Từ cổ đến kim, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống của người. Qua văn chương con người cảm nhận, ý thức được cái đẹp những tinh tú, thỏa mãng sự hài hòa của cuộc sống của cuộc sống hành ngày. Từ đó tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng tình cảm sâu sắc, tinh tế. Được bồi dưỡng về ngôn ngữ- văn chương là thứ ngôn ngữ phong phú, sống động và giàu sức biểu cảm của dân tộc. Dân tộc Việt Nam không chỉ trong quá khứ mà ngay hiện tại đã gửi vào văn chương những kinh nghiệm sống về tình yêu, khát vọng về cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên muốn biết ông cha ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai cũng như con người Việt Nam trong thời đại hiện đại này đang buồn, vui, đau khổ,lo lắng, suy nghĩ và hy vọng ra sao thì hãy đến với văn thơ.Chính vì vậy dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông nói chung và trong bậc THCS nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng.
Bởi vì! Qua tiết học môn văn học được tiếp xúc với các tác phẩm văn chương, học sinh cảm thụ những vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ. Đối với những em học sinh có khả năng cảm thụ tốt các tác phẩm văn chương, thì việc phát hiện và giúp các em phát triển về khả năng của mình trong lĩnh vực văn chương không những là một việc làm cần thiết và đúng đắn mà còn là một công việc mang tầm quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông. Do đó việc tìm kiếm những giải pháp để làm tốt công việc này đang là những điều trăn trở của các cấp lao động ngành GD cũng như của giáo viên đứng lớp hiện nay.
Một lí do để tôi chọn sáng kiến này là trong mười hai năm liên tục tôi đã được nhà trường giao cho nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9, đạt được nhiều thành tích đáng kể, năm nào cũng đều có học sinh giỏi cấp huyện, kể cả cấp tỉnh.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LĂK TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Ï--- & ---Ò SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS. Người viết: Nguyễn Văn Thành Đơn vị công tác: Trường THCS Lê quý Đôn Trình độ chuyên môn:ĐạIihọc sư phạm. Môn đào tạo: Ngữ Văn. Năm học 2008-2009. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ. Từ cổ đến kim, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống của người. Qua văn chương con người cảm nhận, ý thức được cái đẹp những tinh tú, thỏa mãng sự hài hòa của cuộc sống của cuộc sống hành ngày. Từ đó tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng tình cảm sâu sắc, tinh tế. Được bồi dưỡng về ngôn ngữ- văn chương là thứ ngôn ngữ phong phú, sống động và giàu sức biểu cảm của dân tộc. Dân tộc Việt Nam không chỉ trong quá khứ mà ngay hiện tại đã gửi vào văn chương những kinh nghiệm sống về tình yêu, khát vọng về cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên muốn biết ông cha ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai cũng như con người Việt Nam trong thời đại hiện đại này đang buồn, vui, đau khổ,lo lắng, suy nghĩ và hy vọng ra sao thì hãy đến với văn thơ...Chính vì vậy dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông nói chung và trong bậc THCS nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi vì! Qua tiết học môn văn học được tiếp xúc với các tác phẩm văn chương, học sinh cảm thụ những vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ. Đối với những em học sinh có khả năng cảm thụ tốt các tác phẩm văn chương, thì việc phát hiện và giúp các em phát triển về khả năng của mình trong lĩnh vực văn chương không những là một việc làm cần thiết và đúng đắn mà còn là một công việc mang tầm quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông. Do đó việc tìm kiếm những giải pháp để làm tốt công việc này đang là những điều trăn trở của các cấp lao động ngành GD cũng như của giáo viên đứng lớp hiện nay. Một lí do để tôi chọn sáng kiến này là trong mười hai năm liên tục tôi đã được nhà trường giao cho nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9, đạt được nhiều