Rèn luyện kĩ năng: Nhận diện và xác định đúng yêu cầu đề - Ngữ văn

Rèn luyện kĩ năng: Nhận diện và xác định đúng yêu cầu đề - Ngữ văn

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

NHẬN DIỆN - XÁC ĐỊNH ĐÚNG YÊU CẦU ĐỀ

Nâng cấp:

TRONG TỰ LUẬN NGẮN VÀ TRONG “TẠO LẬP MỘT VĂN BẢN”

( Chương trình Ngữ văn THCS )

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

I. Đặt vấn đề :

 Trong quá trình Dạy và Học, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc vô cùng quan trọng và trong đó kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức quan trọng nhất của đánh giá. Thông qua việc sử dụng bộ công cụ đo (đề kiểm tra) được xây dựng trên những mục tiêu và tiêu chí xác định, kiểm tra có vai trò “cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.

 Như vậy nếu coi đánh giá là mục đích của mọi hoạt động thì kiểm tra là phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích ấy. Cho nên, kiểm tra là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học, nó giúp giáo viên nắm bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi học sinh trong việc giải quyết những tình huống đặt ra liên quan đến các nội dung của một bài học – một chương hoặc một giai đoạn học tập. Do vậy, những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập – mục tiêu môn học và có sự phân hóa cho từng đối tượng học sinh.

Trong nhà trường PT hiện nay, phương tiện (công cụ) kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện kĩ năng: Nhận diện và xác định đúng yêu cầu đề - Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 
NHẬN DIỆN - XÁC ĐỊNH ĐÚNG YÊU CẦU ĐỀ 
Nâng cấp:
TRONG TỰ LUẬN NGẮN VÀ TRONG “TẠO LẬP MỘT VĂN BẢN” 
( Chương trình Ngữ văn THCS )
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I. Đặt vấn đề :
	Trong quá trình Dạy và Học, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc vô cùng quan trọng và trong đó kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức quan trọng nhất của đánh giá. Thông qua việc sử dụng bộ công cụ đo (đề kiểm tra) được xây dựng trên những mục tiêu và tiêu chí xác định, kiểm tra có vai trò “cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.
	Như vậy nếu coi đánh giá là mục đích của mọi hoạt động thì kiểm tra là phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích ấy. Cho nên, kiểm tra là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học, nó giúp giáo viên nắm bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi học sinh trong việc giải quyết những tình huống đặt ra liên quan đến các nội dung của một bài học – một chương hoặc một giai đoạn học tập. Do vậy, những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập – mục tiêu môn học và có sự phân hóa cho từng đối tượng học sinh. 
Trong nhà trường PT hiện nay, phương tiện (công cụ) kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra.
II. Những khó khăn:
Nhận xét: 
Trong thời gian gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình và SGK THCS, bộ GD&ĐT cũng đồng thời đổi mới PPDH và đổi mới về đánh giá kết quả học tập các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Với mong muốn đạt được mục tiêu môn học “tinh thần chung là đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng toàn diện hơn, đa dạng hơn, tăng cường hơn tính chính xác và khách quan”. Cụ thể:
- Thay đổi cách ra đề tự luận.
- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Thay đổi quan niệm về kiểm tra bài cũ.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế về kiểm tra - đánh giá trong thời gian qua, có thể nhận thấy một vài vấn đề:
- Mức độ đánh giá có tính chất “cào bằng, đồng nhất” không phân hóa cho nhiều học sinh cùng làm chung 1 loại đề nên khó đánh giá được các năng lực học tập môn Ngữ văn của học sinh.
- Các dạng phiếu quan sát, phỏng vấn không được sử dụng thường xuyên mà chỉ thực hiện kiểm tra miệng, kiểm tra vở soạn – bài tập tự làm của học sinh nên giáo viên 
không theo dõi, uốn nắn, sửa chữa một cách kịp thời sai sót của từng cá nhân học sinh trong nghe – nói – đọc – viết và tiếp nhận cũng như cảm thụ.
- Giáo viên khi xây dựng đề kiểm tra:
+ Chưa dựa vào chuẩn “KT-KN”.
+ Chưa dựa vào những năng lực Ngữ văn quan trọng khác như: năng lực vận dụng những gì học được ở nhà trường vào thục tiễn giải quyết những vấn đề của đời sống hàng ngày; năng lực tự học thêm những gì ngoài SGK; năng lực tự khẳng định...
- Đa số giáo viên chưa hiểu và chưa xác định Ma trận trước khi xây dựng đề kiểm tra, nên đề có thể quá dễ hoặc quá khó hoặc không quét được diện rộng phạm vi “KT-KN” đã học.
- Vẫn còn tâm lý coi trọng điểm số (cả người học và người dạy) dẫn tới chưa chú ý tới chức năng điều chỉnh của điểm số (KQ đánh giá) với các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Những thay đổi về cách ra đề, cách kiểm tra, nội dung kiểm tra, yêu cầu kiểm tra hầu hết chỉ được triển khai, thực hiện ở người kiểm tra còn đối tượng được kiểm tra đánh giá thì chưa được quan tâm chú ý.
Trong nội dung của đề tài: “Rèn luyện kĩ năng: nhận diện và xác định đúng yêu cầu đề - Ngữ văn, THCS” này là hướng tới đối tượng được kiểm tra đánh giá với mong muốn đạt được mục tiêu: “đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng toàn diện hơn, đa dạng hơn, tăng cường hơn tính chính xác và khách quan” với phạm vi “nhận diện và xác định đúng yêu cầu đề tự luận – dạng tự luận ngắn + dạng tự luận là một Văn bản (tạo lập văn bản) ”.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI – CÁC GIẢI PHÁP:
I. Nội dung đề tài:
1. Nhận diện đề tự luận (Văn học) ngắn:
1.1/ Các lọai đề tự luận (Văn học) ngắn theo 3 mức tư duy: (không ghi lại nội dung 3 mức độ tư duy – chỉ dùng ví dụ)
a. Mức nhận biết:
VD 1. (minh họa) Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, nhân vật Phương Định đã tự nhận xét về bản thân như thế nào?
b. Mức thông hiểu:
VD 2. (minh họa) Nêu ngắn gọn ý nghĩa biểu tượng cái khoát tay của nhân vật ông Nhĩ ở cuối truyện ngắn “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu.
c. Mức vận dụng:
VD 3. (minh họa) Từ đoạn trích đã học “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của tác giả Đe-ni-ơn Đi-phô, em có suy nghĩ gì về bản lĩnh, nghị lực của con người khi phải sống trong hoàn cảnh như hoàn cảnh của Rô-bin-xơn?
1.2/ Những thực tế khó khăn đối với học sinh:
a. Mức nhận biết:
VD 1. Ở đề này học sinh đã nhầm nội dung cần trả lời như sau:
- Kiến thức cần trả lời là: HS phải tái hiện suy nghĩ của nhân vật P. Định khi nhân vật này tự nhận xét về chính mình với những chi tiết ngắn gọn (không cần trích dẫn nguyên vẹn)
	+ Hình thức: tôi là cô gái khá, với cái cổ cao...đặc biệt đôi mắt...
	+ Phẩm chất: “chỉ điệu thế thôi” với chi tiết “đứng xa” khi các cô gái khác “vồn vã, xúm xít” nhưng lại quan tâm đặc biệt đến những con người “mặc quân phục” “đầu đội mũ có gắn ngôi sao...”
- Học sinh trả lời sang nội dung khác: nêu nhận xét của chính mình (học sinh) về các phẩm chất của nhân vật P. Định. Vì đây là giá trị nội dung học sinh Hiểu được sau khi phân tích đoạn trích – nhân vật.
	+ Hồn nhiên, mơ mộng,...
+ Tinh thần trách nhiệm cao...dũng cảm...
b. Mức thông hiểu:
VD 2. Ở đề này học sinh đã sai như sau:
-Thay vì nêu ngắn gọn ý nghĩa biểu tượng cái khoát tay của nhân vật ông Nhĩ ở cuối truyện ngắn “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu
+ Sự nỗ lực cuối cùng: như nôn nóng, như thúc giục ai đó...cụ thể là “anh con trai”...
+ Biểu thị sự mong muốn mỗi con người hãy đừng “vòng vèo, chùng chình” trên đường đời để rồi không nhận ra được những giá trị đích thực “gần gũi, giản dị, bền vững” của cuộc đời.
- Học sinh vì không Hiểu, không thuộc bài nên trả lời bằng một đoạn nghị luận ngắn, thường là nghĩ được gì viết nấy – nội dung không xác định và có cả những suy nghĩ cá nhân không chính xác về một giá trị biểu tượng nghệ thuật.
c. Mức vận dụng:
VD 3. Học sinh đã viết đoạn nghị luận phát biểu suy nghĩ nhưng sai về nội dung như sau:
- Thay vì phải viết suy nghĩ của mình (HS) về bản lĩnh, nghị lực của con người dựa trên nguyên bản nhân vật Rô-bin-xơn khi sống trong hoàn cảnh đã xảy ra với nhân vật này.
	+ Nhận xét về phẩm chất của con người là “bản lĩnh, nghị lực”, về giá trị của phẩm chất này với cuộc sống. Đặc biệt là cuộc sống có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
	+ Nêu suy nghĩ: với việc rèn luyện những phẩm chất như trên của bản thân.
	+ Tầm quan trọng của rèn phẩm chất đạo đức đối với tuổi trẻ (HS)
- Học sinh vì không Hiểu kiến thức cần vận dụng và mức độ vận dụng nên chỉ dừng ở:
+ Phát biểu suy nghĩ về các phẩm chất của nhân vật Rô-bin-xơn.
+ Nêu bài học đã rút ra được (thường là chung chung và sáo rỗng) 
2. Nhận diện đề tự luận (Tạo lập một văn bản – tập làm văn) :
2.1/ Dạng đề nêu rõ nội dung và yêu cầu:
VD 1. Phân tích bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go.
VD 2. Suy nghĩ và cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.
2.2/ Dạng đề mở:
VD 1. Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go.
VD 2. Tinh thần tự học.
2.3/ Những thực tế khó khăn đối với học sinh:
a. Với dạng đề nêu rõ nội dung và yêu cầu:
VD 1. Phân tích bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go. 
- Yêu cầu của đề là: phân tích (chỉ định về phương pháp)
VD 2. Suy nghĩ và cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.
- Yêu cầu của đề là: suy nghĩ và cảm nhận (Yêu cầu suy nghĩ lưu ý người viết: nhấn mạnh tới nhận định, phân tích; Yêu cầu cảm nhận lưu ý người viết: về ấn tượng, cảm thụ)
- Cả hai đề nêu trên là dạng để khá đơn giản, HS dễ dàng nhận ra yêu cầu của đề để thực hiện.
b. Với dạng đề mở:
VD 1.Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go.
- Yêu cầu của đề: chỉ nêu nhận xét về nội dung Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc không có câu lệnh (phân tích, suy nghĩ hay cảm nhận)
- Với dạng đề trên là dạng để mở nên phức tạp hơn dạng đề có yêu cầu (lệnh), HS khó xác định được yêu cầu của đề để thực hiện.
II. Giải pháp: 
1. Giải pháp thứ nhất: Trong giới hạn về thời gian 15’, 45’ hoặc 90’ (TLV) để làm bài kiểm tra, HS khó có thể xác định một cách chính xác – nhanh chóng – hiệu quả các Yêu cầu về “nội dung – kiến thức – kĩ năng, phương pháp” khi làm bài. Vì thế giáo viên cần cho HS luyện tập thường xuyên trong các tiết học Đọc – Hiểu văn bản các thao tác:
	+ Xác định đơn vị kiến thức – nội dung cần trả lời.
	+ Xác định từ ngữ quan trọng có vấn đề của đề.
	+ Xác lập các dữ liệu trả lời và chọn những phương án đúng.
VD1. Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, nhân vật Phương Định đã tự nhận xét về bản thân như thế nào?
+ Xác định đơn vị kiến thức – nội dung cần trả lời: truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê/ nhân vật Phương Định.
	+ Xác định từ ngữ quan trọng có vấn đề của đề: tự nhận xét về bản thân.
	+ Xác lập dữ liệu trả lời, chọn phương án đúng nhất: Nhớ lại trong vb những chi tiết về P. Định/ chọn đoạn tự nói về bản thân mình (P. Định)/ nêu thành từng ý ngắn/ chỉ chọn những phương án đúng, loại trừ chi tiết thừa, rườm rà.
VD3. Từ đoạn trích đã học “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của tác giả Đe-ni-ơn Đi-phô, em có suy nghĩ gì về bản lĩnh, nghị lực của con người khi phải sống trong hoàn cảnh như hoàn cảnh của Rô-bin-xơn?
+ Xác định đơn vị kiến thức – nội dung cần trả lời: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”/ bản lĩnh, nghị lực của con người ( trong truyện là Rô-bin-xơn)/ nhớ lại chi tiết biểu hiện của phẩm chất này qua nhân vật Rô-bin-xơn.
+ Xác định từ ngữ quan trọng có vấn đề của đề: “bản lĩnh, nghị lực” của con người khi phải sống trong “hoàn cảnh” như hoàn cảnh Rô-bin-xơn.
+ Xác lập dữ liệu trả lời:
Nhận xét về phẩm chất “bản lĩnh, nghị lực”, giá trị của phẩm chất này với cuộc sống. Đặc biệt là cuộc sống có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
	Nêu suy nghĩ: về giá trị của phẩm chất “bản lĩnh, nghị lực” với cuộc sống, đặc biệt cuộc sống có hoàn cảnh khó khăn như Rô-bin-xơn. Suy nghĩ về việc rèn luyện những phẩm chất như trên của bản thân (HS).
	Tầm quan trọng: của rèn phẩm chất đạo đức đối với tuổi trẻ (HS)
a Chọn phương án làm bài: Viết đoạn nghị luận
Đặt vấn đề: Nhận xét về phẩm chất “bản lĩnh, nghị lực”
Giải quyết vấn đề: Nêu suy nghĩ về giá trị của phẩm chất “bản lĩnh, nghị lực” với cuộc sống. Đặc biệt cuộc sống có hoàn cảnh khó khăn như Rô-bin-xơn. Suy nghĩ về việc rèn luyện những phẩm chất như trên của bản thân (HS).
	Kết luận: Tầm quan trọng của rèn phẩm chất đạo đức đối với tuổi trẻ (HS)
2. Giải pháp thứ hai: Trong các tiết học chính thức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện nghiêm túc các việc:
- Phải có bài học sinh đã soạn theo hướng dẫn ở nhà của SGK (kiểm tra).
- Trong giờ học Văn, sau khi cùng giáo viên và lớp tìm hiểu các giá trị của tác phẩm học sinh phải tự so sánh giá trị đã tìm hiểu ấy với nội dung các câu trả lời ở bài soạn của bản thân.
- Học sinh tự điều chỉnh đáp án trả lời đúng nhất.
- Giới thiệu các đoạn Bình giảng mẫu mực giúp HS cảm thụ và vận dụng khi thực hiện một bài Tập làm văn Nghị luận.
3. Giải pháp thứ ba: 
Học sinh cần nhận ra các yêu cầu (lệnh) của đề.
c.1/ Nhận biết: Chú ý ở những đơn vị từ ngữ còn lại
	- như thế nào?
	- ra sao?
	- hãy nêu...?
	c.2/ Hiểu: Chú ý ở những đơn vị từ ngữ còn lại
	- nêu ngắn gọn...
	- giải thích ngắn gọn...
	- tại sao...
	- theo em...
c.3/ Vận dụng: Chú ý ở những đơn vị từ ngữ quan trọng
- suy nghĩ...
- cảm nhận...
- phát biểu...
VD1. Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, nhân vật Phương Định đã tự nhận xét về bản thân như thế nào?
VD 2. Nêu ngắn gọn ý nghĩa biểu tượng cái khoát tay của nhân vật ông Nhĩ ở cuối truyện ngắn “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu.
VD 3. Từ đoạn trích đã học “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của tác giả Đe-ni-ơn Đi-phô, em có suy nghĩ gì về bản lĩnh, nghị lực của con người khi phải sống trong hoàn cảnh như hoàn cảnh của Rô-bin-xơn?
4. Giải pháp thứ tư: Tạo tình huống cho học sinh nêu vấn đề - nhận diện vấn đề thông qua các ý kiến trả lời, tìm hiểu bài của học sinh. Giáo viên phải giúp hs giải quyết, không được bỏ qua bất kỳ ý kiến – nhận xét nào của học sinh dù đúng – sai – hay còn mơ hồ...không rõ:
VD. Để trả lời câu hỏi: “Tại sao tác giả lại nói về những tình cảm của Thooc tơn dành cho Bấc trước khi nói về tình cảm của Bấc dành cho Thooc tơn ?” (SGK) 
- Câu HS trả lời như sau: “Vì Thooc tơn chính là động lực khiến cho Bấc trở thành một con vật có tình cảm với chủ của mình như thế”. Câu trả lời hoàn toàn đúng nhưng không làm thỏa mãn tất cả các đối tượng hs vì có vấn đề “Thooc tơn chính là động lực”
- GV cần làm cho hs nhận diện vấn đề trong câu trả lời ấy và giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng hơn: “Tại sao Thooc tơn lại là động lực...?”
a Ở đây học sinh là đối tượng chủ động trong giải quyết vấn đề môn học nhưng giáo viên lại là “đạo diễn” giúp hs trở thành những nhân tố tích cực trong việc học nêu vấn đề - bằng cách nhận diện vấn đề trong phát ngôn của chính mình.
5. Giải pháp thứ năm: Dùng cho việc nhận diện đề tự luận (Tạo lập một văn bản – làm bài Tập làm văn)
- Học sinh cần tiếp xúc – vận dụng nhiều hơn với dạng đề mở của phân môn Tập làm văn để phục vụ cho yêu cầu “Đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn, vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, tăng cường ra đề kiểm tra theo hướng “mở” nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh”. Giải pháp này có các bước:
Bước 1. như thực hiện ở giải pháp 1
	+ Xác định đơn vị kiến thức – nội dung: tích hợp với bài “Mây và Sóng” tiết 127/ tuần 27 (chương trình)/ xác định nội dung Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ; nhớ lại kiến thức và vận dụng vào việc lập dàn ý.
	+ Xác định từ ngữ quan trọng có vấn đề của đề: Vẻ đẹp và ý nghĩa
+ Xác lập dữ liệu trả lời:
Vẻ đẹp và ý nghĩa biểu hiện ở những hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp mơ mộng quyến rũ; những hình ảnh thiên nhiên trong trò chơi của em bé có ý nghĩa tượng trưng gắn với tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc 
a Chọn phương án viết bài nghị luận: bày tỏ ý kiến của mình với vấn đề được nêu.
Bước 2. kết nối với Tiết 127/ tuần 27:
- Sử dụng kiến thức Thông hiểu 
- Vận dụng Lời bình giảng về giá trị các hình ảnh thiên nhiên thơ mộng nhiều ý nghĩa tượng trưng.
- Sắp xếp thành Hệ thống các luận điểm – luận cứ - luận chứng cho bài Tập làm văn.
Lưu ý: Việc quan trọng nhất trong Giải pháp 5 là Chọn phương án viết bài nghị luận, ở đây GV hướng dẫn cho HS cách “bày tỏ ý kiến” chính là Bình luận (có sử dụng: phân tích, chứng minh, cảm thụ)
C. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG: 
Trên đây là những kinh nghiệm cá nhân tôi rút ra qua thực tế giảng dạy và trao đổi cùng đồng nghiệp, cùng với việc nâng cấp thêm nội dung kết nối tích hợp giữa hai phân môn Văn – Tập làm văn “Rèn luyện kĩ năng: nhận diện và xác định đúng yêu cầu đề - Ngữ văn, THCS”. Qua một năm (2011-2012) sử dụng đã đạt được hiệu quả như sau: 
THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI LÀM KIỂM TRA 15’ – TỰ LUẬN VĂN HỌC
(HK II, 2011-2012)
1 lớp 9 – sĩ số: 38
Số TT
Bài 
Nội dung
Kiến thức
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
1
Văn 
Nghị luận
7
18.4%
22
57.9%
2
5.3%
7
18.4%
2
Truyện
Nước ngoài
9
23.7%
15
39.4
8
21.1%
6
15.8%
Bài số 1: 31 hs trên TB / đạt tỉ lệ 81.6 %
Bài số 2: 32 hs trên TB / đạt tỉ lệ 84.2 %
THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN (HK II, 2011-2012)
1 lớp 9 – sĩ số: 38
Số TT
Bài 
Nội dung
NL 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
TL
TS
TL
TS
TL
TS
TL
5
Xã hội
2
5.3%
9
23.7%
27
71%
/
/
6
Truyện
/
/
29
76.3%
8
21.1%
1
2.6%
7
Thơ
/
/
29
76.3%
8
21.1%
1
2.6%
Với bộ đề TLV:
Bài số 5: Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. (đề mở)
Bài số 6: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
Bài số 7: Phân tích hai khổ thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
	Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim” 
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Từ bảng thống kê điểm cho thấy:
	- Nội dung nghị luận một vấn đề xã hội gần gũi, khiến HS dễ dàng trình bày ý kiến cá nhân của mình hơn (về một con người vĩ đại – một danh nhân – một vị lãnh tụ qua các câu chuyện các em kể hàng tuần...). Nhưng để viết tốt về một vấn đề xã hội thì chưa đạt, HS chỉ dừng ở mức TB: 71%).
	- Với 2 đề còn lại, mức độ làm bài đạt được gần như ngang nhau. so sánh bài Nghị luận một đoạn trích (truyện) với bài Nghị luận về thơ (đoạn thơ) thì Nghị luận về thơ bao giờ cũng khó hơn. Cho nên cá nhân tôi nghĩ: việc rèn luyện nhận diện và xác định đúng yêu cầu đề cho là việc quan trọng.
	Với SKKN này, tôi sẽ tiếp tục đầu tư, rút kinh nghiệm, thực hiện trong những 
năm học tới và phổ biến cho tổ nhóm chuyên môn cùng thực hiện.
	Chí công, ngày 07 tháng 4 năm 2012
	Người viết
	 BÀNH THỊ LÀI
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	........................................................................................................
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC P. GIÁO DỤC
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
 .......................................................................................................
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC
	........................................................................................................
	........................................................................................................
	 .......................................................................................................
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
	.......................................................................................................	
	.......................................................................................................
 	 .......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN ngu van 1112.doc