Nghiên cứu - Giảng dạy thơ hồ chí minh ở trường trung học cơ sở

Nghiên cứu - Giảng dạy thơ hồ chí minh ở trường trung học cơ sở

 A - ĐẶT VẤN ĐỀ

 I CƠ SỞ LÝ LUẬN

 Sinh thời Hồ Chí Minh không xem mình là một nhà thơ. Người không xem thơ văn là phương tiện để lập thân, để "lưu danh hậu thế". Người đã từng tán thưởng câu thơ của Viên Mai :

 " Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch

 Lập thân tối hạ thị văn chương ."

 Câu thơ được Phạm Trọng Điềm dịch như sau :

 " Khuya sớm những mong ghi sử sách

 Lập thân hèn nhất ấy văn chương ."

 Không những thế, Người lại càng không muốn xem thơ, văn như là chuyện thù tạc, ngâm vịnh nhàn tản, được mất ở một tấc lòng của một thiểu số người cầm bút. Mở đầu tập Nhật ký trong tù, Bác viết :

" Ngâm thơ ta vốn không ham

 Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây

 Ngày dài ngâm ngợi cho khuây

 Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do "

 ( Mở đầu tập nhật ký)

 Xuất phát từ nhu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Người làm thơ là để tuyên truyền cho công cuộc giải phóng dân tộc. Vì thế những gì người để lại cho đời là những ghi chép, những bài học, những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước. Người làm thơ, viết văn nhằm thực hiện một trách nhiệm cao quí, một mục tiêu cao cả là tuyên truyền cho nhiệm vụ cách mạng và cổ vũ toàn dân chiến đấu giải phóng dân tộc. Với Người, thơ - văn phải là thứ vũ khí sắc bén và nhà thơ phải luôn mang tinh thần cách mạng tiến công. Người am hiểu sâu sắc những đặc trưng và quy luật của sự sáng tạo nghệ thuật, lấy quan điểm cách mạng của hệ tư tưởng vô sản làm phương hướng nhận thức và sáng tạo. Với một vốn học vấn uyên bác, tiếp thu sâu sắc tinh hoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, với một tâm hồn giàu cảm xúc yêu thương và luôn bừng sáng vẻ đẹp của trí tuệ, lại luôn tha thiết với cái đẹp của cuộc sống và nghệ thuật. Vì thế những bài viết của Người là những tác phẩm vô giá trong kho tàng văn học Việt Nam, thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo. Có thể nói rằng, trong thế kỷ XX này chưa có một nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp nào có thể vượt qua được.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu - Giảng dạy thơ hồ chí minh ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu - giảng dạy thơ hồ chí minh
ở trường trung học cơ sở
 A - Đặt vấn đề
 I Cơ sở lý luận 
 Sinh thời Hồ Chí Minh không xem mình là một nhà thơ. Người không xem thơ văn là phương tiện để lập thân, để "lưu danh hậu thế". Người đã từng tán thưởng câu thơ của Viên Mai : 
 " Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch 
 Lập thân tối hạ thị văn chương ."
 Câu thơ được Phạm Trọng Điềm dịch như sau :
 " Khuya sớm những mong ghi sử sách
 Lập thân hèn nhất ấy văn chương ." 
 Không những thế, Người lại càng không muốn xem thơ, văn như là chuyện thù tạc, ngâm vịnh nhàn tản, được mất ở một tấc lòng của một thiểu số người cầm bút. Mở đầu tập Nhật ký trong tù, Bác viết :
" Ngâm thơ ta vốn không ham
 Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
 Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
 Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do "
 ( Mở đầu tập nhật ký) 
 Xuất phát từ nhu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Người làm thơ là để tuyên truyền cho công cuộc giải phóng dân tộc. Vì thế những gì người để lại cho đời là những ghi chép, những bài học, những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước. Người làm thơ, viết văn nhằm thực hiện một trách nhiệm cao quí, một mục tiêu cao cả là tuyên truyền cho nhiệm vụ cách mạng và cổ vũ toàn dân chiến đấu giải phóng dân tộc. Với Người, thơ - văn phải là thứ vũ khí sắc bén và nhà thơ phải luôn mang tinh thần cách mạng tiến công. Người am hiểu sâu sắc những đặc trưng và quy luật của sự sáng tạo nghệ thuật, lấy quan điểm cách mạng của hệ tư tưởng vô sản làm phương hướng nhận thức và sáng tạo. Với một vốn học vấn uyên bác, tiếp thu sâu sắc tinh hoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, với một tâm hồn giàu cảm xúc yêu thương và luôn bừng sáng vẻ đẹp của trí tuệ, lại luôn tha thiết với cái đẹp của cuộc sống và nghệ thuật. Vì thế những bài viết của Người là những tác phẩm vô giá trong kho tàng văn học Việt Nam, thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo. Có thể nói rằng, trong thế kỷ XX này chưa có một nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp nào có thể vượt qua được.
