VIẾNG LĂNG BÁC KHỔ 3.4 – VIỄN PHƯƠNG
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”
(Tố Hữu)
Bác đã ra đi, đi thật xa. Nhưng trong lòng mỗi người dân Việt, hình ảnh Bác vẫn luôn còn mãi trong trái tim mỗi người dân Việt. Viễn Phương cũng vậy, trong ngày hoàn thành lăng Bác, ông đã ra thăm trong vô vàn cảm xúc. Tác phẩm Viếng lăng Bác như là kết lắng cảm xúc của ông đối với Bác qua một bài thơ thiết tha, thành kính. Và trong tác phẩm, ta bắt gặp được xúc động của tác giả ở hai đoan thơ :
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ”
Niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau là dòng cảm xúc chi phối toàn bộ ý thơ, hình ảnh thơ. Cứ thế Viễn Phương vẫn luôn cho nó tuôn trào trong từng ngọn bút :
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Hai câu thơ giản dị như giàu sức gợi. Bác nằm đó thanh thản, bình yên giữa một vầng trăng êm ả, thanh bình. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện trong khổ thơ mới đẹp và giàu cảm xúc làm sao ! Bên Bác, trăng vẫn tỏa ánh sáng huyền diệu, vẫn đẹp hiền hòa như những ngày cúng Bác sống đôi trong cuộc hành trình cho dân, cho nước. Có phải chăng, trăng và Bác như đôi bạn tri kỉ ? Tất cả như đang hòa chung làm một :
“ Ngục trung vô tửu
. khán thi gia”
EMAIL : bboy1345@yahoo.com.vn VIẾNG LĂNG BÁC KHỔ 3.4 – VIỄN PHƯƠNG “Bác đã đi rồi sao Bác ơi Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” (Tố Hữu) Bác đã ra đi, đi thật xa. Nhưng trong lòng mỗi người dân Việt, hình ảnh Bác vẫn luôn còn mãi trong trái tim mỗi người dân Việt. Viễn Phương cũng vậy, trong ngày hoàn thành lăng Bác, ông đã ra thăm trong vô vàn cảm xúc. Tác phẩm Viếng lăng Bác như là kết lắng cảm xúc của ông đối với Bác qua một bài thơ thiết tha, thành kính. Và trong tác phẩm, ta bắt gặp được xúc động của tác giả ở hai đoan thơ : “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ” Niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau là dòng cảm xúc chi phối toàn bộ ý thơ, hình ảnh thơ. Cứ thế Viễn Phương vẫn luôn cho nó tuôn trào trong từng ngọn bút : “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” Hai câu thơ giản dị như giàu sức gợi. Bác nằm đó thanh thản, bình yên giữa một vầng trăng êm ả, thanh bình. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện trong khổ thơ mới đẹp và giàu cảm xúc làm sao ! Bên Bác, trăng vẫn tỏa ánh sáng huyền diệu, vẫn đẹp hiền hòa như những ngày cúng Bác sống đôi trong cuộc hành trình cho dân, cho nước. Có phải chăng, trăng và Bác như đôi bạn tri kỉ ? Tất cả như đang hòa chung làm một : “ Ngục trung vô tửu .. khán thi gia” Có lẽ chính sự bình yên ấy đã làm Viễn Phương quên đi thực tại đau lòng. Người chỉ thiếp đi một giấc ngủ dài sau những đêm không ngủ vì canh cánh độc lập tự do cho dân tộc. Một lần nữa hình ảnh và âm hưởng thơ lại làm cho tứ thơ lắng xuống. Ta có cảm giác đoàn người đang bước vào thật khẽ, thật êm để giữ giấc ngủ cho Người. Ngỡ như, một thanh âm dù rất nhỏ nhưng cũng đủ để phá tan sự thanh tĩnh thiêng liêng ấy. Và có lẽ cũng chính vì sự dồn nén cảm xúc dữ dội ấy mà nhà thơ càng thấm thía nỗi mất mát lớn lao : “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim “ “ Bác sống như trời đất của ta “ (Tố Hữu). Người đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước. Người là mặt trời rực rỡ ấm áp mỗi ngày. Người là vầng trăng thanh bình thâu sáng đêm đêm. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi trên đầu. Vẫn biết thế, vẫn tin và muốn tin như thế nhưng vẫn không tránh khỏi đau xót vì sự mất mát không gì bù đắp đc. Câu thơ đọc lên tưởng chừng như thắt lại vì đau : “ Mà sao nghe nhói ở trong tim “ Không kiềm chế dòng xúc cảm được nữa, Viễn Phương đành phải thốt thành lời. Từ “nhói” đứng ở giữa câu thơ làm cả khổ thơ xốn xang, đau đớn. Nhà thơ đã biểu lộ thật nhất trạng thái cảm xúc của mình. Nỗi đau chợt nhận ra au những yên bình bao giờ cũng nhức buốt hơn là thế. Cũng như Tố Hữu sau những lời an ủi, vỗ về : “ Con cá rô ơi chớ có buồn Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn. ” (Tố Hữu) Và cũng là niềm đau khi trực diện với thực tại : “ Trái bưởi kia vàng ngọt với ai, Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài, Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm, Quanh mặt hồ yên mây trắng bay ? “ Vậy nên khi chợt nghĩ đến ngày mai trở về miền Nam, xa Bác, Viễn Phương đã bộc lộ những ước muốn chân thành, da diết, cháy bỏng : “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ” Nhịp điệu khổ thơ cuối dồn dập với điệp từ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần cùng các hình ảnh liên tiếp “con chi, đóa hoa, cây tre” đã thể hiện thật cụ thể mà sâu sắc nỗi lòng của nhà thơ với Bác. Những ước nguyện thật bình dị mà xúc động dâng trào. Biết bao lưu luyến, buồn thương. Nhà thơ muốn hóa thân làm “con chim hót”, làm “đóa hoa tỏa hương”, làm “cây tre trung hiếu” để được đền ơn đáp nghĩa cho Người. Ý thơ sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp và độc đáo , cách biểu hiện cảm xúc “rất Nam Bộ”. Phải chăng trong ước vọng hóa thân ấy, nhà thơ muốn mình đc trở thành những giá trị tinh thần đẹp nhất của Bác ? Hơn nữa, chính điều đó cũng cho thấy tác giả hiểu Bác biết bao. Sinh thời, Người đã từng rất yêu và gắn bó với thiên nhiên . Người sống với thiên nhiên chan hòa, bầu bạn với thiên nhiên ấy : “ Xem sách, chim rừng vào cửa đậu Phê văn, hoa núi ghé nghiêng soi .” Nên giờ đây, nhà thơ muốn tự mình góp thêm sắc hương vào khu vườn trong niềm say mê của Bác. Chắc chắn ước nguyện của nhà thơ sẽ được Bác đồng lòng với những ước nguỵện thật cao cả. Hình ảnh cây tre trung hiếu trong khổ thơ cuối ngoài ý nghĩa biểu tượng còn bao hàm cả lời hứa sắc son của chính nhà thơ : sẽ mãi mãi trung thành với lý tưởng của Người, mãi mãi trung thành với con đường Bác đã đi và giành thắng lợi. Đoạn trích với các nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, là 1 minh chứng cho ước nguyện của tác giả,nó thật nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và mơ mộng nhưng giàu suy tưởng. Chỉ với tám dòng thơ, ông đã nói hộ biết bao tấm lòng tình cảm của dân tôc Việt. Đoạn trích xứng đáng là 1 tràng hoa đẹp dâng lên bảy mươi chín mùa xuân củaNgười.
Tài liệu đính kèm: