Ngữ văn 9 - Đề bài: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đó diễn tả sõu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến

Ngữ văn 9 - Đề bài: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đó diễn tả sõu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến

Đề bài : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.

Dàn ý chi tiết:

C¸ch 1:

- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng giàu hình ảnh

- Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ông. Bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.

Cách 2: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi là hình ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.

II – Thân bài

Chính Hữu viết bài thơ : “Đồng chí” vào đầu năm 1948, khi đó ông là chính trị viên đại đội, đã từng theo đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc, và cũng là người đã từng sống trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

 

doc 40 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1553Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn 9 - Đề bài: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đó diễn tả sõu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
Dàn ý chi tiết:
C¸ch 1:
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng giàu hình ảnh
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ông. Bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
Cách 2: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi là hình ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến. 
II – Thân bài
Chính Hữu viết bài thơ : “Đồng chí” vào đầu năm 1948, khi đó ông là chính trị viên đại đội, đã từng theo đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc, và cũng là người đã từng sống trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Trong 7 câu thơ đầu, nhà thơ lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng 
- Cùng chung cảnh ngộ xuất thân: Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc không ai khác chính là những người nông dân mặc áo lính. Từ giã quê hương, họ ra đi tình nguyện đứng trong đội ngũ những người chiến đấu cho một lí tưởng chung cao đẹp, đó là độc lập tự do cho dân tộc. Mở đầu bài thơ là những tâm sự chân tình về con người và cuộc sống rất bình dị và cũng rất quen thuộc:
Quê hương anh nước mặn đồng chua.
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Họ đều là con em của những vùng quê nghèo khó, là những nông dân ở nơi “nước mặn đồng chua” hoặc ở chốn “đất cày lên sỏi đá”.Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi gian lao vất vả, mặc dù nhà thơ không chú ý miêu tả. Nhưng chính điều đó lại làm cho hình ảnh vốn chỉ là danh từ chung chung kia trở nên cụ thể đến mức có thể nhìn thấy được, nhất là dưới con mắt của những người con làng quê Việt Nam. Thành ngữ dân gian được tác giả vận dụng rất tự nhiên, nhuần nhuỵ khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được những miền quê nghèo khổ, nơi sinh ra những người lính. Khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ sẵn sàng ra đi và nhanh chóng có mặt trong đoàn quân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
=> Hai câu thơ đầu theo cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.
- Cùng chung lí tưởng chiến đấu: Trước ngày nhập ngũ, những con người này vốn “xa lạ”: 
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như một lời thăm hỏi. Họ hiểu nhau, thương nhau, tri kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ lâu giữa những người nghèo, người lao động. Nhưng “tự phương trời” họ về đây không phải do cái nghèo xô đẩy, mà họ về đây đứng trong cùng đội ngũ do họ có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Hình ảnh : “Anh – tôi” riêng biệt đã mờ nhoà, hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự gắn bó tương đồng của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng” và “đầu” là hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp. Điệp từ “súng” và “đầu” được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí. 
- Tình đồng chí nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn lại quá nhỏ, loay hoay mãi không đủ ấm. Đắp được chăn thì hở đầu, đắp được bên này thì hở bên kia. Chính trong những ngày thiếu thốn, khó khăn ấy từ “xa lạ” họ đã trở thành tri kỉ của nhau. “Tri kỉ” là người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta. Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Những câu thơ giản dị mà hết sức sâu sắc, như được chắt lọc từ cuộc sống, từ cuộc đời người lính gian khổ. Bao nhiêu yêu thương được thể hiện qua những hình ảnh vừa gần gũi vừa tình cảm hàm súc ấy. Chính Hữu đã từng là một người lính, đã trải qua cuộc đời người lính nên câu thơ bình dị mà có sức nặng, sức nặng của tình cảm trìu mến, yêu thương với đồng đội. Hình ảnh thật giản dị nhưng rất cảm động.
- Từ trong tâm khảm họ, bỗng bật thốt lên hai từ « đồng chí ». Từ “đồng chí” được đặt thành cả một dòng thơ ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. Từ “đồng chí’ với dấu chấm cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khac nhau, nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích. Nhưng trong tình cảm ấy một khi có cái lõi bên trong là « tình tri kỉ » lại được thử thách, được tôi rèn trong gian khổ thì mới thực sự vững bền. Không còn anh, cũng chẳng còn tôi, họ đã trở thành một khối đoàn kết, thống nhất gắn bó. Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân), có tình bạn bè tri kỉ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu. Và khi họ gọi nhau bằng tiếng “đồng chí” họ không chỉ còn là người nông dân nghèo đói lam lũ, mà họ đã trở thành anh em trong cả một cộng đồng với một lý tưởng cao cả vì đất nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương, cho dân tộc. Câu thơ vẻn vẹn có 2 chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo. Quả thật ngôn từ Chính Hữu thật là hàm súc. 
2.Nhưng Chính Hữu đã không dừng lại ở việc biểu hiện những xúc cảm về quá trình hình thành tình đồng chí. Trong mười câu thơ tiếp theo nhà thơ sẽ nói với chúng ta về những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí 
Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
+ Họ là những người lính gác tình riêng ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với những băn khoăn, trăn trở. Từ những câu thơ nói về gia cảnh, về cảnh ngộ, ta bắt gặp một sự thay đổi lớn lao trong quan niệm của người chiến sĩ: “Ruộng nương” đã tạm gửi cho “bạn thân cày”, “gian nhà không” giờ để “mặc kệ gió lung lay”. Lên đường đi chiến đấu, người lính chấp nhận sự hi sinh, tạm gạt sang một bên những tính toán riêng tư. Hai chữ “mặc kệ” đã nói lên được cái kiên quyết dứt khoát mạnh mẽ của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, khi mục đích đã lựa chọn. Song dù dứt khoát, mạnh mẽ ra đi nhưng những người lính nông dân hiền lành chân thật ấy vẫn nặng lòng với quê hương. Chính thái độ gồng mình lên ấy lại cho ta hiểu rằng những người lính càng cố gắng kiềm chế tình cảm bao nhiêu thì tình cảm ấy càng trở nên bỏng cháy bấy nhiêu. Nếu không đã chẳng thể cảm nhận được tính nhớ nhung của hậu phương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hình ảnh thơ hoán dụ mang tính nhân hoá này càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà, nó giúp người lính diễn tả một cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình. Giếng nước gốc đa kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người ra lính không nguôi nhớ quê hương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn? Quả thực giữa người chiến sĩ và quê hương anh đã có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà. Tác giả đã gợi nên hai tâm tình như đang soi rọi vào nhau đến tận cùng. Ba câu thơ với hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy. Nhắc tới nỗi nhớ da diết này, Chính Hữu đã nói đến sự hi sinh không mấy dễ dàng của người lính. Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của “anh” và cũng là của “tôi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh bởi tình yêu quê hương đất nước ấy. 
- Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, sự sẻ chia những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Là người lính, các anh đã từng trải qua những cơn sốt rét nơi rừng sâu trong hoàn cảnh thiếu thuốc men, lại thêm trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá: “áo rách vai, quần tôi vài mảnh vá, chân không giày” Tất cả những khó khăn gian khổ được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không một chút tô vẽ. Ngày đầu của cuộc kháng chiến, quân đội Cụ Hồ mới được thành lập, thiếu thốn đủ đường, quần áo rách bươm phải buộc túm lại nên người lính vệ quốc còn được gọi là “vệ túm”. Đọc những câu thơ này, ta vừa không khỏi chạnh lòng khi thấu hiểu nhưng gian nan vất vả mà thế hệ cha ông đã từng trải qua vừa trào dâng một niềm kính phục ý chí và bản lĩnh vững vàng của những người lính vệ quốc.
- Cùng hướng về một lí tưởng, cùng nếm trải sự khắc nghiệt của chiến tranh, người lính chia sẻ cho nhau tình thương yêu ở mức tột cùng. Chi tiết “miệng cười buốt giá” đã ấm lên, sáng lên tình đồng đội và tinh thân lạc quan của người chiến sĩ. Rồi đến cái cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã thể hiện được tình thương yêu đồng đội sâu sắc. Cách biểu lộ tình thương yêu không ồn ào mà thấm thía. Trong buốt giá gian lao, những bàn tay tìm đến để truyền cho nhau hơi ấm, truyền cho nhau niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh để vượt qua tất cả, đẩy lùi gian khổ. Những cái nắm tay ấy đã thay cho mọi lời nói. Câu thơ ấm áp trong ngọn lửa tình cảm thân thương! Nhà thơ đã phát hiện rất tinh cái sức mạnh tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính. Sức mạnh tinh thần ấy, trên cơ sở cảm thông và thấu hiểu sâu sắc lẫn nhau đã tạo nên chiều sâu và sự bền vững của thứ tình cảm thầm lặng nhưng rất đỗi thiêng liêng này.