thành tích đáng kể, năm nào cũng đều có học sinh giỏi cấp huyện, kể cả cấp tỉnh. Chính vì vậy tôi đưa ra một số vấn đề này để các thầy cô giáo đồng nghiệp tham khảo. Hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này giúp các thầy cô giáo tháo gỡ những vướng mắc trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc THCS ở huyện lăk ta. II/THỰC TRẠNG Qua nhiều năm phụ đạo học sinh yếu kém tại trường THCS Lê Quý Đôn, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1.Thuận lợi: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn nhằm phát hiện tài năng nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh. Đây là việc diễn ra thường xuyên hàng năm ở các cấp học. Và cũng hằng năm Sở GD và Phòng GD & ĐT tổ chức các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp nhằm chọn lựa ra những học sinh giỏi ở các cấp học. Trong những năm gần đây, các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi huyện và học sinh giỏi tỉnh chỉ được tổ chức với các khối lớp cuối cấp: Mặc dù vậy nhưng hầu như ở các trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng việc tổ chức thi chọn học sinh giỏi vẫn được tiến hành ở các khối lớp. Riêng đối với trường THCS Lê Quý Đôn công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp đặc biệt được cấp ủy cũng như lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên hết sức quan tâm. Nhằm phát hiện và tìm nguồn nhân lực cho đội tuyển để định hướng bồi dưỡng một cách có hệ thống. Môn Ngữ Văn trong trường THCS là môn chiếm số tiết nhiều nhất trong các môn được học, là môn bắc buộc mà bắt cứ học sinh nào cũng đều biết. Điểm của môn Ngữ Văn được nhân hệ số hai so với các môn học khác. hết sức Là môn mà học sinh tu dưỡng ngôn từ, phẩm chất đạo đức hết quan trọng để hình thành nhân cách cho các em. Nghệ thuật lúc nào cũng đi vào đời sống nhân dân, bằng nhiều cách tuyên truyền qua thông tin đại chúng. Trong thư viện có nhiều sách, báo, truyện để các em tiện tham khảo. Gắn liền với những ca khúc nổi tiếng đi vào lòng người, các em rất dể thuộc. Dể dàng tiếp cận với các em, một mặc phụ huynh học sinh quan tâm đến các em về lời ăn tiếng nói. Lứa tuổi của các em háo động, sôi nổi, thích tìm hiểu những tác phẩm nghệ thuật hay. 2.Khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi đó còn gặp rất nhiều khó khăn như sau: Hiện nay, nguồn lực học sinh giỏi rất hạn chế về cả số lượng cũng như chất lượng. Bởi vì đối với môn Ngữ Văn hình như các em ít quan tâm hơn những môn khoa học khác như:Toán, Lí, Hóa...Số học sinh yêu thích môn Ngữ Văn còn quá ít. Trong quá trình công tác tại trường tôi nhận thấy rằng học sinh khi học sinh có năng khiếu về môn Văn mà có khả năng ở các môn học khác thì các em sẽ không chọn môn Văn. Ngược lại có những học sinh yêu thích môn Văn thì năng lực cảm thụ văn chương lại hạn chế. Trong khi đó việc nhận thức môn học chưa sâu sắc cho nên một số phụ huynh có con em học được môn Văn lại không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển. Và hơn nữa việc bồi dưỡng nguồn lực học sinh giỏi ở những lớp dưới 6, 7, 8 không đồng đều ở các môn học vì lí do các em có quyền tự do chọn môn thi cho nên rất khó khăn trong việc bồi dưỡng. Một khó khăn nữa của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn đó là vấn đề tài liệu và nhất là phương pháp, hình thức bồi dưỡng còn hạn chế. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có là bao mà những bài việc về chuyên đề này còn quá ít. Chính từ những lí do này mà các giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi rất lo lắng khi được phân công bồi dưỡng. Hơn nữa đặc thù bồi dưỡng học sinh giỏi lại đòi hỏi ở giáo viên sự đầu tư về thời gian và công sức rất nhiều. Giáo viên tự lên chương trình và đầu tư soạn giảng đã là một việc làm khó khăn đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong khi đó kinh phí đầu tư cho công tác này lại không có, không tránh khỏi tình trạng giáo viên được phân công tìm lí do để từ chối hoặc tham gia bồi dưỡng nhưng không đến nơi đến chốn...Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của đội ngũ học sinh giỏi của trường nói chung và của môn Ngữ Văn nói riêng. Chính vì vậy. Hiện nay các cấp lãnh đạo và đội ngũ giáo viên trong nhà trường đang trăn trở tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi . III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG 1.Đối tượng nghiên cứu : -Học sinh khối 9 trường THCS Lê Quý Đôn. -Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2003-2004. -Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2004-2005 -Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2005-2006. -Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2006-2007. -Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2007-2008. -Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2008-2009. 2.Phương pháp nghiên cứu : - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương. - Thực tế công tác. - Sự phối kết hợp với các đông nghiệp, tổ khối chuyên môn. 3.Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi : Đối với học sinh bậc phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng, ở vào độ tuổi này bản thân các em rất giàu cảm xúc và trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Việc cảm thụ và tiếp nhận vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống trong đời sống hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương đang chuyển dần từ cảm tính sang lí tính. Đây là giai đoạn để các em bộc lộ năng khiếu nghệ thuật nói chung và năng khiếu văn chương nói riêng. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương các em tự đặt mình trong cảnh ngộ tâm trạng của nhân vật. Cùng vui buồn, sướng khổ với nhân vật trong tác phẩm. Thế giới hình tượng và tiếng lòng của người nghệ sĩ giúp học sinh mở rộng tâm hồn mình với thế giới xung quanh. Qua đó khơi dậy, khích lệ các em phát triển từ năng khiếu cảm thụ văn chương đến năng khiếu sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, giúp các em có đời sống tinh thần phong phú hơn, sáng tạo hơn, có tầm nhìn rộng mở hơn, yêu đời, yêu cuộc sống và tự tin hơn. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông là một việc làm đúng đắn và có tầm quan trọng to lớn. Đó là một việc làm mang ý nghĩa xã hội nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Việc phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những học sinh giỏi có năng lực cảm thụ văn chương vừa thể hiện một cách sâu sắc tinh thần nhân văn cao đẹp của xã hội vừa kích thích cổ vũ thái độ tinh thần học tập của học sinh đồng thời trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi với những phát hiện sáng tạo và sự thông minh của học sinh. Vì vậy, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao ý thức học hỏi, tìm tòi, đào sâu suy nghĩ của giáo viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của mình. 4. Giải pháp: Trước thực trạng đã nêu ở trên-giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản, có những biện pháp cụ thể và hình thức bồi dưỡng phù hợp thì việc bồi dưỡng mới có kết quả. Sau đây là những phương pháp mà tôi đã thực hiện và đúc rút được qua từng năm học về công tác này. a.Những yêu cầu có tính nguyên tắc đối với bồi dưỡng học sinh giỏi : -Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn phải gắn liền với GD đạo đức tư tưởng học sinh. -Bồi dưỡng học sinh giỏi là phải làm cho học sinh ý thức được ý nghĩa ý thức được ý nghĩa tầm quan trọng của môn học đặt trong mối quan hệ biện chứng với các môn học khác. -Bồi dưỡng học sinh giỏi phải liên tục và có tính hệ thống. -Bồi dưỡng học sinh giỏi là phát huy tối đa khả năng tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. b.Một số hình thức và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn -Phát hiện học sinh giỏi : Đây là khâu đầu tiên có tính chất quyết định chất lượng đội tuyển nên nó hết sức quan trọng.Việc phát hiện học sinh giỏi môn Văn đòi hỏi người giáo viên phải trực tiếp giảng dạy ở các lớp phải lưu tâm ngay từ đầu năm học chứ không phải chờ đến gần kì thi mới tuyển chọn như chúng ta vẫn thường làm. Rõ ràng việc phát hiện học sinh giỏi môn Ngữ Văn cũng không đến nỗi quá khó vì khả năng của các em đối với môn học này được bộc lộ phần nào qua kĩ năng nghe, nói, đọc, việc. Nói năng rành mạch, diễn đạt lưu loát những ý nghĩ, quan điểm bản than. Hơn nữa chỉ qua vài bài viết của các em dù đó là đoạn văn hay cả bài văn giáo viên cũng có thể nhận ra cách cảm, cách hiểu, cách nghĩ thông qua đó phát hiện ra những học sinh có năng khiếu để có hướng bồi dưỡng. Việc tiếp theo khi chọn đội tuyển là sau khi đã phát hiện ra được học sinh có năng khiếu.Giáo viên cần phải kiểm tra kiến thức các em. Vốn kiến thức cũng như khả năng cảm thụ của các em đến đâu. Sở dĩ phải làm bước này bởi yêu cầu đối với học sinh giỏi ít nhất là phải có kiến thức cơ bản, cái gọi là phần nền để có cơ sở bồi dưỡng sau này. Đối với môn Ngữ Văn việc khơi gợi lòng yêu mến đối với môn học của các em là không thể thiếu. Bằng cách chuyển tải nào đó giáo viên phải truyền đến cho học sinh lòng đam mê đối v ... thích gì dạy nấy theo cảm tính. Để xây dựng được một chương trình ôn luyện đạt hiệu quả cao mà không nhàm chán đối với học sinh (vì các kiến thức đều đã được học) giáo viên cần phải sáng tạo trong việc thể hiện nội dung kiến thức. Sắp xếp lượng kiến thức giữa phân môn phù hợp với yêu cầu. Vì mục đích cuối cùng của học sinh là tạo lập được một văn bản đầy đủ về nội dung và hình thức. Để làm được điều đó, khi lên chương trình bồi dưỡng giáo viên cần phải chú ý đến tính thống nhất giữa các phân môn. Hơn nữa, đối với từng phân môn cần phải đảm bảo đúng đặc trưng của từng phần đối với phân môn Tiếng Việt. Khi giáo viên bồi dưỡng cho học sinh . Ngoài việc củng cố cho các em :cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, các biện pháp tu từ ...Thì đối với từng loại đơn vị kiến thức, giáo viên cần phải chuẩn bị một hệ thống bài tập ứng dụng đối với từng loại. -Hoặc khi lên chương trình Tập làm văn : giáo viên hệ thống lại kiến thứcđã học rồi chia ra từng mảng chuyên đề chủ đề. Để tóm lược nội dung tác phẩm và khái quát lên vấn đề trọng tâm . Ví Dụ: Chủ đề về người phụ nữ. Chủ đề về người lính. Chủ đề về người nông dân. Chủ đề về người mẹ... Để từ những kiến thức mang tính khái quát - học sinh có thể khai triển ra một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn theo cách cảm và cách nghĩ của bản thân một cách sang tạo hơn. -Còn đối với Tập làm văn . Do có sự lặp lại và nâng cao về nội dung kiến thức. Cho nên việc ôn luyện lí thuyết có phần thuận lợi hơn. Do đó khi lên chương trình giáo viên đặc biệt chú trọng hơn đối với phần luyện tập. Giáo viên có thể bố trí làm sao đó để học sinh được thực hành càng nhiều càng tốt và đối với mỗi kiểu loại hay mỗi dạng đề giáo viên cần phải có ví dụ minh họa cụ thể. -Bên cạnh việc xây dựng một chương trình cụ thể, về nội dung và phương pháp thì việc lên kế hoạch về thời gian bồi dưỡng cho học sinh cần phải hợp lí kế hoạch. Việc sắp xếp các buổi học bồi dưỡng không nên gần nhau mà có thể phân đều trong tuần. Ví dụ : khi đã bố trí thời gian bồi dưỡng thì tiết tiếp theo phải là giữa tuần...Mỗi buổi không học quá ba tiết. Mục đích của việc làm nay là tạo điều kiện cho các em có thời gian làm bài tập ở nhà và học các môn học khác. Đồng thời làm mềm hóa sự cẳng thẳng của áp lực thi cử. Nói tóm lại: việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là một việc làm cần thiết và quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi khi giáo viên có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng . Công tác bồi dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. c.Phương pháp bồi dưỡng kĩ năng: Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên không chỉ ôn luyện cho các em những kiến thức nội dung thuần túy mà giáo viên nên tập trung bồi dưỡng kĩ năng cơ bản để phục vụ cho việc củng cố vốn kiến thức mà các em đã có để chuyển tải được lượng kiến thức đã học thành kiến thức của riêng mình. Bởi đối tượng được bồi dưỡng ở dây là học sinh giỏi. Cho nên việc củng cố phát triển kĩ năng là vô cùng quan trọng. Sau đây tôi xin nêu một vài biện pháp bồi dưỡng và phát triển kĩ năng cho học sinh. Thứ nhất là kĩ năng cảm thụ văn chương. Như chúng ta đã biết học Văn là một quá trình tổng hòa nhiều cách thức nhiều thao tác ở nhiều không gian, thời gian khác nhau. Bằng nhiều giác quan và nội lực của người học.Nên việc học Văn trong nhà trường là để biết thưởng thức, biết tự giải mã tác phẩm văn chương nghĩa là học những kiến thức phương pháp cơ bản nhất liên quan đến vấn đề văn chương. Một vấn đề được đặt ra cho người giáo viên dạy Văn nói chung cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng là dạy theo cách nào để đạt hiệu quả tối ưu ? Với việc bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần hưỡng dẫn cho học sinh các thao tác kĩ năng cảm thụ các tác phẩm văn học. Đầu tiên phải nói đến kĩ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Với vấn đề này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của từng thể loạI văn học. Để trên cơ sở đó học sinh có hướng phân tích cụ thể. Chẳng hạn khi phân tích một tác phẩm truyện sẽ khác với phân tích một tác phẩm thơ.Với tác phẩm truyện cần chú ý đến hình ảnh, ngôn ngữ nhạc điệu tiết tấu, cảm xúc của nhà thơ. Những chi tiết chọn lọc để phân tích tác phẩm phải là những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật được nội dung tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Việc phân tích biện pháp nghệ thuật để làm nổI bật nội dung hay vừa phân tích nội dung vừa phân tích nghệ thuật - cũng tùy thuộc vào từng thể loại khi học sinh thành thạo về kĩ năng phân tích thì việc cảm thụ tác phẩm sâu sắc và tự nhiên hơn. Thứ hai là kĩ năng đọc tài liệu tham khảo. Để học tốt môn Ngữ Văn cần phải đọc sách nhiều. Nhất là đối với học sinh giỏi môn Ngữ Văn việc đọc sách tham khảo là không thể thiếu. Đó là điều mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh.Về việc này giáo viên cần hướng dẫn các em cách chọn sách tham khảo cũng như cách đọc. Trên cơ sở đó hình thành các kĩ năng đọc cho học sinh. Đối với sách tham khảo học sinh sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm qua bài viết của người khác. Nếu như biết cách hướng dẫn học sinh rèn luyện tư duy của mình thông qua hình thức này. Với học sinh giỏi để rèn luyện kĩ năng này giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh biết cách đọc, ghi chép, suy ngẫm. Để đối chiếu với phần lí thuyết của từng dạng bài, kiểu bài. Tự rút ra những kĩ năng cơ bản khi trình bày một bài văn ví như khi học sinh đọc một bài văn đạt giải - học sinh cần phải làm gì?Điều trước tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh học cách triển khai bài viết. Với nội dung đó, đề bài đó thì cách mở bài được triển khai như thế nào? Phần thân bài được trình bày ra sao? Ở phần kết bài phải làm được những ý gì, kết quả nào?..v..v..Tiếc là luyện cho học sinh kĩ năng đọc, nhận xét văn người để bổ sung sửa chữa cho văn mình.Chứ không phải học thuộc lòng để sao chép một cách sáo rỗng. Vì mục đích cuối cùng của việc đọc sách giáo khoa nói chung và sách tham khảo nói riêng là cách chuyển hóa tri thức của người thành tri thức của bản thân mình một cách sáng tạo. Do đó việc bồi dưỡng kĩ năng đọc sách tham khảo một cách khoa học đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện năng lực văn chương cho các em. Thứ ba là bồi dưỡng kĩ năng tạo lập văn bản. Nói đến kĩ năng tạo lập văn bản phải nói đến cách trình bay, diễn đạt,cách sắp xếp triển khai bài viết cũng nhưcách điều chỉnh thời lượng bài viết cho phù hợp với học sinh.Đặc biệt đối với học sinh giỏi thì những kĩ năng này lạI phải càng chú trọng hơn. Nếu chúng ta không làm tốt được những việc này thì dù học sinh có nắm chắc kiến thức cơ bản bao nhiêu đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng vẫn không đạt như mong muốn. Bởi một yêu cầu đầu tiên đối với bài viết của học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng là chữ viết phải rõ rang đúng chính tả.Cách dùng từ đặt câu phải thật chính xác chuẩn mực. Cách khai triển bài đoạn văn bài văn phải lôgic, chặt chẽ. Cho nên giáo viên phải rèn cho học sinh làm tốt những kĩ năng này. Điều đó đòi hỏi phải có thời gian để các em rèn luyện. Đồng thời giáo viên phải kèm cặp sát sao chỉ bảo chấm chữa bài tập kịp thời và động viên khích lệ sửa chữa uốn nắn học sinh kịp thời giúp học sinh phát triển kĩ năng một cách tự nhiên hơn. Đối với phân môn Tiếng Việt. Thường khi làm bài các em có một thói quen là hay trả lời vắn tắt(kể cả trong văn bản). Kiểu hỏi cái gì trả lời nấy. Cách trả lời nôm na đó thực ra nó không mang tính chất văn chương. Với học sinh giỏi cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ khoa học có đầu có đuôi là rất cần thiết. Chẳng hạn khi cho học sinh phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: " Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân” Trích: Viếng lăng Bác-Viễn Phương) Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tiến hành các bước sau: - Giới thiệu câu thơ. - Chỉ ra các biện pháp tu từ. - Phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật đó và tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung chủ đề. - Nêu suy nghĩ, cảm xúc, những nhận xét đánh giá của bản thân về cách sử dụng biện pháp tu từ đó của tác giả. Hay trước một đề bài Tập làm văn-sau bước tìm hiểu đề, tìm lý lẽ ra để định hướng bài viết học sinh phải vận dụng kĩ năng lập dàn ý. Mặc dù việc rèn kĩ năng này hầu như là một việc làm thường xuyên trong mỗi dạng bài kiểu bài trong chương trình thế nhưng hầu như tất cả học sinh kể cả học sinh giỏi thường bỏ qua bước này. Do đó khi bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh kĩ năng này tạo thói quen tốt trước khi viết bài bởi đây là một bước quan trọng mang tính khoa học nên học sinh cần phải thực hiện. Trên đây là những kĩ năng cơ bản mà bồi dưỡng học sinh giỏi - giáo viên cần phải chú trọng. -Kết quả thực hiện: Trong quá trình thực hiện áp dụng những biện pháp hình thức bồi dưỡng nêu trên vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn 9 tại trường trong năm năm qua trở về đây. Số học sinh giỏi môn Văn 9 do tôi phụ trách tham gia các kì thi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ : Năm 2005-2006:1 em dự thi đạt giải huyện, được đi thi tỉnh. Năm 2006-2007:1 em dự thi đạt giải huyện. Năm 2007-2008:1 em dự thi đạt giải huyện đạt giải nhì, được đi thi tỉnh cấp tỉnh và được công nhận. IV.Kết luận: Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác trọng tâm ở các trường phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng. Nó đòi hỏi phải thường xuyên liên tục. Do đó việc phát hiện để bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên. Để đạt được hiệu quả trong công tác nàyđòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực và năng khiếu sư phạm. Đồng thời phải có tâm huyết đối với nghề nghiệp, biết tôn trọng tài năng, chất lượng học sinh giỏi không chỉ thể hiện đánh giá năng lực năng khiếu của học sinh mà còn thể hiện năng lực bồi dưỡng của mỗi giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Đây cũng là công tác mũi nhọn góp phần thúc đẩy phong trào dạy và học trong nhà trường hiện nay. V.Những đề xuất, kiến nghị: - Các cấp lãnh đạo cần phải quan tâm hơn nữa đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi về cả vật chất lẫn tinh thần. - Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tư liệu tham khảo. - Thường xuyên kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên. ................................................................................................................ Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi rút ra từ thực tế công tác của mình. Tôi rất mong nhận được sự đồng tình góp ý, bổ sung những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc THCS để bản thân ngày càng phục vụ tốt hơn trong công tác giảng dạy môn Văn nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn nói riêng ngày càng đạt kết quả cao hơn. Eana, ngày 10 tháng 2 năm2009. Người viết: Nguyễn Văn Thành
Tài liệu đính kèm: