Một số đề nghị luận xã hội

Một số đề nghị luận xã hội

1. Nghị luận câu: Có công mài sắt có ngày nên kim

Trong cuộc sống con người ai cũng muốn thành đạt, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Vậy ta hiểu như thế nào về câu nói trên?

”Kim” là vật dụng nhỏ dùng để may vá. Cây “kim” được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. “Sắt” được sử dụng rộng rãi trong đời sống và có kích thước lớn. Từ “sắt” nên “kim” là một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu. Muốn một thanh sắt trở thành một cây kim bé nhỏ, tiện dụng. Chúng ta cần mài từ ngày này sang ngày khác, thanh sắt đó được mài , mài mãi .cho đến khi thanh sắt kia trở thành một thanh sắt bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có một cây kim người thơ phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để mài thanh sắt. Nếu thanh sắt to. cứng mà ta có thể mài thành một cây kim nhỏ bé thì bất cứ chuyện gì ta cũng có thể làm được, chỉ cần ta biết kiên trì, nhẩn nại. Hình ảnh ẩn dụ đó mang ý nghĩa khẳng định : đức tính kiên trì, nhẫn nại là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công.

Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy điều đó là hoàn toàn đúng. Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, dân tộc Việt luôn phải thực hiện chiến lược lấy yếu đánh mạnh, trường kì kháng chiến. Cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo; chiến dịch thần tốc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh do Nguyễn Huệ chỉ huy; cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; tất cả đều thử thách ý chí, nghị lực và sự kiên trì, bền gan vững chí của dân tộc ta. Cuối cùng, dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang, giành được chủ quyền độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

 

doc 38 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 644Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số đề nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghị luận câu: Có công mài sắt có ngày nên kim
Trong cuộc sống con người ai cũng muốn thành đạt, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Vậy ta hiểu như thế nào về câu nói trên? 
”Kim” là vật dụng nhỏ dùng để may vá. Cây “kim” được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. “Sắt” được sử dụng rộng rãi trong đời sống và có kích thước lớn. Từ “sắt” nên “kim” là một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu. Muốn một thanh sắt trở thành một cây kim bé nhỏ, tiện dụng. Chúng ta cần mài từ ngày này sang ngày khác, thanh sắt đó được mài , mài mãi ...cho đến khi thanh sắt kia trở thành một thanh sắt bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có một cây kim người thơ phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để mài thanh sắt. Nếu thanh sắt to. cứng mà ta có thể mài thành một cây kim nhỏ bé thì bất cứ chuyện gì ta cũng có thể làm được, chỉ cần ta biết kiên trì, nhẩn nại. Hình ảnh ẩn dụ đó mang ý nghĩa khẳng định : đức tính kiên trì, nhẫn nại là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công.
Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy điều đó là hoàn toàn đúng. Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, dân tộc Việt luôn phải thực hiện chiến lược lấy yếu đánh mạnh, trường kì kháng chiến. Cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo; chiến dịch thần tốc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh do Nguyễn Huệ chỉ huy; cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; tất cả đều thử thách ý chí, nghị lực và sự kiên trì, bền gan vững chí của dân tộc ta. Cuối cùng, dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang, giành được chủ quyền độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính cần cù, kiên nhẫn đáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững chạy dài suốt đôi bờ của những dòng sông lớn, chúng ta thấy người xưa đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, nhưng ông cha ta đã làm nên những thành tựu vĩ đại, tồn tại muôn đời.
Trong học tập, đức tính kiên nhẫn lại càng cần thiết để có được thành công. Từ khi là học sinh lớp Một, vụng về cầm phấn tập tô những chữ cái đầu tiên, đến khi biết đọc, biết viết, biết làm Toán, làm văn, rồi lần lượt mỗi năm lên một lớp, phải mất 12 năm mới học xong bậc phổ thông. Trong thời gian khá dài ấy, nếu không kiên trì học tập thì làm sao có ngày chúng ta cầm được tấm bằng tốt nghiệp ?!. Người bình thường đã vậy, đối với những người tật nguyền thì lại càng cần đến ý chí và lòng kiên trì vượt khó để chiến thắng số phận bất hạnh.
Thế mới biết ý chí, nghị lực, đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của từng công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Dù sự chăm chỉ rất quan trọng trong con đường đến thành công nhưng 1 con người chỉ chăm chỉ thì không thể thành công 1 cách rực rỡ hay nếu có cũng vô cùng khó khăn bởi lẽ nếu chỉ chăm chỉ, cố gắng, làm việc cả ngày cả đêm mà không có phương pháp, cách thức thông minh, hiệu quả thì chăm thế chứ chăm nữa cũng vô ích mà thôi! Bởi thế nên bên cạnh chăm chỉ phải có lòng kiên trì, nhẫn nại kết hợp với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Muốn thành công thì không thể lười biếngchúng ta phải nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để đạt được thành công trong cuộc sống
Quả là người xưa có lời khuyên giản dị mà như một chân lí : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ không chỉ là bài học về ý chí mà còn là lời động viên khuyến khích mọi người hãy lạc quan, hi vọng và tin tưởng. Kinh nghiệm của thế hệ trước là lời khuyên quý báu, lời cổ vũ, động viên tuổi trẻ trên con đường phấn đấu xây dựng một tương lai tươi sáng và cuộc sống tốt đẹp.
SUY NGHĨ VỀ VIỆC HỌC
Học để làm gì? Câu hỏi ấy nghe ra thật là tầm thường cũ rích, tưởng như không ai để ý đến; nhưng cứ như những câu trả lời của các nhà học giả xưa nay thì có một câu vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là:
Học để làm người
Theo câu nói ấy, có kẻ lại cãi rằng: Vậy thì không học không làm người được sao? Kìa như ông Hán Cao Tổ không học mà làm một ông vua anh hùng; ông Hoắc Quang không học mà làm được công nghiệp lớn. Bên Âu Tây, nhiều nhà đại chính trị đại sáng tạo, hoặc trọn đời ở trong các mỏ, các công xưởng mà làm được công việc to đó thì sao? Còn ở trên đời biết bao nhiêu người vào trường nọ, đậu bằng kia, đào mãi trong trăm ngàn bộ sách, miệng nói ra rành là chuyện văn hào đông tây, mà xét đến phẩm cách tính chất, có điều mất cả tư cách làm người nữa. Thế thì câu nói "học để làm người" không phải là không đúng sao?
Phải, chỉ nói trống không là "học", thì có hơi không rõ ràng mà lẫn lộn như trên, nên trước phải hiểu cái "học làm người" này không phải như người mình thường gọi là "đi học". Theo lối thông thường người mình thì có ôm sách tới trường, có thầy dạy, có thi có đỗ, mới gọi là học. Nhưng cái học làm người này thì khác hẳn thế. Sao vậy? Cái học làm người này, nói về học khoá cần thiết thì người thông thường ai cũng có thể theo sức lực cùng bản năng của mình mà làm hết phận sự; mà nói đến chỗ cao diệu thì dầu thánh hiền hào kiệt cũng không ai dám tự phụ, rằng đã làm được hoàn toàn cực điểm. Bởi vì, đã là "người" thì ai cũng là người, mà nói đến sự làm người thì rất là mênh mông mà không có hạn lượng. Trăm năm ngắn ngủi, trẻ, lớn, già, chết không cái gì mới lạ. Song kẻ thì thánh hiền hào kiệt, kẻ thì ngu tiện dung phàm; người thì có công với nhân loại, muôn đời ai cũng hinh hương, người lại hại giống hại nòi, trăm miệng cũng đều thoá mạ. Không những thế mà thôi, làm một người về thời đại cổ, và làm một người ở thời đại nay khác nhau; làm người ở nước giàu mạnh với làm người ở nước hèn yếu khác nhau, suy ra đối với nước nhà mình và đối với thế giới nhân loại chung, nên làm người thế nào. Cảnh địa của người trăm chiều không đồng nhau thì cái cách làm người cho xứng đáng thích hợp cũng không phải cùng một cách. Những chuyện mấy bậc vĩ nhân đông tây xưa nay, biết bao nhiêu điều đủ làm gương cho người sau học theo mà người nào có chân tướng người nấy, mỗi người dạy cho người sau một việc; bắt chước được một việc thì dầu ai đọc thuộc trăm nghìn quyển sách cũng chẳng hơn chi.
Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta ở vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ.
Trong cái trường học mông mênh kia, trắng vàng chen lộn, sự lành sự ác, điều dở điều hay không thiếu thứ gì; nên ai đã đem thân tòng học ở cái trường ấy thì cần phải có cặp mắt biết quan sát và cái não biết phán đoán để lựa những chuyện đáng làm theo, cùng những chuyện đáng chữa cãi.
Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu mới cặp sách đến trường mà trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người ta xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai muốn khỏi cái tiếng hư sinh thì cần phải "học để làm người"; mà học để làm người không phải nhất định có cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy.
Đề : Nghị luận về tư tưởng của bài ca dao:
“ Ta về ta tắm ao ta 
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
BÀI LÀM 
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã đúc kết được bao nhiêu kinh ngiệm trong thực tế cuộc sống xã hội cũng như trong lao động sản xuất . Những kinh nghiệm quý báu đố đã được đưa vào kho tàng ca dao, tục ngữ . Câu ca dao :“ Ta về ta tắm ao ta 
/ Dù ttrong dù đục ao nhà vẫn hơn” đã cho chúng ta một lời khuyên sâu sắc về tinh thần độc lập tự chủ, tâm trạng yêu quý những cái của ta, do ta làm chủ không phụ thuộc vào người khác .
“ Ta về ta tắm ao ta 
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
Câu ca dao đã dùng hình ảnh gần gũi, dể hiểu như lời nói hằng ngày của người nông dân : Hãy về tắm ao nhà mình dù nước có trong hay vẫn đục hơn nơi khác . Qua hình ảnh thơ này tác giả dân gian muốn khuyên mọi người : Con người ai cũng có gia đình, xã hội, môi trường sống của mình ; phải biết trân trọng môi trường sống của mình, sử dụng những cái vốn có của mình hơn là đi nhờ vả, sử dunhj của người khác. Câu ca dao muốn dề cao ý thức độc lập, không phụ thuộc vào người khác . Những gì thuộc về quyền làm chủ của ta ta nên quý trọng và sử dụng nó .
Với nội dung trên , câu ca dao vừa có mặt đúng, vừa có mặt còn hạn chế . Trước tiên ta hãy bàn về mặt đúng của vấn đề . ” Ao ta” thuộc quyền sở hữu của ta, ta có thể tắm thoải mái , tự do không e dè khi phải tắm nhờ ao của người khác . Trong cuộc ssống cũng vậy,sử dụng những gì của mình vẫn thích hơn là đi mượn của người khác. . Mặt khác nhà mình có ao thì mình tắm , xã hội mình có sản phẩm thì mình dùng ; đi sử dunhj của người khác trong khi mình cũng có thứ đó là hành động thiếu tôn trọng xã hội mình, coi thường chính bản thâm mình . Ấy là chưa kể đến việc almf cho “ao nhà” bẩn đi vì khônbg được sử dụng, tu sửa. Trong hoàn cảnh mở cửa hiện nay , hàng ngoại ngập ttràn , canh tranh với hàng nội , các cấp cũng đã nêu câu ca dao trên để động viên nhân dân dùng hàng nội . Theo em, đây là một chủ trương đúng đắn, vì ta dùng hàng của ta tức là tâ trân trọng danh dự của chính ta, quý trọng sức lao động của bảnt thân . Nếu được tiêu thụ nhiều , hàng hóa sẽ được sản xuất nhiều và do đó ngày càng được cải tiến tốt hơn lên. Nhờ đó “ ao nhà” ngầy càng sạch, nền kinh tế của nước nhà ngày càng phát triển .
Đối với những người con xa quê hương, xa tổ quốc , nội dung câu ca dao trên càng có ý nghĩa sâu sắc. Sống trên đất nước người , họ có thể có cuộc sống vật chất khá hơn trên quê hương mình . Nhưng nước người vẫn là “ao” của người khác . Làm sao họ có thể thích ứng hoàn toàn với phong tục tập quán, vớia cách sống, cách sinh hoạt của miền đất lạ. Làm sao họ có thể tìm được hồn quê hương dù là trong khoảnh khắc ở những con người xa lạ. “ Ta về ta tắm ao ta” , nhiều Việt kiều xa quê hương nhưng tâm hồn luôn hướng về tổ quốc. nhiều người đã trở về sống với mãnh đất thương yêu để tìm nguồn an ủi, sự cảm thông và sự gắn bó máu thịtnơi chôn nhau cát rốn .Rõ ràng câu ca  ...  học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài.
1. Giải thích.
- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. 
- Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
“Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:
+ “Không thầy đố mày làm nên” – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
+ “Học thầy không tầy học bạn” – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.
Vì thế dân gian lại có câu:
+ “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư” - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.
Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:
+ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : “Tôn sư trọng đạo”.
Và vì thế: “Trọng thầy mới được làm thầy” - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.
Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: “Tôn sự trọng đạo” là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
b. Chứng minh.
- Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
- Bằng những hiểu biết về vấn đề này:
+ Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.
Như thầy Lý Công Uốn đời nhà Lý, thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An. Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,... 
Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
c. Bình luận.
Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...
Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
3. Mở rộng.
III. Kết luận.
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo” .
- Bài học bản thân.
“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Lỗ Tấn.
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 từ để bàn luận về vấn đề trên?
I. Mở bài.
Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao.
II. Thân bài.
1. Giải thích. 
“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khưan thử thách, những chông gai trên đường đi,... mới đến ược thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công.
- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).
+ Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.
- Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.
b. Chứng minh trong: học tập, lao động, nghiên cứu,...
c. Bình luận.
- Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,... thì mới có kết quả như mong muốn. 
- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...
- Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.
3. Mở rộng.
III. Kết luận.
- Khẳng địn sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu.
- Bài học cho bản thân và những người khác
“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương” (Newton)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 từ để bàn luận về vấn đề trên?
I. GTVĐ.
Kho tri thức về tự nhiên, xã hội của con người ngày nay là một đại dương bao la. Nhưng những gì mà con người chưa khám phá ra còn nhiều hơn gấp ngàn lần những điều ta biết. Cho dù chúng ta học trong nhà trường và ngoài xã hội có nhiều đến đâu thì những điều ta biết vẫn là bé nhỏ so với biển trời kiến thức mà nhân loại đã có được và chưa có được. Chính vì thế mà nhà bác học nổi tiếng I.Newton đã phát biểu thật đúng rằng: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”.
II. GQVĐ.
1. Giải thích câu nói.
- “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước”: có nghĩa là, muốn nhấn mạnh đến những hiểu biết của chúng ta về những gì nhân loại đã khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên, xã hội loài người cũng chỉ bằng một giọt nước trong đại dương bao la. Một giọt nước là quá nhỏ bé so với cả đại dương mênh mông bao la. Vậy những điều mà chúng ta biết là vô cùng hạn chế, ít ỏi so với những điều ta chưa biết.
- “Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”: có nghĩa là, muốn nhấn mạnh đến những gì mà chúng ta chưa biết, không biết về vũ trụ, trái đất, tự nhiên và xã hội còn rất nhiều như là cả một đại dương mênh mông bao la. So với một giọt nước thì đại dương là quá to lớn. Vậy những điều mà chúng ta chưa biết, không biết còn rất nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết.
- Sự đối lập giữa điều đã biết chỉ là 1 giọt nước còn những điều chưa biết là cả một đại dương bao la đã là một động lực rất lớn để thôi thúc chúng ta khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên và xã hội. Đây là một vấn đề lớn mà chúng ta cần phải nhìn nhận thật rõ ràng và để có những hành động cụ thể như học tập, nghiên cứu, tìm hiểu trong các ngành khoa học tự nhiên cũng như xã hội.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Bằng thực tiễn trong học tập, nghiên cứu và công tác của chúng ta. Khi ta càng học tập, khám phá ra những điều mới mẻ trong đại dương bao la kiến thức của nhân loại thì ta lại càng thấy những điều ấy còn quá nhỏ bé, ít ỏi và hạn chế biết chừng nào,...
- Dẫn chứng: trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những vấn đề văn hoá xã hội khác,...
- Tác động của câu nói đó với việc học tập của học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học là rất tích cực, nó giúp cho mọi người nhìn nhận lại chính mình, về những hiểu biết của mình còn hạn chế. Để từ đó có hành động cụ thể để luôn luôn nâng cao những hiểu biết của mình và những người khác.
b. Chứng minh.
- Bằng chính bản thân mình trong quá trình học tập, nghiên cứu...
- Bằng kinh nghiệm của những người lớn tuổi,...
c. Bình luận.
- Khi ta học càng cao thì ta càng phải khiêm tốn vì cho dù những hiểu biết của ta có nhiều đến đâu cũng là quá bé nhỏ so với những điều mà chúng ta chưa biết.
- Để từ đó tránh thái độ tự mãn, tự kiêu tự đại cho rằng mình đã hiểu biết nhiều, đã giỏi rồi mà không học tập, nghiên cứu, tìm hiểu nữa...
- Vì thế V.Lênin cũng có phát biểu rằng: Học, học nữa, học mãi!
3. Mở rộng.
III. KTVĐ.
- Khẳng định sự đúng đắn lời phát biểu của I.Newton. ý nghĩa, tác dụng giáo dục đối với chúng ta – đặc biệt là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học,...
- Bài học cho bản thân, bạn bè,...

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_de_nghi_luan_xa_hoi.doc