 II Cơ sở thực tiễn
 Nghiên cứu, tìm hiểu, học tập thơ ca Hồ Chí Minh luôn là niềm ước mong, khao khát cháy bỏng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bởi vì thơ Người có sự kết hợp kỳ diệu giữa nội dung và hình thức; tư tưởng và nghệ thuật; chất anh hùng ca và chất trữ tình sâu lắng; nét bình dị trong sáng và sự hàm súc uyên thâm; chất cổ điển truyền thống và hiện đại mới mẻ. Thơ Người thể hiện cốt cách lớn của một tâm hồn nghệ sĩ lớn - một nhà văn, nhà thơ, một danh nhân văn hoá thế giới. Đặc biệt, nghiên cứu, tìm hiểu, học tập thơ văn của Người là để giúp học sinh làm quen với chính con người Bác, hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của người anh hùng dân tộc vĩ đại .
 B - Giải quyết vấn đề
I - Nội dung nghiên cứu - giảng dạy
 1) Dạy thơ Hồ Chí Minh ở chương trình THCS, trước hết giáo viên cần bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng của Người cho học sinh qua các bài dạy cụ thể. Đó là lòng yêu nước, thương dân, ý chí, nghị lực kiên định vượt qua khó khăn thử thách, vượt qua thiếu thốn, bệnh tật, vượt lên mọi hoàn cảnh khổ đau với một phong thái ung dung, tự chủ, tinh thần lạc quan cách mạng, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.
 Vậy lòng yêu nước, thương dân của Bác được thể hiện như thế nào ?
 Qua những tác phẩm Người để lại và qua những tác phẩm viết về Người, học sinh dễ dàng nhận ra rằng Bác là người chiến sĩ cách mạng đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời hoạt động trên nửa thế kỷ cho quyền lợi thiêng liêng của dân tộc và nhân dân. Từ thuở thiếu thời, Người đã từng trăn trở trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân cực khổ. Ngay cả trong lúc bị tù đày gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật, Người vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm nhớ nước, thương dân :
 " Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh
 Nội thương đất Việt cảnh lầm than ." 
 ( ốm nặng) 
 Phải nói rằng lòng yêu nước, thương dân ở Bác luôn da diết, thường trực ngày đêm nhất là những năm tháng Người ở xa Tổ Quốc. Tấm lòng của Người luôn. hướng về quê hương để lắng nghe tin tức và không sao nguôi được nỗi nhớ mong Nhiều đêm Bác trằn trọc không sao ngủ được. Phải chăng vì đêm lạnh ? vì đói, rét, thiếu thốn, bệnh tật ? Hay chính là vì nỗi lo lắng, xót xa trước tình cảnh nô lệ của dân tộc. Trong những phút giây chợp mắt ít ỏi, Người lại tìm đến một giấc mơ giải thoát, hình ảnh Tổ Quốc chiến thắng lại hiện về lộng lẫy một ngôi sao vàng :
" Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
 Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ."
 	 ( Không ngủ được)
 Cũng như sau này, khi đã được tự do trở về lãnh đạo kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, Người vẫn thường mất ăn, mất ngủ vì đất nước. Trước khung cảnh, nước trong, trăng thanh, gió mát, Người càng nghĩ nhiều đến trách nhiệm với giang sơn gấm vóc :
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ."
 ( Cảnh khuya )
 Bác lo cho nước, lo cho dân, lo cho giang sơn gấm vóc. Với Bác, giấc ngủ chỉ có thể đến khi mọi trăn trở lo toan đã được giải quyết, khi việc chung của đất nước đã bàn bạc xong :
 " Việc quân việc nước bàn xong
 Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm ."
 ( Đối trăng )
 Trong một lần trả lời phỏng vấn các nhà báo, Người đã nói :" Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho đất nước được hoàn toàn độc lập, dân tộc được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."
 Để thực hiện tâm nguyện khát khao cháy bỏng đó, cuộc đời của Người đã hoà và gắn làm một với cuộc sống chung của dân tộc, không dành cho mình một chút hạnh phúc riêng tư nào, tất cả vì dân, vì nước :" Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà". Người đã gắn lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, gác bỏ tình nhà để lo nghĩa nước. Trong thư " Gữi họ Nguyễn Sinh " ngày 09/11/1950 Bác viết : "Nghe tin anh cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu.
 Than ôi ! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước."
 Về vấn đề này, Giáo sư Hà Minh Đức từng nói : " Đọc thơ văn Hồ Chí Minh tâm hồn ta như đứng trước tấm gương trong, những suy nghĩ chật hẹp, những lo toan nhỏ nhặt như tạm lắng xuống và được quên đi. Người càng ít chú ý và không nói tới mình, càng trở nên vị tha và cao thượng biết bao. Người càng giản dị, gần gũi, thương yêu mọi người, tấm lòng Người càng bao trùm mở rộng... Người chiến sĩ cộng sản mang tinh thần thép nhưng cũng chứa chan và đằm thắm tình người, cảm thông và chia sẽ tận cùng nỗi đau khổ của quần chúng lao động". Đã nhiều lần nhà thơ Tố Hữu nhắc đến hình ảnh một trái tim, trái tim lớn chia sẻ, trái tim giàu tình yêu thương con người:
 " Ôi phải chi lòng được thảnh thơi
 Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
 Bác ơi , tim Bác mênh mông thế 
 Ôm cả non sông mọi kiếp người ". 
 ( Bác ơi )
 2) Giảng dạy thơ Hồ Chí Minh cho học sinh ở trường THCS là giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thiếu thốn, vượt lên mọi hoàn cảnh với một phong thái ung dung, tự chủ, tinh thần lạc quan cách mạng tin tưởng vào thắg lợi cuối cùng của Bác.
 Dưới chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch, Người bị đày đoạ hết sức khổ cực về vật chất lẫn tinh thần : thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu thuốc men, bị bệnh tật hành hạBài thơ "Bốn tháng rồi" ghi lại một cách chân thực cuộc sống gian khổ của Người :
" Bốn tháng cơm không no 
 Bốn tháng đêm thiếu ngủ
 Bốn tháng áo không thay 
 Bốn tháng không giặt giũ ." 
 ( Bốn tháng rồi )
 Điều kiện vật chất thiếu thốn là một nhẽ, Người còn bị đày đoạ về tinh thần. Trong 14 tháng bị bắt giam, Người bị chuyển gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, có ngày phải đi 53 cây số, mũ áo ướt đẫm, giày rách hếtthế mà tối đến phải " Ngồi trên hố xí đợi ngày mai". Trong cuốn"Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch", Trần Dân Tiên đã ghi lại điều đó : 
 "Tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích, có sáu người lính mang súng giải đimột buổi sáng, gà gáy đầu, người ta giải Cụ Hồ đi. Một buổi chiều, khi chim về tổ, người ta dừng lại một địa phương nào đó, giam cụ lại trong xà lim, trên một đống rạ bẩn, không cởi trói cho Cụ nghỉ ..."
 Trong cảnh địa ngục trần gian, sống khác loài người ấy, Bác vẫn vượt lên trên hoàn cảnh với một phong thái ung dung, tự chủ ; vượt qua mọi gian khổ của xiềng xích nhà tù. Người luôn đứng ở thế cao, thế đứng của con người bất khuất "tiếng xích" như "tiếng ngọc", "bị nghi là gián điệp " mà như "khanh tướng vẻ ung dung".
 Trước hiện thực đen tối đó, Người luôn có cảm hứng nồng nàn với tương lai, Người dự đoán và tin tưởng vào ngày mai, chính Người là hiện thân cho tương lai: 
 " Trong ngục giờ đây còn tối mịt
 ánh hồng trước mắt đã bừng soi ."
 ( Buổi sớm )
 3) Bên cạnh đạo đức Cách mạng của người chiến sĩ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn ngời sáng một tâm hồn nghệ sĩ. Đó là một tâm hồn phong phú, nhạy cảm, khoáng đạt, dễ rung động trước những biến đổi của cuộc sống, đặc biệt là thiên nhiênở mỗi thời kỳ, thiên nhiên có một ý nghĩa, một sắc thái riêng. Trăng trong rừng Việt Bắc những năm 1946-1947 mang vẽ đẹp vừa kỳ vĩ, vừa mơ màng, huyền ảo, cảnh trời mây sông nước tràn trề sắc xuân :
 " Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"
 ( Rằm tháng giêng )
 ánh trăng viên mãn trong đêm rằm, "lồng lộng" chiếu sáng bao trùm cảnh vật, không gian như được phủ đầy trăng, cảnh vật được mặc bằng trăng. ánh trăng chiếu qua kẽ lá, in hình xuống mặt đất tạo thành những đoá hoa khổng lồ " Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa "( Cảnh khuya ). ở đây không phải là vầng trăng thương nhớ năm xưa mà là trăng kháng chiến, ánh trăng du kích, ánh trăng soi vào mùa chiến dịch :
 " Giữa dòng bàn bạc việc quân
 Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền "
 ( Rằm tháng giêng )
 Ngay cả thời gian bị giam cầm, Bác vẫn dành cho thiên nhiên một vị trí tốt đẹp trong thơ mình. Ngày ngày Bác vẫn trân trọng đón vầng dương mọc mỗi buổi sớm, đêm về Người vẫn lắng nghe tiếng " Dế kêu khoan nhặt đón mừng thu ", lắng nghe tiếng "Oanh hót xóm gần ". Buổi chiều Bác say sưa ngắm cảnh " Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ ". Chân bị trói và treo ngược lên mui thuyền, Bác vẫn say sưa ngắm cảnh làng mạc sông nước :
 "Làng xóm ven sông đông đúc thế 
 Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh"
 ( Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)
 Cảnh với người, sự vật khách quan và cái tôi chủ thể trữ tình soi bóng vào nhau, hoà quyện, khăng khít với nhau :
 " Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ "
 ( Ngắm trăng )
 Thi nhân thả hồn với trăng, giao hoà giao cảm với trăng. Trăng ngắm người, người ngắm trăng trong vẽ đẹp giao cảm và đã trở thành người bạn tri âm, tri kỷ. Nên mặc dù " Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt " nhưng Bác vẫn " Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu " .
 4) Một vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu khi học tập, nghiên cứu và giảng dạy thơ Bác là tìm hiểu nghệ thuật thơ. Như đã trình bày ở trên, thơ Bác có sự kết hợp kỳ diệu giữa nội dung và hình thức ; chất cổ điển truyền thống và nét hiện đại mới mẻ. Khi tìm hiểu vấn đề này, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, tìm hiểu về con người và thiên nhiên trong thơ. Học sinh dễ dàng nhận rằng những bài thơ được trích học trong chương trình THCS ( SGK Thí điểm) đều được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt. Cách gieo vần, ngắt nhịp đều tuân thủ một cách chặt chẽ thơ Đường. Ngôn ngữ trong thơ rất mẫu mực, khuôn vàng thước ngọc. Các chi tiết, hình ảnh cũng đều mang màu sắc cổ điển : Hang, Suối, Bàn đá là cảnh lâm tuyền, nơi dạo chơi, câu cá, bầu bạn cùng Tùng, Cúc, Trúc, Mai; Cháo bẹ, Rau măng là thức ăn thanh đạm của các bậc hiền giả phương Đông nhưng đó chính là cuộc sống kham khổ của Bác, nơi Bác ẩn náu để hoạt động cách mạng.
 Thơ xưa thường đề cập đến cái to lớn của thiên nhiên, cái bao la của vũ trụ, cái vĩnh hằng của đất trời. Con người ở đây không đóng vai trò chủ thể, thậm chí có lúc dường như mất hút đi, tan biến đi trong cái thiên nhiên vĩnh cửu, trước cái mênh mông của không gian và cái xa thẳm của thời gian.
" Trên đồi có thông , muôn dặm biếc mông lung
 Ta thảnh thơi nằm ngủ bên trong .
 Trên rừng có trúc, nghìn màu xanh chen chúc
 Ta đủng đỉnh ca ngâm dưới gốc ". 
 ( Nguyễn Trãi - Bài ca Côn Sơn )
 Con người trong thơ Hồ Chí Minh là người chiến sĩ, là con người hành động để chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội nên là chủ thể của thiên nhiên :
 " Núi cao lên đến tận cùng
 Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non ."
 ( Đi đường )
 Hình ảnh người chiến sĩ vĩ đại đang ung dung dạo bước trên đỉnh núi cao lồng lộng, hướng mặt về phía trời Nam - một hình ảnh hết sức đẹp đẽ, hoành tráng :
" Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
 Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa ."
 ( Mới ra tù , tập leo núi )
 Trong những trường hợp này, thiên nhiên chỉ là cái nền làm tôn thêm vẽ đẹp cho một hình tượng được đặt ở trung tâm, ở cận cảnh là một người chiến sĩ :
" Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Cuộc đời cách mạng thật là sang ."
 ( Tức cảnh Pác Bó ) 
 Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông nhận xét : " Thơ Bác rất Đường mà lại không Đường một tí nào " . Đúng vậy, thơ Hồ Chí Minh rất xưa mà cũng rất mới, cái phong thái ung dung tự tại của Người chiến sĩ rất gần gũi và cũng rất khác xa với cái ung dung của bậc hiền triết phương Đông. Các nhà nho xưa ung dung, thanh thản khi đã ở bên lề cuộc đời, thây kệ mọi cuộc thăng trầm của thế sự (Nguyễn Trãi về Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân). Còn Hồ Chí Minh là phong thái ung dung thanh thản của một người chiến sĩ dày dạn, đứng giữa sóng to gió lớn vẫn bình tĩnh, tự tin vì đã nắm được những quy luật của cuộc sống, của lịch sử.
II - So sánh - Đối chiếu kết quả
 Thơ Hồ Chí Minh ở trường THCS được trích học ở hai lớp 7 và 8 (SGK Thí điểm). Là một giáo viên được phân công giảng dạy theo chương trình này, đối chứng với trước và sau khi áp dụng đề tài, tôi thấy việc cảm nhận thơ Hồ Chí Minh của các em học sinh đã có những chuyển biến rõ rệt. Trước khi đề tài được áp dụng, qua khảo sát thực tế ở lớp 7 ( năm trước) thì hầu như các em chưa nắm được gì về sự nghiệp thơ văn và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đa số học sinh chỉ biết Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Những hiểu biết của học sinh về Bác chỉ là những gì đã ăn sâu trong tiềm thức các em qua những câu chuyện được kể lại, qua một số cuốn sách, bài báo hoặc qua những thông tin được bố cáo rộng rãi... Số học sinh hiểu về Bác và sự nghiệp các mạng của Người chỉ chiếm khoảng 20 % ... Nắm được tình hình đó, tôi đã kiên trì bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức, những hiểu biết về Bác qua một số tác phẩm cụ thể. Vì thế cuối năm chất lượng đã được nâng cao. Số học sinh nắm được vấn đề lên tới 55%. Thấy được mức độ thành công nhất định của đề tài, tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu những tài liệu viết về Người để củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh lớp 8. Tôi đã tổ chức những buổi ngoại khoá để học sinh tự sưu tầm những bài thơ của Bác về các nội dung mà đề tài đã trình bày. Qua kết quả cuộc khảo sát nhỏ cho thấy các em hiểu và nắm bắt vấn đề với tỷ lệ như sau : 
 - Lòng yêu nước, thương dân của Bác : 82 % 
 - ý chí, nghị lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách ... : 69 % 
 - Tình yêu thiên nhiên bao la rộng lớn của Bác : 75 %
 - Sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại trong thơ Bác : 60% 
C - Kết thúc vấn đề
 Nghiên cứu, tìm hiểu, học tập thơ Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu thêm về con người Bác - Một hình mẫu cao đẹp của con người mới trong thời đại mới, một trái tim bao la tràn đầy cảm xúc, một tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết ; một trí tuệ uyên bác được tiếp thu từ những tinh hoa của nhân loại ; một biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn với đầy đủ ý nghĩa của nó ; một tấm gương tuyệt vời về người cộng sản. Hồ Chí Minh là một con người mẫu mực của thế kỷ, có sự kết hợp hài hoà trong bản thân mình những phẩm chất khác nhau : Dân tộc và quốc tế, phương Đông và phương Tây, anh hùng và nghệ sỹ, chất trữ tình và chất thép, vừa rất mực nhân hậu lại vừa triệt để cách mạng, vừa vô cùng bình dị lại vừa kiệt xuất vĩ đại ...
 Học tâp và giảng dạy thơ Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong trường THCS là dịp học tập noi gương đạo đức cách mạng trong sáng của Bác, học tập nghệ thuật thơ uyên bác và bình dị của Người.
 Giảng dạy thơ văn Hồ Chí Minh ở trường THCS đòi hỏi sự phấn đấu kiên trì, không mệt mỏi của người dạy, người học để cảm thụ hết cái hay cái đẹp trong thơ văn Bác, để không ngừng hoàn thiện mình.
D - Kiến nghị đề xuất 
- Nên đưa một số bài thơ Bác viết về thiếu nhi vào chương trình.
- Tổ chức các buổi chuyên đề về Thơ Hồ Chí Minh .
- Cấp một số băng hình, tranh ảnh về Bác.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ho Chi Minh 44 cap Tinh.doc