Ngữ văn 9 - Phân tích bài Đây mùa thu tới

Ngữ văn 9 - Phân tích bài Đây mùa thu tới

A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

I/ Về tác giả Xuân Diệu

1. Tiểu sử: Xuân Diệu họ Ngô tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985). Cha là ông đồ xứ Nghệ, mẹ là người miền Nam. Thuở nhỏ Xuân Diệu học chữ Nho với cha. Ông cũng học ở người cha tính kiên nhẫn trong sáng tác nghệ thuật. Tuy nhiên phong cách nghệ thuật lại ảnh bởi những năm tháng sống gần mẹ của ông. Chính vì luôn sống gần mẹ nên Xuân Diệu luôn khát khao sự cảm thông của người đời.

2. Nhận định chung về vị trí của Xd trong phong trào thơ Mới

Đã từng có rất nhiều cách nhìn khác nhau và song song với những cách nhìn ấy là những cách gọi rất ấn tượng về nhà thơ Xuân Diệu. Chẳng hạn tác giả Đặng Thị Đoàn Hương gọi XD là “hoàng tử của thi ca”, tác giả Nguyễn Hoành Khung xem XD là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh thì cho XD là niềm khát khao giao cảm với đời bản thân XD cũng có lần tự ví mình là “con gà đẻ trứng vàng”. Quả thật, phong trào thơ Mới xuất hiện trên văn đàn lần đầu tiên vào năm 1932 và XD không phải là một trong những người có công khai phá ra nó như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông. Tuy nhiên thơ Mới chỉ thực sự đạt đến đỉnh cao từ khi Xuân Diệu xuất hiện. Chính Xuân Diệu chứ không phải ai khác đã khiến cho thơ Mới đạt được những thành tựu rực rỡ nhất, ở một thời kỳ cao trào nhất. Đến lúc ấy người ta mới chợt nhận ra “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”.

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 3618Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích bài Đây mùa thu tới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân Diệu
A/ Kiến thức cơ bản
I/ Về tác giả Xuân Diệu 
Tiểu sử: Xuân Diệu họ Ngô tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985). Cha là ông đồ xứ Nghệ, mẹ là người miền Nam. Thuở nhỏ Xuân Diệu học chữ Nho với cha. Ông cũng học ở người cha tính kiên nhẫn trong sáng tác nghệ thuật. Tuy nhiên phong cách nghệ thuật lại ảnh bởi những năm tháng sống gần mẹ của ông. Chính vì luôn sống gần mẹ nên Xuân Diệu luôn khát khao sự cảm thông của người đời. 
Nhận định chung về vị trí của Xd trong phong trào thơ Mới
Đã từng có rất nhiều cách nhìn khác nhau và song song với những cách nhìn ấy là những cách gọi rất ấn tượng về nhà thơ Xuân Diệu. Chẳng hạn tác giả Đặng Thị Đoàn Hương gọi XD là “hoàng tử của thi ca”, tác giả Nguyễn Hoành Khung xem XD là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh thì cho XD là niềm khát khao giao cảm với đời bản thân XD cũng có lần tự ví mình là “con gà đẻ trứng vàng”. Quả thật, phong trào thơ Mới xuất hiện trên văn đàn lần đầu tiên vào năm 1932 và XD không phải là một trong những người có công khai phá ra nó như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông... Tuy nhiên thơ Mới chỉ thực sự đạt đến đỉnh cao từ khi Xuân Diệu xuất hiện. Chính Xuân Diệu chứ không phải ai khác đã khiến cho thơ Mới đạt được những thành tựu rực rỡ nhất, ở một thời kỳ cao trào nhất. Đến lúc ấy người ta mới chợt nhận ra “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”.
Về phong cách nghệ thuật
Các nhà nghiên cứu, phê bình và sáng tác từ trước đến nay từ Vũ Ngọc Phan, Hoài thanh, Huy Cận  đến Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Lê Đình Kị, Nguyễn Đăng Mạnh đều tập trung khẳng định sức sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu:
“Đó là một tâm hồn nồng nàn Một người sinh ra để mà sống” (Thế Lữ)
“Say đắm tình yêu, say đắm cảnh đời , sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết” (Hoài Thanh)
“Sống hết mình cho sự sống và cho thơ” (Hà Minh Đức)
một nhà thơ “của niềm khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Một sự xuất hiện “với tất cả niềm say mê yêu đời” (Lê Đình Kị)
XD là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ Mới (Nguyễn Hoành Khung
Trong số những ý kiến trên, ý kiến cho Xuân Diệu là nhà thơ của “niềm khát khao được giao cảm với đời” của GS. Nguyễn Đăng Mạnh, là ý kiến được mọi người xem là đắt nhất, đúng nhất.
Khái niệm “giao cảm” được hiểu là “cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác)
Đúng là chưa bao giờ thơ ca Việt Nam lại có một hồn thơ dạt dào và mãnh liệt đến thế. Thơ Xuân Diệu toát lên một nhu cầu mãnh liệt đó là nhu cầu được cảm thông. Con người có ý thức bản ngã ấy không phải là cái tôi khép kín, chỉ có mình, mà là cái tôi luôn cởi mở, cái tôi cần phơi trải, cần trình bày, ân cần hơn mọi sự ân cần, là một tâm hồn khát khao tìm gặp những tâm hồn. Với XD, tình yêu phải thực sự là tình yêu của con người trần tục chứ không phải thứ tình mà người Phương Tây gọi là Palatôních (chỉ làm đẹp lòng các vị bảo hộ hậu cung vua chúa phương Đông)Thơ XD không chỉ chú trọng thj giác và thính giác, mà đã huy động cả khứu giác, vị giác, xúc giác
Nét phong cách NT này của Xuân Diệu giúp chúng ta giải thích một loạt hiện tượng sau đấy trong thơ ông - những hiện tượng rất riêng, rất Xuân Diệu.
- Chính vì quá yêu đời, luôn khát khao giao cảm với đời, với người, cho nên Xuân Diệu thường huy động mọi giác quan vào việc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của sự sống. Thơ Xuân Diệu tràn ngập cảm giác và thường là cảm giác mạnh. 
Chẳng hạn với tình yêu, ông không bằng lòng với tình yêu mơ màng, xa xăm như Thế Lữ hay Lưu Trọng Lư mà huy động cả linh hồn và thể xác, mọi giác quan để hưởng ứng tình yêu một cách vồ vập “thèm muốn vô biên tuyệt đích”:
“Mau lên chứ vội vàng lên với chứ,
Em em ơi, tình non đã già rồi”
	(Giục giã)
“Hãy sát đôi đầu! hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
Hãy khăng khít những cặp môi găn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng;
Trong say sưa anh sẽ bảo anh rằng;
Gần thêm nữa thế vẫn còn xa lắm!”
	(Xa cách)
 Người ta có cảm giác, với Xuân Diệu, lần đầu tiên ở Việt Nam tình yêu được quan niệm một cách chân thành táo bạo, mới mẻ đến thế.
Tại sao Xuân Diệu lại được xem là “mới nhất trong các nhà thơ Mới”?
Trong nửa sau những năm 30, lá cờ đầu của phong trào TM được chuyển qua tay XD. Lúc đó xung quanh XD và Huy Cận (được gọi là nhóm Huy Xuân) là một loạt thi sĩ có người cũ có người mới(Phan khắc Khoan, Thu Hông, Huyền Kiêu, Yến Lan, Tế Hanh tạo nên dòng chính của phong tào này. 
