Ngữ văn 9 - Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - Một số điểm cần lưu ý

Ngữ văn 9 - Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - Một số điểm cần lưu ý

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Dù hiện nay toàn Ngành đã và đang sôi nổi thực hiện có hiệu quả việc soạn và dạy bằng giáo án điện tử, nhưng giáo án truyền thống (giáo án viết tay hoặc đánh máy trên Word) vẫn là loại giáo án không mấy khi có thể thay thế được trong nhiều tiết dạy trên lớp của người giáo viên. Nói như vậy có nghĩa là dù soạn giảng bằng hình thức nào đi chăng nữa đều có những ưu – nhược điểm riêng, đặc biệt là trong các giờ dạy Văn. Vì vậy, tùy vào tính chất của từng bài dạy mà GV lựa chọn sử dụng loại hình giáo án làm sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Không phải cực đoan, thực tế mà nói, nếu đem so sánh với giáo án điện tử, chúng ta thấy rằng với giáo án truyền thống, người giáo viên thể hiện được một cách cụ thể và rõ nét các hoạt động của thầy và trò. Giáo án truyền thống như là một dàn ý chi tiết đã được giáo viên chuẩn bị trước một cách kĩ lưỡng, trù tính trước ý đồ thiết kế - tổ chức quá trình dạy và học cho từng bài dạy cụ thể trên lớp, nhằm giúp các đối tượng học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy thế, trong mỗi lần kiểm tra giáo án hay họp chuyên môn, nhiều giáo viên thường có câu nói cửa miệng “Giáo án chỉ là một hình thức đối phó!”. Mới thoáng nghe, chúng ta đều thấy cũng có lí, nhưng suy nghĩ cho kĩ càng, thấu đáo và nghiêm túc thì đó chỉ là sự bao biện không thể chấp nhận. Thực tiễn dạy học cho thấy nếu lên lớp không có giáo án, tức là không trù tính trước ý đồ tổ chức, thiết kế quá trình dạy học, hay có nhưng soạn sơ sài thì không có bất kì một giáo viên nào, dù đó là người có kinh nghiệm, có tay nghề giỏi cũng không thể hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả như ý.

Đặc biệt, đối với những tiết soạn cho tiết dạy trả bài viết Tập làm văn lại càng được ít giáo viên coi trọng. Qua nhiều lần kiểm tra hồ sơ trong trường và đi thanh tra giáo viên ở các trường bạn, chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn thường rất sơ sài, mang tính chiếu lệ. Đó là những bài soạn được thiết kế bằng những gạch ngang đầu dòng về ưu – nhược điểm mà không thể hiện rõ đúng tính chất của một tiết trả bài viết Tập làm văn. Đó là vấn đề khiến cho tôi quan tâm và tìm cách tháo gỡ.

Để chia sẻ kinh nghiệm nhằm góp phần khắc phục tình trạng nói trên, tôi mạnh dạn xin trao đổi và đề xuất kinh nghiệm: Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - một số điểm cần lưu ý.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - Một số điểm cần lưu ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dù hiện nay toàn Ngành đã và đang sôi nổi thực hiện có hiệu quả việc soạn và dạy bằng giáo án điện tử, nhưng giáo án truyền thống (giáo án viết tay hoặc đánh máy trên Word) vẫn là loại giáo án không mấy khi có thể thay thế được trong nhiều tiết dạy trên lớp của người giáo viên. Nói như vậy có nghĩa là dù soạn giảng bằng hình thức nào đi chăng nữa đều có những ưu – nhược điểm riêng, đặc biệt là trong các giờ dạy Văn. Vì vậy, tùy vào tính chất của từng bài dạy mà GV lựa chọn sử dụng loại hình giáo án làm sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Không phải cực đoan, thực tế mà nói, nếu đem so sánh với giáo án điện tử, chúng ta thấy rằng với giáo án truyền thống, người giáo viên thể hiện được một cách cụ thể và rõ nét các hoạt động của thầy và trò. Giáo án truyền thống như là một dàn ý chi tiết đã được giáo viên chuẩn bị trước một cách kĩ lưỡng, trù tính trước ý đồ thiết kế - tổ chức quá trình dạy và học cho từng bài dạy cụ thể trên lớp, nhằm giúp các đối tượng học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất. 
Tuy thế, trong mỗi lần kiểm tra giáo án hay họp chuyên môn, nhiều giáo viên thường có câu nói cửa miệng “Giáo án chỉ là một hình thức đối phó!”. Mới thoáng nghe, chúng ta đều thấy cũng có lí, nhưng suy nghĩ cho kĩ càng, thấu đáo và nghiêm túc thì đó chỉ là sự bao biện không thể chấp nhận. Thực tiễn dạy học cho thấy nếu lên lớp không có giáo án, tức là không trù tính trước ý đồ tổ chức, thiết kế quá trình dạy học, hay có nhưng soạn sơ sài thì không có bất kì một giáo viên nào, dù đó là người có kinh nghiệm, có tay nghề giỏi cũng không thể hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả như ý.
Đặc biệt, đối với những tiết soạn cho tiết dạy trả bài viết Tập làm văn lại càng được ít giáo viên coi trọng. Qua nhiều lần kiểm tra hồ sơ trong trường và đi thanh tra giáo viên ở các trường bạn, chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn thường rất sơ sài, mang tính chiếu lệ. Đó là những bài soạn được thiết kế bằng những gạch ngang đầu dòng về ưu – nhược điểm mà không thể hiện rõ đúng tính chất của một tiết trả bài viết Tập làm văn. Đó là vấn đề khiến cho tôi quan tâm và tìm cách tháo gỡ. 
Để chia sẻ kinh nghiệm nhằm góp phần khắc phục tình trạng nói trên, tôi mạnh dạn xin trao đổi và đề xuất kinh nghiệm: Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - một số điểm cần lưu ý. 
Do đối tượng tìm hiểu và áp dụng chỉ nằm trong phạm vi hẹp nên kinh nghiệm mà tôi đề xuất có lẽ chưa được toàn diện và có sức thuyết phục cao. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung và chia sẻ của quý thầy cô và quý đồng nghiệp gần xa để kinh nghiệm này được tốt hơn.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN TƯ LIỆU:	
1. Phạm vi đề tài:
Để tiến hành nghiên cứu và rút ra được kinh nghiệm cho đề tài này, chúng tôi đã kiểm tra giáo án của đồng nghiệp trong trường và một số trường bạn (kết hợp lúc đi thanh tra chuyên môn); tìm hiểu và phân tích những bài viết Tập Làm văn của HS lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Ngô Quyền, xã Cưmta, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk.
2. Nguồn tư liệu: 
- Những bài viết Tập Làm Văn trên lớp của học sinh ở các năm học: 2006 - 2007, 2007 – 2008.
- Giáo án bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn của một số giáo viên Ngữ văn trong và ngoài nhà trường.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
 1. Mục tiêu:
- Khảo sát, phân tích, so sánh, đối chiếu và tìm hiểu hai cách soạn giáo án về tiết trả bài viết Tập làm văn của giáo viên.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp chất lượng, hiệu quả học tập (bài viết) của học sinh trước hai cách soạn giáo án về tiết trả bài viết Tập làm văn của giáo viên.
 2. Nhiệm vụ:
- Đề xuất khung sườn cách soạn giáo án tiết trả bài viết Tập làm văn phù hợp nhất, khả thi nhất. 
- Từ đó, thống nhất dàn ý chung nhất cho tiết trả bài viết.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Phương pháp khảo sát và phân loại
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Nội dung, chương trình Ngữ văn bậc THCS được cấu tạo theo nguyên tắc đồng tâm, trên cơ sở lấy 06 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh, điều hành làm trục đồng quy với một sự tiếp nối, kế thừa và phát triển nâng cao rất lôgíc và hợp lí . 
 1. Nhận thức về vị trí của bài viết Tập làm văn:
Mục tiêu cao nhất của bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng là giúp HS rèn luyện và thực hành kĩ năng tạo lập văn bản (nói – viết). Vì vậy, trong cấu trúc nội dung, chương trình SGK, các bài viết Tập làm văn đóng một vai trò quan trọng. Ở bậc THCS, học sinh được học và thực hành tạo lập 06 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm (trữ tình), lập luận (nghị luận), thuyết minh, điều hành (hành chính – công vụ). Riêng văn bản điều hành không có tiết thực hành độc lập mà thực hành đan xen trong bài học. Đó là những kiểu văn bản chiếm nhiều số tiết học lí thuyết và thực hành. Chúng ta có thể thống kê lại như sau:
Lớp
Kiểu văn bản thực hành tạo lập
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Lập luận (nghị luận)
Thuyết minh
Điều hành
6
04 bài
04 bài
7
01 bài
03 bài
02 bài
8
02 bài
03 bài
04 bài
9
03 bài
04 bài
01 bài
 2. Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của bài viết Tập làm văn:
Các văn bản nói trên không chỉ được thực hành, luyện tập ở trường lớp mà còn ngay cả trong cuộc sống hằng ngày. Để có thể tạo lập được một văn bản (nói - viết) đơn giản hay phức tạp thì đòi hỏi người nói - viết phải có kĩ năng vận dụng tốt kiến thức tiếng Việt (chính tả, ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ), kiến thức văn bản (truyện, thơ, kịch, ) nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó. 
Vì thế, bài viết Tập làm văn là bài kiểm tra tổng hợp, toàn diện, là bước kiểm định cuối cùng, là tiêu chí đáng tin cậy và thuyết phục nhất để giáo viên vừa kiểm tra, đánh giá, nhận xét khả năng vận dụng và thực hành tạo lập văn bản của học sinh (khả năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, lối hành văn diễn đạt ...), vừa có cái nhìn thẩm định khách quan nhất để rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp soạn giảng cũng như phương pháp dạy học.
 3. Nhận thức về nội dung dạy học tiết trả bài viết Tập làm văn:
Điểm chung của hoạt động dạy học văn theo tư tưởng truyền thống và cơ chế dạy - học hiện đại là lên lớp phải có giáo án. Song, giáo án của cơ chế dạy học hiện đại phải thể hiện rõ và nhịp nhàng, đều tay giữa chủ thể chỉ đạo (giáo viên) và chủ thể nhận thức (học sinh) trong từng nội dung hoạt động cụ thể.
Nhưng không giống như bài soạn cho các bài dạy thông thường, bài soạn cho tiết trả bài thường không bao giờ có định sẵn trước một mục tiêu chuẩn nào cả, mà giáo viên chỉ có thể đặt ra được nội dung mục tiêu cho bài soạn, bài dạy ngay sau khi hoàn tất công đoạn chấm bài viết cụ thể của học sinh. Nói như vậy nghĩa là sau khi chấm, giáo viên mới tổng hợp được những sai sót và yếu kém từng mặt để từ đó mới đưa ra được những định hướng khắc phục, sửa chữa từng nội dung cụ thể cho học sinh. 
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, mục tiêu của của các bài viết Tập làm văn là giúp học sinh thuần thục hơn các kĩ năng tạo lập văn bản, cho nên nhất thiết ở mỗi tiết trả bài, giáo viên cần phải có sự đầu tư thỏa đáng, kĩ lưỡng và sát thực với chất lượng bài viết của học sinh để có thể chỉnh sửa, uốn nắn được những gì mà các em chưa làm được từ khâu tìm hiểu đề đến bước viết bài hoàn chỉnh.
II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN:
 1. Đối với giáo viên:
- Chưa thật sự chú trọng đến thao tác hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên nhân và cách sửa chữa những yếu kém trong bài viết của học sinh trong giờ dạy trả bài.
