Ôn tập giữa học kì I môn Vật lý Lớp 9

Ôn tập giữa học kì I môn Vật lý Lớp 9

Câu 1. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào giữa hai đầu dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là bao nhiêu ?

A. 3V; B. 8V; C. 5V; D. 4V.

Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ?

A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế;

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế;

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế;

D. Giảm khi tăng hiệu điện thế.

Câu 3. Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây ?

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn;

B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn;

C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn;

D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.

 

docx 5 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập giữa học kì I môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Ngày soạn: 
Tiết Ngày dạy:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức mà HS đã học từ tiết 01 đến tiết 15 theo PPCT. 
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề mà một số bài tập đưa ra.
2.2. Năng lực đặc thù:
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm và và giải một số bài tập định tính và định lượng.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức.
- Chăm chỉ, chăm học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu:
a. Mục tiêu: Học sinh tóm tắt được những kiến thức cơ bản đã học từ tiết 01 đến tiết 15 theo PPCT.
b. Nội dung: Học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học từ tiết 01 đến tiết 15 theo PPCT.
c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học từ tiết 01 đến tiết 15 theo PPCT.
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân tóm tắt được những kiến thức cơ bản đã học từ tiết 01 đến tiết 15 theo PPCT.
• Báo cáo, thảo luận:
GV gọi 2 – 3 HS đứng tại chỗ tóm tắt được những kiến thức cơ bản đã học từ tiết 01 đến tiết 15 theo PPCT.
• Kết luận, nhận định:
GV nhận xét kết quả hoạt động của HS, chỉnh sửa, bổ sung, thống nhất, hoàn thiện kiến thức, cho HS ghi vở.
I. Tóm tắt kiến thức:
1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 02 đầu dây dẫn.
2. Điện trở của dây dẫn – định luật Ôm.
3. Đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.
4. Sự phụ thuộc của điện trở vào: chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
5. Biến trở - điện trở dùng trong kỹ thuật.
6. Công suất điện.
7. Điện năng – công của dòng điện.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
a. Mục tiêu: HS nắm vững chắc được những cơ sở lý thuyết vững chắc từ tiết 01 đến tiết 15 theo PPCT.
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi lý thuyết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Phát biểu và viết biểu thức của định luật Ôm ?
- Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.
- Viết công thức tính điện trở của dây dẫn ?
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
• Báo cáo, thảo luận:
GV gọi lần lượt từng HS trả lời từng câu hỏi, HS còn lại nêu nhận xét.
• Kết luận, nhận định:
GV nhận xét câu trả lời của HS, thống nhất, hoàn thiện kiến thức, cho HS ghi vở.
II. Ôn tập lý thuyết:
- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn đó: I = 
- Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: RTĐ = R1 + R2
- Điện trở tương đương của đoạn mạch song song: RTĐ = 
- Công thức tính điện trở của dây dẫn:
 R = 
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
a. Mục tiêu: Học sinh nắm vững được cơ sở lý thuyết thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm mà GV đưa ra.
• Báo cáo, thảo luận:
GV gọi lần lượt từng HS trả lời từng câu hỏi trắc nghiệm, HS khác nêu nhận xét.
• Kết luận, nhận định:
GV nhận xét phần trả lời của HS, chỉnh sửa, bổ sung, thống nhất, hoàn thiện kiến thức, cho HS ghi vở.
III. Bài tập trắc nghiệm:
 Câu 1: C
 Câu 2: A
 Câu 3: B
 Câu 4: B
 Câu 5: D
 Câu 6: A
 Câu 7: C
 Câu 8: A
 Câu 9: C
 Câu 10: D
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a. Mục tiêu: Học sinh giải được một số bài tập về định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.
b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân giải một số bài tập.
c. Sản phẩm: Vở bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
• Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS giải bài tập:
Bài tập 01:
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ.
Cho biết R1 = 10, ampe kế A1 chỉ 1,2A, ampe kế A chỉ 1,8A
a. Tính hiệu điện thế UAB giữa hai đầu của mạch điện.
b. Tính điện trở R2.
Bài tập 02:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Cho biết R1 = 15, R2 = R3 = 30, UAB = 12V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
• Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân giải bài tập.
• Báo cáo, thảo luận:
GV gọi ngẫu nhiên 02 HS lên bảng giải bài tập, HS còn lại nêu nhận xét.
• Kết luận, nhận định:
GV nhận xét bài giải của HS, sửa chữa, bổ sung, thống nhất, hoàn thiện kiến thức, cho HS ghi vở.
IV. Giải bài tập:
Bài tập 01:
Câu a:
- Hiệu điện thế giữa 02 đầu điện trở R1:
U1 = I1. R1 = 1,2.10 = 12V
- Hiệu điện thế giữa 02 đầu của mạch điện: 
UAB = UR1 = 12V
Câu b:
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2:
I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6A
R2 = = = 20 
Bài tập 02:
Câu a:
- Điện trở tương đương của đoạn mạch MB:
RMB = = = 15
- Điện trở tương đương của đoạn mạch AB:
RAB = R1 + RMB = 15 + 15 = 30 
Câu b:
- Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính:
I = = = 0,4 (A)
- Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1:
I1 = I = 0,4 (A)
- Vì R1 = R2 nên: 
I1 = I2 = I1 = .0,4 = 0,2 (A)
PHỤ LỤC: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (dùng trong hoạt động 3)
Câu 1. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào giữa hai đầu dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là bao nhiêu ?
A. 3V; B. 8V; C. 5V; D. 4V.
Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ?
A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế;
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế;
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế;
D. Giảm khi tăng hiệu điện thế.
Câu 3. Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây ?
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn;
B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn;
C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn;
D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.
Câu 4. Khi đặt một hiệu điện thế U vào giữa hai đầu của một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức của định luật Ôm là:
A. U = ; B. I = ; C. I = ; D. R = . 
Câu 5. Cho hai điện trở R1 = 20 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 40 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào giữa hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp với R2 là:
A. 210V; B. 120V; C. 90V; D. 100V.
Câu 6. Cho hai điện trở: R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào giữa hai đầu đoạn mạch gồm R1 song song với R2 là:
A. 40V; B. 10V; C. 30V; D. 25V.
Câu 7. Nếu tăng hiệu điện thế giữa 02 đầu một dây dẫn lên 04 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào ?
A. Tăng 04 lần; 
B. Giảm 04 lần; 
C. Tăng 02 lần; 
D. Giảm 02 lần.
Câu 8. Dòng điện chạy qua 01 dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa 02 đầu dây là 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng 0,6I1 thì phải đặt vào giữa 02 đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu ?
A. 7,2V; B. 4,8V; C. 11,4V; D. 19,2V
Câu 9. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Giảm 3 lần;
B. Tăng 3 lần;
C. Không thay đổi;
D. Tăng 1,5 lần.
Câu 10. Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng?
A. Cả hai kết quả đều đúng;
B. Cả hai kết quả đều sai;
C. Kết quả của b đúng;
D. Kết quả của a đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_giua_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_9.docx