Không phải ngẫu nhiên Xuân Diệu được xem là người phát ngôn đầy đủ nhất cho tư tưởng cá nhân của phong trào thơ Mới. Với XD, cái tôi đã thực sự được giải phóng. Nó không còn bỡ ngỡ, dè dặt như trước đó, mà đã trở nên hết sức thành thật, táo bạo. Nó thành thật táo bạo khi thể hiện những cảm xúc khát khao của trái tim đang tràn đầy, cháy bỏng của nó. Qua thơ XD, người ta thấy một niềm khát sống, khát yêu đến cuồng nhiệt. Nếu hình dung cuộc sống là một “cái ly tràn đầy sự sống” (Ta Go) thì theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung, “con người ấy muốn uống cạn, một cách vồ vập” cái ly tràn đầy sự sống ấy. Và con người khát yêu khát sống ấy trở thành một nhà thơ tình cỡ lớn như một tất yếu! (Bởi trên đời có gì khiến cho con người cảm thấy được sống đầy đủ, mãnh liệt bằng tình yêu. Cũng không có niềm giao cảm nào trọn vẹn, tuyệt vời bằng tình yêu). Mặc dù lúc đó rất nhiều người làm thơ theo hướng này, nhưng XD thì khác hẳn. Không triền miên sầu mộng như Lưu Trọng Lư, không hoài vọng, mơ màng, xa xăm như Huy Thông, Thế Lữ, không ảo não như Huy Cận Xuân Diệu dường như đã huy động cả linh hồn và thể xác, thậm chí là tất cả mọi giác quan để thể hiện xúc cảm của mình. Cái tôi cá nhân ấy được ý thức sâu sắc và mới mẻ hơn. Lần đầu tiên trên thi đàn, cái tôi tiểu tư sản mạnh dạn bày tỏ những tâm tư thầm kín, những xúc cảm yêu đương tuôn trào, những khát vọng được hưởng thụ không dứt, không nguôi, hoa thơm trái ngọt của cuộc đời trần thế. Vì thế Xuân Diệu không chỉ hoàn toàn mới lạ so với các thế hệ trước mà còn mới so với các nhà thơ cùng thời. Chỉ có Xuân Diệu mới có đủ độ nồng nàn say đắm nhất của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, với một cách nghĩ và nói năng rất phương Tây và một triết lý hưởng thụ cũng rất phương Tây: 
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Có thể khó nói hết vai cái nhất của XD chỉ biết rằng cái mới ấy trước hết là ở một nguồn sống mới,, một cảm xúc mới, một giọng điệu mới, một ngôn ngữ nông nàn trẻ trung chưa từng có. Người ta nồng nhiệt chào đón Xuân Diệu bởi họ thấy chỉ có ông mới bộc lộ tương đối đầy đủ và “tới độ” những cái mới của thơ Mới. 
Trong nghệ thuật sáng tác, có người nói Xuân Diệu là nhà thơ cảm thức thời gian. Tại sao lại như vậy?
Thời gian ở đây là thời gian mang ý niệm nghệ thuật. 
Lý thuyết thi pháp học đã chỉ ra rằng: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật”. Thời gian nghệ thuật cũng vẫn động trên cả ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai. Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ đã sử lý yếu tố này như một phương tiện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống và cấu trúc tác phẩm. Chính vì vậy, thời gian nghệ thuật không nhất thiết phải theo trật tự vốn có của tự nhiên mà có thể đảo ngược trình tự thời gian, thay đổi nhịp độ, tăng giảm tốc độ và thậm chí có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động của nó. Nghĩa là tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian có thể làm ngưng lại một khoảnh khắc giữa dòng đời vô tận, nhưng cũng có thể dồn nén một quãng thời gian vời vợi ước tính cả chục năm, trăm năm vào một thời khác ngắn ngủi:
“Đời này thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn một ngày dài ghê”
	(Tản Đà)
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trông lại ngàn xưa, trông tới mai sau” 
Với Xuân Diệu, thời gian trở thành “nỗi ám ảnh” (Đỗ Lai Thuý), là “kẻ thù đáng gờm nhất” (Nguyễn Đăng Mạnh). Từ chỗ chi chút thời gian, muốn níu kéo thời gian trong từng khoảnh khắc, nhưng quỹ thời gian đời người là hữu hạn mà quỹ thời gian vũ trụ là vô hạn cho nên Xuân Diệu lại rất ghét và rất sợ thời gian trôi nhanh, sợ sự xa cách, sợ sự lạnh nhạt. 
 Chính vì vậy, thấm đẫm các bài thơ của Xuân Diệu là một nỗi đau thời gian. Đây cũng là một nét phong cách rất riêng của Xuân Diệu. 
- Xuân Diệu đã tạo ra những đổi thay rất lớn, nếu không muốn nói là những đổi thay có tính cách mạng trong quan niệm thẩm mĩ.
Từ xưa tới nay, đặc biệt là trong thơ trung đại, người ta vẫn coi vẻ đẹp thiên nhiên là chuẩn mực tuyệt đối của con người (mắt đẹp phải là mắt bồ câu, mũi đẹp phải là dọc dừa).... Nhưng Xuân Diệu lại quan niệm khác. Theo ông, thiên nhiên tuy có đẹp, nhưng là cái đẹp thuần tuý và không pahỉ ai cũng nhận ra cái đẹp đó. Chính vì vậy, nó đẹp chẳng qua là nó mang cái tình của con người trong ấy. Lá liễu đẹp vì nó giống nét mi người con gái 
Chính vì quan niệm này mà thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu không hoàn toàn là thiên nhiên thuần tuý mà là thiên nhiên trong hồn người. Nó cũng đắm say, cũng rạo rực không kém con người. Nó mang cá tính Xuân Diệu. 
Nhờ yêu đời và luôn khát khao giao cảm với đời cho nên trong lớp văn nghệ sĩ tiền chiến của ta, chỉ có Xuân Diệu là người đến với cách mạng nhẹ nhàng nhất, thanh thản nhất, không phải trải qua quá nhiều dằn vặt suy tư bởi lẽ CM chính là một cuộc giao cảm vĩ đại của hàng triệu con người. Cho nên một người khát khao được giao cảm với đời như Xuân Diệu thì việc tìm đén với CM là lẽ tự nhiên.
II/ Về bài “Đây mùa thu tới”
1. Lý thuyết:
	Không thể viết được một bài văn hay nếu không có một đề cương, một dàn ý. Đề cương giúp HS viết thoải mái, đúng trọng tâm, đủ ý, lại đảm bảo thời gian. Tất nhiên đề cương khi làm bài thi có thể hiểu một cách linh hoạt hoặc là đề cương được làm ra giấy nháp, hoặc là đề cương nằm ngay trong đầu người viết. Miễn là trước khi viết, mô hình của bài đã cơ bản hình thành với những ý và sự sắp xếp các ý ấy thế nào cho nổi bật vấn đề mà mình muốn làm cho sáng tỏ.
	Đề cương tổng quát là loại đề cương nhìn vào đó ta thấy được những luận điểm lớn nhất của bài viết. Đề cương chi tiết là loại đề cương phát triển từ đề cương tổng quát. Có nghĩa là nó không chỉ dừng lại ở các điểm lớn mà phải cụ thể từng luận điểm, luận cứ, luận chứng
2. Đề cương:
1. Phân tích cảnh và tình đẹp nhưng phảng phất buồn
a. Cảnh thu đẹp và buồn:
Cảnh thu đẹp: Mang vẻ đẹp và những nét đặc trưng riêng của mùa thu (chớm lạnh, không khí mát dịu, màu sắc vàng nhẹ nhàng huyền ảo )
Cảnh thu buồn: Gợi lên sự cô đơn, sự tàn phai trống vắng (liễu đứng chịu tang, hoa rụng cành, sắc đỏ rũa màu xanh, nàng trăng tự ngẩn ngơ, bến đò vắng khách)
Tình thu đẹp và buồn
Tình thu đẹp: 
+ Tác giả có lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Qua tình yêu th ... về câu “Đây mùa thu tới, mùa thu tới” :
 - lời thầm reo (reo khẽ)
	 - lời than tiếc nuối (một thông báo lo âu, hớt hải)
Dường như cả hai cách hiểu này đều có lý. Thầm reo là bởi vì lòng người chờ thu đã lâu, nên thu đến không kìm nén được mà phải thốt lên thành lời, mà lại thầm reo đến hai lần vì nó hiện ra đẹp quá, bất ngờ quá. Còn tiếc nuối là vì mỗi độ thu sang thời gian lưu trôi, quỹ thời gian của con người như ngắn lại. mặt khác trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu XD như hình dung trước hết thu, mùa đông giá lạnh sẽ lại đến. Một người nhạy cảm với thời gian như Xuân Diệu không thể không thảng thốt trước bước đi quá nhanh của thời gian. 
=> Điều thú vị là tuy có 2 cách cảm nhận khác nhau, nhưng cả hai cách cảm nhận đều rất Xuân Diệu (phù hợp với phong cách Xuân Diệu). Và cái hay là ở chỗ nhờ cấu trúc lặp Xuân Diệu đã tạo cho câu thơ một hiệu quả bất ngờ là ông đã hữu hình hoá được sự chuyển động vô hình của thời gian. Thu đến giờ nào, phút nào, mấy ai biết được, nhưng “Đây mùa thu tới, mùa thu tới” đã khiến chúng ta tin một cách chân thành rằng Xuân Diệu đã cảm thấy, nhìn thấy sự hối thúc, sự chuyển động gấp gáp của thời gian.
Sang đến câu “Với áo mơ phai dệt lá vàng” Xuân Diệu đã chuyển đổi hẳn sang cái nhìn thị giác. 
Hình như trong hội hoạ cũng như trong thơ ca, hễ cứ nhắc đến mùa thu là hoạ sĩ hay thi sĩ đều không thể không nhắc đến sắc vàng(Vàng của lá, vàng của mây, vàng của nắng, vàng của gió..). Chúng ta từng bị mê hoặc bởi màu vàng trong bức tranh “Mùa thu vàng” của LêViTan, từng ngỡ ngàng khi Nguyễn Du viết: “Long lanh đáy nước in trời - thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”, hoặc khi Nguyễn Khuyến tả: “Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”, Nguyễn Gia Thiều viết: “Trải vách quế gió vàng hiu hắt” hoặc Bích Khê: “Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng - Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông” (Bích Khê) “Con nai vàng ngơ ngác - Đạp trên lá vàng khô” (bức tranh đồng màu nhưng không đồng cảm)(Lưu Trọng Lư)
Mỗi sắc vàng mang một cái hồn khác nhau. Sự phối hợp các thanh sắc trong bức trang cũng mang tiếng nói riêng của nó. Có màu vàng lộng lẫy đài các, có màu vàng rực rỡ tươi tắn, có màu vàng rơi rụng héo úa Chẳng hạn con nai vàng đạp trên lá vàng khô của Lưu Trọng Lư là một bức tranh đồng màu nhưng không đồng cảm.
Trong Đây mùa thu tới, cảnh sắc mùa thu của Xuân Diệu không tĩnh tại nên sắc vàng của Xuân Diệu không phải là màu vàng rơi rụng, héo úa mà là màu vàng mơ rất tươi tắn, rất thanh nhẹ. Tất nhiên bản thân màu vàng mơ chưa hẳn đã tạo nên cái đẹp. Nó đẹp lên bội phần nhờ sức tưởng tượng rất thơ của Xuân Diệu. Mùa thu đã trở thành nàng thu trong bộ xiêm y màu vàng kiều diễm. 
Khổ 2 và 3: Cũng diễn tả thu về nhưng là trong cái lạnh và sự tàn phai, trống vắng.
Nếu khổ thơ đầu tác giả cảm nhận mùa thu chủ yếu bằng thị giác thì ở 2 khổ thơ tiếp theo bên cạnh sự cảm nhận bằng thị giác đã thêm cả sự cảm nhận bằng xúc giác. Bởi chỉ cảm nhận bằng xúc giác mới thấm thía hết cái lạnh của thời tiết lúc chuyển mùa. 
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió..
Đã vắng người sang những chuyến đò
+ Câu “Hơn một loài hoa đã rụng cành” được Thế Lữ chữa lại là “Đã mấy loài hoa rụng dưới cành”. Xuân Diệu cho rằng khi ông viết “hơn một” có nghĩa không phải là một, và không biết là bao nhiêu, nên nếu viết “mấy loài” thì cụ thể quá. Cách dùng từ này của XD được đánh giá là mang vẻ tân kỳ và khá Tây. 
+ Còn “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh” thì Hoài Thanh lại cho là “rủa” nghĩa là màu sắc không hoà hợp, màu đỏ rủa màu xanh. Xuân Diệu cho ý ông không phải thế mà “rũa” ở đây là hỏng, nát, nghĩa là màu đỏ xuất hiện làm hỏng màu xanh đi. XD muốn nói ở đây là sự phôi pha của màu lá. (Thậm chí có người còn đọc là “rữa”(là sự phân huỷ của những xác lá)
Về sự chuyển mùa qua sự chuyển màu của thảo mộc, XD không phải là người đầu tiên phát hiện thấy. Chẳng hạn “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà” (Xuân thu nhã tập – Nguyễn Xuân Xanh), Người lên ngựa kẻ chia bào – Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” (Nguyễn Du), “Ve kêu rừng phách đổ vàng – Nhớ cô em gái hái măng một mình” (Tố Hữu). Có khi chỉ khác nhau một từ mà sắc màu khác hẳn. Chẳng hạn “nhuốm” là mới bắt đầu, còn “nhuộm” là đã kết thúc. XD không lặp lại sự biến màu toàn cục . Ông nắm bắt sự chuyển màu qua từng chiếc lá, thậm chí sự phôi pha trong từng hạt diệp lục(Tinh tế như Trần Đăng Khoa nghe tiếng từng chiếc lá rơi: “Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng”).
Như vậy là chỉ bằng ngôn từ, XD đã khiến người đọc nhận thấy rất rõ thu đang về . Những chiếc lá đang phai màu, nhân rộng lên một mùa thu đang xâm lấn mùa hạ.
+ Câu “Những luồng run rẩy rung rinh lá”, lâu nay người ta thường nhắc nhiều đến nghệ thuật láy âm của Xuân Diệu, hoặc cho rằng: “XD gọi luồng gió là luồng run rẩy”. Xuân Diệu thì cho là nghệ thuật láy âm ở đây chỉ đem đến cái mới cho nốt nhạc (thậm chí trước XD nhiều người láy còn hay hơn. Chẳng hạn trong truyện Kiều Nguyễn Du viết: “Dưới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”. Còn nếu cho sự rung rinh ở đây là do gió thổi thì chưa thấy được cái lạnh từ bên trong mà tác giả muốn diễn tả (có giống với Nguyễn Khuyến “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”) Nếu gió thổi thì cái lạnh là từ ngoại cảnh, còn nếu không cần gió mà vẫn lạnh run lên thì cái lạnh từ trong tâm – Chính lòng người cô đơn nên nhìn cây cối, cảnh vật đâu cũng thấy lạnh lẽo run rẩy. Câu thơ này hiểu như thế còn ẩn chứa cái ý nói lên sự run sợ của cỏ cây vì sắp phải rụng tàn héo úa.
+ Câu “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh” lại là nét phác hoạ kiểu tranh thuỷ mặc Trung Quốc. Tuy nhiên đây là cái nhìn cận cảnh nên dù là những cành cây nhỏ bé nhất, gầy guộc, mảnh mai nhất cũng như đang run rẩy lên tựa dây đàn .
+ Câu “Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ” : Vầng trăng thu là biểu tượng đẹp nhất của mùa thu. Nghệ thuật miêu tả mùa thu không bao giờ bỏ qua vầng trăng, vì trăng thu có vẻ đẹp riêng – dịu dàng thơm mát và thường là trong vắt. ở bài này vầng trăng thu của XD mang một vẻ khá đặc sắc. Khi trong vắt, khi lại mờ ảo trong sương khói. Cần chú ý chữ “tự”. Mùa thu đến tạo nên những đổi thay trong đêm thu, rồi sương thu, khói thu... nên vầng trăng cũng mờ ảo “tự ngẩn ngơ” chứ không phải là bị ngẩn ngơ. Tự ngẩn ngơ là trạng thái ngẩn ngơ từ bên trong chứ không phải bên ngoài. 
+ Câu “Non xa khởi sự nhạt sương mờ ...” là khó giảng nhất. Xuân Diệu nói chữ “khởi sự” là cách dùng của dân khu 5. Hai chữ “khởi sự” là nói lên sự bắt đầu. XD cho hai chữ này hơi cứng nhưng cũng hoà hợp được với câu thơ.
=> 2 câu thơ nối nhau ý chính không phải là tả mà là gợi. Chúng gợi một cảm giác bâng khuâng trước cảnh đìu hiu, lạnh lẽo.
+ 2 câu “ Đã nghe rét mướt luồn trong gió.. - Đã vắng người sang những chuyến đò” là hai câu Xuân Diệu tâm đắc nhất. Đúng là chỉ bằng 1 chữ “luồn” mà cái lạnh được vật chất hoá từ cái vô hình thành cái hữu hình, như có sự tiếp xúc da thịt cụ thể hơn. Và chỉ bằng “Đã nghe” tác giả đã chỉ rõ được thời điểm cái lạnh xuất hiện. Nếu thi sĩ chỉ viết “rét luồn trong gió” thì có nghĩa là trời lạnh nhưng không phải là mới lạnh mà có thể lạnh lâu rồi. Nhưng khi ông viết “Đã nghe” thì cái lạnh ấy đúng là mới đến thật. Nhà thơ chẳng những tinh tế trong cảm nhận mà còn tinh tế trong cách diễn đạt nữa. Hơn nữa “rét luồn trong gió”, chứ không phải là gió rét cho nên càng khẳng định thêm là cái rét vừa tới, có lẽ mới chỉ đủ làm cho đất trời se lạnh. Đây là một cái rét rất đặc trưng đầu thu của đồng bằng Bắc bộ.
+ Hình ảnh “Đã vắng người sang những chuyến đò” cũng có tác dụng cộng hưởng tạo nên sự cô đơn, trống vắng của cả người và cảnh. (so sánh với “Và hoạ hoằn một con thuyền ghé trở – zrồi âm thầm bến lại lặng trong mưa” (Bến đò ngày mưa – Anh Thơ) “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”(Tú Xương) hoặc “Đò đi qua bến đục – Mọi người ngắm nhìn em” (Nguyễn Nhược Pháp). Bài thơ có nhiều dấu chấm lửng, buông lửng... Nhà thơ cố tình tạo nên những khoảng trống – những khoảng trống chứa đựng nỗi buồn xa vắng mơ hồ.
=> Phải là một tâm hồn nhạy cảm lắm với cái lạnh, với nỗi cô đơn trống vắng Xuân Diệu mới nhận ra sự run rẩy của cỏ cây, sự nhợt nhạt của vầng trăng và nhnữg bến đò ít người qua lại. 
Khổkết: 
Mây vẩn từng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly.
ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
+ Nếu khổ thơ trên chủ yếu là cảnh, thì ở khổ cuối này con người trực tiếp xuất hiện. Tuy nhiên sự xuất hiện của con người ở đây chẳng những không làm cho cảnh vui hơn mà trái lại làm cho cảnh buồn hơn. 
+ Buồn thấm vào không gian trời đất trong hình ảnh cánh chim bay đi, trong khí trời u uất (liên tưởng “Mõ thảm, chuông sầu - HXH). ở đây không hiểu Xuân Diệu buồn vì chia ly? Hay buồn vì thu đến thời gian cứ vô tình trôi? Dù sao thì tất cả nỗi buồn ấy đều rât thấm thía, cho nên buồn chưa đủ mà còn hận. 
+ Đặc biệt nỗi buồn mùa thu còn đọng lại trong lòng người. Hình ảnh “thiếu nữ buồn không nói - Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì...” là hình ảnh khá ấn tượng. Thông thường nhà thơ hay cụ thể hoá cái trừu tượng (kiểu đã nghe rét mướt luồn trong gió), nhưng ở đây ông lại trừu tượng hoá cái cụ thể, vì thế sắc thái biểu cảm bị nhoè đi, câu thơ trở nên mơ mộng hơn. Số từ “ít nhiều” mang tính phiếm chỉ, còn “nhìn xa” là không nhìn vào đâu cả, nhìn vào cõi vô định để lắng nghe sâu sắc vào cõi lòng mình, để thấm thía nỗi buồn khi thu đến, còn “buồn không nói” là nỗi buồn không thành hình, thành tiếng... Những câu thơ không có sự mặc định cụ thể vì vậy mà ý thơ càng lan toả. 
Nỗi buồn mùa thu có nguyên nhân sâu sa - đó là nỗi nuồn khi thu về mang theo cái lạnh, sự tàn phai trống vắng? hay là nỗi buồn vì cô đơn? Đó là nỗi buồn cá nhân, hay nỗi buồn thế hệ? Buồn vì trong hoàn cảnh mất nước nên sống giữa quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương? Tất cả thật khó mà nói ra cho hết. Có lẽ vì thế mà tình thu, ý thu hàm xúc dư ba?
Kết luận:
Khẳng định, và nâng cao giá trị của tác phẩm. 
Tóm lại ở XD cũng như nhiều nhà thơ khác, mùa thu choán một vị trí xứng đáng trong thơ. Thu gây ấn tượng không phải chỉ vì sắc thu đẹp, không gian thu mát mẻ dịu dàng mà phải chăng còn bởi tính giao mùa của nó. Hè đã qua nhưng nắng tháng tám còn rám cùi bưởi. Đông chưa đến mà mây xám đã ùn ùn phía chân trời. Nằm áp giữa hai khối nóng lạnh đó, thu là một lãnh thổ bị lấn cả đôi đầu nên hay có những trở trời . XD là người cảm ứng mạnh với thời gian nên cũng cảm ứng mạnh với những trở trời đó. Chính vì vậy thơ thu XD không chỉ đẹp mà còn rất nhậy cảm. Nó là tiếng nói giao mùa, tiếng nói hối thúc sự chuyển mùa của thời gian. “ Đây mùa thu tới” là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. 
III/ Bài tập:
Bình giảng khổ thơ đầu trong bài “ Đây mùa thu tới”
Đọc lại bài giảng và rút gọn thành dàn bài bổ ngang

Tài liệu đính kèm:

  • docDay mua thu toi.doc