- Còn xem nhẹ hoặc soạn qua loa các tiết trả bài viết Tập làm văn (do xưa nay không có ai đi dự giờ những tiết trả bài bao giờ cả).
- Các bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn còn sơ sài, chung chung và trừu tượng. 
 2. Đối với học sinh:
- Nhớ các thao tác, các bước tạo lập văn bản, nhưng lại mơ hồ trong thực hiện từng bước đó.
- Qua đối chiếu 03 bài viết Tập làm văn gần nhau của một số em học sinh, chúng tôi thấy các lỗi nội dung, đặc biệt là lỗi hình thức thường không được khắc phục. Nói như vậy nghĩa là ở bài viết Tập làm văn sau, học sinh không hề rút ra được kinh nghiệm từ bài viết trước để khắc phục!
III. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
 1.Nguyên nhân khách quan: 
- Các bài dạy tiết trả bài viết Tập làm văn không có tài liệu soạn mẫu hay mô hình bài soạn để tham khảo, thậm chí trong các đợt tập huấn soạn giáo án mấy năm trước đây cũng không thấy đề cập đến cách soạn. 
- Chưa có sự thống nhất cách soạn giảng và chưạ coi trọng thỏa đáng đến mục tiêu, hiệu quả của các tiết dạy trả bài Tập làm văn.
- Không dự giờ, đánh giá và xếp loại giáo viên đối với các bài dạy tiết trả bài viết Tập làm văn.
 2.Nguyên nhân chủ quan:
- Giáo viên vốn quan niệm “giáo án chỉ là một hình thức đối phó” nên ít tìm tòi, sáng tạo, hoặc còn xem nhẹ, không đầu tư, không quan tâm đúng mức đến tác dụng, ý nghĩa và tầm quan trọng của bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn.
- Đa số học sinh có thói quen học vẹt bài văn mẫu mà không nắm vững các kĩ năng viết văn (tuy trong chương trình học sinh đã được tìm hiểu về lí thuyết cách tạo lập từng kiểu văn bản)
- Tổ, nhóm chuyên môn chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của mình
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN:
	Căn cứ vào đặc thù bài dạy, thực trạng bài viết Tập làm văn của học sinh và bài soạn của giáo viên như đã nói ở trên, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp và thực hiện như sau:
 1. Phần mục tiêu của bài soạn, bài dạy: 
Như đã nói ở trên, phần này tùy vào thực trạng bài viết của học sinh mà giáo viên linh động và sáng tạo để đặt ra mục tiêu cần đạt về kiến thức - kĩ năng - thái độ làm sao cho cho phù hợp với từng bài soạn, bài dạy tiết trả bài.
Chẳng hạn, nếu bài viết của học sinh mắc lỗi tìm hiểu đề, lỗi tìm ý, lỗi chính tả hoặc lỗi xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn văn, lỗi hành văn,  thì mục tiêu trong bài soạn là giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân và có kĩ năng khắc phục, sửa chữa được các lỗi đó; giáo dục các em có ý thức chủ động tự rèn luyện. 
 2. Phần nội dung một bài soạn tiết trả bài Tập làm văn:
 Đây là phần cụ thể hóa cho phần 1. Khi thực hiện phần này, chúng tôi thường tiến hành làm rõ các nội dung: tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn ý, đọc và bình, sửa chữa các lỗi mắc phải. Nhưng tùy tính chất bài viết của học sinh mà chúng tôi có thể lướt qua hoặc nhấn mạnh ở một số nội dung, hay nói cách khác xem học sinh của mình thiếu cái gì thì chúng tôi hướng dẫn các em tự đi tìm cái còn thiếu đó.
 2.1. Tìm hiểu đề:
* Đề bài ví dụ: “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là hai trong nhiều tác phẩm văn học có chung tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và đồng cảm với số phận khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến. Em hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên.
- Bản chất: Giáo viên hướn ... của những ưu, nhược điểm trong bài viết Tập làm văn số (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày).
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
- Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng.
- HS: Xem lại phần lí thuyết văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
	1. Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn)
	2. Dạy bài mới:
	 * GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết trả bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết.
* Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài.
- HS nhắc lại đề bài; GV chép đề bài lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu đề.
- GV: 
? Hãy nhắc lại kết quả tìm hiểu đề của em (cấu tạo của đề)? Từ đó, em hiểu được như thế nào về yêu cầu của đề bài?
- HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề ()
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm hiểu đề của HS.
* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Ăn quả nhớ người trồng cây.”
- Dạng đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Yêu cầu của đề bài: Phân tích, chứng minh làm sáng rõ một tư tưởng, đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Phạm vi tư liệu: Kiến thức sách vở và vốn sống
* Thao tác 2: Tìm ý.
- GV: ? Em hãy nhắc lại cách tìm ý của mình?
? Em đã tìm được những ý nào để xây dựng bài văn?
- HS nhắc lại cách tìm ý và những ý đã tìm được ()
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm ý của HS.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng:
+ Nghĩa đen: “Ăn qủa” là ăn những trái cây chín, thơm, ngọt, bùi; “người trồng cây” là người vun trồng, chăm bón cây, trái. 
+Nghĩa bóng: hưởng thụ thành quả của những người đi trước đã tạo ra.
- (? Tại sao ăn quả phải nhớ người trồng cây?): “Ăn quả nhớ người trồng cây” thể hiện được truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta và là nền tảng để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
- (Người trồng cây ở đây có thể hiểu là những ai?): tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người nông dân, người công nhân, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ, 
- (? Nhớ người trồng cây, ta phải làm như thế nào, làm ra sao?): chúng ta phải có những hành động và việc làm đúng đắn với những người đã tạo ra thành quả
- (?Suy nghĩ gì về lời dạy của câu tục ngữ trên?):Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn, phù hợp với mọi thời đại trong việc bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách con người
* Thao tác 3: Làm dàn ý.
- GV:
? Nhắc lại cách làm dàn ý của em?
? Các ý trong phần thân bài được em lựa chọn sắp xếp theo trình tự ra sao? Vì sao?
- HS nhắc lại cách làm dàn ý của mình ()
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách lập dàn ý của HS:
+ Bố cục
+ Cách sử dụng và cách sắp xếp các ý trong từng phần của bài văn.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng đạo đức, ơn nghĩa
- Trích dẫn câu tục ngữ “Ăn quả nhớ người trồng cây”
2. Thân bài:
2.1. Giải thích từ: “ăn quả”, “người trồng cây”
- “Ăn qủa”: ăn những trai cây chín, thơm, ngọt, bùi
- “Người trồng cây”: người vun trồng, chăm bón cây, trái. 
 Phải biết ơn khi hưởng thụ thành quả của những người đã tạo ra. Đó là hành động thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta và là nền tảng để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người
2.2. Người trồng cây ở đay có thể hiểu là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người nông dân, người công nhân, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ, 
2.3. Nhớ người trồng cây nghĩa là bây giờ chúng ta phải có những hành động và việc làm đúng đắn với những người đã tạo ra thành quả
2.4. Không thể chấp nhận lối sống “ăn cháo đá bát”, “vong ơn bội nghĩa”
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ là bài học đạo đức nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía
- Phấn đấu làm người trồng cây cho thế hệ sau
Hoạt động 2: Chữa và đọc bài:
* Thao tác 1: Chữa bài.
- GV: Trả bài viết cho HS
- GV: Từ kết quả thống kê được sau khâu chấm bài, GV chú ý sửa các lỗi hình thức (lỗi nội dung đã chữa đan xen ở hoạt động 1) mà các em mắc phải thường là các lỗi :
+ Viết tắt, viết số, dùng các kí hiệu tùy tiện
+ Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ âm ch/tr, r/x, d/gi,
+ Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, 
+ Lỗi dùng từ thiếu trong sáng, câu văn sai ngữ pháp
+ Lỗi xây dựng và liên kết đoạn văn, vv
- HS nhận bài và lắng nghe, tự rút kinh nghiệm.
- GV giải đáp mọi thắc mắc của HS (nếu có).
- “Câu TN”. Sửa: Câu tục ngữ; “là 1 bài học về cách làm người”. Sửa:  là một cách làm người; “câu tục ngữ khuyên chúng ta ” Sửa: Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta 
- “Câu tục ngữ ăn quả nhớ người trồng cây là lời dạy bổ ích khiến cho chúng ta phải suy nghỉ”. Sửa: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ người trồng cây” là lời dạy bổ ích khiến cho chúng ta phải suy nghĩ; “Một số thanh niên ngày nay không những đua đòi không lo lắng học tập lao động. Họ còn mất dạy với cha mẹ đẻ”Sửa: Một số thanh niên ngày nay không những đua đòi, không lo lắng học tập, lao động, mà còn có một số hành động đi ngược lại đạo hiếu đối với cha mẹ
- vv
* Thao tác 2: Đọc bài.
- GV thống kê chất lượng chung của cả lớp (có thể đối chiếu với các lớp cùng khối)
- GV chọn 03 bài viết (khá giỏi, trung bình, yếu kém) cho HS đọc to trước lớp.
? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức diễn đạt của các bài viết vừa đọc?
- HS trao đổi và nêu nhận xét của mình.
- GV biểu dương, khích lệ HS.
Lớp
Khá giỏi
TB
Yếu kém
9A
15/34
16/34
03/34
9B
13/34
16/34
05/34
Hoạt động 3: Đọc tham khảo.
- GV chuẩn bị và tổ chức cho HS đọc một số đoạn văn tham khảo, sau đó, hướng dẫn tìm hiểu trình tự lập luận của đoạn văn.
* Đoạn mở bài tham khảo: 
 (1) Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu quý, tôn trọng đạo lí. (2) Để nhắc nhở, giáo dục con cháu về lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã làm nên thành quả cho đời sau hưởng thụ, cha ông ta có một kho tàng tục ngữ phong phú, sâu sắc. (3) Đáng chú ý nhất là câu “Ăn quả nhớ người trồng cây.”
(Trình tự lập luận: Câu (1) nêu mục đích, xuất xứ của vấn đề à Câu (2) xác định và báo trước vấn đề cần nghị luận ở thân bài à Câu (3) trích dẫn phần nêu của đề bài.)
* Đoạn kết bài tham khảo:
(1) Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đưa ra một bài học đạo đức nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. (2) Trong cuộc sống, đối với bản thân em, em sẽ luôn lễ phép, ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu khó học tập và lao động trở thành người có ích để đền đáp và ghi nhớ công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ ông bà, công ơn dạy dỗ của thầy cô , đồng thời luôn cố gắng phấn đấu làm “người trồng cây” tạo ra thành quả lao động cho người khác.
	(Trình tự lập luận: Câu (1) tác dụng của vấn đềà Câu (2) liên hệ bản thân, thực hiện tốt vấn đề.)
* Đoạn thân bài tham khảo:
(1) Để nêu lên được bài học đạo lí, câu tục ngữ mượn hai hành động gần gũi “ăn, nhớ” và hai hình ảnh quen thuộc “quả, kẻ trồng cây”. (2) “Ăn quả” là ăn những trái cây chín, thơm, ngọt, bùi; “kẻ trồng cây” là người vun trồng, chăm bón cây phát triển và đơm hoa kết trái. (3) Từ đó, suy rộng ra, ta ngầm hiểu “ăn quả” là hưởng thụ thành quả vật chất cũng như tinh thần, “kẻ trồng cây” là người tạo ra thành quả đó. (4) Rõ ràng, câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta khi hưởng thụ thành quả lao động thì luôn phải nhớ và biết ơn những người đã tạo ra thành quả đó. 
 (Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) dẫn dắt câu tục ngữ à Câu (2) giải thích nghĩa đen à Câu (3) giải thích nghĩa bóng à Câu (4) chốt lại vấn đề cần nghị luận (câu nêu luận điểm).
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
- GV củng cố các bước làm bài văn
- HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian thực hiện, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, kiểm tra, phân tích, tổng hợp và nhận thấy chất lượng bài viết Tập làm văn của đại đa số HS có chuyển biến tích cực, cụ thể:
1. Đã hình thành được thói quen tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
2. Đã thuần thục và vận dụng tương đối linh hoạt các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
3. Bài viết của các em đảm bảo tính định hướng; bố cục cân khá đối, chặt chẽ ; ý tứ tương đối đầy đủ, rõ ràng; trình bày mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, 
4. Đối chiếu các bài viết Tập làm văn trên lớp của HS trước và sau khi thực hiện kinh nghiệm này, chúng tôi có được tổng hợp chất lượng bài viết như sau:
4.1/ Chất lượng trước khi thực hiện kinh nghiệm:
Lớp
Sĩ số
BÀI VIẾT SỐ 1
BÀI VIẾT SỐ 2
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A
35
00
04
16
12
03
0
04
16
13
02
Tỉ lệ
11%
46%
34%
09%
11%
46%
37%
06%
9B
35
00
01
16
14
04
00
01
19
12
03
Tỉ lệ
03%
46%
40%
11%
03%
54%
34%
09%
4.2/ Chất lượng sau khi thực hiện kinh nghiệm:
Lớp
Sĩ số
BÀI VIẾT SỐ 3
BÀI VIẾT SỐ 4
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A
34
03
05
21
05
00
05
07
17
05
00
Tỉ lệ
09%
15%
61%
15%
15%
20%
50%
15%
9B
34
00
03
21
10
00
00
05
23
06
00
Tỉ lệ
09%
62%
29%
15%
67%
18%
Có lẽ sáng kiến kinh nghiệm này chưa thực sự sâu sắc và có sức thuyết phục cao, nhưng qua bảng so sánh trên đã cho thấy được sự chuyển biến theo hướng ngày càng tích cực về chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, chúng tôi hi vọng và tin tưởng rằng trong thời gian tới, với sự tìm tòi, khả năng sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò, chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng lên cao hơn nữa, đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục cũng như cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” trong toàn Ngành. 
II. Bài học kinh nghiệm:
 1. Giáo án là một trong những phương tiện dạy học thiết yếu, là hệ thống cách thức, ý đồ dạy học được giáo viên dàn dựng sẵn theo mục tiêu của bài học nhằm phát động tối đa tâm hồn, ý chí, nghị lực của học sinh.
 2. Muốn có một giờ dạy Văn nói chung và tiết trả bài Tập làm văn nói riêng đạt hiệu quả như ý thì trước hết phải có một giáo án tốt. Một giáo án tốt là giáo án được soạn một cách nghiêm túc, sáng tạo và phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. 
 3. Dù là một giáo viên có tay nghề văn vững vàng, nhưng nếu thiếu giáo án thì kết quả giáo dục cũng sẽ không hoàn toàn. 
III. Một vài kiến nghị:
 1. Đối với Tổ chuyên môn và bộ phận chuyên môn nhà trường:
- Tổ chức hội thảo chuyên đề về cách soạn bài viết Tập làm văn trên cơ sở trao đổi, phân tích vai trò, vị trí của tiết trả bài viết Tập làm văn.
- Chú trọng kiểm tra bài soạn và dự giờ góp ý về cách thức tổ chức học sinh học tập tiết trả bài viết Tập làm văn.
 2. Đối với giáo viên:
Cần tăng cường hơn nữa ý thức và tinh thần trách nhiệm của mình từ khâu nghiên cứu soạn giảng cho đến bước lên lớp giảng dạy.
M’đrắk, ngày 25 tháng 2 năm 2008
Người viết:
 Trần Đăng Hảo
ÿ&?

Tài liệu đính kèm:

  • docSoan giang tiet tra bai TLV mot so diem can luuy.doc