Ngữ văn 9 - Ôn tập môn Tiếng Việt

Ngữ văn 9 - Ôn tập môn Tiếng Việt

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

1. Phương châm về lượng

 Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung,nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.

HS lấy VD

2. Phương châm về chất:

- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất)

HS lấy VD

3. Phương châm quan hệ

- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề

HS lấy VD

4. Phương châm cách thức

* Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn ngọn, rành mạch, trách cách nói mơ hồ (phương châm cách thức)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Ôn tập môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1. Phương châm về lượng
 Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung,nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.
HS lấy VD
2. Phương châm về chất:
- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất)
HS lấy VD
3. Phương châm quan hệ
- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề 
HS lấy VD
4. Phương châm cách thức
* Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn ngọn, rành mạch, trách cách nói mơ hồ (phương châm cách thức) 
HS lấy VD
5. Phương châm lịch sự:
- Trong giao tiếp dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó. Không nên vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự.
HS lấy VD:
II. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
1. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô: (12’)
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ và nhắc các em học thuộc
2. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 4 (sgk T40)
Gọi học sinh đọc câu truyện
? Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu truyện? G
- Vị tướng, tuy dã trở thành một nhận vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, nhưng vẫn gọi thầy cũ của mình là thầy và xưng là con. Ngay khi người người giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô. Cách xưng hô đó thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình. Đó quả là bài học sâu sắc về tinh thần “tôn sư trọng đạo” rất đáng để noi theo.
III. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
1. Cách dẫn trực tiếp (11’)
- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
2. Cách dẫn gián tiếp (11’)
- Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nhĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật là: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
3. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 3 (T55)
? Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích theo cách dẫn gián tiếp? 
Cho các em thảo luận theo nhóm, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày
Để thực hiện có hiệu quả, cần chú ý:
- Phân biệt rõ lời thoại là của ai đang nói với ai trong lời thoại đó có phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ ba đó là ai
- Thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp để mạch ý của câu rõ:
Ví du:
Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc thoa vàng dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu Chàng Trương còn chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về
IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng
- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng việt là phát triển nghĩa của từ
 ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
2 Luyện tập
1. Bài tập 1 (T56)
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 và cho các em thảo luận theo nhóm, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
? Xác định các nghĩa của từ “chân”? Khá
a. Từ “chân” đựoc dùng với nghĩa gốc
b. Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
c. Từ “chân” được dùng với nghĩa (gốc) chuyển theo phương thức ẩn dụ
d. Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
V. Thuật ngữ 
1. KN: - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
2. Đặc điểm của thuật ngữ
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất đinh, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm
3. Luyện tập
1. Bài tập 2 
(SGK T 90)Gọi học sinh đọc đoạn thơ 
? Trong đoạn trích “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây nó có ý nghĩa gì?
- “Điểm tựa” là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích này nó không được dùng như một thuật ngữ. Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa đòn bẩy)
VI. TRAU RỒI VỐN TỪ
1. KN :- Muốn sử dụng tốt tiếng việt trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: (11’)
Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng thêm vốn từ tức là việc thường xuyên phài làm để trau dồi vốn từ
3. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 3 (T102)
Gọi học sinh đọc bài tập
Các em làm phần a, phầnb, e làm ở nhà
a. “Về khuya, đường phố rất im lặng” dùng sai từ “im lặng”. Từ này dùng để nói về con người về cảnh tượng của con người. Có thể thay “im lặng” bằng: yên tính, vắng lặng
Chú ý: Trong cách nói: “Đường phố ơi! Hãy im lặng” vấn đề có hơi khác. Khi đó đướng phố được dùng theo phép nhân hoá

Tài liệu đính kèm:

  • docON 10 TIENG VIET CAC PHUONG CHAM HOI THOAI.doc