Ôn tập Truyện Kiều lớp 9

Ôn tập Truyện Kiều lớp 9

Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Ngày xuân con én đưa thoi

 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(Trích truyện Kiều- Nguyễn Du)

Gợi y:

- Cảm nhận đoạn thơ trên để thấy được bức tranh mùa xuân được nhà thơ Nguyễn Du khắc hoạ khá tinh tế. Đó là một bức tranh sống động, tươi vui, trong trẻo, có hồn, và đầy sức sống.

+Sống động: con én đưa thoi

 + Có hồn: “ Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

 +Màu sắc hài hoà: Màu xanh của thảm cỏ làm nền cho màu trắng của những bông hoa lê nổi bật lên

 + Chữ “ Điểm” làm cho cảnh vật trở nên sống động, có hồn, chứ không tĩnh tại.

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Truyện Kiều lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập truyện Kiều
Câu 1: Tóm tắt truyện kiều
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Phần 2: Gia biến- lưu lạc
Phần 3: Đoàn tụ 
Câu 2: Phân tích , cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em TK”.
VB
Bố cục
Nghệ thuật
ND chính cần khắc sâu
1
Chị em Thuý Kiều
1. Tả chung 2Chị em
( 4 câu đầu)
- Ước lệ, tượng trưng
* Duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ
2. Tả Thuý Vân
( 4 câu tiếp)
- ẩn dụ (khuôn trăng, nét ngài). Nhân hoá ( hoa cười, ngọc thốt
So sánh ( mây thua, tuyết nhường)
- Mang tích ước lệ tượng trưng
* Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu
- Dự báo được số phận Thuý Vân : Bình lặng, suôn sẻ
3.Tả vẻ đẹp Thuý Kiều (12 câu tiếp)
- NT: “ Đòn bẩy”
- Ước lệ (ẩn dụ, so sánh)
- Thành ngữ
- H/a chọn lọc (tả mắt, tài)
- Từ chọn lọc: “ ghen, hờn”
- Vẻ đẹp của Kiều : Là sự kết hợp sắc- tài- tình
- Là chân dung mang tính cách số phận : cuộc đời, số phận nàng sẽ éo le, đau khổ
4. Cuộc sống của 2 chị em (4 câu cuối)
Cuộc sống êm đềm, hạnh phúc
Gợi ý về phương pháp 
B1: Xác định mục đích bài viết (Cần căn cứ vào vị trí của đoạn văn trong văn bản)
? Cảm nhận đoạn thơ trên để làm gì? Cần khắc sâu, làm rõ được y nào?
B2: Tìm các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng
B3: Dùng lời văn , tình cảm, cảm xúc của mình để viết thành bài hoàn chỉnh 
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Ngày xuân con én đưa thoi
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
(Trích truyện Kiều- Nguyễn Du)
Gợi y:
Cảm nhận đoạn thơ trên để thấy được bức tranh mùa xuân được nhà thơ Nguyễn Du khắc hoạ khá tinh tế. Đó là một bức tranh sống động, tươi vui, trong trẻo, có hồn, và đầy sức sống.
+Sống động: con én đưa thoi
 + Có hồn: “ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
 +Màu sắc hài hoà: Màu xanh của thảm cỏ làm nền cho màu trắng của những bông hoa lê nổi bật lên
 + Chữ “ Điểm” làm cho cảnh vật trở nên sống động, có hồn, chứ không tĩnh tại.
Cảm nhận một đoạn thơ
Câu 3: Phân tích (Cảm nhận) của em về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
 “Buồn trông cửa bể chiều hôm
 ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Yêu cầu: Phân tích đoạn thơ trên để thấy rõ tâm trạng của kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
Thấy được NT “Tả cảnh ngụ tình”, dùng điệp từ, từ láy, câu hỏi tu từ... 
a) 2 câu đầu ;
b) 2 câu tiếp:
- H/ả chọn lọc : Cửa bể chiều hôm; Đại từ “ ai”:
- Từ láy : Thấp thoáng, xa xa
- câu hỏi tu từ 
- Ngọn nước mới sa
- Hoa trôi 
- Câu hỏi tu từ
- Điệp từ
Tâm trạng : Rợn ngợp, đơn côi, nhớ nhà
- Tâm trạng: Nổi trôi vô định
c) 2 câu tiếp
d) 2 câu cuối
 Nội dung 8 câu cuối
- Nội cỏ:
- Láy : Rầu rầu, xanh xanh
- Điệp từ
- H/ả : Gió cuốn mặt duềnh
- Láy : ầm ầm
- Điệp từ
* Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cùng, điệp từ, láy, câu hỏi tu từ, h/ả chọn lọc
 tàn tạ, héo hon thiếu sức sống
Tâm trạng
- Hoang mang, lo sợ, hãi hùng
- Khắc hoạ rõ nét tâm trạng Kiều
- Tấm lòng, đồng cảm của Nguyễn Du
Câu 4: Hình ảnh Thuý Kiều qua đoạn thơ sau:
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gày như mai”
(Trích “Truyện Kiều” - ND)
* Gợi ý: Tâm trạng Kiều: Buồn tủi, hổ thẹn. Song mặc dù vậy nàng vẫn rất đẹp:
“Nét buồn như cúc điệu gày như mai”
Củng cố : Về nhà thực hành lại các nội dung đã ôn tập 
Truyện Kiều
.Nhân vật Mã Giám sinh
* Lai lịch: 
- tên: Mã Giám sinh
- Quê: huyện Lâm thanh
->Mã Giám sinh không phải là một cái tên, chỉ người họ Mã, sinh viên trường QTG. Lâm thanh không phải là một địa chỉ mà là tên huyện. Như thế tên tuổi, quê quán của MGS vu vơ, không xác định. Con người ấy ngay từ lai lịch đã không đàng hoàng, đáng nghi.
* Diện mạo:
- Trạc ngoại tứ tuần
- Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Ngoài 40 tuổi mà MGS ăn mặc đỏm dáng, chải chuốt. Cách ăn mặc lố lăng , kệch cỡm không phù hợp là bằng chứng của sự vô học. Điều này mâu thuẫn với lời giới thiêu lúc đầu. Bản chất dối trá của MGS bắt đầu được bộc lộ.
*Hành động, cử chỉ, lời nói:
- trước thày sau tớ lao xao
->lao xao là từ láy mô tả âm thanh, ở đây là của lời nói qua, nói lại, không ai nhường ai. MGS đi hỏi vợ với một đám người lộn xộn, ầm ĩ không nền nếp.
- Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
->ngồi rất nhanh, thu chân lên ghế. MGS tiếp tục bộc lộ bản chất là kẻ vô học.
- Đắn đo cân sắc cân tài
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
->Tác giả sử dụng một loạt các động từ: “đắn đo, cân, ép, thử,, chỉ sự xem xét sành sỏi của một kẻ quen nghề buôn bán. ND đã từng bước bóc trần bản chất con buôn của MGS. Trước tình cảnh đáng thương của Kiều, MGS không một lời hỏi thăm, an ủi, chia sẻ mà chỉ cân nhắc, xem xét, ngắm Kiều về tài, sắc. MGS là kẻ vô tình, vụ lợi đến tàn nhẫn, bất nhân.
- lời nói: Rằng mua ngọc đến
Khi phải tiêu tiền thì tỏ thái độ mềm mỏng, nói năng kiểu cách, dùng những từ hoa mĩ, còn trong lễ vấn danh thì nói năng cộc lốc, thô lỗ.
- Cò kè thêm một bớt hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài 400
-> “Cò kè, thêm bớt,, cũng là những lời mặc cả trắng trợn, bỉ ổi. Cuộc mặc cả ngã gía kéo dài “giờ lâu,,Chi tiết này vừa tố cáo MGS là kẻ buôn người lọc lõi, sành sỏi vừa cho thấy lễ vấn danh thực chất chỉ là màn kịch, bản chất con buôn của MGS hoàn toàn bị lật tẩy không gì che đậy được .
Bài tập 
Thuật lại đoạn trích MGS mua Kiều ( T 97) bằng văn xuôi. Chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
* Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn 1 gã đàn ông đến nhà Vương ông.
Gã đàn ông ấy khoảng hơn 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng
Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kì của gã, người ta cũng có thể đoán được đây là một gã đàn ông vô công rồi nghề hoặc thuộc loại ăn chơi đàng điếm. Khi vào nhà Vương ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã ngồi tót lên ghế một cái thật ngạo mạn, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi han trò chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Gã có vẻ đắc chí ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắn tay để kiểm tra nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Rồi có vẻ ưng ý gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng một nòi con buôn. Trong khi mụ mối và MGS dường như đang say với một cuộc mua bán thì nàng Kiều đáng thương chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề. Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này? Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc. Chao ôi, một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng được đưa giá" vâng ngoài bốn trăm" thôi ư?
Cõu 1: (1,5 điểm)
Chộp lại chớnh xỏc 4 dũng thơ đầu trong đoạn trớch Cảnh ngày xuõn trớch trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 cõu nhận xột về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đú.
TRa loi
Học sinh chộp chớnh xỏc 4 dũng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chớnh tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) :
Ngày xuõn con ộn đưa thoi,
Thiều quang chớn chục đó ngoài sỏu mươi.
Cỏ non xanh tận chõn trời,
Cành lờ trắng điểm một vài bụng hoa. 
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)
+ Bức tranh mựa xuõn được gợi lờn bằng nhiều hỡnh ảnh trong sỏng : cỏ non, chim ộn, cành hoa lờ trắng là những hỡnh ảnh đặc trưng của mựa xuõn.
+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hỡnh : con ộn đưa thoi, điểm...
+ Cảnh sắc mựa xuõn gợi vẻ tinh khụi với vẻ đẹp khoỏng đạt, tươi mỏt.
Cõu 1: (1,5 điểm)
Nhận xột về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trớch Mó Giỏm Sinh mua Kiều.
Cõu1: (1,5điểm)
Nhận xột nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trớch Mó Giỏm Sinh mua Kiều cần đạt được cỏc ý cơ bản sau :
- Bỳt phỏp tả thực được Nguyễn Du sử dụng để miờu tả nhõn vật Mó Giỏm Sinh. Bằng bỳt phỏp này, chõn dung nhõn vật hiện lờn rất cụ thể và toàn diện : trang phục ỏo quần bảnh bao, diện mạo mày rõu nhẵn nhụi, lời núi xấc xược, vụ lễ, cộc lốc "Mó Giỏm Sinh", cử chỉ hỏch dịch ngồi tút sỗ sàng... tất cả làm hiện rừ bộ mặt trai lơ đểu giả, trơ trẽn và lố bịch của tờn buụn thịt bỏn người giả danh trớ thức.
- Trong Truyện Kiều, tỏc giả sử dụng bỳt phỏp tả thực để miờu tả cỏc nhõn vật phản diện như Mó Giỏm Sinh, Tỳ Bà, Sở Khanh, Hồ Tụn Hiến... phơi bày bộ mặt thật của bọn chỳng trong xó hội đương thời, nhằm tố cỏo, lờn ỏn xó hội phong kiến với những con người bỉ ổi, đờ tiện đú.
Cõu 2: ( 5,5 điểm )
Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giỏ trị của tỏc phẩm Truyện Kiều
Cõu2: (5,5điểm)
Yờu cầu : Học sinh cần vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh về một tỏc giả, tỏc phẩm văn học và những hiểu biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều để làm tốt bài văn.
a. Giới thiệu khỏi quỏt về Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du được coi là một thiờn tài văn học, một tỏc gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là tỏc phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh cao chúi lọi của nghệ thuật thi ca về ngụn ngữ tiếng Việt.
b. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du :
- Thõn thế : xuất thõn trong gia đỡnh đại quý tộc, nhiều đời làm quan và cú truyền thống văn học.
- Thời đại : lịch sử đầy biến động của gia đỡnh và xó hội.
- Con người : cú năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thõn mồ cụi sớm, cú những năm thỏng gian truõn trụi dạt. Như vậy, năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống phong phỳ kết hợp trong trỏi tim yờu thương vĩ đại đó tạo nờn thiờn tài Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sỏng tạo lớn, cú giỏ trị cả về chữ Hỏn và chữ Nụm.
c. Giới thiệu về giỏ trị Truyện Kiều:
* Giỏ trị nội dung :
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xó hội bất cụng, tàn bạo.
- Truyện Kiều đề cao tỡnh yờu tự do, khỏt vọng cụng lớ và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
- Truyện Kiều tố cỏo những thế lực tàn bạo chà đạp lờn quyền sống của con người.
* Giỏ trị nghệ thuật :
Tỏc phẩm là một kiệt tỏc nghệ thuật trờn tất cả cỏc phương diện : ngụn ngữ, hỡnh ảnh, cỏch xõy dựng nhõn vật Truyện Kiều là tập đại thành của ngụn ngữ văn học dõn tộc.
Cõu 1: ( 1,5 điểm )
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 cõu nhận xột về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trớch Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một).
Cõu 1: ( 1,5 điểm )
Học sinh cần viết được cỏc ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bỳt phỏp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiờn nhiờn để so sỏnh với vẻ đẹp của con người : 
+ Thuý Võn : Đoan trang, phỳc hậu, quý phỏi : hoa cười ngọc thốt, mõy thua nước túc, tuyết nhường màu da. 
+ Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nột xuõn xanh, hoa ghen, liễu hờn.
- Dựng lối ẩn dụ để vớ von so sỏnh nhằm làm bật lờn vẻ đẹp đài cỏc của hai cụ gỏi mà qua đú, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
- Thủ phỏp đũn bẩy, tả Võn trước, Kiều sau cũng là một bỳt phỏp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhõn vật trung tõm : Thuý Kiều, qua đú làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cựng những dự bỏo  ...  như thế nào? Bằng những hiểu biết của mỡnh về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hóy làm sỏng tỏ ý cõu thơ trờn.
Cõu 3: 12 điểm
Nhà thơ Chế Lan Viờn cú viết:
"Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoỏ thành văn"
( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? ) 
Em hiểu cõu thơ trờn như thế nào ? Bằng những hiểu biết của mỡnh về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hóy làm sỏng tỏ ý cõu thơ trờn.
Yờu cầu:
- Về hỡnh thức: Đõy là bài nghị luận văn học, bài viết phải đầy đủ ba phần: mở bài, thõn bài, kết bài. Văn viết đỳng chớnh tả và ngữ phỏp thụng thường
- Về nội dung:
+ Giải thớch được ý thơ của Chế Lan Viờn: Văn trước hết được hiểu theo nghĩa hẹp là văn chương, bao gồm cỏi hay của cả nghệ thuật lẫn nội dung - Truyện Kiều là kiệt tỏc hàng đầu của văn học dõn tộc. Văn được hiểu rộng ra là văn hoỏ – Truyện Kiều là giỏ trị tinh thần rất đỏng tự hào của dõn tộc ta. Qua Truyện Kiều ta cú thể hiểu được tõm hồn, phẩm chất, tài năng của dõn tộc - Truyện kiều là kết tinh tinh hoa dõn tộc, là quốc hồn, quốc tuý. Cõu thơ của Chế Lan viờn ca ngợi giỏ trị toàn diện của Truyện Kiều, Khẳng định vị trớ số một của tỏc phẩm trong lịch sử thi ca Việt Nam.
+ Phõn tớch và chứng minh cỏc giỏ trị của Truyện Kiều
Giỏ trị hiện thực: Phản ỏnh bức tranh xó hội đương thời. Đú là một xó hội thối nỏt, tàn bạo chà đạp lờn mọi giỏ trị, nhõn phẩm con người
Giỏ trị nhõn đạo: Ca ngợi và đề cao những khỏt vọng giải phúng con người ( tỡnh yờu cụng lớ, tự do . . . )
Giỏ trị nghệ thuật: chọn một vài phương diện tiờu biểu của nghệ thuật để phõn tớch chứng minh như : nghệ thuật xõy dựng nhõn vật, tả cảnh ngụ tỡnh, ngụn ngữ
+ Mở rộng: Học sinh cú thể so sỏnh với Kim Võn Kiều Truyện để thấy được sự sỏng tạo, tài năng của Nguyễn Du. Đưa ra những đỏnh giỏ về Truyện Kiều để thấy được vị trớ số một của tỏc phẩm . . .
- Cho điểm :
+ 11 - 12 điểm : Thực hiện được cỏc yờu cầu trờn.
+ 8 - 10 điểm : Hiểu đỳng đề, giải thớch và chứng minh được nhưng phần mở rộng cú thể cũn hạn chế, văn phong mạch lạc, ớt mắc lỗi
+ 5 - 7 điểm : Nhận thức được yờu cầu cơ bản của đề. Nờu được cỏc giỏ trị của Truyện Kiều nhưng phõn tớch chưa sõu sắc, cú thể mắc một số lỗi
+ 3 - 4 điểm: Hiểu vấn đề và chứng minh quỏ sơ sài, hành văn khụng mạch lạc, mắc nhiều lỗi.
+ 1 - 2 điểm : Nhận thức cũn lệch lạc, sa vào kể chuyện lan man, sai nhiều lỗi
+ 0 điểm : Lạc đề, bỏ khụng làm
Câu 2. Tập làm văn
 Phân tích đoan thơ sau :
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai”
 Gợi ý:
Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Giới thiệu...
 - Truyện Kiều của Nguyễn Du là một bản cáo trạng bằng thơ lên án xã hội xấu xa tàn bạo mà còn biểu hiện nỗi đau khổ của những con người bị áp bức. 
 - Nàng Kiều nhân vật chính là hiện thân của những con người bị chà đạp. Nỗi đau khổ đầu tiên của Kiều phải chịu là sắc tài bị vùi dập thảm thương. Nhà thơ Nguyễn Du đã hoá thân vào nhân vật để hiểu tâm trạng nàng lúc đó:
 ( Trích dẫn ...)
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
 B- Thân Bài:
 *Tâm trạng của nàng Kiều:
 - Đau đớn, tủi nhục, ê chề, nước mắt đầm đìa.
 - Câm lặng, thụ động như một cái máy vì tự nguyện bán mình.
 + Nêu ngắn gọn những sự việc trước đó.
 Phải bán mình cho MGS bởi gia đình nàng gặp tai hoạ bất ngờ, thằng bán tơ đã vu oan cho gia đình nàng. Cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man, tài sản của gia đình bị vơ vét sạch. Là đứa con trong gia đình không còn con đường nào khác, Kiều đành hi sinh mối tình đầu, chấp nhận mình làm vợ lẽ MGS để có tiền cứu cha và em. Đoạn thơ này đã miêu tả cụ thể tâm trạng của nàng lúc đó.
 + Phân tích cụ thể đoạn thơ:
 Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ đã ghi lại cụ thể tâm trạng của nàng: “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà” đó là nỗi đau uất hận cao độ bởi cảnh ngộ gia đình nàng bị chia li tan tác, cha và em bị đánh đập dã man, không chỉ vậy còn có nỗi niềm riêng của nàng. Cái “nỗi mình” mà thơ nhắc là tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng. Mối tình đầu trong sáng đang toả sắc lên hương. Giờ đây vì cảnh ngộ gia đình nàng phải chia li. Hai nỗi niềm chồng chất đè nặng lên tâm tư nàng, khiến cho nàng càng đau xót.
 - Bởi vậy từ trong phòng bước ra, giáp mặt với MGS trong lễ “vấn danh” mỗi bước đi của nàng chứa đầy tâm trạng “thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” à với cách miêu tả có tính chất ước lệ: thềm hoa, lệ hoa, câu thơ vừa có giá trị gợi hình, vừa có giá trị gợi cảm. Trước mắt người đọc hiện ra khuôn mặt thấm đầy nước mắt, những giọt nước mắt tủi phận, vừa thương cho mình, vừa thương cho cha và em, vừa căm tức cuộc đời ngang trái đã đổ ập tai hoạ xuống gia đình nàng.
 - Không những vậy tâm trạng nàng lúc này còn là sự e ngại, ngượng ngùng: “ngại ngùng dín gió e sương – nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”.
 Là một thiếu nữ sinh ra và lớn lên trong gia đình gia giáo, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”. Thế mà giờ sắc tài của nàng phải chấp nhận để cho người ta xem xét, vạch vòi, thử, ép. Nàng vô cùng tủi hổ, e thẹn. Nhìn hoa mà thẹn với hoa, nhìn thấy gương mà như cảm thấy da mặt mình dày lên. Điều đó thể hiện nàng đã ý thức rất rõ về nhân phẩm của mình nhưng vì cảnh ngộ gia đình, sự sống của cha và em, nàng đành chấp nhận, hình ảnh nàng lúc này giống cái bóng lặng câm nhoè dần trước ánh sáng của đồng tiền: “Mối càng vén tóc bắt tay”. Sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, vẻ tươi tắn như hoa Hải Đường mơn mởn giờ như món hàng cho mụ mối vén tóc bắt tay, co kéo, chào mời, nâng lên hạ xuống. Bởi vậy tâm trạng nàng: “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”. Với bút pháp so sánh và hình ảnh ước lệ, nhưng người đọc vẫn nhận rõ tâm trạng nàng lúc này, đó là nỗi buồn, tủi hận xót xa. Hình ảnh nàng chỉ là bông hoa cúc úa tàn, chỉ là cành mai gầy giữa gông bão của cuộc đời.
 C- Kết bài :
 Thông qua việc miêu tả tam trạng nàng Kiều, đoạn thơ đã phản ánh một hiện thực lớn của lịch sử lúc đó, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã trở thành một thứ hàng hoá. Những tên như kẻ bán tơ vu oan, tên qua xử kiện bất chấp công lí, tên buôn người vô lương tâm, và sức mạnh của đồng tiền đã gây ra bất hạnh ấy cho người phụ nữ. Nhà thơ đã lên án, phê phán những kẻ tàn bạo đó, đồng thời biểu hiện niềm xót đau với nàng kiều. Nhà thơ đã cùng cảm thông chia sẻ. Nếu trước ông từng trân trọng tài sắc của nàng bao nhiêu thì giờ ông càng đau xót cho sắc tài bị sỉ nhục, bởi vậy đây chính là tiếng kêu cứu của nhà thơ bênh vực quyền sống cho người phụ nữ. Đoạn thơ cũng như toàn tác phẩm vừa mang giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc
Câu 3. Tập làm văn
 Bằng những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày về nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
 I/ Tìm hiểu đề
 - Đề yêu cầu phân tích một giá trị nghệ thuật nổi bật của nghệ thuật Truyện Kiều: nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có thể nói trong văn học trung đại, không có một tác giả thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nhân vật như Nguyễn Du (theo Giáo sư Nguyễn Lộc).
 - Chủ yếu sử dụng kiến thức trong các đoạn trích học, có thể vận dụng thêm một số hiểu biết về các nhân vật trong truyện thông qua một vài câu miêu tả mỗi nhân vật.
 - Căn cứ vào từng đoạn trích đã học mà khái quát lên đặc điểm bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, để bố cục bài viết. Không nên phân tích cách viết từng nhân vật, sẽ trùng lặp và thiếu sâu sắc.
 II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Sức hấp dẫn mạnh mẽ của Truyện Kiều chính là bởi nội dung sâu sắc tình đời được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực của văn chương cổ điển.
 - Một trong những thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật.
 B- Thân bài :
 1. Miêu tả ngoại hình rất độc đáo
 Nguyễn Du khắc hoạ ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, bộ dạng của từng nhân vật, không ai giống ai.
 - Thuý Vân, Thuý Kiều đều đẹp, nhưng Vân thì:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhừng màu da.
 Còn Kiều thì :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
 - Cũng là trang nam nhi, Từ Hải là anh hùng cho nên chàng hiện ra oai phong lẫm liệt:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
 Kim Trọng là văn nhân, hiện ra thật nho nhã, hào hoa:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
 - Cùng là những kẻ xấu xa, bỉ ổi, nhưng Mã Giám Sinh thì : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ; còn Sở Khanh thì : Hình dung trải chuốt áo khăn dịu dàng.
 Nhìn chung, Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ước lệ nhưng có sự sáng tạo nên vẫn sinh động ; tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực như ngôn ngữ đời thường cũng rất sinh động.
 2. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc
 - Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ tâm trạng : Bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích, chưa biết tương lai lành dữ ra sao.
 - Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác giả, qua độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình :
 + Tâm trạng của Kim Trọng và Thuý Kiều lần đầu tiên gặp nhau được miêu tả qua lời kể của tác giả :
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
 + Tâm trạng nhớ người yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được bộc lộ qua tiếng nói nội tâm của nàng.
 + Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cảnh thiên nhiên.
 3. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo
 a) Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ
 - Thuý Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt cho thấy tín cách đoan trang, phúc hậu.
 - Thuý Kiều : với đôi mắt như làn thu thuỷ, nét xuan sơn toát lên tính cách thông minh, đa cảm,
 - Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ ngồi tót sỗ sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ.
 - Hồ Tôn Hiến : cái vẻ mặt sắt cũng ngây vì tình tố cáo bản chất độc ác và dâm ô của viên “trọng thần”.
 b) Khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
 - Lời lẽ Từ Hải thường có tính khẳng định thể hiện rõ tích cách khẳng khái, tự tin:
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
 - Thuý Kiều nói với Thúc Sinh : nghĩa nặng nghìn non, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân, tỏ rõ nàng là con người trọng ân nghĩa.
 - Hoạn Thư liệu điều kêu xin : chút phân đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình, thì đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt,
 C- Kết bài :
 - Về phương diện xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đạt những thành công mà chưa tác giả đương thời nào theo kịp. Nhà thơ thường miêu tả rất súc tích, chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc hoạ rõ nét ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhưng tuyệt diệu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
 - Truyện Kiều sống mãi với thời gian phần lớn cũng là do những thành tựu nghệ thuật này.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_truyen_kieu_lop_9.doc