I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chương trình cải cách Ngữ văn của PTTH đã được thực hiện đến năm thứ ba, ở cấp lớp rất quan trong: lớp cuối cấp. Nội dung chương trình khá phong phú với nhiều tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam và văn học thế giới. Đặc biệt, một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại mới được đưa vào giảng dạy đã tạo ra sự hứng thú của cả giáo viên lẫn học sinh. Đó là những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, đặt ra những vấn đề thời sự nóng hổi, được tác giả thể hiện bằng bút pháp độc đáo, tài hoa, lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, để tìm hiểu và tiếp nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm đó không phải là dễ dàng. Người giáo viên trong vai trò của người tổ chức, hướng dẫn càng phải trăn trở nhiều hơn, suy tư nhiều hơn để giúp cho học sinh đến với tác phẩm văn học thật trọn vẹn.
Một trong những tác phẩm như vậy là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn đánh dấu những tìm tòi đổi mới của tác giả đồng thời đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống và nghệ thuật. Việc tổ chức giờ dạy và học, tìm hiểu tác phẩm vẫn còn nhiều vấn đề cần suy nghĩ, nghiên cứu sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Trong nội dung bài viết này, người viết chỉ xin đưa ra một số suy nghĩ của cá nhân sau một năm giảng dạy chương trình ngữ văn 12. Đặc biệt là việc tổ chức giờ dạy tác phẩm truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu). Những suy nghĩ nay được rút ra từ thực tế giảng dạy cho đối tương học sinh là học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Mong quí thầy cô đóng góp, nhận xét để được hoàn chỉnh hơn.
Bài viết gồm các nội dung chính:
- Một số thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
- Một số giải pháp để tổ chức dạy và học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
- Phản hồi từ học sinh.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA SAU KHI GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU. I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Chương trình cải cách Ngữ văn của PTTH đã được thực hiện đến năm thứ ba, ở cấp lớp rất quan trong: lớp cuối cấp. Nội dung chương trình khá phong phú với nhiều tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam và văn học thế giới. Đặc biệt, một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại mới được đưa vào giảng dạy đã tạo ra sự hứng thú của cả giáo viên lẫn học sinh. Đó là những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, đặt ra những vấn đề thời sự nóng hổi, được tác giả thể hiện bằng bút pháp độc đáo, tài hoa, lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, để tìm hiểu và tiếp nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm đó không phải là dễ dàng. Người giáo viên trong vai trò của người tổ chức, hướng dẫn càng phải trăn trở nhiều hơn, suy tư nhiều hơn để giúp cho học sinh đến với tác phẩm văn học thật trọn vẹn. Một trong những tác phẩm như vậy là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn đánh dấu những tìm tòi đổi mới của tác giả đồng thời đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống và nghệ thuật. Việc tổ chức giờ dạy và học, tìm hiểu tác phẩm vẫn còn nhiều vấn đề cần suy nghĩ, nghiên cứu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong nội dung bài viết này, người viết chỉ xin đưa ra một số suy nghĩ của cá nhân sau một năm giảng dạy chương trình ngữ văn 12. Đặc biệt là việc tổ chức giờ dạy tác phẩm truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu). Những suy nghĩ nay được rút ra từ thực tế giảng dạy cho đối tương học sinh là học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Mong quí thầy cô đóng góp, nhận xét để được hoàn chỉnh hơn. Bài viết gồm các nội dung chính: Một số thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Một số giải pháp để tổ chức dạy và học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Phản hồi từ học sinh. II. NỘI DUNG: 1. Một số thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu: - Thuận lợi: Truyện ngắn có đề tài gần gũi với cuộc sống đương đại, học viên dễ tiếp thu. Vấn đề tác phẩm đặt ra gợi nhiều hướng suy nghĩ, dễ tạo được không khí tranh luận sôi nổi, khơi mở khả năng sáng tạo, lôi cuốn người học. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Minh Châu cũng là một nhà văn đã được tìm hiểu từ Trung học cơ sở. Điều đó tạo thuận lợi trong quá trình học tập tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Đồng thời tác phẩm này cũng là một tác phẩm rất phù hợp với việc tổ chức giờ học theo phương pháp đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên. - Khó khăn: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm mang tính luận đề. Chủ đề của tác phẩm không đơn giản. Tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa, đặc biệt lại thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả một cách sâu sắc, qua tình huống nhận thức, với một “nghệ thuật trần thuật dòng ý thức” ( Theo “Một số vấn đề về đổi mới nội dung và phương pháp giảng day ngữ văn” – Chương III). Với trình độ có nhiều hạn chế của học viên Trung tâm GDTX thì việc tiếp nhận tác phẩm sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư trong thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với trình độ người học mà vẫn đảm bảo chuyển tải được khối lượng kiến thức cần thiết. Nếu việc tổ chức giờ dạy và học không thành công sẽ dễ dẫn đến việc cảm và hiểu tác phẩm một cách hời hợt, học vẹt mà không hiểu hết các tầng ý nghĩa của tác phẩm, không thấy được giá tri tư tưởng sâu sắc và phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu, dẫn đến chán nản. II. Một số giải pháp tổ chức dạy và học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn như nhận định trên đây được rút ra từ thực tế dạy và học, người viết xin đưa ra một số ý về việc tổ chức giờ học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: 1. Xác định mục tiêu cần đạt thật cụ thể, rõ ràng: - Về nội dung tư tưởng: ¹Giúp học sinh nắm được giá tri nội dung, tư tưởng của tác phẩm, thấy được tấm lòng nhân ái của nhà văn: quan tâm tới những số phân nhỏ bé, trăn trở trước cái đói, cái nghèo, nạn bạo hành trong gia đình còn gây ra bao đau khổ cho con người: đồng thời cũng khám phá , ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người, tin tưởng vào con người. ¹Giúp học sinh thấy được quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu: Nghệ thuật phải gắn với cuộc sống, phải vì cuộc sống của con người. Người nghệ sĩ phải biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường; phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều về cuộc sống. - Về giá trị nghệ thuật: Học sinh thấy được bút pháp nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. ¹Xây dựng cốt truyện độc đáo, tạo tình huống nhận thức. Tình huống đó được lặp lại nhiều lần, đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời ¹Ngôn ngữ trần thuật sắc sảo, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, phù hợp với tính cách của từng người, góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện ngắn. 2. Động viên học sinh chuẩn bị bài trước khi tiến hành tiết học tác phẩm: - Tìm tư liệu về đời sống những người dân vạn chài ( báo chí, văn học, điện ảnh) - Sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật về cảnh sinh hoat của người dân vùng biển, cảnh đẹp thiên nhiên sông, biển - Đọc tác phẩm, soạn bài, tìm hiểu về tác giả Nguyễn Minh Châu để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận tác phẩm. - Tổ chức các nhóm học tập, chuẩn bị thực hiện thao tác thảo luận cho tốt trong giờ lên lớp. 3. Khai thác truyên ngắn Chiếc thuyền ngoài xa theo hướng bóc tách từng lớp nghĩa, đi từ dễ đến khó: - Hình tượng bức ảnh tuyệt mĩ mà nghệ sĩ Phùng chụp được: Phùng coi đó là hiện thân của cái đẹp, mà theo anh thì “ bản thân cái đẹp là đạo đức”. Anh như bắt gặp cái khoảnh khắc mà tâm hồn mình được thanh lọc. Đó là quan điểm duy mỹ, tôn thờ cái đẹp. Nó cho thấy Phùng là người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, khao khát khám phá cái đẹp của cuộc sống. Đó cũng là một nét trong vẻ đẹp tâm hồn của anh. Tuy nhiên, với phát hiện thứ nhất này của Phùng, anh có cái nhìn vẫn chưa phải là toàn diện về cái đẹp và cuộc sống, nhất là khi anh có một phát hiện bất ngờ thứ hai ngay sau phát hiện thứ nhất . - Sự thật cuộc sống sau bức ảnh tuyệt đẹp: những người dân chài nghèo khổ, cảnh gia đình đầy bi kịch, khổ đau. Như vậy, tấm ảnh chỉ là cái hiện thực bên ngoài của cuộc sống, chiếc thuyền cuộc sống mới chỉ được nhìn ngắm từ xa nên người nghệ sĩ mới chỉ nhìn thấy vẻ bên ngoài đầy thi vị mà chưa thấu hiểu được sự thật cuộc đời vốn có nhiều đắng cay, ngang trái. Từ đó, tác phẩm đặt ra vấn đề về cự li tìm hiểu cuộc sống của người nghệ sĩ. “ Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần, đừng vì nghê thuật mà quên cuộc đời” ( Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn 2009 – Nguyễn Khắc Bình , Nguyễn Duy Kha). Giáo viên nên gợi mở cho học sinh bàn bạc về thái độ của Phùng trước cảnh gia đình hàng chài. Từ đó các em sẽ rút ra nhận xét về người nghệ sĩ Phùng – hóa thân cuả Nguyễn Minh Châu: Đó là người nghệ sĩ đầy trách nhiệm với cuộc sống, căm ghét các ác, sự bất công, sẵn sàng làm tất cả vì cái Thiện, vì lẽ công bằng. Chỉ có người nghệ sĩ như thế mới có thể khám phá ra cái Chân, Thiện, Mĩ của cuộc sống. Đó cũng là một vấn đề thuộc về quan điểm nghệ thuật của tác giả. Phát hiện thứ hai của Phùng khiến cho anh nhận ra cảnh tượng tuyệt đẹp mà anh chứng kiến lại chẳng phải là đạo đức, chân lí của sự toàn thiện. Một bức ảnh đẹp cũng chẳng còn đẹp nữa nếu như đằng sau nó là sự bạo hành của cái ác. Từ đó, hoc sinh có thể rút ra vấn đề là cái đẹp nghệ thuật phải gắn với cuộc sống con người thì nó mới có ý nghĩa và có giá trị thực sự. Đó cũng là một điều thuộc về quan điểm nghệ thuật của nhà văn. - Phát hiện quan trọng nhất của nghệ sĩ Phùng: Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. Với bản chất của người lính cách mạng, Phùng không thể chấp nhận việc người đàn bà phải chịu sự hành hạ tàn nhẫn của người chồng vũ phu. Và anh bàng hoàng nhận thấy chị ta tình nguyện chấp nhận cuộc sống đó, cương quyết không rời bỏ người chồng. Ngay sau đó, lời tâm sự chân thành của chị đã giúp Phùng và Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều. Phùng thấy được tấm lòng yêu thương bao la, đức hi sinh, sự bao dung, vị tha cao quý, những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống của chị đã khiến cho chị từ chỗ đáng thương trở lên đáng kính. Cái đẹp trong tâm hồn người đàn bà mới chính là cái đẹp đích thực của cuộc sống, trở thành sự cứu rỗi, thành chỗ dựa và niềm tin vào cái Thiện nhất định sẽ chiến thắng cái Ác. Hình tượng người đàn bà là hình tượng rất quan trọng, đòi hỏi thầy và trò có sự đầu tư trong việc tìm hiểu nhân vật này. Cần gợi ý cho các em tìm thấy những nét đẹp có tính truyền thống trong tính cách người đàn bà, so sánh với những nhân vật người phụ nữ như bà cụ Tứ ( Vợ Nhặt – Kim Lân), Má của Việt ( Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) Đồng thời cũng đề nghị học sinh tìm ra những nét đẹp mà tác giả Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra như những “hạt ngọc tâm hồn” của con người Việt Nam thời hiện đại . Sau này, Phùng ngắm nhìn tấm ảnh thì luôn nhận thấy từ chiếc thuyền thơ mộng kia thấp thoáng bóng dáng người đàn bà bước ra. Do cảm nghiệm sâu sắc của Phùng mà anh đã nhận ra được cái đẹp đích thực của cuộc sống nằm ở vẻ đẹp của tâm hồn con người. Quá trình “nhận thức lại” của Phùng cũng chính là sự trăn trở của người nghệ sĩ để tìm đến với quan điểm nghệ thuật chân chính: Nghệ thuật vị nhân sinh. Từ đó, tác giả đặt ra vấn đề: Phải có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều để nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống và con người. Đối với người nghệ sĩ thì điều đó lại càng quan trọng. SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC LẠI CỦA NGHỆ SĨ PHÙNG: Bức ảnh đẹp ® Cảnh bạo hành ® Vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà â â â Hạnh phúc ® Sửng sốt thất vọng ® Cảm phục, tin tưởng Ä Đi từ quan điểm duy mỹ đến quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh: Cái đẹp nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. 4. Đặt học sinhvào trong tình huống truyện để các em có sự chiêm nghiệm, lí giải sâu sắc: - Chú ý tới hệ thống câu hỏi gợi mở và câu hỏi thảo luận: ● Em nghĩ gì về cách xử sự của người đàn bà? Theo em, chị cứ phải cam chịu mãi, hi sinh mãi vì hạnh phúc gia đình hay sao? Nếu là em thì em sẽ làm như thế nào? ● Em có suy nghĩ gì về nhân vật thằng Phác? Hành động chống lại cha của Phác có đáng được cảm thông hay không, vì sao? Theo em, nhà văn muốn bày tỏ điều gì qua nhân vật Phác? Nếu em là Phác thì sao? ● Trong truyện ngắn, nhà văn trăn trở nhất là về vấn đề gì? Em nhận xét gì về nhân cách Nguyễn Minh Châu? Theo em, làm thế nào giải quyết được bi kịch cuộc sống mà nhà văn đưa ra trong tác phẩm? ● Quan niệm nghệ thuật của tác giả thể hiện trong cách ứng xử của nhân vật nghệ sĩ Phùng. Em thử phân tích điều đó? ● Truyện Chiếc thuyền ngòai xa thể hiện những tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong bút pháp truyện ngắn. Liên hệ với một số truyện ngắn đã học trong chương trình lớp 12, em hãy chỉ ra những tìm tòi đổi mới đó? - Tổ chức nhóm học tập, nhóm thảo luận thật khoa học và hiệu quả: ● Chia nhóm cố định, theo tổ học tập, thành phần bao gồm cả em khá giỏi và trung bình, yếu. Có cử nhóm trưởng, thư kí. ● Tạo điều kiện để tất cả các nhóm được trình bày ý kiến. Chuẩn bị thì như nhau nhưng khi trình bày, có thể mỗi nhóm trình bày một mảng vấn đề. ● Cần cho điểm hoặc có hình thức khen thưởng để kích thích tinh thần làm việc nhóm. Đây là kĩ năng vô cùng cần thiết mà học sinh GDTX còn yếu. Người giáo viên phải kiên trì rèn luyện cho các em. Đến khi đã hình thành được kĩ năng thì rất thuận lợi cho việc học tập. Một tác phẩm luận đề như truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đòi hỏi tổ chức giờ học theo hướng tổ chức thảo luận, tìm hiểu thật sâu sắc. Đó là cách tối ưu để học sinh tiếp nhận tác phẩm thật tốt. 5. Vấn đề tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu bút pháp nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: Một thực trạng có thể thấy được là học sinh GDTX chưa có những kiến thức lí luận văn học để có thể tìm hiểu thấu đáo những điều thuộc về đặc trưng của thể loại văn học. Các thầy cô cũng chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc trang bị kiến thức lí luận văn học cho các em. Đó là khó khăn trong việc giúp các em thấy được những đặc sắc, sáng tạo của Nguyễn Minh Châu thể hiện ở tác phẩm này. Vừa qua, tổ Văn trung tâm GDTX Tân Bình có tổ chức một chuyên đề tìm hiểu truyện ngắn trong chương trình ngữ văn học kìII lớp 12. Trong đó, bài viết “ Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn Việt Nam hiện đại” của cô Triệu Thị Kim Loan đã đem lại hứng thú cho học sinh và cung cấp cho các em nhũng kiến thức quí giá để tìm hiểu truyện ngắn: ● Khái niệm về truyện ngắn. ● Đặc trưng của truyện ngắn: về dung lượng nhỏ, về cốt truyện, về tình huống, chi tiết, kết cấu, phương thức trần thuật, hệ thống nhân vật Theo tôi, việc tổ chức những chuyên đề như vậy là cần thiết và có hiệu quả, nên phát huy, nhất là khi số lượng bài li luận văn học trong chương trình Ngữ Văn PTTH chưa phải đã đầy đủ và sâu sắc. Riêng đối với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, cần lưu ý các em phân tích tình huống truyện có tính nhận thức, cách trần thuật sắc sảo và chân thật của nhà văn, đặc biệt cần giúp các em thấy được tính chất triết lí sâu sắc và đầy giá trị nhân văn của truyện ngắn. Vấn đề các hình ảnh có tính chất biểu tượng cũng cần được lưu ý tìm hiểu đúng mức. Đó là các biểu tượng: ● Chiếc thuyền ngoài xa. ● Bãi xe tăng. ● Tấm ảnh nghệ thuật. Không nên áp đặt mà cần gợi mở để các em tự rút ra ý nghĩa sâu sắc của hình tượng văn học, đảm bảo tính đa nghĩa của tác phẩm. III. KẾT LUẬN: Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và việc tìm hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa( Nguyễn Minh Châu) hẳn sẽ còn nhiều ý kiến tranh luận. Trên đây, người viết chỉ xin đưa ra một vài suy nghĩ đúc kết sau những tiết giảng dạy tác phẩm trong thực tế, những suy nghĩ đó hẳn cũng chưa đầy đủ chiều rộng và chiều sâu. Nhưng người viết có thể cảm nhận rất rõ: truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm có giá trị, cả về nội dung tư tưởng và bút pháp nghệ thuật. Cần phải giúp cho học sinh cảm nhận được giá trị đó, để bồi dưỡng cho các em không phải chỉ là kiến thức văn học mà còn vun đắp tâm hồn, đánh thức các em về trách nhiệm với cuộc đời, quan tâm tới thực tế cuộc sống còn nhiều đói nghèo, bất trắc của một bộ phận nhân dân. Đó cũng là vấn đề quan trọng của giới trẻ hôm nay.
Tài liệu đính kèm: