Một số giải pháp cho việc sử dụng đồ dùng trực quan trong một số hiệu Ngữ văn 9 THCS

Một số giải pháp cho việc sử dụng đồ dùng trực quan trong một số hiệu Ngữ văn 9 THCS

. Nêu vấn đề :

Là giáo viên ai cũng muốn giờ dạy của mình đạt kết quả cao, học sinh nắm chắc kiến thức và vận dụng những kiến thức đó vào thực hành. Việc sử dụng đồ dùng trực quan là một yêu cầu không thể thiếu để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Triết học cũng đã khẳng định : Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là qui luật của quá trình nhận thức. Trực quan là yếu tố có thể nói vô cùng quan trọng trong giờ học của học sinh. Tục ngữ cũng có câu : Trăm nghe không bằng một thấy. Tuy nhiên, mỗi bộ mộn có những nét đặc trưng riêng biệt đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ sư phạm, phải linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng trực quan.

Riêng với bộ môn Ngữ văn, một môn học với đặc thù tư duy bằng hình tượng thông qua hệ thống ngôn ngữ của tác phẩm thì việc sử dụng đồ dùng trực quan cũng có những đặc thù riêng. Chính những đặc thù riêng đó đã khiến cho không ít những giáo viên dạy bộ môn này băn khoăn : không biết mình sử dụng trực quan như vậy có hợp lí không? không biết mình làm như thế có làm mất đi tính hình tượng của tác phẩm văn học không? Có làm giảm trí tưởng tượng của học sinh không?

Đồng cảm với những băn khoăn đó, xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp, kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc dạy học môn Ngữ văn, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm và một số giải pháp cho việc sử dụng đồ dùng trực quan trong một số tiết dạy đọc - hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 – THCS.

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1138Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp cho việc sử dụng đồ dùng trực quan trong một số hiệu Ngữ văn 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Nêu vấn đề :
Là giáo viên ai cũng muốn giờ dạy của mình đạt kết quả cao, học sinh nắm chắc kiến thức và vận dụng những kiến thức đó vào thực hành. Việc sử dụng đồ dùng trực quan là một yêu cầu không thể thiếu để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Triết học cũng đã khẳng định : Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là qui luật của quá trình nhận thức. Trực quan là yếu tố có thể nói vô cùng quan trọng trong giờ học của học sinh. Tục ngữ cũng có câu : Trăm nghe không bằng một thấy. Tuy nhiên, mỗi bộ mộn có những nét đặc trưng riêng biệt đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ sư phạm, phải linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng trực quan.
Riêng với bộ môn Ngữ văn, một môn học với đặc thù tư duy bằng hình tượng thông qua hệ thống ngôn ngữ của tác phẩm thì việc sử dụng đồ dùng trực quan cũng có những đặc thù riêng. Chính những đặc thù riêng đó đã khiến cho không ít những giáo viên dạy bộ môn này băn khoăn : không biết mình sử dụng trực quan như vậy có hợp lí không? không biết mình làm như thế có làm mất đi tính hình tượng của tác phẩm văn học không? Có làm giảm trí tưởng tượng của học sinh không?
Đồng cảm với những băn khoăn đó, xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp, kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc dạy học môn Ngữ văn, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm và một số giải pháp cho việc sử dụng đồ dùng trực quan trong một số tiết dạy đọc - hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 – THCS.
B. Giải quyết vấn đề:
I. Những suy nghĩ của bản thân về việc sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên ngữ văn hiện nay:
Ai cũng biết việc sử dụng giáo cụ trực quan là một phương tiện góp phần không nhỏ làm nên thành công của tiết dạy. Bởi nó làm cho bài dạy trở nên phong phú sống động hơn, tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Đối với môn Ngữ văn cũng không ngoại lệ. Trong thực tế, việc sử dụng trực quan trong việc giảng dạy môn Ngữ văn đang là một vấn đề được đông đảo giáo viên quan tâm. Tôi đã từng chứng kiến những đồng nghiệp của tôi tìm tòi và sáng tạo ra những đồ dùng trực quan với mục đích làm tăng hiệu quả của giờ dạy. Đặc biệt là việc vận dụng công nghệ thông tin vào xây dựng một giáo án điện tử cho giờ dạy văn. Phải thừa nhận rằng có những giáo viên đã sử dụng khá thành công, song bên cạnh đó cũng còn nhiều giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan một cách máy móc, công thứckhông đem lại hiệu quả cho giờ dạy.
Môn Ngữ văn với những đặc thù riêng của môn học tư duy bằng hình tượng, bản thân văn thơ đã là trực quan sinh động. Nó là nhạc, nó là họa, nó là tình ngườiNhà văn, nhà thơ, bằng sự rung động và trí tưởng tượng phong phú đã tái hiện lại cuộc sống hết sức sinh động, hấp dẫn, thuyết phục:
Ví dụ : Trong bài Sang thu (Ngữ văn 9 – tập 2 ), Hữu Thỉnh viết :
	Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về
	Hay :	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu
Làm sao có thể vẽ được hình ảnh : Sương chùng chình qua ngõ hay hình ảnh đám mây Vắt nửa mình sang thu. Âý vậy mà có giáo viên khi dạy bài này lại cố kì công tìm trên mạng cho bằng được hình ảnh một chùm ổi, hoặc một đám mây nào đó mà nói rằng đó là những hình ảnh mà Hữu Thỉnh gửi gắm trong bài thơ. Tôi thấy đó là một việc làm không những khiên cưỡng mà còn làm hỏng cả hình ảnh thơ đầy sức gợi tả và thơ mộng đó.
Lại đến một tiết dạy về Truyện Kiều, có giáo viên đưa ra bức tranh tố nữ mà bảo đó là nàng Kiều. Sắc đẹp của Kiều chỉ có ngôn ngữ văn chương mới tạo ra vẻ lung linh, cảm nhận trong từng người đọc. Nếu ai đó vẽ được vẻ sắc sảo mặn mà của nhan sắc nàng Kiều thì người học cũng phải có trình độ lắm, nghĩa là phải được giáo dục nghệ thuật lắm mới hiểu được chứ đâu nhìn qua mà hiểu được ngay như khi ta đọc : Kiều càng sắc sảo mặn mà – So bề tài sắc lại là phần hơn.
Trên đây là một số dẫn chứng cụ thể ở một vài tiết dạy mà giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan chưa đạt hiệu quả trong giờ dạy văn, thậm chí đã vô tình lôi học sinh ra khỏi bài văn và đã biến giờ văn thành giờ giảng tranh. Bởi ngày nay công nghệ thông tin phát triển, vài năm gần đây, phong trào giảng dạy bằng giáo án điện tử đã nở rộ ở nhiều địa phương trên cả nước . Nhìn chung các giáo viên đều thừa nhận việc sử dụng phương pháp dạy này có ưu điểm là bài giảng trình bày đẹp, hình ảnh sinh động dễ cuốn hút học sinh. Tuy nhiên với tư liệu quá phong phú nên có giáo viên vì “tham” mà đưa cả vào bài dạy, không muốn bỏ đi hình ảnh nào vì hình ảnh nào cũng thấy đẹp và hay. Vậy chúng ta nên sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để có hiệu quả mà không làm mất đi vẻ đẹp của văn chương ?
II. Vài kinh nghiệm và giải pháp để sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan trong một số tiết dạy đọc – hiểu văn bản
Nhà văn sáng tạo tác phẩm bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Người dạy cần bằng sự rung động của mình qua ngôn ngữ trong sáng , cử chỉ, nét mặt phù hợp, cùng tác giả mà chuyển tới người đọc là chính. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta kiêng dùng tranh ảnh, hiện vật trong giảng văn. Ví dụ để giới thiệu tác giả có thể dùng tranh ảnh chân dung, với một số hiện vật ngày nay khó hiểu như : tác phẩm chữ Hán, đồng hào đôi, văn tựcó thể dùng hình mẫu. Trong một số trường hợp cụ thể như một đoạn phim tư liệu, một điệu hát then (bài Nói với con của Y Phương) hoặc tranh phong cảnh : Pắc bó, Tây Bắc, sông Hương, động Phong NhaTuy nhiên, dùng tranh ảnh để giới thiệu, gây tâm thế chứ nhất quyết không dùng để giảng.
Khâu chuẩn bị đồ dùng trực quan :
- Cần nhiều thời gian, nhất là khâu sưu tầm những tư liệu hình ảnh, âm thanh có nội dung phù hợp với bài giảng. Hiện nay nội dung ở mạng rất phong phú và đa dạng, bất cứ thông tin, hình ảnh nào cũng có thể có. 
- Sau khâu sưu tầm là khâu chọn lọc những hình ảnh, thông tin nào phù hợp với nội dung bài dạy, với đối tượng học sinh.
- Sau đó là phần thiết kế bài giảng ( nếu dạy có màn hình chiếu), còn không thì ta scan và in ( tuy tốn kém chút ít nhưng làm giàu thêm kho tư liệu dạy học của bản thân và cũng là gia tài quí của nghề mà ta có thể sử dụng lâu dài ).
2. Mô tả thông tin:
2.1. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, để giúp học sinh hiểu rõ hơn về vẻ đẹp thanh cao, giản dị trong cách trang phục, sinh hoạt của Bác, tôi sẽ minh họa cho bài dạy một số hình ảnh liên quan.Ví dụ ảnh chụp Bác đang ngồi làm việc trên bộ bàn ghế mây giữa thiên nhiên với bộ quần áo ka-ki đơn sơ, hoặc hình ảnh Bác trong một buổi họp bàn bạc việc quân với trang phục bà ba dân tộc, nơi ở của vị chủ tịch nước - một căn nhà sàn đơn sơ.
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề:
- Qua văn bản, em nhận thấy phong cách giản dị của Bác thể hiện ở những khía cạnh nào?
- Em có nhận xét gì về trang phục của Bác ?
+ Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt ý - trang phục của Bác giản dị ở mọi lúc mọi nơi. Cô sẽ minh họa một số hình ảnh đó để các em hiểu hơn :
Hình ảnh Bác khi trở về thăm quê
Hình ảnh Bác khi gặp gỡ các cháu nhi đồng
Hình ảnh Bác trong cuộc họp chính trị
- Em đã từng đặt chân đến thăm hoặc qua thông tin đại chúng được thấy nơi ở của chủ tịch Hồ Chí Minh chưa ? Hãy thuyết minh về nơi ở của chủ tịch Hồ Chí Minh. 
+ Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ minh họa tranh về ngôi nhà sàn của Bác.
Nhà sàn của Bác
2.2. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, minh họa một đoạn phim tư liệu về vụ thử bom nguyên tử để giúp học sinh hình dung cụ thể hơn về hậu quả và sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân ( nếu dạy có màn hình) hoặc một số tranh ảnh về bom nguyên tử.
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề:
- Em đã nghe nhắc đến hoặc chứng kiến ( qua thông tin đại chúng ) những vụ thử vũ khí hạt nhân chưa ? Hãy kể ngắn gọn lại những điều em đã biết ấy .
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận và nêu sự hiểu biết của mình, sau đó giáo viên sẽ giới thiệu một đoạn phim về một vụ thử bom nguyên tử ( nếu dạy màn hình) hoặc bức ảnh chụp cảnh thử bom nguyên tử và hậu quả của nó.	
Cảnh thử bom nguyên tử và hậu quả của nó
2.3. Truyện Kiều : tác phẩm bất hủ của nền văn học nước ta đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới . Để khẳng định nội dung giá trị đó của tác phẩm đồng thời chứng minh với học sinh nói có sách mách có chứng, giáo viên nên minh họa một số hình ảnh tác phẩm dịch đó.
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề :
- Em biết Truyện Kiều đã được dịch ra những thứ tiếng nào trên thế giới ?
+ Sau khi học sinh trả lời , giáo viên sẽ minh họa bìa tác phẩm Truyện Kiều được dịch sang tiếng Đức :
	 Truyện Kiều - Tiếng Đức
2.4. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: Chi tiết cái bóng trong tác phẩm là một hình tượng nghệ thuật, nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Cuộc sống hiện đại ngày nay, thế hệ học sinh bây giờ được sống tiện nghi hơn, đèn điện sáng trưng mọi lúc mọi nơi. Nhiều khi các em không hình dung cụ thể được ánh đèn dầu hắt bóng lên vách như thế nào ? để rồi Vũ Nương trỏ bóng mình mà nói chuyện với con để đứa trẻ ngây thơ tin rằng đó là cha. Tôi sẽ minh họa một bức tranh vẽ về hình ảnh ấy khi phân tích đến chi tiết đó.
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề :
- Theo em, tại sao hình ảnh cái bóng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương ?
+ Giáo viên bình thêm về chi tiết đó sau khi học sinh thảo luận và trả lời: Hình dáng con người khi ánh đèn dầu hắt bóng lên vách giống y như thật, cũng có cử chỉ, hành động nếu con người đó có cử chỉ, hành động. Cô sẽ minh họa một bức tranh để các em hình dung cụ thể về cảnh ấy:
5. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật : ở phần khởi động – giới thiệu bài mới, giáo viên minh họa đoạn phim có hình ảnh đoàn xe vận tải nối đuôi nhau trên con đường Trường Sơn gập ghềnh hiểm trở đầy bom đạn của kẻ thù. Qua đó cho học sinh thấy được tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc, đồng thời thấy được sự dũng cảm của những chàng trai lái xe trong thời kì đó.
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề :
- Theo em, tại sao tác giả Phạm Tiến Duật đặt nhan đề bài thơ là Bài thơ về tiểu đội xe không kính mà không đặt là Bài thơ về chiếc xe không kính ?
+ Giáo viên chốt ý sau khi học sinh thảo luận và trả lời : Bởi tác giả đã phản ánh đúng hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Trường Sơn năm xưa ; giúp người đọc thấy được sự khốc liệt của những năm tháng ấy, nhiều xe - đoàn xe ra trận chứ không phải một chiếc. Đồng thời từ tiểu đội gợi sự đoàn kết , gắn bó của những người lính. Các em sẽ hiểu thêm về hiện thực đó qua đoạn phim (hoặc bức ảnh )sau :
Cảnh đoàn xe ra trận
2.6. Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long : Truyện viết về cuộc sống và công việc của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn 2600m thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn – đỉnh núi cao nhất nước ta. Tất nhiên ở độ cao như vậy, thời tiết thật khắc nghiệt, đặc biệt cái rét buốt khi đêm về nhưng cũng không kém phần nên thơ của cảnh núi rừng mà bàng bạc khói mây. Nhằm giúp học sinh hiểu thêm về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong hoàn cảnh ấy đồng thời để chứng minh cho nhận định của Nguyễn Thành Long cũng là câu văn toát lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm Trong cái lặng im của SaPa, dưới những dinh thự cũ kĩ của SaPa, SaPa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước , tôi sẽ minh họa bức tranh về đỉnh Phan - xi- phăng.
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề :
- Em biết gì về SaPa của đất nước ta ? Hãy giới thiệu sơ lược địa danh ấy ?
+ Sau khi học sinh nêu sự hiểu biết của mình, giáo viên sẽ giới thiệu một bức ảnh chụp cảnh dãy núi Hoàng Liên Sơn và bức ảnh về cảnh mây mù ở đó.
 Một con đèo thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn
Biển mây ở núi Hoàng Liên Sơn
2.7. Viếng lăng Bác của Viễn Phương : Đối với học sinh miền Trung có lẽ đa số các em mới nghe, mới thấy lăng chủ tịch Hồ Chí Minh qua thông tin đại chúng chứ chưa có dịp đặt chân đến nơi vị cha già kính yêu của dân tộc yên nghĩ. Vậy để tạo tâm thế đón nhận văn bản này, trong phần giới thiệu bài , giáo viên có thể minh họa bức ảnh chụp lăng Bác :
Và để các em hiểu rõ hơn về khung cảnh trước lăng Bác mà Viễn Phương khi mới đặt chân đến đã gợi nên:
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Tôi sẽ minh họa bức tranh chụp quang cảnh trước lăng chủ tịch Hồ Chí Minh có hàng tre xanh ngát để học sinh thấy rằng tác giả đã tả thực nhưng đồng thời hiểu hơn dụng ý nghệ thuật của tác giả là ca ngợi hình ảnh quen thuộc của đất nước Việt Nam – tre cũng là biểu tượng của con người Việt Nam bất khuất, kiên cường mà Bác Hồ là một điển hình.
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề :
- Tại sao khi mới đặt chân đến lăng, tác giả viết Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát ?
+ Có thể học sinh trả lời rằng đó là một sự tưởng tượng và liên tưởng của tác giả để ca ngợi con người, đất nước Việt Nam; cũng có thể có em trả lời đó là hình ảnh thật trước lăng Bác...Sau khi học sinh trả lời, giáo có thể củng cố nội dung và minh họa bức ảnh sau :
	Khi phân tích đến khổ thơ thứ 3 :
	Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Tôi sẽ minh họa bức tranh chụp hình ảnh vị cha già vĩ đại của dân tộc đang yên nghỉ trong lăng thật hiền từ như đang ngủ.
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề :
- Hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộc được tác giả miêu tả ở khổ thơ 3 như thế nào ?
+ Giáo viên bình thêm hình ảnh đó sau khi học sinh nêu cảm nhận : Bác đã ra đi nhưng Bác vẫn nằm đó, thanh thản, bình yên như đang nghỉ ngơi sau một đời bôn ba vì dân, vì nước. Có lẽ rất nhiều em chưa được đặt chân đến viếng lăng và chưa tận mắt thấy được hình ảnh của Bác ở trong lăng, cô sẽ giới thiệu với các em bức ảnh chụp hình ảnh Bác đang yên ngủ nơi ấy :
2.8. Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê: Để tạo tâm thế cho học sinh tiếp xúc và đón nhận một văn bản viết về hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ kiên cường, bất khuất, lạc quan trong hoàn cảnh chiến tranh mưa bom lửa đạn, tôi sẽ đưa lên một đoạn phim về hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong đang quan sát máy bay địch ném bom, đếm bom chưa nổ, xác định vị trí và phân công làm nhiệm vụ phá bom. Trận dội bom vừa xong, các cô vội chạy ra khỏi nơi ở và đi làm nhiệm vụ - đánh dấu những quả bom chưa nổ và làm nhiệm vụ phá bom, tiếng hát trong trẻo bỗng cất lên như phá tan đi sự hiểm nguy và không khí u ám đen sì của khói đạn lúc bấy giờ. Nếu không có màn hình thì giáo viên có thể minh họa tranh ảnh về các nữ thanh niên xung phong làm công việc phá bom mở đường thời chống Mĩ, tranh ảnh về mười cô gái Đồng Lộc
* Câu hỏi dẫn dắt vấn đề :
- Em hình dung như thế nào về công việc của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ?
+ Học sinh trả lời xong, giáo viên minh họa đoạn phim (hoặc ảnh chụp ) về cảnh các nữ thanh niên đang làm nhiệm vụ :
Chuyển đạn lên cao điểm 551 phục vụ bộ đội
Tiểu đội trưởng nữ TNXP Nguyễn Hồng Lý sau khi phá bom nổ chậm
Người dẫn đường cho xe tăng quân giải phóng tiến vào Tân Sơn Nhất
- Nhắc đến thế hệ nữ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ không thể không kể đến những nữ thanh niên ấy. Tên tuổi của họ gắn liến với một địa danh. Theo em, những nữ thanh niên đó là ai ?
	+ Học sinh có thể dễ dàng nhận ra đó là hình ảnh mười nữ thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc. Giáo viên chốt ý sau khi học sinh trả lời : tấm gương của mười nữ thanh niên ấy đã, đang và sẽ được thế hệ con người Việt Nam khắc ghi mãi mãi. Cô sẽ giới thiệu với các em một bức ảnh chụp nơi yên nghỉ của các nữ anh hùng ấy và hành động uống nước nhớ nguồn của thế hệ sau :
Thắp hương tưởng nhớ sự hy sinh của mười nữ thanh niên xung phong
 ở ngã ba Đồng Lộc
III. Kết quả đạt được:
	Qua một thời gian sử dụng một số đồ dùng trực quan như trên, tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn với giờ văn, tiếp thu bài nhanh hơn. Đồng thời các em khắc sâu hơn nội dung bài học. Ví dụ sau khi học xong bài thơ Viếng lăng Bác, có em nêu cảm nhận rất xúc động : Em không kìm được nước mắt khi được theo chân tác giả Viễn Phương vào lăng viếng Bác. Bác nằm đó thanh thản, bình yên như đang ngủ, trông thật hiền từ, phúc hậu nhưng sao em vẫn cảm thấy nhói trong tim
	Tôi xin kể một câu chuyện xảy ra ở lớp 9/3 ( năm học 2007-2008), trong khi trình chiếu đoạn phim liên quan đến văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Cả lớp theo dõi chăm chú cảnh địch dội bom như mưa và những tiếng nổ xé trời, đến đoạn tiếng hát cất lên thì tôi nghe một học sinh nam thốt lên: lạc quan quá ! Và lúc ấy tôi cảm thấy mình đã thành công khi mở màn bài học bằng hình ảnh minh họa ấy. Tôi cảm thấy hứng thú hơn và tôi nhận thấy như vậy là các em đã phần nào hiểu về nội dung văn bản học hôm nay. Hình ảnh minh họa đã tạo được tâm thế tốt để giúp các em đón nhận văn bản.
	* Kết quả cụ thể :
	Năm học 2006 - 2007 - khi chưa áp dụng đề tài :
Năm học 2007 - 2008 khi áp dung đề tài :
IV. Kinh nghiệm rút ra :
	 ­ Nội dung bài giảng được minh họa bằng tranh ảnh và âm thanh sống động khiến học sinh tỏ ra thích thú và tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn.
	- Đối với các văn bản liên quan đến các sự kiện lịch sử, hình ảnh giúp học sinh dễ liên hệ giữa quá khứ và hiện tại.
C. Kết luận :
Tóm lại, trực quan trong dạy văn là rất phong phú, đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng như thế nào cho hợp lí để mang lại hiệu quả. Trực quan trong giờ văn không thể ví như bản đồ đối với Địa lí, sa bàn đối với lịch sử, thí nghiệm đối với Vật lí, kẻ vẽ với Toán học được.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong một số tiết đọc - hiểu văn bản. Những kinh nghiệm trên tôi đã kiểm nghiệm qua nhiều tiết dạy của bản thân và đồng nghiệp. Kết quả, qua những giờ dạy đó không những tôi đã đến được đích của bài dạy mà không làm mất đi nét đặc thù của môn Ngữ văn là môn học tư duy bằng hình tượng đồng thời tạo được niềm hứng thú học văn cho các em học sinh. 
Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm dạy tốt hơn môn học này.
	 Người thực hiện
	 Lê Thị Tố Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so giai phap cho viec su dung do dung truc quantrong mot so hieu vanNgu van 9 THCS.doc