3.Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí: 
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo. 
Ba câu thơ tả một đêm phục kích giặc. Nền bức tranh là đêm – “rừng hoang sương muối”gợi ra một cảnh tượng âm u, hoang vắng và lạnh lẽo. Không chỉ cái giá, cái rét cứ theo đuổi mà còn bao nguy hiểm đang rình rập người chiến sĩ. 
 - N ... u khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phóng sau này.
- Nhưng xét cho cùng,cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ,thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy.Khi bị ba đánh,bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,bước ra khỏi mâm”.Có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giot nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi?Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng,mở lòi tói,cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang ,khua thật to,rồi lấy dầm bơi qua sông”.Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý.Có lẽ co bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi ,mà chạy ra vỗ về,dỗ dành.Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu,giữa một bên là sự cứng cỏi,già giặn hơn tuổi,nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.Song khi “Chiều đó,mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”,cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi,vừa tinh tế.Dù như thế thì bé Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi hồn nhiên,dẫu có vẻ như cứng rắn và mạnh mẽ trước tuổi.
* Khi nhËn ra «ng S¸u lµ cha
- Ở đoạn cuối,khi mà bé Thu nhận ra cha,thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tính cảm.Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay,giờ trỗi dậy,vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau.Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó,cưng nựng nó,săn sóc,chăm lo cho nó,làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống.Nó gần như chưa có chú ấn tượng nào về cha,song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào,cao lớn nhường nào,có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao?Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lại kia làm bố.Khi đến ngày ông Sáu phải đi,con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”,”lúc đứng ở góc nhà,lúc đứng tựa cửa và cứ nìn mọi người vây quanh ba nó,dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình ,nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ,nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó,làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó.Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi,có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng.Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa,nó bỗng kêu hét lên “Ba”,”vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc,nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”,”Nó hôn ba nó cùng khắp.Nó hôn tóc,hôn cổ,hôn vai,hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”.Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu,tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua,tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói,tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần.Bao nhiêu mơ ước,khao khát như muốn vỡ òa ra tring một tiếng gọi cha.Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó.Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha.Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giảu tình cảm,có cá tính mạnh mẽ,kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên,ngây thơ:Nhân vật bé Thu.
b. Nh©n vËt «ng S¸u.
Không chỉ khắc họa thành công nhân vật bé Thu,truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ca ngợi tình cha con sâu đậm mà đẹp đẽ.Bên cạnh hình ảnh bé Thu,hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu,bỏ lại gia đình,quê hương;và đặc biệt ông là người yêu con tha thiết.Sau ngần ấy năm tham gia kháng chiến, ông Sáu vẫn luôn nung nấu khao khát cháy bỏng là được gặp con và nghe con gọi một tiếng cha.Nhưng cái ngày gặp lại con thì lại nảy sinh một nỗi éo le là bé Thu không nhận cha. Ông Sáu càng muốn gần gũi thì dường như sự lạnh lùng,bướng bỉnh của con bé làm tổn thương những tình cảm da diết nhất trong lòng ông.Còn gì đau đớn hơn một người cha giàu lòng thương con mà bị chính đứa con gái ấy từ chối.Có thể coi việc bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén như một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà bấy lâu nay ông dồn nén,chứa chất trong lòng.Có lẽ ông biết rằng mình cũng không đúng vì suốt bảy năm trời chẳng thể về thăm con,chẳng làm gì được cho con,nên nhân những ngày này ông muốn bù đắp cho con phần nào.Giá gì không có cái bi kịch ấy,giá gì bé Thu nhận ra ông Sáu sớm hơn,thì có thể ông Sáu và bé Thu sẽ có nhiều thời gian vui vẻ,hạnh phúc.Nhưng sợ rằng một câu truyện như vậy sẽ chẳng thể gây được cảm động cho người đọc với những xúc cảm khác nhau,có lúc dồn nén,có lúc lại thương xót,có lúc lại “mừng mừng tủi tủi” cho ông Sáu khi mà bé Thu cất tiếng gọi “Ba”,tiếng gọi muộn màng nhưng lại có ý nghĩa đẹp đẽ!Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường,quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mền trước con gái mình.Những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả,song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự!(“Không ghìm được xúc động và không muôn cho con thấy mình khóc,anh Sáu một tày ôm con,một tay rút khăn lau nước mắt”).”Ba về!Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây pút cha con từ biệt.Nhưng đối với người cha thì đó là mơ ước đầu tiên và duy nhất,cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng ông.Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu trở nên thiêng liêng,cao cả và mãnh liệt hơn biết bao khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con.”Khi ông Sáu tùm được khúc ngà sung sướng như trẻ con vớ được quà”,” Ông thận trọng tỉ,mỉ”,”Ông gò lưng khắc từng nét”Một loạt hành động cảm động như khẳng định tình cha con sâu đậm.Tất cả tình yêu,nỗi nhớ con dồn cả vào công việc làm chiếc lược ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình.Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình,dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời.Cuối truyện có chi tiết ông Sáu đưa tay vào túi,móc lấy cây lược,đưa cho bác Ba và nhìn một hồi lâu. Ông Sáu hi sinh mà không kịp trăn trối điều gì,chỉ có một ánh mắt với niềm ước nguyện cháy bỏng mong người bạn của mình sẽ là người thực hiện nốt lời hứa duy nhất của mình với con.Tình cảm của ông sáu khiến người ta phải thấy ấm lòng và cảm động sâu sắc.
Người mất,người còn nhưng kỷ vật duy nhất,gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại,chiếc lược ngà vẫn còn ở đây.Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm,kỳ diệu,là hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu;và là minh chứng chứng kiến lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con.Có thể chiếc lược ấy chưa chải đượcmais tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông. Chiếc lược ngà xuất hiện đánh dấu một kết cấu vòng tròn cho câu chuyện,và cũng là bài ca đẹp tồn tại vĩnh cửu của tình cha con. (Nhan đề của chuyện cũng là “Chiếc lược ngà”!)
Cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập là những người đã khuất,là tổ ấm gia đình không còn trọn vẹn.(Người đọc có thể bắt gặp tình huống này một lần nữa ở truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”). Đó thật sự là tội ác,những đau thương mất mát mà chiến tranh tàn bạo đã gây ra.Chính chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau,chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng,chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le,bị thử thác,rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường.Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích,làm nhà nhà li tán,người người xa nhau vĩnh viễn.Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng,
“Chiếc lược ngà” như một câu chuyện cổ tích hiện đại,thành công trong việc xây dựng hình thượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con.Nhân vật ông Ba-người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng,phải là người từng trải,sống hết minh vì cách mạng kháng chiến của quê hương,gắn bó máu thịt với những con người giàu tình yêu,nhân hậu mà rất kiên cường,bất khuất,nha văn mới có thể nhập hồn được vào các nhân vật,sáng tạo nhiều hình tượng với các chi tiết sinh động,bất ngờ,hơn nữa lại có giọng văn dung di,cảm động!
Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại,nhưng từ chính trong gian khổ khốc liệt,có những thứ tình cảm đẹp vẫn nảy nở: tình đồng chí,tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình,và cả tình của một người cha với con gái.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu.
NghÖ thuËt:
X©y dùng cèt truyÖn kh¸ chÆt chÏ, cã nh÷ng yÕu tè bÊt ngê nh­ng hîp lÝ: bÐ Thu kh«ng nhËn ra cha khi «ng S¸u vÒ th¨m nha, råi l¹i biÓu lé nh÷ng t×nh c¶m thËt nång nhiÖt ®Çy xóc ®éng víi ng­êi cha tr­íc lóc chia tay...
Lùa chän nh©n vËt kÓ chuyÖn thÝch hîp. Ng­êi kÓ chuyÖn trong vai mét ng­êi b¹n th©n thiÕt cña «ng s¸u, kh«ng chØ lµ ng­êi chøng kiÕn kh¸ch quan mµ cßn bµy tá sù ®ång c¶m, chia xÎ víi c¸c nh©n vËt 
TruyÖn ®­îc trÇn thuËt theo lêi ng­êi b¹n «ng s¸u – ng­êi ®· chøng kiÕn nh÷ng c¶nh ngé Ðo le cña hai cha con «ng, c¶nh ngé Êy ®· gîi lªn bao xóc ®éng ë nh©n vËt kÓ chuyÖn...-> chän nh©n vËt kÓ chuyÖn nh­ vËy khiÕn cho c©u chuyÖn trë nªn ®¸ng tin cËy
TruyÖn cã th¾t nót, cëi nót mét c¸ch nghÖ thuËt...

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi lop 9 HAY.doc