Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xã xôi” của Lê Minh Khuê

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xã xôi” của Lê Minh Khuê

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xã xôi” của Lê Minh Khuê.

Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân thực và cao cả của các cô gái TNXP như tác phẩm “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” của Phạm Tiến Duật hay “Khoảng trời và hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã góp thêm vào văn học cách mạng Việt Nam những vẽ đẹp chân thực đó.

 Truyện kể về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường chuyên làm nhiệm vụ đo khối lượng đất đá san lấp, đánh dấu bom và phá bom. Nhân vật Phương Định , nhân vật chính của truyện đã để lại nhiều ấn tượng nhất.

 Cứ nghe cô giới thiệu về mình ta cũng biết Phương Định là một cô gái xuất thân từ Hà Nội, có ngoại hình khá. “Tôi là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm ”, từng học một trường phổ thông ở Hà Nội, có lẽ Phương Định không khó khăn lắm khi kiếm cho mình một chỗ trên giảng đường Đại học và cô sẽ có một tương lai xán lạn thế nhưng cô đã gác lại tất cả ước mơ hoài bảo của mình để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc mà như Bác Hồ đã từng nói “Dù hi sinh tất cả cũng phải đốt cháy dãy Trường Sơn, cũng phải thống nhất đất nước”. Chính lòng yêu nước đã khiến cô hi sinh cả tuổi trẻ, tương lai của mình cho Tổ quốc.

 Vào chiến trường, ta không còn thấy một cô học trò thích mơ mộng yếu đuối như ngày nào mà Phương Định trở thành một con người dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ hiểm nguy (câu nêu chủ đề). Dẫn chứng Cô kể “chúng tôi có ba người ở dưới một cái hang dưới chân cao điểm việc chúng tôi là ngồi đây khi có tiếng bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” Nhận xét công việc đầy gian nan, nguy hiểm như thế nhưng lại được cô nói ra một cách gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ như không, Nhận xét hơn thế cô lại cho công việc của mình như một cái thú, cô nói Dẫn chứng “có ở nơi nào như thế này không, đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ, có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa”. Nhận xét Ngày nào các cô cũng đối diện với thần chết nhưng có hề chi, đó là chuyện thường. Cũng có lúc các cô nghi đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt. Nhận xét: Phẳi chăng khi vào chiến trường Phương Định đã sẵn sàng đón nhận cái chết? Tâm lí Phương Định khi phá bom được tác giả Lê Minh Khuê miêu tả rất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Phá bom là việc thường ngày nhưng lần nào cô cũng có cảm giác hồi hộp, lo lắng và căng thẳng. Hành động phá bom cũng được nhà văn miêu tả rất cụ thể: Dẫn chứng: từ việc đào xung quanh quả bom rồi đặt mìn, vùi đất, đốt dây và chờ nổ. Có thể nói đó là quá trình căng thẳng và hồi hộp nhất mà các cô trãi qua. Nhận xét: Phải là người trong cuộc, hiểu về công việc và hoàn cảnh của các cô gái trinh sát mặt đường mới có thể miêu tả một cách sinh động và cụ thể đến thế. Có được chứng kiến cảnh phá bom mới thấy hết được nỗi gian lao, vất vả và tinh thần dũng cảm của các cô. Nhận xét : Công việc là thế nhưng Phương Định lại rất tự hào về mình Dẫn chứng : “Những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc đồng phục và có ngôi sao trên mũ”.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1647Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xã xôi” của Lê Minh Khuê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xã xôi” của Lê Minh Khuê.
Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân thực và cao cả của các cô gái TNXP như tác phẩm “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” của Phạm Tiến Duật hay “Khoảng trời và hố bom” của Lâm Thị Mĩ DạTruyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã góp thêm vào văn học cách mạng Việt Nam những vẽ đẹp chân thực đó.
	Truyện kể về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường chuyên làm nhiệm vụ đo khối lượng đất đá san lấp, đánh dấu bom và phá bom. Nhân vật Phương Định , nhân vật chính của truyện đã để lại nhiều ấn tượng nhất.
	 Cứ nghe cô giới thiệu về mình ta cũng biết Phương Định là một cô gái xuất thân từ Hà Nội, có ngoại hình khá. “Tôi là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm”, từng học một trường phổ thông ở Hà Nội, có lẽ Phương Định không khó khăn lắm khi kiếm cho mình một chỗ trên giảng đường Đại học và cô sẽ có một tương lai xán lạnthế nhưng cô đã gác lại tất cả ước mơ hoài bảo của mình để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc mà như Bác Hồ đã từng nói “Dù hi sinh tất cả cũng phải đốt cháy dãy Trường Sơn, cũng phải thống nhất đất nước”. Chính lòng yêu nước đã khiến cô hi sinh cả tuổi trẻ, tương lai của mình cho Tổ quốc.
	Vào chiến trường, ta không còn thấy một cô học trò thích mơ mộng yếu đuối như ngày nào mà Phương Định trở thành một con người dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ hiểm nguy (câu nêu chủ đề). Ú Dẫn chứng Cô kể “chúng tôi có ba người ở dưới một cái hang dưới chân cao điểmviệc chúng tôi là ngồi đây khi có tiếng bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” Nhận xét Ú công việc đầy gian nan, nguy hiểm như thế nhưng lại được cô nói ra một cách gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ như không, Nhận xét Ú hơn thế cô lại cho công việc của mình như một cái thú, cô nói Dẫn chứng Ú “có ở nơi nào như thế này không, đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ, có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa”. Nhận xét Ú Ngày nào các cô cũng đối diện với thần chết nhưng có hề chi, đó là chuyện thường. Cũng có lúc các cô nghi đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt. Nhận xét: Ú Phẳi chăng khi vào chiến trường Phương Định đã sẵn sàng đón nhận cái chết? Tâm lí Phương Định khi phá bom được tác giả Lê Minh Khuê miêu tả rất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Phá bom là việc thường ngày nhưng lần nào cô cũng có cảm giác hồi hộp, lo lắng và căng thẳng. Hành động phá bom cũng được nhà văn miêu tả rất cụ thể: Dẫn chứng: Ú từ việc đào xung quanh quả bom rồi đặt mìn, vùi đất, đốt dây và chờ nổ. Có thể nói đó là quá trình căng thẳng và hồi hộp nhất mà các cô trãi qua. Nhận xét: Ú Phải là người trong cuộc, hiểu về công việc và hoàn cảnh của các cô gái trinh sát mặt đường mới có thể miêu tả một cách sinh động và cụ thể đến thế. Có được chứng kiến cảnh phá bom mới thấy hết được nỗi gian lao, vất vả và tinh thần dũng cảm của các cô. Nhận xét : Ú Công việc là thế nhưng Phương Định lại rất tự hào về mình Dẫn chứng : Ú “Những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc đồng phục và có ngôi sao trên mũ”.
	Công việc bận rộn vất vả hiểm nguy là thế nhưng Phương Định và các đồng đội của mình luôn sống yêu đời và lạc quan. Chị Thao tuy không biết hát nhưng lại có đến ba quyển sổ chép bài hát, chị cũng rất thích thêu thùa, may vá còn Phương Định thì thích hát và mơ mộng. Cô đem cả lòng say mê hát của mình vào chiến trường ác liệt. Cô thích ca hát những hành khúc bộ đội, thích hát dân ca quan họchắc là giọng hát của cô phải hay lắm thì chị Thao mới mê đến thế. Phương Định còn có thể tự chế ra bài hát mà đến cô cũng bật cười. Phải chăng chính tinh thần lạc quan, yêu đời đã giúp các cô đứng vững trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa? Thế mới biết cuộc sống của các cô không chỉ có chết chóc, không chỉ có đạn bom mà còn vang lên tiếng hát, nụ cười. Tiếng hát ấy, nụ cười ấy đã xoá tan mọi tiếng gầm rú của máy bay và bom đạn quân thù.
	Các cô là những người sống giàu tình cảm, đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau. Lần phá bom, Nho bị thương Phương Định và chị Thao lo cuống cuồng. Các cô đã chăm sóc Nho rất ân cần và chu đáo, dù rất thương đồng đội nhưng không ai rơi nước mắt. “rơi nước mắt những lúc này xem như một sự tự nhục mạ”. Chính sức mạnh của tình đoàn kết đã giúp các cô vượt lên mọi hoàn cảnh, vượt lên chính mình.
	Đọc “những ngôi sao xa xôi” em lại nghĩ đến những cô gái mở đường trong thơ Phạm Tiến Duật hay thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ và gần gũi nhất là những cô gái Truông Bồn ngày nào. Cái tên Truông Bồn đã trở thành một địa danh lịch sử. Một chứng tích cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế kỉ XX. Thật cảm động biết bao khi các chị đã hi sinh cả tuổi trẻ của mình chi đất nước. Đó là những con người “khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau” như lời thơ của Nguyễn Mĩ từng viết.
	Chiến tranh đã lùi vào quá khứ hơn phần ba thế kỉ và góp phần vào cuộc trường kì kháng chiến thắng lới ấy không thể không nhắc đến lực lượng TNXP. Họ là những con người của một thời và mãi mãi. Mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hôm nay phải ghi nhớ điều đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung ngoi sao xa xoi.doc