C2) như sau:
C1 
C
C2 
Lấy trị tuyệt đối để các hiệu số là số dương.
Khi ấy ta sẽ có:
 = = 
VD: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2,5M và bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 1M để khi pha trộn chúng với nhau được 600ml dung dịch H2SO4 1,5M?
Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo:
2,5 0,5
1,5
1 1
Suy ra: = = hay V2 = 2V1
Mặt khác: V1 + V2 = 600ml
 " V1 + 2V1 = 600
 " V1 = 200ml
Và V2 = 400ml 
Vậy, phải pha 200ml dung dịch H2SO4 2,5M với 400ml dung dịch H2SO4 1M để thu được 600ml dung dịch H2SO4 1,5M.
Chủ đề 7: Toán về độ tan
- Độ tan của một chất tan là số gam tối đa chất đó tan trong 100g H2O để được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ xác định.
- Khi nhiệt độ tăng, độ tan cuả các chát rắn thường tăng, nên nếu khi ấy ta hạ nhiệt độ dung dịch xuống thì sẽ có một phần chất tan không tan được nữa. Phần chất tan này sẽ tách ra dưới dạng rắn.
VD: Cho biết ở 200C, độ tan của CaSO4 là 0,2g và khối lượng riêng của dung dịch CaSO4 bão hoà là 1g/ml. Tính nồng độ % và nồng độ mol/l của dung dịch CaSO4 bão hoà ở nhiệt độ trên?
Giải: Khối lượng dung dịch: mdd = 0,2 + 100 = 100,2g
C% = = = 0,19%
CM = = = 0,014M
	Chủ đề 8: Xác định nồng độ dung dịch qua phản ứng hoá học.
Vấn đề tương tự như giải bài toán hoá học đã xét ở chủ đề 4, trong đó mục đích là tính số mol chất tan trong dung dịch, từ đó tính nồng độ dung dịch.
VD: Hoà tan hoàn toàn 4g MgO bằng dung dịch H2SO4 19,6% (Vừa đủ). Tính nồng độ % dung dịch muối tạo thành sau phản ứng.
Giải: Số mol MgO:
nMgO = = 0.1 mol
Phản ứng:
	MgO + H2SO4 " MgSO4 + H2O
Tỉ lệ mol: 1 : 1 : 1 : 1
 0.1 : 0.1 : 0.1 : 0.1
	 mdd H2SO4 = = = 50g
Khối lượng dung dịch sau phản ứng có chứa mMgSO4 = 0,1.120 = 12g
C% = = = 22,22%
LUYỆN TẬP
2.1 Hoà tan 10g muối ăn vào 190g nước. Tính nồng độ %, nồng độ mol/l thu được nếu d = 1,25g/ml?
2.2 Hoà tan 50g NaOH vào 200g nước. Tính nồng độ % và nồng độ mol/l của dung dịch thu được nếu d = 1,2g/ml?
2.3 Phải hoà tan bao nhiêu ml dung dịch NaCl 1,6M với 20ml dung dịch NaCl 0,5M để được dung dịch có nồng độ 0,6M?
2.4 Hoà tan 24g CuSO4.5H2O vào 175g nước. Tính nồng độ % và nồng độ mol/l dung dịch thu được. Biết khối lượng riêng dung dịch là 1g/ml.
2.5 Để trung hoà 250g một dung dịch NaOH phải dùng 150g dung dịch HCl 14,6%. Tính nồng độ % dung dịch NaOH đã dùng?
Chuyên đề III: PHÂN BIỆT CÁC CHẤT
	Chủ đề 1: Phân biệt các chất dựa vào tính chất hoá học.
Ta có thể dễ dàng phân biệt các chất dựa vào các tính chất hoá học khác nhau của chúng. Ví dụ: Muối cacbonat khi phản ứng với acid sẽ sủi bọt khí, acid làm quỳ tím hoá đỏ, base làm quỳ tím hoá xanh
VD1: Phân biệt 4 ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch: Na2CO3 – NaOH – NaCl – HCl
Giải: Lấy mỗi ống nghiệm một ít làm mẫu thử:
- Cho vào mỗi mẫu một mẩu quỳ tím:
 + Mẫu làm quỳ tím hoá xanh là dung dịch NaOH.
 + Mẫu làm quỳ tím hoá đỏ là dung dịch HCl.
 + Hai mẫu không có hiện tượng gì là các dung dịch: NaCl – Na2CO3.
- Lần lượt cho hai mẫu chứa NaCl – Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.
 + Mẫu có bọt khí thoát ra chứa dung dịch Na2CO3
PTPƯ: Na2CO3 + 2HCl " 2NaCl + CO2 # + H2O
 + Mẫu không có hiện tượng gì chứa dung dịch NaCl.
VD2: Phân biệt 3 ống nghiệm mất nhãn chứa 3 dung dịch: KNO3 – KCl – K2SO4.
Giải: Lấy mỗi ống nghiệm một ít làm mâuc thử:
- Cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch BaCl2.
 + Mẫu cho kết tủa trắng chứa dung dịch K2SO4.
PTPƯ: K2SO4 + BaCl2 " 2KCl + BaSO4 $
- Hai mẫu còn lại không có hiện tượng gì, cho lần lượt mỗi mẫu tác dụng với dung dịch AgNO3. Mẫu cho kết tủa trắng chứa dung dịch KCl.
PTPƯ: KCl + AgNO3 " KNO3 + AgCl$
 Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là KNO3.
	Chủ đề 2: Phân biệt các chất với điều kiện chỉ dùng thêm một hoá chất khác.
Trường hợp này không dùng thêm nhiều thuốc thử mà chỉ dùng duy nhất một hoá chất thử. Muốn vậy, ta dùng thuốc thử duy nhất ấy để tìm ra lọ trong số các lọ đã cho, lọ tìm ra đó sẽ là hoá chất nhận biết các chất còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de BDHSG.doc