ĐỀ 1
Câu 1.
Trong bài thơ Sang thu nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
Bỗng nhận ra hương ổi
a. Chép tiếp các câu thơ để hoàn thành khổ thơ.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
b. Chỉ ra và phân tích ngắn gọn các biện pháp tu từ ở trong khổ thơ em vừa chép.
. - phép nhân hóa (sương – chùng chình)
- Cảnh màn sương giăng mắc, duyên dáng như con người - tạo nên vẻ đẹp thôn dã, gần gũi, nên thơ của khoảnh khắc giao mùa giữa hạ sang thu.
c. Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh.
Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, nhập ngũ năm 1963 trở thành cán bộ văn hóa rồi sáng tác thơ, thơ ông viết nhiều và viết hay về cảnh sắc nông thôn.
Câu 2.
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải có thể hiện một lẽ sống. Hãy viết một đoạn văn phân tích lẽ sống đó theo cách lập luận Tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một biện pháp liên kết câu (chỉ rõ câu ghép và phép liên kết câu)
ÔN ĐỀ VĂN LỚP 9 - HK II ĐỀ 1 Câu 1. Trong bài thơ Sang thu nhà thơ Hữu Thỉnh viết: Bỗng nhận ra hương ổi a. Chép tiếp các câu thơ để hoàn thành khổ thơ. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về b. Chỉ ra và phân tích ngắn gọn các biện pháp tu từ ở trong khổ thơ em vừa chép. . - phép nhân hóa (sương – chùng chình) - Cảnh màn sương giăng mắc, duyên dáng như con người - tạo nên vẻ đẹp thôn dã, gần gũi, nên thơ của khoảnh khắc giao mùa giữa hạ sang thu. c. Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh. Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, nhập ngũ năm 1963 trở thành cán bộ văn hóa rồi sáng tác thơ, thơ ông viết nhiều và viết hay về cảnh sắc nông thôn. Câu 2. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải có thể hiện một lẽ sống. Hãy viết một đoạn văn phân tích lẽ sống đó theo cách lập luận Tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một biện pháp liên kết câu (chỉ rõ câu ghép và phép liên kết câu) Bài làm Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm về mùa xuân đất nước. Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình : muốn “làm con chim hót”, muốn “làm một cành hoa”. . . Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa tỏa hương sắc, mang đến vẻ đẹp cho cuộc đời. Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và có thể đóng góp những gì tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung , cho đất nước. Câu 3 Đọc truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?(viết không quá hai trang giấy thi) BÀI LÀM Trong kháng chiến chống Mĩ, bà gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Bà là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Đề tài của các tác phẩm của bà:Trước năm 1975, tác phẩm chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong, bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện “Những ngôi sao xa xôi ” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra rất ác liệt. Truyện kể về một tổ trinh sát nữ phá bom trên cao điểm. Họ gồm có ba người : chị Thao, Nho và Phương Định. Công việc của họ là theo dõi việc ném bom của địch, đo khối lượng đất lấp vào hố bom và phá những quả bom chưa nổ. Nơi họ ở rất vắng vẻ và công việc rất vất vả, cái chết rình rập nhưng họ vẫn yêu đời lạc quan. Đặc biệt Phương Định có một tâm hồn lãng mạn, mộng mơ, thích hát, làm điệu...Một lần, theo sự phân công của chị Thao, Định ở hang trực máy điện thoại, còn chị Thao và Nho đi trinh sát. Định lo lắng cho các bạn nhưng rồi họ cũng về. Sau đó, ba chị em cùng đi phá những quả bom chưa nổ. Định phá một quả bom trên đồi, Nho phá hai quả dưới lòng đường còn chị Thao phá một quả dưới chân hầm ba-ri-e cũ. Nho bị thương trong lần phá bom đó do hầm cô nấp bị sập. Cô được Định và Thao đưa về chăm sóc cẩn thận. Không ai khóc trong hoàn cảnh ấy, họ cố giữ vẻ cứng cỏi để làm yên lòng đồng đội.Một cơn mưa đá bất ngờ ập xuống, Định chạy ra nhặt những viên đá và đem vào cho Nho mấy viên. Họ say sưa với những niềm vui thời trẻ con, và trận mưa ấy cũng đem về trong tâm trí Định bao hình ảnh ở quê nhà. Tất cả những hình ảnh ấy đã làm nổi bật tính cách của nhân vật Phương Định. Đó là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, gan dạ, yêu mến công việc và có tinh thần trách nhiệm cao. Tính cách của nhân vật Phương Định cũng là tính cách của những cô gái thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước. Đọc truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, ta thấy thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước là những con người dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với thử thách, hi sinh vì lí tưởng. Đoàn kết, thương yêu, quan tâm chăm sóc nhau như những thân người trong gia đình. Mặc dù hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng khắc nghiệt nhưng những nữ thanh niên xung phong vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, trẻ trung, yêu đờiHọ đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước ĐỀ 2 Phần I : Trắc nghiệm 10 câu (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.( câu đúng là câu in đậm ) “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”. (Theo Ngữ văn 9, tập II) 1/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A/ Lập luận B/ Biểu cảm C/ Miêu tả D/ Tự sự 2/ Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ? A/ Cái mạnh trong học tập của con người Việt Nam B/ Cái yếu trong lao động của con người Việt Nam C/ Cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam D/ Sự sáng tạo của con người Việt Nam trong lao động 3/ Câu nào sau đây nêu chủ đề của đoạn văn trên ? A/ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới B/ Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu D/ Gồm A và C 4/ Theo tác giả, cái mạnh của con người Việt Nam thể hiện ở mặt nào sau đây ? A/ Khả năng sáng tạo B/ Khả năng thích ứng nhanh C/ Sự thông minh nhạy bén với cái mới D/ Khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tế 5/ Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên là gì ? A/ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật B/ Nghệ thuật miêu tả sắc nét C/ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng D/ Lập luận giản dị mà chặt chẽ 6/ Câu văn “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới”. Thuộc loại câu nào xét về cấu tạo ? A/ Câu đặc biệt B/ Câu đơn C/ Câu ghép D/ Câu rút gọn 7/ Cụm từ những môn học “thời thượng” thuộc loại nào dưới đây ? A/ Cụm tính từ B/ Cụm danh từ C/ Cụm động từ D/ Cụm C-V 8/ Dấu ngoặc kép ở từ thời thượng có tác dụng gì ? A/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B/ Hàm ý ca ngợi C/ Hàm ý mỉa mai D/ Đánh dấu phần được trích dẫn 9/ Câu “Không nhanh chóng lấp những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Rút gọn thành phần nào ? A/ Vị ngữ B/ Chủ ngữ C/ Phụ ngữ D/ Trạng ngữ 10/ Cụm từ nào dưới đây không có vai trò liên kết trong đoạn văn trên ? A/ Cái mạnh của con người Việt Nam B/ Bản chất trời phú ấy C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó D/ Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này Phần II : Tự luận 7 điểm Câu 1 : Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạnh” a/ Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào ? của ai ? - Nêu được tên bài thơ “Ánh trăng” - Tên tác giả bài thơ : Nguyễn Duy c/ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ? áGiải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng + Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng. + Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống + Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt á Chủ đề của bài thơ “Ánh trăng” + Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị hiền hậu + Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ Câu 2 : “. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nét trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” (Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải) Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : Muốn được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước. Bài làm Thanh Hải (1930 – 1980) quê ở huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài thơ ra đời năm 1980 trong một hoàn cảnh đặc biệt khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, ít lâu sau ông qua đời. Ông sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm nào, hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết: “Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa. Ta nhập vào hoà ca, Một nốt trầm xao xuyến” Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời th ... n vật “Tôi” đã cảm nhận điều gì về chị Thao? A-Đảm đang, tháo vát C-Lo lắng nhưng không biết hành động, xử trí như thế nào B-Vất vả, giản dị D-Tần tảo và chịu đựng hi sinh 10/Quan hệ giữa các vế trong câu ghép “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” là quan hệ gì? A-Quan hệ nguyên nhân B-Quan hệ điều kiện C-Quan hệ tương phản D-Quan hệ nhượng bộ Phần II: Tự luận (6 điểm, thời gian 75 phút) Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Bài làm Bao giờ cũng thế, một tác phảm . đặc sắc phải bao gồm cái . đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một nguồn nước giếng trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào, lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống. Bài thơ “viếng lăng Bác” của Viễn Phươnng là một tác phẩm như thế. Được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình cảm sâu lăng, thành kính cảu nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhận dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác . Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng . Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chát chứa bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố hữu có viết “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc động. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước lúc lâm chung thì trái tim người vẫn luôn huớng về miền Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một ngày mai nước nhà thống nhất. Nhưng Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc động, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của mọt ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phươnng, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ; đến với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sống Việt Nam, màu xanh của hy vọng, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn “mặt trời” của nhận dân VN. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên. Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân Việt Nam, hàng triệu bàn chân lao độgn trên thế giới, Viễn Phươnng bùi ngùi xúc động bước vào lăng : “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng trànghoa dâng lên người. “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín màu xuân, bày mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân VN nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá. Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vãn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói Bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Bài thơ bắt đầu bằng sự kiện “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và cũng kết thúc bằng chi tiết “Mai về miền Nam”. Đây là giờ phút sắp chia tay với Bác, tâm trạng nhà thơ tràn đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh cuờng điệu: “Thương trào nước mắt” : “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Múon làm đóa hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Tình thương xót nén giữa tam hồn đã làm nảy sinh bao ước muốn: “muốn là con chin” để dâng lên tiếng hót vui, “muốn là đoá hoa” dâng hương thơm ngát, “muốn làm cây tre trung hiếu” canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Nhịp điệu khổ thơ lúc này dồn dập với điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần và các hình ảnh liên tiếp xuất hiện như một dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn được gần Bác mãi mãi. Bằng tất cả tình cảm chan thành, Viễn Phươnng đã làm “viếng lăng Bác” trở thành một bản tình ca bất tận để lại ấn tượng sâu sắc cho bao người dân Việt Nam. Bài thơ hay không chỉ vì các nghệ thuật, kĩ sảo độc đáo mà quan trọng hơn, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái “tâm” của một nguời con yêu nước và cái “tài” của người nghệ sĩ. Rất nhiều năm tháng đã đi qua nhưng mỗi thế hệ đọc lại “viếng lăng Bác” đều đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và đồng thời cũng thấm nhuần vẻ đẹp trong suốt, lấp lánh toả ra từ chính cuộc đời, trí tuệ và trái tim Bác Hồ . ĐỀ 5 phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải . Thanh Hải (1930-1980),người con của xứ Huế mộng mơ. Ông sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm nào, hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”, biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm: “Mùa xuân người cầm súng, Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng, Lộc trải dài nương mạ. Tất cả như hối hả, Tất cả như xôn xao” Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu.Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ. Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp: “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết: “Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa. Ta nhập vào hoà ca, Một nốt trầm xao xuyến” Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc”. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết ”Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam Bình Nước non ngàn dặm tình Nước non ngàn dặm mình Nhịp phách tiền đất Huế” Đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, một cảm xúc thanh cao, trong sáng tự nhiên dâng ngập hồn ta. Chúng ta chia sẻ niềm vui với nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và đất nước lúc vào xuân và mỗi người hãy làm một tiếng chim, một cành hoa góp phần tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp. Hãy giữ cho tâm hồn mình mãi mãi thanh xuân!
Tài liệu đính kèm: