Ôn tập - Nâng cao kiến thức Tập làm văn

Ôn tập - Nâng cao kiến thức Tập làm văn

VĂN NGHỊ LUẬN

I.Nhu cầu nghị luận

Trong đời sống, con người gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng những phương thức biểu đật tương ứng khác nhau. Khi cần kể về một câu chuyện, người ta dùng phương thức tự sự. Khi cần giới thiệu hình ảnh một người, một sự vật, một con vật, một cảnh sinh hoạt hoặc cảnh thiên nhiên, người ta thường dùng phương thức miêu tả, khi cần bộc lộ cảm xúc người ta dùng phương thức biểu cảm.Và có lúc, trong giao tiếp, con người cần phải bộc lộ, phải phát biểu thành lời những nhận định, suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tình huống này bắt buộc phải dùng phương thức nghị luận.

Như vậy có nghĩa là văn bản nghị luận đóng một vai trò rất quan trọng trong

ời sống con người. Dù dưới hình thức đơn giản hay phức tạp, dù ở dạng nói hay viết (Một câu trả lời, một ý kiến phát biểu trong cuộc họp, một bài xã luận, bình luận trên báo chí, đài phát thanh.), phương thức nghị luận đều có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt cho con người, hiúp con người hình thành những tư tưởng sâu sắc trỏng đời sống.

 

doc 21 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 796Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập - Nâng cao kiến thức Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn nghị luận
I.Nhu cầu nghị luận
Trong đời sống, con người gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng những phương thức biểu đật tương ứng khác nhau. Khi cần kể về một câu chuyện, người ta dùng phương thức tự sự. Khi cần giới thiệu hình ảnh một người, một sự vật, một con vật, một cảnh sinh hoạt hoặc cảnh thiên nhiên, người ta thường dùng phương thức miêu tả, khi cần bộc lộ cảm xúc người ta dùng phương thức biểu cảm...Và có lúc, trong giao tiếp, con người cần phải bộc lộ, phải phát biểu thành lời những nhận định, suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tình huống này bắt buộc phải dùng phương thức nghị luận.
Như vậy có nghĩa là văn bản nghị luận đóng một vai trò rất quan trọng trong 
ời sống con người. Dù dưới hình thức đơn giản hay phức tạp, dù ở dạng nói hay viết (Một câu trả lời, một ý kiến phát biểu trong cuộc họp, một bài xã luận, bình luận trên báo chí, đài phát thanh....), phương thức nghị luận đều có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt cho con người, hiúp con người hình thành những tư tưởng sâu sắc trỏng đời sống.
II.Thế nào là văn bản nghị luận?
Nếu như văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm nhằm kích thích strí tưởng tượng , xây dựng óc quan sát tinh tế, với những tình cảm chân thực thì văn nghị luận lại giúp cho con người hình thànhvà phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ và dẫn chứngmột cách rõ ràng, diễn tả những suy nghĩ và nêu những ý kiến rỉêng của mìnhvề một vấn đề nào đó liên quan đến cuộc sống xã hội hoặc văn học ngjệ thuật. Nói một cách khác, văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn hoàn thành một văn bản ngjhị luận, người ta phải có một ngôn ngữ lí luận phong phú với nhiều khái niệm, có quan điểm, chủ kiên, biết vận dụng những khái niệm, biết tư duy lô gíc, biết vận dụng các thao tác phận tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, suy lí...tức là phải biết tư duy trừu tượng và phải có khả năng lập luận để giải quyết một vấn đề.
Một số loại văn bản nghị luận thường được sử dụng trong đời sống cũng như trên các phương tiện thông tin (báo chí, đài phát thanh, truyền hình...) là văn giải thích, văn chúng minh, văn phân tích, văn bình luận...)Vd: văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh là văn bản nghị luận chứng minh.
*Bài tập vận dụng:
1.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn nghị luận để biểu đạt, vì sao?
a..Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn.
b..Giới thiệu về người bạn của mình.
c..Trình bày quan điểm về tình bạn.
2.Để chuẩn bị tham dự cuộc thi “Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên” do nhà trường tổ chức, An được cô giáo phân công phần hùng biện. An dự định một trong hai cách:
Cách 1:Dùng kiể văn tự sự , kể một câu chuyện có nội cung nói về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên.
Cách 2:Dùng kiểu văn bản biểu cảm, làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với con người.
*Khi nghe An trình bày dự định ấy, cô giáo đã nhận xét: “Cả hai cách ấy đều không đạt”
Theo em vì sao cô giáo nhận xét như vậy? Muốn thành công An phải chuẩn bị bài văn hùng biện theo kiểu văn bản nào?
Hãy giúp An xác định những ý chính trong bài hùng biện.
III.Đặc điểm của văn bản nghị luận.
Văn nghị luận bao giờ cũng nhằm mục đích hướng tới giải quyết một vấn đề cụ thể mà thực tế cuộc sống đặt ra, đồng thời cũng là xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, tình cảm, quan điểm nào đó, chẳng hạn như lòng yêu nước; tình đoàn kết, tương thân, tương ái; đức tính kiên trì, nhẫn nại; ý thức về lẽ sống, về đạo lí, về cách cư xử trong cuộc sống...Vì hướng tới mục đích sấy, mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có
 luận điểm, luận cứ và lập luận.
A.luận điểm.
1.Khái niệm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận.Về hình thức, luận điểm thường nêu khái quát bằng một câu văn ở dạng khẳng định( hay phủ định); có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn; được diễn tả rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán.Câu văn này có thể đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn. Về ý nghĩa, luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn văn thành một khối. Trong thực tế một luận điểm có thể được triển khai trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn.
Muốn bài văn có sức thuyết phục, luận điểm được nêu phải đảm bảo tính chân thực, đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc xác định hệ thống luận điểm có tính chất quan trọng đối với quá trình thể hiện chủ đề văn bản . Vì vậy luận điểm không nên quá chung chung, hay quá chi tiết, vụn vặt.Làm thế nào để thông qua hệ thống luận điểm, người đọc, người nghe có thể nắm bắt được ý đồ của người tạo lập văn bản.
2.Trình bày luận điểm
1.Trình bày luận điểm chính là lập luận, là cách trình bày lí lẽ, trình bày luận chứng. Có nhiều cách trình bày luận điểm.
a.Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch. Luận điểm chính là câu chủ đề, đứng đầu đoạn văn.
VD: “ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Namvà để thoả mãn cho nhu cầu đời sống văn hoánước nhà qua các thời kì lịch sử”.
 ( “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”- Đặng Thai Mai)
 “Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa”
 ( “ Gửi đồng bào Nam Bộ”-Hồ Chí Minh)
 “Phải biết hỏi trong khi học thì mới tích cực và sâu sắc .Hỏi để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung đang học, để đi tới cùng chân lí. Kiến thức về xã hội, nhân văn, về tự nhiên về khoa học kĩ thuật là vô cùng rộng lớn, bao la. nhờ biết hỏi mà ta vươn lên không ngừng,mở rộng tầm mắt, tích luỹ được nhiều tri thức mới mẻ. Không thể học một cách thụ động, chỉ biết thầy đọc, trò chép, mà phải biết hỏi, đào sâu suy nghĩ về mọi ngóc ngách của mọi vấn đề đang học. Học đâu chỉ giới hạn ở trường, ở lớp, trong mấy quyển sách giáo khoa? Hỏi để học ở thầy, ở bạn, ở trong cuộc sống. Biết hỏi mới tiến bộ, tránh giấu dốt!”.
 ( “ Học và hỏi”-Lê Phan Quỳnh)
b.Trình bày luận điểm theo phương pháp quy nạp-Luận điểm là câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn:
VD:
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
 ( “Tuyên ngôn độc lập” –Hồ Chí Minh)
ở Việt Nam ta có câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo” Trung Quốc cũng có câu tục ngữ “ Dân dĩ cực vi thiên”. Hai câu ấy tuy đơn giản nhưng rất đúng lẽ.
Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn ( rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác ).Muốn giải quyết vấn đề ăn thì phải làm thế nào có đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kì quan trọng”
 ( Hồ Chí Minh – Tháng 4 năm 1962)
c.Các luận điểm, luận cứ trong một bài văn nghị luận phải được trình bày theo một trật tự, trình tự hợp lí; liên kết với nhau, hô ứng nhau một cách chặt chẽ.
Cách diến đạt cần trong sáng, mạch lạc. Câu văn cần ngắn gọn, tránh dài dòng lê thê. Giọng văn là điều quan tâm đặc biệt. Hoa hoè, hoa sói, nguỵ biện, suy diễnmột chiều, công thức cứng nhắc ....sẽ làm cho bài nghị luận nhạt nhẽo. Hiện tượng nói nhiều , nóidai, nói nhảm, nói trống rỗng....ta luôn bắt gặp đó đây. Tính thuyết phục của văn nghị luận cần ghi nhớ và coi trọng.
VD. “Về kinh tế , chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở lên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột dân ta vô cùng tàn nhẫn”
 ( “Tuyên ngôn độc lập”- Hồ Chí Minh)
Tội ác lớn về kinh tế của thực dân Pháp đối với đất nước ta trong suốt 80 năm trời là luận điểm mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên.
luận điểm này được trình bày bằng 5 luận cứ ( Mỗi tội ác là một luận cứ) theo một hệ thống, một trật tự rất chặt chẽ. Lí lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, gây ấn tương mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.
VD:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnhvà thịnh;nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đấng thánh đế, minh vương không ai không coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí à việc làm trước tiên....”
 ( Trích “ Bia Tiến sĩ”-Văn miếu Thăng Long)
 “Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ, còn khi gặp tai hoạ, phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường.
Có ba điều đạt tới hạnh phúc : Thân xác khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái, và trái tim trong sạch”..
 (Đô –mát)
2.Viết đoạn văn trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp
B.Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ.
-Lí lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có tình, có lí.
-Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác hoặc lấy từ thực tế(Nếu vấn đề được nghị luận thuộc vắn đề chính trị- xã hội), hoặc lấy từ các tác phẩm văn học(nếu vấn đề được nghị luận thuộc lĩnh vực văn học).
C.Lập luận.
Văn nghị luận không cần phải có ý mà cần phải có lí .Sự kết hợp chặt chẽ giữa ý và lí là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận nhằm tạo nên sức thuyết phục. Muốn đảm bảo sự kết hợp giữa ý và lí thì cần thiết phải lập luận tốt.
1.khái niệm.
 lập luận là cách lựa chon, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người nghe đếnh kết luận hay quan điểm mà người viết, người nói muốn đạt tới.Lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thì sức thuyết phục của văn bản càng cao.
Muốn lập luận, người viết phải thực hiện các bước sau:
-Xác định kết luận cho lập luận: Có thể là luận đề hoặc luận điểm.
-Xây dựng luận cứ cho lâp luận: Tức là tìm các lí lẽ và đưa ra các dẫn chứng (dẫn chứng thực tế, các con số thống kê;lí lẽ gồm các nguyên lí, chân lí, ý kiến được công nhận...)
-.>để lập luận có sức thuyết phục, cần chú sử dụng các phương tiện liên kết lập luận (Gồm các từ ngữ có ý nghĩa chuyển tiếp)
2.Bố cục trong bài văn nghị luận.
Trong khuôn khổ của một bài văn nghị luận, bố cục thường chính là dàn ý của bài. đây là khâu quan trọng trong quá trình tạo lạp văn bản. Đot-tôi-ép-xki, nhà văn Nga nổi tiiếng thế kỉ XI X đã nói: “Nếu tìm được một bố cục thoả đáng thì công việc sẽ trôi chảy như trượt trên băng”
Đối với văn nghị luận , việc xác định bố cục đóng một vai trò quuan trọng. Vấn đề nghị luận càng phang phú, phức tạp thì càng cần phẩi có một bố cục  ...  quyện với lòng yêu nước (Nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp)
b,Các biểu hiện của phẩm chất điển hình trên :
-các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước ?
-Các chi tiết nghệ thuật (Tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động....) chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước ?
-ý nghĩa tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật ?
3.Thao tác 3 :Lập dàn bài.
*Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai, đồng thời đánh giá ````````ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật này.
*Thân bài
a,Tình yêu làng gắn bó, hoà quyện với lòng yêu nớc.
-Khi tản cư ông Hai nghĩ đến những ngàyhoạt động kháng chiến, giữ làng cùng anh em, đồng đội ; điều đó chứng tỏ tình yêu làng của ông gắn với tình cảm kháng chiến. Ông không chỉ là một công dân của làng mà còn là một chiến sĩ đã từng tham gia đánh giặc giữ làng.
-Khi nghe tin làng theo giặc, ông sững sờ, nghẹn ngào và có mặc cảm xấu hổ, bẽ bàng với ý nghĩ: : “Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù!”
-Khi tin đồn được cải chính thì ông Hai lại rạng rỡ, lại hào hứng kể chuyện về làng và rất tự hào về cái làng của mình.
b,Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
-các chi tiết miêu tả hành động của ông Hai:
Khi nghe tin làng theo giặc.
Khi nói chuyện với bà Hai.
Khi tin đồn được cải chính.
-Các chi tiết miêu tả nội tâm của ông Hai :
Thông qua đối thoại
Thông qua độc thoại
*Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật.
4.Thao tác 4:Hướng dẫn viết bài:
a,Mở bài:
(1)đi từ khái quát đến cụ thể.(Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một gơng mặt độc đáo. 
Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của ngời nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp, thể hiện một cách sinh động tình yêu làng, lòng yêu nớc ở người nông dân. Ai đến với “Làng chắc khó quên được ông Hai-Một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc hoạ thật tài tình của Kim Lân”.
(2)Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn là tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở ngời nông dân nói riêng. Lịch sử văn học từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy .Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế.
b,Thân bài
(1)Tình yêu làng gắn với lòng yêu nnớc.
*Khi nghe tin đồn làng mình theo gặc :
+Ông vô cùng đau đớn: “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vớng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi” 
+Với niềm tin và lòng tự hào về cái làng của mình, ông Hai đã tự vấn “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng ngời trong óc. Không mà, họ toàn là những ngời có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy !”
*Khi tin đồn được cải chính,
+Ông Hai mừng đến nỗi “Cứ múa tay lên” mà khoe về cái làng của mình, ông hồn nhiên cả khi báo tin làng mình bị Tây đốt : “Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết....caỉo chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi theo Việt gian ấy mà, Láo ! Láo hết ! Toàn là sai sự mục đích cả?
(2) Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai:
+Những hành động:
-Miêu tả đúng các phản ứng bằng hành động của một ngời nông dân hiền lành chất phác, chưa đọc thông, viết thạo:
-Khi muốn biết tin tức thì: “Ông đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ ngời khác đọc rồi nghe lỏm”
-Khi nghe tin làng mình theo giặc thì “ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” rồi “nắm chặt hai tay mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nớc nhục nhã thế này”
-Khi tin đồn được cải chính thì “Ông lão cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”
+Tâm trạng
Miêu tả đúng tâm trạng của người nông dân yêu làng, yêu nớc một cách trong sáng, hồn nhiên
-Khi nghe tin làng mình theo giặc thì bị dằn vặt, đau khổ : “Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên Bác Thứ cũng không giám sang. Suốt ngầy chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng, nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, ngời ta đang bàn tán đến cái “chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi”!
-Khi tin đồn được cải chính thì “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”
+Ngoài ra còn phải kể đến các hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật ông Hai trong các mối quan hệ với các nhân vật khác :Như bà Hai, các con, mụ chủ nhà...
C,Kết luận.
Ông Hai trong “làng” là một nhân vật tạo đợc ấn tợng sâu sắc đối với ngời đọc. Qua truyện ngắn này, tác giả đã khắc hoạ thành công hình tợng nột ngời nông dân yêu làng, yêu nớc hồn nhiên, chất phác nhưng rất xúc động. Hình tượng nhân vật ông Hai cừa phản ánh chân thực những nếp cảm, nếp nghĩ của ngời nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ,vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với nhiều thế hệ bạn đọc
B.Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạntrích.)
I,Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích.)
-Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật hoặc, sự kiện hay chủ đề nghệ thật của một tác phẩm cụ thể.
-Những nhận xét, đánh giá về truyện phẩi xuất phát từ ý nghĩa của cột truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
-các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
-Bài nghị luận về tác phẩm truyện(Hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
II,Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1Đề bài.
1.Suy nghĩ về thân phận ngời phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
2.Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
3.Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Của Nguyễn Du.
4.Phân tích truyện Chiếc Lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2Các bước làm bài.
+Tìm hiểu đề-tìm ý
+Lập dàn ý.
-Mở bài: Gới thiệu tác phẩm (Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
-Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có 
phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
-Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
3,Luyện tập.
 Bài 1.Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
1.Mở bài:
 a. Mở bài trực tiếp :Truyện ngắn ‘ ‘lão Hạc’’ của Nam Cao đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về số phận của người nông dân trong xã hội cũ . Lão Hạc không chỉ là ngời nông dân bị bần cùng hoa lá vì đói nghèo , tối tăm như bao người nông dân khác , mà có lẽ lão còn là một kiểu “nạn nhân”của bổn phận làm cha. Đây chính là tấn bi kịch tinh thần đầy nước mắt của người nông dân nghèo, nhưng giàu lòng tự trọng và luôn tự vấn lương tâm mình một cách nghiêm khắc.
 b. Mở bài gián tiếp: có một nhà văn đã nói: Xúc động trước một nhân vật nào đó tức là đã sống thêm một cuộc đời mà ta cha tuừng sống và sẽ thương cảm xót xa với tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong chuyện ngắn” Đời thừa” , có thể rơi nước mắt với tấn bi kịch hoàn lương của nhân vật Chí Phèo trong chuyện ngắn “ Chí Phèo”và giờ đây, ta xúc động nghẹn ngào với tấn bi kịch làm cha của nhân vật lão Hạc trong chuyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Với lão Hạc, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất đôí với người đọc chính là cái chết dữ dội của lão bởi đó là một cái chết có hình thức giống như cái chết của một con vật vô chủ; nhưng về bản chất, đó là một sự hi sinh tuyệt đối của một người cha cho ngời con, mà cả hai cha con đều là những kẻ bất hạnh.
 2 Thân bài:
 *Một đoạn cho cách mở bài gián tiếp:
 Ngay ở phần đầu của chuyện ngắn, chúng ta thấy lão Hạc nhắc lại một câu nói (- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!) mà nhân vật “ tôi” cảm thấy: “ Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy nhàm rồi . Tôi lại biết rằng :lão nói là để đó đấy thôi , chẳng bao giờ lão bán đâu “ ; nhưng không ai có thể ngờ được rằng câu nói “nhàm chán’’ của lão Hạc lại chính là cái “ngòi nổ’’ bi thảm cho một kiếp người !càng không ai có thể nghĩ rằng chó chết thì ngừơi cũng phải chết theo !tại sao vậy ?Chúng ta thử lần theo diễn biến của tân bi kịch này !
C Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
1, Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
-Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy.
-Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đợc thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu.Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
-Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
2,Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ,
aĐề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
-Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.
-Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”
-Hình tượng người chiến sĩ qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-Phạm Tiến Duật.
b,Dàn bài
*Mở bài: 
Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bớc đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình( Nếu phân tích một đoạn thơ cần nếu vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
*Thân bài: 
Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
*Kết bài:Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
* Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh, nội dung cảm xúc của tác phẩm.`
3,Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9.doc