NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC LỚP 9
A. LÝ THUYẾT :
1. THỰC VẬT:
- Phân biệt màu sắc của lá ở mặt trên so với mặt dưới. Từ đó liên hệ thực tế tìm ra các loại lá có 2 mặt khác nhau.
- Các thí nghiệm chứng minh các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước. Từ đó so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 quá trình hô hấp - quang hợp, mối quan hệ giữa chúng và những điều kiện để 2 quá trình này diễn ra. Liên hệ thực tế cho thấy tác hại của việc để các loại cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa.
- Phân biệt các loại lá, thân, rễ biến dạng và chức năng của mỗi loại.
- Mối quan hệ giữa các cơ quan của cây xanh có hoa tạo nên cây là một thể thống nhất.
- Vì sao thực vật hạt kín là tiến hóa nhất và phân bố rộng rãi trên trái đất.
2. ĐỘNG VẬT:
- So sánh những điểm giống và khác nhau giữa động vật nguyên sinh sống tự do và động vật nguyên sinh sống kí sinh.
- Trong các động vật thuộc các ngành giun cần phân biệt cấu tạo trong và ngoài của các loài sống kí sinh và sống tự do. Từ đó vẽ được sơ đồ vòng đời phát triển của loài sống kí sinh để tìm ra biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh ở người và động vật
- Qua thực tế quan sát và mổ xẻ những động vật thuộc ngành thân mềm, nêu được mặt lợi và hại đối với tự nhiên và với đời sống con người. Cách phát tán nòi giống của trai sông.
- Trong ngành chân khớp, cần phân biệt được những đặc điểm đặc trưng của từng lớp
- Trong ngành động vật có xương sống, đối với những loài đẻ trứng và thụ tinh ngoài cần nêu được ý nghĩa của hiện tượng đẻ nhiều trứng. Từ đó thấy được ưu điểm của sự thụ tinh trong và những ưu điểm nổi bật của hiện tượng thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
- So sánh được những đặc điểm tiến hóa trong các hệ cơ quan của các đại diện trong các lớp thuộc ngành động vật có xương sống từ thấp đến cao. Từ đó thể hiện sự hoàn thiện về tất cả các hệ cơ quan của các động vật thuộc lớp thú. Tìm ra được những đặc điểm cấu tạo trong và ngoài của các động vật thích nghi với môi trường sống của chúng
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC LỚP 9 LÝ THUYẾT : 1. THỰC VẬT: - Phân biệt màu sắc của lá ở mặt trên so với mặt dưới. Từ đó liên hệ thực tế tìm ra các loại lá có 2 mặt khác nhau. - Các thí nghiệm chứng minh các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước. Từ đó so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 quá trình hô hấp - quang hợp, mối quan hệ giữa chúng và những điều kiện để 2 quá trình này diễn ra. Liên hệ thực tế cho thấy tác hại của việc để các loại cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa. - Phân biệt các loại lá, thân, rễ biến dạng và chức năng của mỗi loại. - Mối quan hệ giữa các cơ quan của cây xanh có hoa tạo nên cây là một thể thống nhất. - Vì sao thực vật hạt kín là tiến hóa nhất và phân bố rộng rãi trên trái đất. 2. ĐỘNG VẬT: - So sánh những điểm giống và khác nhau giữa động vật nguyên sinh sống tự do và động vật nguyên sinh sống kí sinh. - Trong các động vật thuộc các ngành giun cần phân biệt cấu tạo trong và ngoài của các loài sống kí sinh và sống tự do. Từ đó vẽ được sơ đồ vòng đời phát triển của loài sống kí sinh để tìm ra biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh ở người và động vật - Qua thực tế quan sát và mổ xẻ những động vật thuộc ngành thân mềm, nêu được mặt lợi và hại đối với tự nhiên và với đời sống con người. Cách phát tán nòi giống của trai sông. - Trong ngành chân khớp, cần phân biệt được những đặc điểm đặc trưng của từng lớp - Trong ngành động vật có xương sống, đối với những loài đẻ trứng và thụ tinh ngoài cần nêu được ý nghĩa của hiện tượng đẻ nhiều trứng. Từ đó thấy được ưu điểm của sự thụ tinh trong và những ưu điểm nổi bật của hiện tượng thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. - So sánh được những đặc điểm tiến hóa trong các hệ cơ quan của các đại diện trong các lớp thuộc ngành động vật có xương sống từ thấp đến cao. Từ đó thể hiện sự hoàn thiện về tất cả các hệ cơ quan của các động vật thuộc lớp thú. Tìm ra được những đặc điểm cấu tạo trong và ngoài của các động vật thích nghi với môi trường sống của chúng 3. NGƯỜI - Nêu được những đặc điểm tiến hóa của bộ xương của người ở các phần so với bộ xương của động vật có vú. Từ đó liên hệ để bảo vệ và giữ vệ sinh bộ xương. Bằng thí nghiệm chứng minh được những thành hóa học có trong xương và đặc tính cơ bản của xương. - So sánh được những đặc điểm về cấu tạo và chức năng giữa các tế bào máu. Phân biệt được 2 loại miễn dịch chủ động và thụ động. Từ đó liên hệ thực tế về một vài loại bệnh thường gặp có thể bị mắc bệnh hoặc không mắc bệnh. - Phân biệt được 2 hiện tượng ngưng máu trong mạch và đông máu ngoài mạch. Từ đó hình thành được sơ đồ truyền máu, nguyên tắc truyền máu và sơ đồ đông máu. Trong quá trình vận chuyển máu cần sự hỗ trợ của những cơ quan nào? Từ đó giải thích được câu nói: “máu trong động mạch là máu đỏ tươi, máu trong tĩnh mạch là máu đỏ thẫm là đúng hay sai?” dựa vào sơ đồ vòng tuần hoàn máu. - Phân biệt 2 hiện hượng hô hấp thường và hô hấp sâu. So sánh lượng khí hít thở bình thường và hít thở sâu. Từ đó giải thích cơ chế tự điều hòa hô hấp và ý nghĩa của hô hấp sâu. - Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa. Từ đó giải thích được quá trình trao đổi chất ở tế bào là đặc tính cơ bản của sự sống. - Quá trình hình thành nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. Từ đó giải thích vì sao nước tiểu được tạo thành liên tục, nhưng sự thải nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất định ? - Trong hệ thần kinh cần so sánh được cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. Tìm những đặc điểm chứng tỏ đại não người tiến hóa hơn so với đại não của động vật có vú. - Sự khác nhau giữa điểm vàng và điểm mù. Từ đó cho thấy người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy được hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn, lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật . - Ý nghĩa của tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người. Từ đó cho thấy tiếng nói và chữ viết được gọi là hệ thống tín hiệu thứ hai. - Điểm giống và khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và pxcđk. Từ đó tìm ra được những điều kiện để thành lập được phản xạ có điều kiện. Ý nghĩa của ức chế có điều kiện và không điều kiện. - Tìm ra được tuyến nội tiết và ngoại tiết trong cơ thể con người. Tính chất và vai trò của một số hoocmôn. 4. DI TRUYỀN HỌC - Điểm giống và khác nhau giữa định luật đồng tính và định luật phân li. Trình bày được các thí nghiệm của Menđen. Từ đó rút ra được kết quả của các thế hệ con lai. So với di truyền liên kết của Moocgan có gì khác. Ý nghĩa của di truyền liên kết. - Phân biệt được bộ NST đơn bội, lưỡng bội. Tính đặc trưng và ổn định của bộ NST. Cấu trúc và chức năng của NST. - So sánh điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân. Ý nghĩa của 2 quá trình trên. Từ đó có thể xác định được các kì trên hình vẽ sẵn, tính được số NST, số cromatit, số tâm động và trạng thái NST trong các kì của phân bào nguyên phân và giảm phân. - Nêu điểm giống và khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Liên hệ để tìm ra các loại giao tử trong giảm phân. Từ đó tìm ra được số lượng hợp tử, hiệu suất thụ tinh, số NST trong giao tử, hợp tử, noãn bào bậc I, tinh bào bậc I. - Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN. Từ đó so sánh được với ARN. Quá trình nhân đôi của ADN so với quá trình tổng hợp ARN. - Những điểm giống và khác nhau giữa ĐB gen và ĐB cấu trúc NST. Từ đó thấy được các dạng của đột biến gen và đột biến NST. Giải thích cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm, từ đó áp dụng lập sơ đồ minh họa cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ở loài cây bông có 2n = 52. Phân biệt thường biến với đột biến.Ý nghĩa của thường biến. - Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng. Từ đó thấy được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. - Nêu được cơ chế sinh ra trẻ bị hội chứng Tớcnơ và lập được sơ đồ minh họa. - Những điểm giống và khác nhau giữa công nghệ gen và công nghệ tế bào. Từ đó thấy được các công đoạn trong công nghệ tế bào và gen. Áp dụng thực tế để nâng cao năng suất giống vật nuôi cây trồng và giữ những nguồn gen quí, hiếm. B- BÀI TẬP - Dựa vào lý thuyết trong các bài nguyên phân, giảm phân, tạo giao tử, thụ tinh, AND, ARN hình thành được các công thức để giải các dạng bài tập như: Tính được số NST, trạng thái, số cromatit, số tâm động trong các kì của phân bào nguyên phân, giảm phân, số tế bào con được tạo ra, số lần nguyên phân, số NST có trong các tế bào con, số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân. Thời gian nguyên phân của từng kì hoặc chu kì tế bào. Tính được số giao tử, hợp tử được hình thành, số NST có trong giao tử, hợp tử, noãn bào bậc I, tinh bào bậc I. Tính được số nucleotit trong gen mẹ, các gen con, môi trường cung cấp, số lượng từng loại nucleotit của gen mẹ, gen con, của môi trường cung cấp, số liên kết hyđro, phân tử lượng, chiều dài, vòng xoắn của gen (AND). Từ gen có thể tính được số ribonucleotit, số lượng từng loại ribonucleotit của phân tử ARN, số lần sao mã và số lượng từng loại ribonucleotit môi trường cung cấp. - Từ gen hiểu được cách giải các bài tập về đột biến gen. - Bài tập về lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng. * Chú ý: Nội dung đề thi song song với nội dung chương trình (theo phân phối chương trình) đã thực hiện (đến thời điểm các bài đã được học theo phân phối chương trình).
Tài liệu đính kèm: