Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Phân tích đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, có thể nói đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn trích hay nhất, xúc động nhất khi miêu tả cảm xúc, tâm trạng của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh để ngụ tình, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, thi hào đã làm nỗi bật được tâm trạng sầu tủi, cô đơn, buồn nhớ, hãi hùng của nàng Kiều, chuẩn bị bước vào cuộc đời đầy sóng gió “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của Kiều. Trong suốt 15 năm lưu lạc đó, Kiều phải chịu biết bao cay đắng tủi nhục. Nguyễn Du luôn theo sát bước chân của nàng để cùng cảm thông chia sẻ với nàng. Mỗi một hoàn cảnh Kiều có một nỗi đau riêng, một tâm trạng riêng, ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du đã diễn tả những nỗi niềm sâu kín của nàng.Đoạn trích thuộc phần thứ hai của tác phẩm và là một bức tranh tâm tình đầy xúc động của những ngày tháng đầy cô đơn tuyệt vọng ( từ câu 1033 đến câu 1054).

Sau khi bị Mã Giám Sinh làm nhục, Kiều bị đưa về Lâm Tri, nơi MGS chung vốn với Tú bà mở cửa hàng thanh lâu để tiếp khách làng chơi. Biết bị lừa dối, lại còn bị mụ Tú bà đánh đập hành hạ, qua uất ức nàng đã rút dao sẵn bên mình để quyên sinh. Sợ Kiều liều mình thì “vốn liếng đi đời nhà ma”, Tú bà đành phải chăm sóc thuốc thang rồi đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích

“ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, có thể nói đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn trích hay nhất, xúc động nhất khi miêu tả cảm xúc, tâm trạng của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh để ngụ tình, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, thi hào đã làm nỗi bật được tâm trạng sầu tủi, cô đơn, buồn nhớ, hãi hùng của nàng Kiều, chuẩn bị bước vào cuộc đời đầy sóng gió “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của Kiều. Trong suốt 15 năm lưu lạc đó, Kiều phải chịu biết bao cay đắng tủi nhục. Nguyễn Du luôn theo sát bước chân của nàng để cùng cảm thông chia sẻ với nàng. Mỗi một hoàn cảnh Kiều có một nỗi đau riêng, một tâm trạng riêng, ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du đã diễn tả những nỗi niềm sâu kín của nàng.Đoạn trích thuộc phần thứ hai của tác phẩm và là một bức tranh tâm tình đầy xúc động của những ngày tháng đầy cô đơn tuyệt vọng ( từ câu 1033 đến câu 1054).
Sau khi bị Mã Giám Sinh làm nhục, Kiều bị đưa về Lâm Tri, nơi MGS chung vốn với Tú bà mở cửa hàng thanh lâu để tiếp khách làng chơi. Biết bị lừa dối, lại còn bị mụ Tú bà đánh đập hành hạ, qua uất ức nàng đã rút dao sẵn bên mình để quyên sinh. Sợ Kiều liều mình thì “vốn liếng đi đời nhà ma”, Tú bà đành phải chăm sóc thuốc thang rồi đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích
“ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”
“ Khoá xuân”, nhà thơ mỉa mai, thực chất đây là những ngày Kiều bị Tú bà giam lỏng. Vừa trải qua những đau khổ hãi hùng nay lại bị nhốt ở nơi vắng vẻ, tâm trạng Kiều càng cảm thấy cô đơn, chán ngán. Từ trên lầu cao nhìn ra chung quanh là cả một không gian bát ngát, tất cả đều xa vời:
“ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”
Núi mờ xa, trăng trên trời cao dẫu có muốn kéo lại cho gần để làm bạn thì trăng vẫn vời vợi, quay nhìn ra bốn bề thấy xa vắng tít tắp, chỉ có cát vàng cồn nọ nối tiếp nhau cùng với bụi hồng trên dặm dài thăm thẳm. Không có bóng dáng con người, không gian vắng lặng đến rợn người, ngay cả cảnh vật cũng ở nơi xa xôi. Nàng đắm chìm trong nỗi niềm buồn tủi cô liêu, lặng lẽ như một chiếc bóng, may chỉ còn “ Mây sớm đèn khuya” làm bạn tâm tình với nàng.
 Trong những giây phút âm thầm cô quạnh đó, hình ảnh những người thân lại hiện về, nàng nhớ Kim Trọng, nhớ về một mối tình trong sáng đẹp đẽ. Đêm trăng này gợi nhớ lại một đêm trăng trước hai người cùng nhau thề nguyền ước hẹn dưới ánh trăng. Nàng thương Kim Trọng vẫn tháng ngày mong nhớ, không biết nàng ở nơi góc bể chân trời nào:
“ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Cho dù tình yêu chỉ còn trong kỉ niệm xót xa nhưng tấm lòng son sắt thủy chung của nàng với Kim Trọng vẫn không nhạt phai: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
 Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và phong cách dân tộc, tạo những nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy đau thương của Kiều. Trong chia lìa “ Trâm gãy gương tan” nàng vẫn dành cho người yêu bao tình thương nỗi nhớ.
 Cảnh ngộ của Kiều càng thật thương tâm, nhưng nàng thương mình thì ít mà thương người thân thì nhiều. Nàng xót thương cha mẹ già vì thương nhớ con mà sớm hôm mòn mỏi tựa cửa chờ mong, tuổi già sức yếu ai là người chăm nom, cậy nhờ:
“ Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
Giọng thơ rưng lệ, nỗi đau của Kiều như thấm vào cảnh vật, thời gian và lòng người bấy lâu nay.Xót thương cha mẹ già, tưởng nhớ người yêu. Kiều là cô gái tình yếu vẹn toàn. Hình ảnh người thân không làm vơi bớt nỗi lẻ loi cô quạnh, trái lại nỗi buồn càng thêm trĩu nặng. 
Ở tám câu thơ cuối, điệp ngữ “ Buồn trông” nơi đầu câu khiến cho nỗi buồn như chất chồng mãi, mỗi câu thơ là một cảnh, một tâm trạng, nhưng tựu chung vẫn chỉ là nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng: thương mình, thương người thân, thương cho thân phận và duyên số. Đây là đoạn thơ hay nhất trong Truyện Kiều. Cứ mỗi cặp lục bát là một nét tâm trạng buồn trông. Ngoại cảnh và tâm cảnh, khung cảnh thiên nhiên và diễn biến tâm trạng nhân vật được diễn tả qua một hệ thống hình tượng mà ngôn ngữ mang tính ước lệ, mở ra một trường liên tưởng bi thương:
“ Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Cửa bể mênh mông lúc ngày tàn chiều hôm cành làm tăng nỗi buồn cô đơn của kiếp người lưu lạc. “ Thuyền ai” lúc ẩn lúc hiện thấp thoáng cánh buồm xa xa đầy ám ảnh. “Buồn trông” con thuyền ai xa lạ, cánh buồm xa xa thấp thoáng, Kiều càng nghĩ đến thân phậnn bơ vơ của mình nơi đất khách quê người. Rồi những cánh hoa trôi nổi dập vùi theo dòng nước có khác nào cuộc đời lênh đênh vô định của nàng:
“ Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Nhìn ra xa, Kiều buồn trông về phía chân mây mặt đất về nội cỏ, nàng chỉ thấy trên cái nền xanh xanh mịt mờ bao la là màu sắc tàn úa, vàng héo, dầu dầu của nội cỏ. Mùa sắc tê tái thê lương ấy đã phản chiếu nỗi đau tê tái của người con gái lưu lạc:
“ Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
“ Nội cỏ dầu dầu” tàn úa hiện lên hiện lên giữa màu xanh nhạt nhòa của chân mây mặt đất chính là tâm trạng lo âu của Kiều khi nghĩ đến tương lai mù mịt, héo tàn của mình.
Nhìn xa rồi nhìn gần, vừa buồn trông vừa lắng nghe, nghe tiếng gió, gió gào, gió cuốn trên mặt duềnh. Nghe tiếng ầm ầm của sóng, không phải sóng reo mà là sóng kêu. Gió và sóng đang bủa vây xung quang ghế ngồi.Một tâm trạng cô đơn lẻ loi đang trải qua những giờ phút hãi hùng, ghê sợ, lo âu. Phải chăng âm thanh dữ dội ấy của gió và sóng là biểu tượng cho những tai họa khủng khiếp đang bủa vây, sắp giáng xuống số phận người con gái nhỏ bé, đáng thương?
“ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
 Bức tranh nước non người, cận cảnh là lầu Ngưng Bích, viễn cảnh là con thuyền trên cửa biển chiều hôm, là ngọn nước và hoa trôi, là nội cỏ dầu dầu giữa màu xanh xanh chân mây mặt đất, là gió cuốn và tiếng sóng ầm ầm kêu nơi mặt duềnhmang ý nghĩa tượng trưng và giàu giá trị thẩm mỹ. Màu sắc ấy, âm thanh ấy của thiên nhiên vừa bao la mờ mịt, vừa dữ dội, tất cả như đang bủa vây người con gái lưu lạc đau thương trong nỗi buồn đau hãi hùng lẻ loi.
Thiên nhiên trong Truyện Kiều chứa đầy tâm trạng , đằng sau mỗi cảnh đều thấp thoáng bóng dáng con người với những nỗi tâm tư thầm kín.Tâm trạng hòa vào cảnh vật, cảnh vật cũng buồn vui với con người! Tả cảnh để ngụ tình là nét nghệ thuật đặc sắc của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du và đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” được xem là dấu son trong tác phẩm Truyện Kiều Bất hủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docKieu o lau Ngung Bich 1.doc