SÁNG KIẾN GIẢNG DẠY
BÀI THƠ :”ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ”
CỦA HUY CẬN
GIÁO VIÊN TRÌNH BÀY : Lung Thị Bích Nga
NĂM HỌC 2003-2004.
I.NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
Khi bàn luận với các giáo viên giỏi về vấn đề giảng dạy văn học , một giáo viên đã nhận định :” Dạy văn học là trình bày trước học sinh bảng thiết kế khoa học nghệ thuật . ” Điều đó có nghĩa dạy văn là cả một công trình .
Từ lâu ngoài sách giáo khoa thì sách giáo viên và sách bài soạn là bảo bối của giáo viên văn . Vì từ các tài liệu đó ( do các vị giáo sư , phó giáo sư , tiến sĩ biên soạn ) đã gợi mở những vấn đề cơ bản về kiến thức và phương pháp cho từng bài dạy của từng cấp lớp trong suốt năm học , định hướng cho giáo viên ; đặc biệt hỗ trợ cho giáo viên mới ra trường soạn giảng đúng hướng , giúp giáo viên tự tin hơn khi năm đầu đứng trên bục giảng . Nói như vậy cũng có nghĩa là giáo viên đã ý thức không nên rập khuôn theo mẫu đó suốt đời ; mà từ các tài liệu đó , qua từng năm học , giáo viên phải nghiền ngẫm , hệ thống lại , chọn lọc ý , sắp xếp ý , xây dựng bố trí các câu hỏi sao cho logic phù hợp với đặc điểm , trình độ của học sinh , có hướng giảng dạy thích hợp để học sinh chủ động nắm được vấn đề cơ bản của tác phẩm , sao cho kết thúc bài dạy đúng thời gian qui định trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục .
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC ----oOo---- ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV Lung thị Bích Nga Trường THCS Lộc khánh THỰC HIỆN 2004 SÁNG KIẾN GIẢNG DẠY BÀI THƠ : “ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ“ CỦA HUY CẬN SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC PHÒNG GIÁO DỤC LỘC NINH TRƯỜNG THCS LỘC KHÁNH SÁNG KIẾN GIẢNG DẠY BÀI THƠ :”ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ” CỦA HUY CẬN GIÁO VIÊN TRÌNH BÀY : Lung Thị Bích Nga NĂM HỌC 2003-2004. I.NHẬN THỨC VẤN ĐỀ Khi bàn luận với các giáo viên giỏi về vấn đề giảng dạy văn học , một giáo viên đã nhận định :” Dạy văn học là trình bày trước học sinh bảng thiết kế khoa học nghệ thuật . ” Điều đó có nghĩa dạy văn là cả một công trình . Từ lâu ngoài sách giáo khoa thì sách giáo viên và sách bài soạn là bảo bối của giáo viên văn . Vì từ các tài liệu đó ( do các vị giáo sư , phó giáo sư , tiến sĩ biên soạn ) đã gợi mở những vấn đề cơ bản về kiến thức và phương pháp cho từng bài dạy của từng cấp lớp trong suốt năm học , định hướng cho giáo viên ; đặc biệt hỗ trợ cho giáo viên mới ra trường soạn giảng đúng hướng , giúp giáo viên tự tin hơn khi năm đầu đứng trên bục giảng . Nói như vậy cũng có nghĩa là giáo viên đã ý thức không nên rập khuôn theo mẫu đó suốt đời ; mà từ các tài liệu đó , qua từng năm học , giáo viên phải nghiền ngẫm , hệ thống lại , chọn lọc ý , sắp xếp ý , xây dựng bố trí các câu hỏi sao cho logic phù hợp với đặc điểm , trình độ của học sinh , có hướng giảng dạy thích hợp để học sinh chủ động nắm được vấn đề cơ bản của tác phẩm , sao cho kết thúc bài dạy đúng thời gian qui định trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục . Như vậy ngoài khâu đảm bảo kiến thức cơ bản cho học sinh , mỗi giáo viên ngữ văn đều nhận thức rõ khâu đảm bảo thời gian cho bài dạy cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng ; nó vừa mang tính khoa học của bộ môn , vừa mang tính nghệ thuật ,sáng tạo của người dạy . Đối với những tác phẩm ngắn hoặc những tác phẩm dài đều có cái khó riêng về khâu đảm bảo thời gian . Nói theo chuyên môn ngành giáo dục thì “ ướt “ hay “ cháy “ đều chưa đạt yêu cầu của tiết dạy . Nhưng “ ướt “ mà làm lại cho khô thì không khó nhưng “ cháy “ nhiều lần phải thiết kế lại thì quả là không dễ . Vì vậy ở đây tôi muốn đề cập đến việc giảng dạy những tác phẩm dài và hay sao cho đảm bảo thời gian mà không áp đặt kiến thức cho học sinh . Ở lớp 9 trung học cơ sở , điển hình có bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá “ của Huy Cận ; bài thơ có cách diễn đạt lạ , độc đáo lại dài mà phải hoàn tất trong 45 phút , theo tôi để học sinh hiểu ra vấn đề là một áp lực khá lớn đối với giáo viên . Bản thân tôi sau nhiều lần giảng dạy bị “ cháy giáo án “ ; với ý thức khắc phục tình trạng này , tôi đã nảy ra một sáng kiến . Sáng kiến này hoàn toàn đảm bảo được thời gian và kiến thức cơ bản cho học sinh trong một tiết dạy ( Tôi đã dạy thử nghiệm nhiều đối tượng học sinh – và đã thành công ). Sáng kiến này là kết quả của quá trình nghiên cứu , phối hợp , chắt lọc từ những kiến thức của sách giáo khoa , sách giáo viên , sách bài soạn , sách dàn ý tập làm văn lớp 9. Tôi xin trình bày ý tưởng giảng dạy bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá “ của Huy Cận để quí thầy cô và quí đồng nghiệp cùng tham khảo. II.TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU LẬP BẢNG THIẾT KẾ BÀI DẠY “ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ “ . A.TÌM HIỂU BÀI THƠ : 1/.Tác giả , hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng của nhà thơ . W - Đọc phần tiểu dẫn trong SGK rút ra những ý liên quan đến bài dạy . - Đọc sách học tốt bổ sung họ của Huy Cận . - Đọc một số bài thơ trước và sau cách mạng của Huy Cận rút ra ý chính : “ Cách mạng đã đổi đời cho các nhà thơ lãng mạn 30 – 45 như Chế Lan Viên , Xuân Diệu , Huy Cận . +Trước đó , thơ Huy Cận thường buồn khi viết về thiên nhiên vũ trụ đến nỗi một nhà phê bình đã hạ bút viết : “ Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm ! “ . Và để chứng minh cho điều đó , ta thấy được cái bát ngát trong “ Trường giang “ thật là vắng lặng và buồn : “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngã Củi một cành khô lạc mấy dòng “ Hoặc như : “. Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài , trời rộng bến cô liêu “ Còn cái bát ngát trong “ Đoàn thuyền đánh cá “ là rạo rực hoạt động và vui . W - Đọc mục 2 trang 18 SGK và tư liệu tham khảo ở sách bài soạn trang 21 – 22 – 23 để hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội và hoàn cảnh sáng tác bài thơ . + Bài thơ được viết khi miền Bắc nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong không khí hào hứng , phấn chấn , tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội ; và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất , xây dựng đất nước . Lúc đó là lúc cách mạng ở miền Bắc nước ta bước sang một giai đoạn mới , hoàn thành khôi phục kinh tế sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi , chuẩn bị bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất . + Bài thơ được viết khi tác giả chứng kiến vẻ đẹp của sông nước khi ở vùng biển Hạ Long : “ Cả một vùng than , vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh làm sao niềm cảm hứng về thiên nhiên , đất nước và niềm vui tin ở cuộc sống mới không trỗi vậy trong tôi được ! Chính vì vậy tôi viết bài thơ tương đối nhanh , chỉ vài giờ của một buổi chiều trên vùng biển Hạ Long . Bài thơ được viết liền mạch và ít phải sửa chữa . Bài thơ được viết trong không khí rất vui của những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội “ ( tâm sự của nhà thơ Huy Cận trang 23 sách bài soạn ) . W Từ đó có thể hiểu cảm hứng của nhà thơ khi viết : “ Đoàn thuyền đánh cá “ là : + Không gian vừa bao la vừa thơ mộng ( trời , biển , gió , mây trăng , sao ..) + Thời gian là sự chuyển động tuần hoàn của vũ trụ ( Mặt trời xuống biển Mặt trời đội biển ). + Cảnh làm ăn lớn của tập thể ngư dân có tổ chức thật sôi động hào hứng ( cả một đoàn thuyền ). 2/.Vị trí của tiết giảng trong phân phối chương trình : Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá “ ở vào tiết 81 . Trước đó , ở tiết 80 dạy và học bài thơ “ Đồng chí “ của Chính Hữu . Sau đó ở tiết 82 – 83 truyện “ Làng “ của Kim Lân . Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá “ viết vào thời kỳ miền Bắc rầm rộ xây dựng CNXH nằm giữa hai tác phẩm“ Đồng chí “ và “ Làng “ viết vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ . GV cần lý giải điều này cho học sinh . Nói như vậy là GV cần xác định rõ yêu cầu trọng tâm của từng giai đoạn văn học để nắm được chủ đề , nhằm có cái nhìn bao quát chương trình ngay từ đầu năm , kịp thời chuẩn bị cho mình có kế hoạch hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả . Từ vị trí của tiết giảng bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá “ trong phân phối chương trình , GV cần cho học sinh nắm được các giai đoạn văn học và những vần đề cơ bản của văn học về nội dung và hình thức nghệ thuật . Cần cho học sinh thấy được những đặc điểm riêng về tình hình phát triển văn học , gắn với tình hình lịch sử – xã hội trong từng giai đoạn . Từ đó có thể cho học sinh tìm đọc những tác phẩm có chủ đề tương tự . 3/.Những điểm cần lưu ý về phương pháp dẫn đến nội dung , tư tưởng chủ đề của bài thơ : Muốn có phương pháp tốt , trước hết giáo viên phải cảm thụ sâu sắc bài thơ này . Có như vậy trong quá trình giảng dạy mới khắc phục được sự tản mạn trong cảm thụ của học sinh để xác lập được điểm nút của cảm hứng , làm tất cả học sinh đều rung động và nhận thức đúng vào tiêu điểm của chủ đề tư tưởng mà nhà thơ Huy Cận đặt ra trong tác phẩm , khơi gợi cho học sinh hình dung ra cuộc sống của ngư dân miền Bắc trong buổi ban đầu làm ăn tập thể tuy vất vả nhưng đầy chất thơ trên biển đêm lấp lánh trăng saoYêu mến , tự hào , cảm phục những con người lao động mới của những năm tháng “ chập chững buổi đầu tiên “ ấy Tôi xin trích ra một vài ý kiến của những người giàu kinh nghiệm giảng dạy văn học : “ Chỉ say những tác phẩm đáng say “ “ Chúng ta thường băn khoăn về phương pháp dạy thơ , nghĩa là băn khoăn tìm con đường làm sao cho các em hiểu thơ và yêu thơ . Nhưng trước khi nói đến phương pháphãy nói đến hiểu biết và tình yêu . Chỉ có hiểu biết mới khơi gợi được hiểu biết và chỉ có tình yêu mới khơi gợi được tình yêu . Thầy giáo có hiểu thơ , yêu thơ mới làm cho học sinh hiểu thơ và yêu thơ được .“ ( 1 ) Khi phân tích nội dung bài thơ cần bám sát vào kết cấu trữ tình có chiều sâu suy nghĩ của tác giả . Trong tác phẩm trữ tình , trung tâm là hình tuợng tâm tư của tác giả , của nhân vật trữ tìnhSự rung động truyền cảm của một tác phẩm trữ tình chủ yếu không phải dựa vào câu chuyện về việc , về người , mà chủ yếu dựa vào câu thơ tràn đầy cảm xúc , suy nghĩ của nhà thơ ; những lời nói : “ Không phải là ngẫu nhiên mà thực sự là cảm hứng đã được tích tụ “ đã được thốt ra “ tự tận đáy lòng “ ( 2 ) Khi phân tích cần tập trung phân tích một số hình tượng nghệ thuật , các biện pháp tu từ , cách sử dụng chọn lọc những hình ảnh độc đáo để thấy rõ cảm xúc của nhà thơ về thiên nhiên vũ trụ ,về con người lao động đã làm nên một bức tranh sơn mài và cũng là một bản tráng ca tuyệt diệu . Trong quá trình soạn cần kiểm tra , đối chiếu nội dung kiến thức với mục đích yêu cầu đã đặt ra ( Thường chúng ta chỉ chép mục đích yêu cầu từ SGK ra còn bài soạn thì không đạt hết được mục đích yêu cầu đó ! ) . Đặc biệt quan trọng của bài dạy là phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học : “ + Câu hỏi phải xác hợp với tác phẩm văn học , khêu gợi được hứng thú củ ... Ra đâu dặm xa “ ( không còn làm ven bờ ) Ü + Căn cứ vào việc gọi cá , vào hai câu “ Biển cho ta cátự buổi nào “Ü +Căn cứ vào hai câu “ Ra đâu dặm xadàn đan thế trận lưới vây giăng “ – chú ý “ dò bụng biển “ “ dàn thế trận “ ) Ü +Kết quả họ thu được qua một đêm ròng lao động cật lực là gì ? Gợi ý : Căn cứ vào cụm từ “ ta kéo xoăn tay “ và câu thơ “ Mắt cá huy hoàng muôn dậm phơi “ Hình ảnh “ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi “ Tại sao nói “ Mắt cá huy hoàng “ ? “ Muôn dặm phơi “ cho thấy số lượng cá như thế nào ? -Trong quá trình đánh bắt cá nét nổi bật nhất của họ là gì ? ( Chính điều này đã góp phần không nhỏ vào việc vượt khó ,vượt hiểm nguy để đi đến thắng lợi ) . Điều đó chứng tỏ như thế nào trong lao động ? Tiếng hát gọi cá của họ giờ đây còn đơn độc không ? Tìm hiểu hai câu thơ : “ Ta hát nhịp trăng cao “. Tại sao tác giả lại có thể viết “ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao “ ( Do tưởng tượng - diễn giải ra ) Hãy đánh giá những ngư dân này trong buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đầy khó khăn . Suốt trong quá trình đánh bắt cá hình ảnh biển hiện ra như thế nào ? ( Gợi mở : +Chú ý “ biển bằng “ và câu thơ “ biển cho ta cá như lòng mẹ “ +Căn cứ vào câu thơ “ Đêm thở : sao lúa nước Hạ long “ ( Diễn giảng ) +Căn cứ vào : Cá thu.luồng sáng Cá song lấp lánhvàng chóe Vẩy bạc.rạng đông Ü Như vậy biển có màu sắc là do đâu ? ( do phản chiếu trăng sao , do chuyển động của cá , do vẩy cá , đuôi cá ) Trong suốt bài thơ , từ nào được nhắc đến nhiều nhất ? Ở câu thơ nào chứng tỏ cá ở biển rất nhiều ? Hảy xâu chuỗi lại tất cả hình ảnh ở phần b và cho biết bức tranh “ Đoàn thuyền đánh cá “ trên biển đêm như thế nào ? Bức tranh đẹp như vậy là nhờ vào điều gì ? ( Tưởng tượng ) . Tưởng tượng có căn cứ không ? Căn cứ đó là gì ? Tưởng tượng trên cơ sở như vậy hiện thực sẽ trở nên như thế nào ? Ü ( Yếu tố tưởng tượng chính là đầu mối của bút pháp lãng mạn ) Như vậy các em đã biết bài thơ có nhiều từ hát , vì vậy cả bài trở thành một khúc ca . Em hãy nhận xét khúc ca này ! Khúc ca này có lời như thế nào ? ( Gợi ý : chủ thể “ ta “ ) , có nhạc điệu ra sao ? ( Gợi mở : đọc một hai khổ thơ tiêu biểu ) -Cách gieo vần như thế nào giữa các khổ thơ trong suốt bài thơ ( Gợi ý qua so sánh các khổ thơ 1 , 2 , 4 , 6 với 3 , 5 , 7 trên bản treo bài thơ ) Hãy nêu tác dụng . -Tóm lại , mục đích của tác giả vẽ lên bức tranh này ,viết lên khúc tráng ca này là gì ? Thiên nhiên và vũ trụ cùng con người lao động qua cái nhìn của nhà thơ trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào ? ( Rất lạ lẫm , độc đáo ) Hãy đánh giá bài thơ trong thơ ca hiện đại . I . GIỚI THIỆU CHUNG 1/.Tác giả : Huy Cận họ Cù . Thơ ông có vẻ đẹp rất riêng khi viết về thiên nhiên vũ trụ . 2/.Tác phẩm : được viết khi khi miền Bắc đang bước vào thời kỳ xây dựng CNXH . 3/. Bố cục : 3 phần theo trình tự của một chuyến ra khơi . II . TÌM HIỂU BÀI THƠ . 1/.Bức tranh về thiên nhiên và con người lao động . a).Phát họa bức tranh -Đêm trên biển đang chuẩn bị nghỉ ngơi . Nó như một ngôi nhà ấm áp rất gần gũi với con người . -Đoàn thuyền đánh cá đã chủ động , làm việc nhiều lần , đã thành qui luật . -Tiếng hát tập thể khỏe , đoàn thuyền rất hăm hở và tin tưởng vào chuyến ra khơi . b).Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm -Từng con thuyền đã trở nên ngang bằng hòa nhập với sự lớn rộng của trời biển . -Những người đánh cá : +Khoẻ +Làm ăn lớn +Rất nghĩa tình +Lao động hào hùng đầy trí tuệ . +Đạt được thành quả thật tuyệt vời ( những mẻ cá thật lớn , muôn dặm cá tươi ngon quí giá trải dài dọc bờ biển ) +Rất lạc quan ( lao động đã trở thành niềm vui ) S Họ là những con người mới đáng yêu . -Hình ảnh biển : +Hiền hòa , tốt bụng +Đẹp thơ mộng +Rất giàu cá ( Cá bơi thành luồng sáng , chạy quẫy khắp biển ) S Tóm lại “ Đoàn thuyền đánh cá “ là một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp đã được vẽ bằng một bút pháp lãng mạn tích cực . ( Xuất phát từ hiện thực rồi bằng trí tưởng tượng đã làm cho hiện thực đẹp lên ) . 2/.Khúc tráng ca lao động và con người lao động . -Có lời đĩnh đạc ; có nhạc lúc sôi nổi lúc ngân nga . -Cách gieo vần biến hóa vừa tạo sức dội , vừa tạo sự vang xa . III . TỔNG KẾT : Qua bài thơ , tác giả đã ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả và vẻ đẹp của con người lao động làm chủ quê hương ; cổ vũ cho những con người mới bước đầu làm ăm tập thể . Với bút pháp lãng mạn khoa trương đầy hứng khởi , bài thơ mãi mãi là dấu ấn lao động lịch sử hào hùng trong thơ ca hiện đại ở buổi đầu xây dựng CNXH . Sau khi hướng dẫn học sinh chốt lại toàn bài , GV treo bảng đồ dùng dạy học hỏi củng cố , nâng cao , liên hệ , giáo dục . -Hãy nêu điểm giống và khác nhau ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối . ( Chú ý niềm vui ở khổ cuối ) -Từ bài thơ này , em nghĩ gì về biển ,về những người đánh bắt cá ? Em cần phải có thái độ và bổn phận gì đối với biển cả , thiên nhiên , đối với người lao động ? D . KẾT QUẢ : 1/.Về phía giáo viên : a).Rút ra được phương pháp giảng dạy hợp lý đối với những tác phẩm thơ trữ tình dài . -Phân tích dọc sẽ bám sát chủ đề tránh được tình trạng dạy tản mạn nói nhiều về sự việc , những biểu hiện bề mặt . -Có bản trực quan bài thơ sẽ giúp GV bám sát bài thơ để phân tích , đở mất thời gian , hạn chế được việc thuyết giảng trừu tượng , khô khan . -Nội dung bài giảng ghi được hết ở bảng . b).Có hiểu biết sâu sắc , có cảm xúc thật sự , có đầu tư kỷ càng ,giáo viên sẽ tự tin , chủ động , giải quyết nhanh các tình huống không như ý từ phía học sinh , chinh phục được học sinh . c).Đảm bảo được thời gian ,cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh . 2/.Về phía học sinh : a).Có bản trực quan bài thơ : Học sinh sẽ tập trung chú ý hơn , nhớ và mau thuộc bài thơ hơn – Đặc biệt là những ngôn ngữ thơ lạ lẫm . b).Hệ thống hỏi đáp từ nêu vấn đề đến gợi mở , diễn giải sẽ đồng loạt giúp ba đối tượng học sinh đều hiểu được các ý khó , các hình ảnh thơ độc đáo do tưởng tượng vì hứng khởi mà có của nhà thơ . c).Học sinh ghi ngắn gọn dễ học . d).Giáo dục được tư tưởng và đạo đức cách mạng cho học sinh . Từ bài thơ thuyết phục được học sinh : Niềm tin , tự hào về chế độ xã hội chủ nghĩa . Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , môi trường . Yêu quí , trân trọng người lao động . Rèn luyện , tu dưỡng để trở thành công dân có ích . III . KẾT LUẬN : Tóm lại mỗi giáo viên khi có động cơ , có quyết tâm và niềm đam mê thì sẽ khám phá ra biết bao điều kỳ diệu như các nhà khoa học . Từ đó có thể khẳng định “ Dạy văn là làm công tác khoa học nghệ thuật “ Thực tế có biết bao giáo viên không ngừng mày mò , không bao giờ ỷ lại hoặc tự bằng lòng với những điều sách giáo khoa và sách bài soạn đã hướng dẫn . Mỗi giáo viên đã suy nghĩ phát hiện những điều chưa rõ ràng , còn rời rạc và cả những điều mới đọc tưởng chừng là bất hợp lý mà các sách giáo khoa đặt ra để nghiên cứu , giải quyết một cách thỏa đáng . Trong mỗi GV chúng ta chắc cũng có lần tự hào mình là “ kỷ sư tâm hồn “ và chúng ta đã xứng đáng với sự tôn vinh đó . Chúng ta ai cũng biết “ Bác học không có nghĩa là ngừng học “ và chúng ta đã học : “ học , học nữa , học mãi ! “ để nâng cao kỷ thuật , rèn luyện kỷ năng , kỷ xảo khơi nguồn , ươm mầm , uốn nắn , trừ bệnh làm cho tâm hồn mỗi học sinh ngày càng trở nên phong phú , sáng đẹp thêm , dần dần vươn lên đơm hoa , kết quả , tỏa nức hương thơm trở thành một công dân hữu ích làm rạng rở cho xã hội , cho đất nước hoàn thành sứ mệnh “ trăm năm trồng người “ . Bản thân tôi thật thoải mái và vui sướng sau mỗi lần khám phá ra được một ý tưởng mới cho bài dạy và thuyết phục học sinh hiểu được một vấn đề mới từ tác phẩm văn học . Dạy bài “ Đoàn thuyền đánh cá “ theo cách trên một số học sinh ở trường cũ ( Lộc Điền ) học yếu , tự đánh giá về mình như sau : “ Hôm nay óc mở ra rồi ! Chưa bao giờ hiểu bài như hôm nay !“ ; hoặc nói với nhau “ Mọi lần phát biểu thì run lắm , còn hôm nay lại muốn nói ghê lắm “ ; hoặc một học sinh khá giỏi đánh giá học sinh yếu “ Hôm nay phải công nhận nó thông minh thật ! “ . Và một số học sinh vây lấy tôi sau tiết học : “ Cô ơi ! sao cô đổi đi dạy trường Lộc Khánh vậy ? ! “ . Ôi ! thật sung sướng và cảm động ! Lúc đó hẳn tôi rạng rỡ như cô gái lỡ thì được ai đó thố lộ tình yêu ! Nghĩa là hạnh phúc ; vô vàn hạnh phúc ! . Như vậy hạnh phúc là cho không phải là nhận ; hạnh phúc là cống hiến , không phải là hưởng thụ ; hạnh phúc chỉ đến thật sự với ai khi ai đó đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất . Và nghề dạy học thật tự nhiên có được thiên chức ấy . Tất cả chúng ta hãy tự hào là GV văn hãy cùng nhau làm tròn thiên chức ấy một cách xuất sắc nhất hãy “ TẤT CẢ VÌ HỌC SINH THÂN YÊU “ sáng tạo ra thật nhiều ý tưởng có giá trị khả thi nhất , đào tạo ra những con người mới vừa hồng vừa chuyên , cống hiến thật nhiều cho Tổ quốc XHCN thân yêu , kịp thời , nhanh chóng sánh vai với các cường quốc năm châu như điều Bác Hồ đã từng căn dặn , từng mong mỏi ! ./. CHÚ THÍCH : ( 1 ) Thơ và giảng dạy thơ - Trần Thanh Đạm ( trích trong vấn đề giảng dạy tác phẩm Văn học theo thể loại , NXB . GD Hà nội , 1971 , trang 72 ) . ( 2 ) Trích ý trang 23 sách bài soạn Văn 9 của Vũ Nho , Đặng Tương Như – Trần Thị Thành và “ Thơ và giảng dạy thơ “ của Trần Thanh Đạm trang 12 . ( 3 ) Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học – Phan Trọng Luận trang 211 – 212 .
Tài liệu đính kèm: