Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố: Miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự ở trường THCS

Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố: Miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự ở trường THCS

. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

I.1 Trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản được xác định là trục đồng quy cho cấu trúc của chương trình (Tự sư, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính – Công cụ). Tập làm văn là một hoạt động mang tính thực hành tổng hợp, tích hợp các tri thức Đọc – hiểu văn bản và Tiếng việt để tạo lập các văn bản mới.

 I.2 Từ trước đến nay, nói đến giảng dạy phân môn Tập làm văn trong môn Ngữ Văn là một vấn đề có nhiều trăn trở đối với anh chị em giáo viên. Trong các đợt tập huấn, cá lớp chuyên đề được anh chị em đem ra trao đổi, bàn bạc về phương pháp dạy phân môn này sao cho có hiệu quả. Băn khoăn trong khi dạy các kiểu bài lý thuyết, lúng túng, mơ hồ trong cách dạy các kiểu bài thực hành. Thậm chí nhiều giáo viên không dám chọn tiết Tập làm văn làm tiết thao giảng.

 I.3 Về phía học sinh hôm nay, do thiên hướng “chạy theo những môn học thời thượng”, mà các môn khoa học xã hội nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng xu thế học sinh cũng như phụ huynh không “mặn mà” đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều học sinh vô cảm trước tiếng nói thân thiết của các nhà văn, không rung động tìm tòi, sáng tạo, không đào sâu suy nghĩ và càng “lười” viết – tạo lập văn bản. Các em thụ động nhiều và các tài liệu tham khảo. Sử dụng các bài văn mẫu là biện pháp “cứu cánh” cho tiết học và kiểm tra, thi cử.

 I.4 Chính vì thế khi giảng dạy cho học sinh các kiểu văn bản và tạo lập các kiểu văn bản, giáo viên cần tạo lập cho học sinh tâm thế hứng khởi để cho các em có lòng say mê học tập. Cần có một phương pháp để học sinh nắm được đặc điểm của từng kiểu văn bản để có thể tạo lập các kiểu văn bản mới đạt hiệu quả. Học sinh phải thành thục các kỹ năng từ đặt câu, dựng đoạn cho từng kiểu văn bản nhất định. Cho nên khi giảng dạy phần “Văn tự sự có sử dụng các yếu tố: Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận” được học ở chương trình lớp 8 và lớp 9, tôi đã nghiên cứu để xây dựng một chuyên đề trong giảng dạy môn tự chọn Ngữ Văn là: “Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự”. Và đây cũng chính là nội dung đề tài mà tôi nghiên cứu thực hiện.

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố: Miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo
 huyện bá thước
Trường trung học cơ sở
 thị trấn cành nàng
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sáng tạo giáo dục
Môn : ngữ văn
Đề tài:
“Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự ở trường Thcs”
 Người thực hiện: Trịnh Thị Huyền
 Đơn vị: Trường THCS Thị Trấn Cành Nàng
 huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
Tháng 01 năm 2009
a. phần mở đầu
i. lí do chọn đề tài
I.1 Trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản được xác định là trục đồng quy cho cấu trúc của chương trình (Tự sư, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính – Công cụ). Tập làm văn là một hoạt động mang tính thực hành tổng hợp, tích hợp các tri thức Đọc – hiểu văn bản và Tiếng việt để tạo lập các văn bản mới.
	I.2 Từ trước đến nay, nói đến giảng dạy phân môn Tập làm văn trong môn Ngữ Văn là một vấn đề có nhiều trăn trở đối với anh chị em giáo viên. Trong các đợt tập huấn, cá lớp chuyên đề được anh chị em đem ra trao đổi, bàn bạc về phương pháp dạy phân môn này sao cho có hiệu quả. Băn khoăn trong khi dạy các kiểu bài lý thuyết, lúng túng, mơ hồ trong cách dạy các kiểu bài thực hành. Thậm chí nhiều giáo viên không dám chọn tiết Tập làm văn làm tiết thao giảng.
	I.3 Về phía học sinh hôm nay, do thiên hướng “chạy theo những môn học thời thượng”, mà các môn khoa học xã hội nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng xu thế học sinh cũng như phụ huynh không “mặn mà” đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều học sinh vô cảm trước tiếng nói thân thiết của các nhà văn, không rung động tìm tòi, sáng tạo, không đào sâu suy nghĩ và càng “lười” viết – tạo lập văn bản. Các em thụ động nhiều và các tài liệu tham khảo. Sử dụng các bài văn mẫu là biện pháp “cứu cánh” cho tiết học và kiểm tra, thi cử.
	I.4 Chính vì thế khi giảng dạy cho học sinh các kiểu văn bản và tạo lập các kiểu văn bản, giáo viên cần tạo lập cho học sinh tâm thế hứng khởi để cho các em có lòng say mê học tập. Cần có một phương pháp để học sinh nắm được đặc điểm của từng kiểu văn bản để có thể tạo lập các kiểu văn bản mới đạt hiệu quả. Học sinh phải thành thục các kỹ năng từ đặt câu, dựng đoạn cho từng kiểu văn bản nhất định. Cho nên khi giảng dạy phần “Văn tự sự có sử dụng các yếu tố: Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận” được học ở chương trình lớp 8 và lớp 9, tôi đã nghiên cứu để xây dựng một chuyên đề trong giảng dạy môn tự chọn Ngữ Văn là: “Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự”. Và đây cũng chính là nội dung đề tài mà tôi nghiên cứu thực hiện.
ii. mục đích nghiên cứu
	Thứ nhất: Giúp học sinh nhận diện, phân biệt được các yếu tố miêu tả biểu cảm và nghị luận trong Văn tự sự. Từ đó giúp các em thực hành đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố đó một cách thành thục, hiệu quả.
	Thứ hai: Như tôi đã nói ở trên nghiên cứu đề tài này cũng là một nội dung giáo án soạn giảng một chuyên đề tự chọn Ngữ Văn cho học sinh khối 8, 9. Đồng thời cũng là một nội trong giáo án bồi dưỡng học sinh các đội tuyễn Ngữ Văn cuối cấp Trung học cơ sở hàng năm mà tôi đang trực tiếp ôn luyện.
iii. đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài này hướng tới học sinh học Ngữ Văn Trung học cơ sở. Đặc biệt là học sinh khối 8, 9 và học sinh trong các đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cuối cấp.
iv. phương pháp nội dung nghiên cứu
1. Về phương pháp:
	Nghiên cứu lý thuyết và thực hành chủ yếu dùng phương pháp quy nạp – thực hành trong giảng dạy Tập làm văn. Nghiên cứu qua tài liệu: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo và thực nghiệm trên học sinh bằng hình thức: Trắc nghiệm, vấn đáp, thảo luận và tự luận.
 2. Về nội dung:
	Mức độ thứ nhất – nhận biết. Học sinh nhận diện các yếu tố Tự sự, Miêu tả và Nghị luận trong ngữ liệu.
	Mức độ thứ hai – thông hiểu: Học sinh chỉ ra và phân tích được vai trò, tác dụng của sự kết hợp các yếu đó trong Văn bản tự sự.
	Mức độ thứ ba – vận dụng: Học sinh thực hành sáng tạo viết đoạn văn, bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố trên.
v. phạm vi nghiên cứu
	Do thời gian hạn hẹp, kinh nghiệm tích lũy trong giảng dạy chương trình Ngữ Văn mới chưa nhiều nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ở phạm vi tìm hiểu và sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong đoạn văn tự sự là chủ yếu.
vi. những đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tập làm văn Trung học cơ sở hướng dẫn các em tạo lập các kiểu văn bản riêng biệt. Tách rời như vậy nhằm giúp các em dễ nhận biết và luyện tập trong thực tế ít có văn bản tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt để phản ánh mà thường kết hợp đan xen hai hay nhiều phương thức vì vậy đề tài này giúp giáo viên giảng dạy và học sinh học tập thấy được vai trò, tác dụng của sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự.
Về mặt thực tiễn: Giúp học sinh hiểu biết được vai trò tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luân trong văn tự sự từ đó rèn luyện để tạo lập kiểu văn bản tự sự sinh động sáng tạo đặc biệt còn giúp các em có tri thức để học tốt phần Đọc – hiểu các văn bản tự sự ở phân môn Văn học.
b. phần nội dung
i. thực trạng vấn đề nghiên cứu
Một thực trạng đã trở thành thực tế khách quan là học sinh ở miền núi chúng tôi vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn, khả năng giao tiếp còn hạn chế. Môn ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản là : nghe, nói, đọc, viết. Kĩ năng nào học sinh miền núi cũng hạn chế hơn các vùng miền khác, nhất là kĩ năng diễn đạt( nói và viết). Môn tập làm văn là một hoạt động mang tính thực hành, tổng hợp, mỗi kiểu bài rèn luyện nhiều kĩ năng giao tiếp. Văn tự sự rèn luyện cho các em kĩ năng kể chuyện, trần thuật, tường thuật đồng thời phải kết hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận cho sinh động. Tuy nhiên khi giảng dạy phần này, chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thường thì các văn bản thường kết hợp nhiều phương thức biểu đạt nhưng nhiều khi học sinh không phân biệt được đâu là phương thức biểu đạt chính, đâu là các yếu tố kết hợp. Ví dụ, câu: 
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
 ( Tôi đi học- Thanh Tịnh)
Khi được yêu cầu xác định các phương thức biểu đạt, phương thức chính và các yếu tố biểu đạt học sinh rất lúng túng.
Hoặc đã có lần tôi ra một đề bài là : Cho hai đề văn sau :
(1) Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được ở bên Bác hồ trong đêm đáng ghi nhớ đó. Hãy kể lại câu chuyện cảm động này.
(2) Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ , có một khổ thơ rất hay :
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh Bác trong khổ thơ giúp em hình dung Bác trong một giấc mơ được gặp Bác. 
Haỹ tưởng tượng cảnh thần tiên đó để tả lại.
a) Tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai đề.
b) Biểu hiện sự khác nhau đó bằng hai dàn ý
c) Hoàn thành bài viết cho đề (1)
Vậy là hai đề đều đòi hỏi sự tưởng tượng ( câu chuyện không có thật với em, cảnh tượng không có trong thực tế mà em chứng kiến). Đề (1) là dạng kể một câu chuyện tưởng tượng. Đề (2) là dạng tả một cảnh tưởng tượng. Thế nhưng khi học sinh thực hành đề bài này thì kết quả không được như mong đợi của chúng tôi. Vì thế tôi đã bát tay vào việc nghiên cứu đề tài, từ chỗ ôn lại lí thuyết cơ bản đến thực hành từ cấp độ thấp đến mức độ cao về vấn ừê : Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố kết hợp trong văn Tự sự.
iI. phân biệt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
trong văn tự sự
	ở kiểu văn bản tự sự trong trương trình lớp 6 (vòng 1) đề cập tới các nội dung 
: sự việc, nhân vật, chủ đề, dàn bài, lời văn, đoạn văn, ngôi kể, lời kể, thứ tự
 kể trong văn tự sự, đồng thời rèn luyện cho học sinh thể loại kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng giúp các em nắm được đặc điểm chính của văn tự sự. ở vòng 2 (lớp 8,9) yêu cầu rèn luyện ở các kiểu văn bản được nâng cao mở rộng. Văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố: Miêu tả, biểu cảm, nghị luận để rèn luyện cho học sinh tiếp nhận kiểu văn bản tự sự có kết hợp nhiều phương thức này chúng ta cần phân biệt rõ đặc điểm của các yếu tố đó.
1. Phương thức tự sự (phương thức chính) trong văn tự sự:
	Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (Ngữ Văn 6 – Tập I).
	Tự sự có nghĩa bao hàm rất rộng, thuộc nhiều thể loại khác nhau. Tự sự có thể là trần thuật, tường thuật hay kể chuyệnNó được sử dụng trong nhiều thể loại của văn bản nghệ thuật: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ tự sự Tự sự mà chúng ta bàn ở đây thuộc một kiểu văn bản trong chương trình Trung học cơ sở.
	Đặc điểm chính của yếu tố tự sự là tập trung nêu sự vật, sự việc, hành động nhân vật. Đó chính là khả năng kể người, kể việc trong văn bản. Ví dụ:
	“Một hôm có hai tràng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh” (Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ Văn 6 ).
	Đoạn văn là lời kể người, kể việc giới thiệu nhân vật về lai lịch và tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh khi đến gặp Vua Hùng để kén rễ.
2. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
	Trước hết nói về phương thức miêu tả: “Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cáchlàm cho những cái đó như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe” (Ngữ Văn 6 – Tập 2)
	Khi cần tái hiện các tính chất thuộc tính của sự vật, hiện tượng người ta dùng phương thức miêu tả. Ví như tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, tả người, tả sự vật Trong văn bản tự sự, việc miêu tả cụ thể chi tiết về cảnh vật, nhân vật có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và dung động.
	Điều cần chú ý ở trong văn bản tự sự là thường tập trung chỉ ra tính chất, màu săc, mức độ của sự việc, nhân vật. Ví dụ:
	“Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”
 (Dế mèn phiêu lưu ký – Ngữ Văn 6)
	Đoạn văn tự sự là lời giới thiệu về mình của Dế mèn. Trong dó có yếu tố miêu tả để tả về  ... Từ đó tôi thu được một kết quả như sau:
Mức 
Dạng
 bài tập
Tỷ lệ Giỏi (%)
Tỷ lệ Khá (%)
Tỷ lệ TB (%)
Tỷ lệ Yếu (%)
Tỷ lệ Kém (%)
Nhận biết
30
37
29
4
0
Thông hiểu
15
48
34
2
1
Vận dụng
10
26
57
6
1
	Từ kết quả trên cho thấy: Với việc khái quát lại kiến thức, học sinh có cái nhìn tích hợp vấn đề mang tính hệ thống, phương pháp mà đề tài đưa ra có tính tích hợp dọckiến thức về văn tự sự được học ở lớp 6, lớp 8, lớp 9. Cùng với việc giáo viên lựa chọn các ngữ liệu văn bản tự sự để đưa ra tìm hiểu, đều được giáo viên lấy từ các văn bản tự sự ở phần đọc, hiểu đã học trong chương trình lớp 6, 8, 9 tương đương, tạo được một tích hợp ngang có hiệu quả. Vì vậy nhận thấy học sinh không còn mơ hồ giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong bài văn tự sự với phương thức biểu đạt chính của nó. Cho nên, ở dạng bài tập nhận biết và thông hiểu kết quả khá giỏi tương đối cao. Điều này chứng tỏ các em đã nắm vững về vấn đề này. Song việc vận dụng sáng tạo vào bài viết của mình kết quả khá giỏi chưa cao lắm, tỷ lệ yếu kém vẫn còn. Nhưng so với kết quả khảo sát năm học trước thì kết quả đã cao hơn rõ rệt, như vậy ta thấy được tính thiết thực, hiệu quả của đề tài. Song ở phần vận dụng tỷ lệ giỏi chưa cao vì sở dĩ ta biết rằng văn tự sự có đặc trưng cuả sáng tạo nghệ thuật. Điều này nó còn phụ thuộc vào năng khiếu văn chương của các em. Mà ta cũng biết rằng: Giữa năng lực học văn với năng khiếu văn chương không phải là vấn đề hoàn toàn đồng nhất. Bởi vì một học sinh học tốt môn Ngữ văn (Đọc – Hiểu, Tiếng Việt, Tập Làm Văn) chưa hẳn là học sinh có năng lực sáng tác văn chương (Viết chuyện, Làm thơ). Thiết nghĩ thể văn tự sự (Kể chuyện) này, nó còn phụ thuộc nhiều vào năng khiếu của học sinh. Điều này nó không thuộc mục đích của người nghiên cứu đề tài.
c. phần kết luận
	Văn tự sự là một kiểu văn bản gần gũi với đời sống. Hàng ngày chúnh ta giao tiếp với nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện, trần thuật, tường thuật lại sự việc chúng ta phải dùng phương thức tự sự. Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh có kỹ năng về kiểu bài văn này là điều cần thiết. Hơn nữa trong các bài đọc – kiểu văn bản ( các giờ giảng văn ) tác phẩm tự sự chiếm một số lượng lớn trong chương trình. Việc nắm vững tri thức trong kiểu văn bản này, sẽ giúp ích cho các em có kiến thức và kỹ năng khi phân tích tác phẩm tự sự. Kinh nghiệm bản thân cho thấy, khi học sinh nắm vững các tri thức về kiểu văn bản tự sự và các yếu tố kết hợp, các em cảm hiểu văn bản tự sự tốt hơn, diễn đạt lưu loát, hấp dẫn hơn và bài viết về văn bản tự sự sinh động hơn.
	Vì vậy tôi thiết nghĩ trong chương trình sách giáo khoa THCS cần tăng thêm các giờ thực hành về văn bản tự sự, đặc biệt là các tiết luyện nói, kể truyện, tăng thêm các văn bản nhật dụng phục vụ cho phân môn tập làm văn ở từng kiểu bài. Đồng thời, ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy theo hướng tích hợp, biên soạn thêm các chuyên đề để cung cấp thêm cho giáo viên tài liệu giảng dạy bộ môn Tự chọn ngữ văn THCS theo hướng tích hợp.
	Với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, đề tài này không tránh khỏi những hạn chế, tôi mong được sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp và các chuyên viên cấp trên để vấn đề mà đề tài đề cập ngày càng hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
	Cuối cùng xin chân thành cảm ơn !
Bá thước, ngày 30 tháng 01 năm 2009.
 Người viết
 Trịnh Thị Huyền
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Tập I – nxb GD.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập I – nxb GD.
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập I – nxb GD.
4. Sách giáo viên Ngữ văn 6 – Tập I – nxb GD.
5. Sách giáo viên Ngữ văn 8 – Tập I – nxb GD.
6. Sách giáo viên Ngữ văn 9 – Tập I – nxb GD.
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 – 2007) môn Ngữ văn. nxb GD.
Mục lục
Phần mở đầu.
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu.
Những đóng góp của đề tài.
Phần nội dung.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Biện pháp thực hiện.
Phân biệt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm nghị luận trong văn tự sự.
Tìm hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự.
Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự.
Kết quả và bàn luận.
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Trang
Phòng Giáo dục & đào tạo
 huyện bá thước
Trường trung học cơ sở
 thị trấn cành nàng
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thuyết minh đề tài
Dự thi “Sáng tạo giáo dục” dành cho cấp trung học cơ sở
Kính gửi:Ban tổ chức cuộc thi Sáng tạo giáo dục dành cho cấp Trung học cơ sở.
(Dự án Phát triển Giáo dục THCS II,Tầng 4, Nhà Công nghệ cao, trường Đại học Bách Khoa,Số 1 Đại Cồ Việt Hà Nội)
1. Tên Đề tài: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản tự sự ở trường trung học cơ sở
2. Mã số:
3. Thời gian thực hiện
Từ ngày 15 tháng 10 năm 2005 đến ngày 30 tháng 01 năm 2009 
4. Đơn vị chủ trì thực hiện, áp dụng đề tài
Tên đơn v ị: Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
Địa chỉ: Phố 3, thị trấn Cành Nàng, , huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
Điện thoại: 0373. 880315
Fa x: E- mai:
5. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Trịnh thị Huyền
Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Ngữ Văn
Địa chỉ: Trường THCS Thị Trấn Cành Nàng 
Phố 3 Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
Điện thoại cơ quan: 0373.88315 Điện thoại NR: 0373.880076
Điện thoại di động: 0378690256
6. Các đơn vị, cá nhân phối hợp nghiên cứu và áp dụng: ( không)
7.Tình hình nghiên cứu và áp dụng 
7.17.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
- Lĩnh vực nghiên cứu: Sử dụng các phương thức biểu đạt trong kiểu văn bản Tự sự thuộc môn Ngữ văn Trung học cơ sở.
- Đề tài đã dự thi: Cuộc thi viết “ Sáng kiến kinh nghiệm và Đề tài khoa học” của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, năm học 2005- 2006.
- Đề tài đã đoạt giải: Giải B Cuộc thi viết “ Sáng kiến kinh nghiệm và Đề tài khoa học” của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, năm học 2005- 2006.
7.2 Danh mục các công trình liên quan( Tài liệu tham khảo)
. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Tập I – nxb GD.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập I – nxb GD.
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập I – nxb GD.
4. Sách giáo viên Ngữ văn 6 – Tập I – nxb GD.
5. Sách giáo viên Ngữ văn 8 – Tập I – nxb GD.
6. Sách giáo viên Ngữ văn 9 – Tập I – nxb GD.
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 – 2007) môn Ngữ văn. nxb GD.
8. Mục tiêu của đề tài
8.1 Đề Tài giúp giáo viên giảng dạy và học sinh học tập phân biệt được phương thức biểu đạt và yếu tố biểu đạt trong một kiểu văn bản. Cụ thể là là phương thức tự sự và các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tự sự trong văn bản Tự sự.
8.2 Từ việc nắm vững kiến thức về kiểu bài học sinh có thể đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố kết hợp moọt cách sinh động, thành thục.
8.3 Đề tài sẽ là một tài liệu dạy học chuyên đề tự chọn Ngữ văn của giáo viên và học sinh.
9. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện.
9.1 Nội dung nghiên cứu
9.1.1 Bằng phương pháp quy nạp- thực hành, một phương pháp đặc trưng của phân môn để hệ thống lại những kiến thức lí thuyết về kiểu bài văn Tự sự đã học ở học kì I lớp 6 và học kì I lớp 8, lớp 9.
9.1.2 Học sinh nhận diện, phân biệt về phương thức biểu đạt và yếu tố biểu đạt trong các ngữ liệu được lựa chọn từ các văn bản Tự sự phần Đọc- hiểu tương đương. Nêu được vai trò, tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự của các nhà văn.
9.1.3 Giáo viên lựa chọn ra đề bài phù hợp, hướng dẫn lập dàn ý( hoặc tự học sinh lập dàn ý), yêu cầu học sinh viết bài.Khi nắm vững lí thuyết và học theo mẫu học sinh rèn luyện vận dụng viết đoạn văn, bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố kết hợp moọt cách sinh động và thành thục. 
9.2Tiến độ thực hiện
Số TT
Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu
Sản phẩm phải đạt
Thời gian
(bắt đầu- kết thúc)
Người thực hiện
1
Hoàn thành đề tài dự Cuộc thi viết “ Sáng kiến kinh nghiệm và Đề tài khoa học” của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, năm học 2005- 2006.
Đề tài: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản tự sự ở trường trung học cơ sở
Tháng 10/ 2005 đến tháng 03/2006
Trịnh Thị Huyền
1
Hoàn thiện đề tài dự Cuộc thi “ Sáng tạo giáo dục” dành cho cấp THCS của Bộ giáo dục& Đào tạo.
Đề tài: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản tự sự ở trường trung học cơ sở
Tháng 12/2008 đến tháng 01/ 2009
Trịnh Thị Huyền
10.Dự kiến những đóng góp của đề tài
10.1 Đóng góp về lí luận:
Về mặt lí luận: Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tập làm văn Trung học cơ sở hướng dẫn các em tạo lập các kiểu văn bản riêng biệt là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính công vụ. Tách rời như vậy nhằm giúp các em dễ nhận biết và luyện tập trong thực tế ít có văn bản tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt để phản ánh mà thường kết hợp đan xen hai hay nhiều phương thức vì vậy đề tài này giúp giáo viên giảng dạy và học sinh học tập thấy được vai trò, tác dụng của sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự.
10.2 Đóng góp về thực tiễn
 Giúp học sinh hiểu biết được vai trò tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luân trong văn tự sự từ đó rèn luyện để tạo lập kiểu văn bản tự sự sinh động sáng tạo đặc biệt còn giúp các em có tri thức để học tốt phần Đọc – hiểu các văn bản tự sự ở phân môn Văn học.
10.3 Khả năng phổ biến rộng rãi ở địa phương và toàn quốc
- Đề tài “Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản tự sự ở trường trung học cơ sở”đã đạt giải B Cuộc thi viết “ Sáng kiến kinh nghiệm và Đề tài khoa học” của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, năm học 2005- 2006, được phổ biến rộng rãi ở địa phương từ 3 năm nay. Đề tài được nghiên cứu viết và ứng dụng theo chương trình Sách giáo khoa đổi mới hiện hành. Vì vậy, đề tài cũng có khả năng phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.
11. Kinh phí thực hiện đề tài
11.1Tổng kinh phí của đề tài: 100.000.000 VNĐ
11.2 Thuyết minh sử dụng kinh phí
- Tổ chức điều tra, nghiên cứu: 30.000.000 VNĐ
- Tổ chức khảo sát, thực nghiệm: 30.000.000 VNĐ
- Chi phí nghiên cứu: 20.000.000 VNĐ
- In ấn tài liệu: 20.000.000 VNĐ
11.3 Nguồn kinh phí:
- Nguồn hỗ trợ của Dự án THCS II: 100.000.000 VNĐ
- Nguồn khác: không
12. Những đề xuất khác: Những đề tài được lựa chọn, ngoài sự đầu tư của dự án các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ. Những đề tài chưa được đầu tư cần lựa chọn giới thiệu trên các tạp chí, ấn phẩm của nghành.
Ngày 30 tháng 01 năm 2009 Ngày tháng năm 2009 
Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì
Trịnh Thị Huyền 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan(2).doc