Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

 Trong nghề dạy học, chẳng có gì có thể diễn tả hết niềm vui sướng và tự hào của giáo viên khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất là chất lượng mũi nhọn. Chính vì thế mà mấy năm gần đây đã có một số thầy (cô) giáo chọn viết đề tài bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Điều này đã cho thấy rằng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều thầy cô giáo. Nhưng đây là một công việc hết sức khó khăn, nặng nề đòi hỏi kinh nghiệm, nhiệt huyết và lòng tận tụy cao với nghề của nhà giáo. Khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, điều trước tiên là giáo viên luôn gặp phải những câu hỏi khó như: làm sao để khởi động, phát động ở học sinh niềm đam mê, thích thú khi học văn? Bằng cách nào để hướng dẫn học sinh viết được bài văn hay, có chất lượng cao trong một thời gian bồi dưỡng ngắn ngủi? Làm thế nào để các em phát huy hết năng lực của mình trên một thời gian làm bài trong mấy giờ ấn định ? Làm thế nàơ để công lao vất vả của thầy và trò không bị uổng phí ? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích chung của nhà trường?.

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và đã từng tham gia bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn nhiều năm nên tôi cảm nhận đó là những câu hỏi đang thách thức sự lao tâm khổ tứ, ý thức trách nhiệm cùng niềm vui, vinh dự lớn lao nhất trong sự nghiệp giáo dục của giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ văn nói riêng. Kế thừa đề tài: Hướng dẫn học sinh viết văn nghị luận – một số điểm cần lưu ý (của bản thân, đạt giải cấp tỉnh năm 2007), kết hợp với những trải nghiệm thực tế (dạy học, bồi dưỡng học sinh, chấm thi học sinh giỏi, ), tôi mạnh dạn tiếp tục trao đổi thêm về kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong nhiều năm với đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9.

Vì đề tài được đề cập là hết sức phong phú và phức tạp, vì đối tượng tìm hiểu và phạm vi áp dụng chưa được rộng rãi nên kinh nghiệm này có lẽ vẫn còn thiếu sót. Tuy vậy, tôi hi vọng và tin tưởng rằng kinh nghiệm này sẽ có tác dụng thiết thực giúp cho nhiều GV thiết kế và bồi dưỡng học sinh viết được một bài văn như mong muốn.

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1070Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
 Trong nghề dạy học, chẳng có gì có thể diễn tả hết niềm vui sướng và tự hào của giáo viên khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất là chất lượng mũi nhọn. Chính vì thế mà mấy năm gần đây đã có một số thầy (cô) giáo chọn viết đề tài bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Điều này đã cho thấy rằng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều thầy cô giáo. Nhưng đây là một công việc hết sức khó khăn, nặng nề đòi hỏi kinh nghiệm, nhiệt huyết và lòng tận tụy cao với nghề của nhà giáo. Khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, điều trước tiên là giáo viên luôn gặp phải những câu hỏi khó như: làm sao để khởi động, phát động ở học sinh niềm đam mê, thích thú khi học văn? Bằng cách nào để hướng dẫn học sinh viết được bài văn hay, có chất lượng cao trong một thời gian bồi dưỡng ngắn ngủi? Làm thế nào để các em phát huy hết năng lực của mình trên một thời gian làm bài trong mấy giờ ấn định ? Làm thế nàơ để công lao vất vả của thầy và trò không bị uổng phí ? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích chung của nhà trường?... 
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và đã từng tham gia bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn nhiều năm nên tôi cảm nhận đó là những câu hỏi đang thách thức sự lao tâm khổ tứ, ý thức trách nhiệm cùng niềm vui, vinh dự lớn lao nhất trong sự nghiệp giáo dục của giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ văn nói riêng. Kế thừa đề tài: Hướng dẫn học sinh viết văn nghị luận – một số điểm cần lưu ý (của bản thân, đạt giải cấp tỉnh năm 2007), kết hợp với những trải nghiệm thực tế (dạy học, bồi dưỡng học sinh, chấm thi học sinh giỏi, ), tôi mạnh dạn tiếp tục trao đổi thêm về kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong nhiều năm với đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9. 
Vì đề tài được đề cập là hết sức phong phú và phức tạp, vì đối tượng tìm hiểu và phạm vi áp dụng chưa được rộng rãi nên kinh nghiệm này có lẽ vẫn còn thiếu sót. Tuy vậy, tôi hi vọng và tin tưởng rằng kinh nghiệm này sẽ có tác dụng thiết thực giúp cho nhiều GV thiết kế và bồi dưỡng học sinh viết được một bài văn như mong muốn. 
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn trình bày một số nguyên tắc lí thuyết cơ bản, thiết thực, nhằm đưa ra một quy trình hoàn chỉnh, trọn vẹn với đầy đủ các khâu, các bước để cùng các đồng nghiệp trao đổi, lắng nghe, suy ngẫm nhằm góp phần làm cho công tác bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn 9 đạt hiệu quả cao. Đó là mục đích, nhiệm vụ thiết thực của đề tài mà bản thân tôi mong muốn đề cập.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9 qua nhiều năm học ở trường THCS Ngô Quyền (trường dạy từ năm 2000 đến năm 2010), xã Cưmta.
- Học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ, xã Eah Mlay, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk.
- Học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi huyện M’đrắk qua các năm.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Để nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm cho đề tài này, tôi chủ yếu tìm hiểu ở các em học sinh giỏi lớp 9, trường THCS Hoàng Văn Thụ, xã Eah Mlay, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk, năm học 2010 - 2011
V. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài này, bản thân tôi sử dụng nhóm năm phương pháp chính như sau:
1. Phương pháp khảo sát và phân loại
2. Phương pháp thống kê
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
4. Phương pháp phân tích
5. Phương pháp tổng hợp
ÿ&?
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 :
	Nội dung, chương trình Ngữ văn bậc THCS được cấu tạo theo nguyên tắc đồng tâm, trên cơ sở lấy 06 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh, điều hành làm trục đồng quy. Trong ý đồ thiết kế của chương trình, kiến thức giữa ba phân môn Văn – Tiềng Việt – Tập làm văn luôn có mối quan hệ tích hợp chặt chẽ và có một sự tiếp nối, kế thừa, phát triển nâng cao rất lôgíc và hợp lí. Chính vì thế nội dung kiến thức trong tâm của chương trình Ngữ văn lớp 9 tập trung vào ba kiểu văn bản: thuyết minh – tự sự (học kì 1) - nghị luận (học kì 2). 
Chúng ta biết rằng, mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng của nó. Môn Văn cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Phương pháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Khác với các đối tượng học sinh khác trong tiết dạy học đại trà, học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt về khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng diễn đạt. Như vậy tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải biết tìm tòi, đào sâu suy nghĩ và có quá trình tích lũy kinh nghiệm thì mới có thể đưa ra được nội dung và phương pháp bồi dưỡng mới mẻ, phù hợp, đạt hiệu quả. Có như vậy giáo viên mới có thể thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú, yên tâm và tin tưởng vào quá trình bồi dưỡng của thầy. Đó là mục tiêu của giáo viên bồi dưỡng phải đặt ra. Muốn vậy, giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có tinh thần khắc phục khó khăn, tinh thần trách nhiệm cao và luôn nhận thấy niềm vui, hạnh phúc thật sự trong công việc mới có thể biến một thời gian bồi dưỡng ít ỏi đạt được thành công nhất định.
II. Thực trạng của công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9:
1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi: 
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và động viên, khích lệ kịp thời, nhất là có cô hiệu trưởng là giáo viên văn lâu năm có nhiều kinh nghiệm, có tay nghề vững vàng.
Bản thân là giáo viên đứng lớp nhiều năm nên có điều kiện tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy và trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngoài ra, bản thân tôi thường xuyên chủ động dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu, tìm tòi suy ngẫm về chuyên môn qua nhiều tài liệu đáng tin cậy, qua nhiều dạng đề thi học sinh giỏi các cấp của nhiều tỉnh thành khác nhau, qua trao đổi học học đồng nghiệp nhằm nâng cao tính hiệu quả của giờ lên lớp nói chung và giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
Giáo viên được ưu đãi lắp đặt In-tơ-nét nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tìm tòi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm qua nhiều Website tiêu biểu của nhiều thầy cô giáo trong cả nước.
100 % học sinh có quê quán từ những vùng đất có truyền thống hiếu học và học giỏi, như Nghệ An và Hà Tĩnh.
b. Khó khăn:
* Về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng trong quá trình giáo dục nếu thiếu sự phối hợp của gia đình thì kết quả sẽ không hoàn toàn. Trường THCS Hoàng Văn Thụ là một ngôi trường đóng trên địa bàn xã Eah Mlay – một xã vùng khó của huyện M’đrắk, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn, học sinh lại thuộc diện con gia đình kinh tế mới nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nên đã chi phối rất lớn đến việc học tập của các em. Nhiều bậc phụ huynh mãi miết lao động để chống lại cái nghèo trên mảnh đất cằn M’đrắk mưa nhiều, nắng ít mà thiếu đi sự quan tâm, động viên, nhắc nhở con em học tập. Việc học tập của con em họ hầu như chỉ phó thác cho giáo viên và nhà trường trong mấy tiếng đồng hồ ở trường.
* Về tinh thần, thái độ học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh:
 Như chúng ta đều biết, với những đặc trưng vốn có, bộ môn Ngữ văn được coi là một trong những môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tư tưởng và mục đích dạy - học ở nhà trường THCS. Thế nhưng trong thời gian gần đây học sinh (thậm chí cả các bậc phụ huynh) đang có xu hướng xem nhẹ và quay lưng lại với môn Ngữ văn để chạy theo những môn học mà các em cho là “mốt”, là “thời thượng”. Vì vậy, các em thường có kiểu học đối phó chiếu lệ, học hời hợt, học dưng dưng và khô cứng trước các vẻ đẹp văn học. Các em học sinh thường có thói quen không thèm nắm tác giả, hoàn cảnh sáng tác; không thèm học thuộc thơ; không thèm tóm tắt một tác phẩm mà chỉ nắm kiến thức của bài học một cách sơ sài, mơ hồ qua phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. Cho nên khi viết bài, các em thường không có gì để viết, dẫn đến bài viết nghèo ý, lời văn khô khan, trần trụi. Bởi trong suy nghĩ non nớt, phiến diện của các em là học văn cốt chỉ đạt điểm trung bình để không bị hạ loại hay đạt loại thấp khi tổng kết vào cuối kì, cuối năm. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, khi phải chứng kiến thực trạng và ý thức học tập đó của học sinh như vậy thì ai mà không thể không buồn phiền, lo lắng? Chính vì thế mà hiện nay số học sinh giỏi Ngữ văn đang có chiều hướng ngày càng giảm đi, mà chất lượng của những em được công nhận cũng không cao, số bài viết giàu “chất văn” ngày cũng càng hiếm đi! 
Khi được thầy cô tuyển chọn bồi dưỡng môn văn, nhiều học sinh không thực sự sôi nổi, hào hứng mà có thái độ xem nhẹ môn Văn. Học sinh chỉ chịu tham gia đội tuyển văn sau khi được thầy cô tư vấn rằng dễ đậu hơn các môn thi khác. Có trường hợp học sinh không được chọn vào đội tuyển các môn khác mới chịu vào đội tuyển Văn một cách miễn cưỡng. Chính vì thế, đội tuyển học sinh giỏi văn thường ít hơn so với các đội tuyển khác. 
* Về chất lượng dạy trên lớp :
Nguyên nhân sâu xa nào tác động đến ý thức, tinh thần và thực tế học tập của học sinh như nói ở trên? Thẳng thắn mà nhìn nhận rằng ngoài sự tác động thực dụng của xã hội thì yếu tố giáo viên là mấu chốt. Qua thực tế đi dự giờ, đi thanh kiểm tra chuyên môn, chúng ta nhận thấy rằng người dạy văn chưa thực sự tạo được tạo được dấu ấn đẹp, dấu ấn “thân thiện” và “tay nghề văn” trong suy nghĩ của các em cho nên chưa khơi dậy hết tình yêu thầy cô trong sáng, niềm yêu thích, hứng khởi với môn học. Thông qua các tiết dạy trên lớp, tôi nhận thấy học sinh chỉ thực sự yêu môn học khi học sinh cảm thấy yêu quý và tin cậy thầy cô bộ môn đó!
Hơn nữa, khi chấm bài cho học sinh, giáo viên văn thường ngại cho điểm điểm 8 điểm 9, dù bài viết của các em đã có nhiều cố gắng nhưng lại không sát với đáp án (!?) Chính điều này đã làm vơi đi lòng ham thích học văn, ý thức phấn đấu của các em cũng nhạt nhòa theo.
* Về quá trình chọn lọc, bồi dưỡng học sinh giỏi:
Những giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi thường là những giáo viên có kinh nghiệm ở trường sở tại. Nhưng có một bất cập là những giáo viên đó thường thường chỉ được phân công giảng dạy ở lớp 9 để bồi dưỡng nên không được bám sát được học sinh từ đầu cấp đến cuối cấp cho nên hết sức khó trong việc tuyển chọn. Thử hình dung rằng một giáo viên dạy lớp 6, 7, 8 nhưng đến lớp 9 lại một giáo viên có kinh nghiệm dạy thì liệu giáo viên đó có nắm được một cách cụ thể điểm mạnh của học sinh để tuyển chọn ngay từ đầu hay không? 
Bên cạnh đó, do thời gian bồi dưỡng chỉ diễn ra trong  ... ông nhân, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ)
 F Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về lời dạy của câu tục ngữ trên? 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm của đoạn văn và tổ chức thực hành xây dựng đoạn văn. Có nhiều cách để xây dựng một đoạn văn, nhưng người ta thường dùng 04 cách: đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp, đoạn văn móc xích, đoạn văn song hành (theo sách Tiếng Việt lớp 9 cũ). Trong quá trình bồi dưỡng, tôi chỉ khắc sâu cho các em hai cách xây dựng đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp:
“(1) Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước.(2) Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc cuả bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ đồng chí đưa tiễn đến ven sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phấp phới. (3) Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả lúc mơ.”	 
(Hoài Thanh)
=> Câu 1 nêu ý chung, khái quát (câu luận điểm), các câu 2,3,4 nêu các ý chi tiết hơn, cụ thể hơn và hướng vào câu 1 để giải thích , bổ sung làm rõ câu 1.
=> Lược đồ: 	
 1(câu nêu luận điểm)
2	3
	Hoặc:
	“(1) (a) Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, (b) điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, (c) thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. (2) Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy.”
	 (Hồ Chí Minh) 
=> Câu 1(a,b,c) nêu các ý chi tiết, cụ thể; câu 2 rút ra ý chung, khái quát (câu luận điểm).
=> Lược đồ: 	
 1(a)	 (b)	 (c)
 2 (câu nêu luận điểm)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành viết các phần mở bài, thân bài, kết bài:
Ví dụ1:
 Viết phần mở bài cho đề bài: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
	 (1) Trước cách mạng, đã có nhiều nhà văn rất thành công khi viết về đề tài người nông dân, nhưng có thể nói truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực (1930 -1945). (2) Nhân vật Lão Hạc trong truyện là tiêu biểu cho cuộc đời người nông dân Việt Nam trước cách mạng: nghèo đói, bất hạnh nhưng trong sáng về tinh thần, giàu tình cảm.
=> Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) nêu xuất xứ của vấn đề: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác à Câu (2) nêu vấn đề cần nghị luận: giới thiệu tên nhân vật, báo trước đặc điểm nhân vật (khái quát) cần làm rõ ở phần thân bài.	
Ví dụ2: Viết một đoạn văn giải thích cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
(1) Để nêu lên được bài học đạo lí, câu tục ngữ mượn hai hành động gần gũi “ăn, nhớ” và hai hình ảnh quen thuộc “quả, kẻ trồng cây”. (2) “Ăn quả” là ăn những trái cây chín thơm ngon, ngọt bùi; “kẻ trồng cây”là người trồng trọt, vun xới, chăm bón cho cây đơm hoa kết trái. (3) Từ đó, suy rộng ra, ta ngầm hiểu “ăn quả” là hưởng thụ thành quả vật chất cũng như tinh thần, “kẻ trồng cây” là người tạo ra thành quả đó. (4) Rõ ràng, câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta khi hưởng thụ thành quả lao động của người khác thì luôn phải nhớ và biết ơn họ. 
=> Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) dẫn dắt câu tục ngữ à Câu (2) giải thích nghĩa đen à Câu (3) giải thích nghĩa bóng à Câu (4) chốt lại vấn đề cần nghị luận (câu nêu luận điểm).
Ví du3: Viết một đoạn văn phân tích cho đề bài: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
(1) Cảm động và đáng khâm phục hơn cả, tuy Lão Hạc không được học hành, không có kiến thức nhưng lão có ý thức rất cao về lòng tự trọng. (2) Trước khi tìm cho mình một “lối thoát”, lão đã gửi tiền cho ông giáo (25 đồng và 3 đồng bán chó) để nói với hàng xóm giúp khi hậu sự và để cho lão ra đi thanh thản. (3) Lão không nhờ vả và khước từ mọi sự giúp đỡ của ông giáo, “lão từ chối một cách dường như hách dịch”, lão thà thiếu đói chứ không làm việc xấu xa ăn cắp ăn trộm như Binh Tư. 
=> Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) chuyển đoạn và nêu luận điểm (tính cách nhân vật lão Hạc) à Câu (2,3) nêu dẫn chứng và lí lẽ.
Ví du4: Viết một đoạn văn phần thân bài cho đề bài: phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du. 
(1) Mở đầu đoạn trích là bức tranh mùa xuân ở làng quê đầy màu sắc, hương thơm, đường nét mềm mại và đầy sức sống:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(2) Giữa bầu trời cao rộng, những con én quen thuộc của mùa xuân chao liệng vút qua vút lại, hình ảnh nhân hoá “con én đưa thoi” gợi cảm giác tiếc nuối thời gian mùa xuân đang trôi nhanh. (3) Cách tính và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của tác giả thật hay và ý vị “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”, cụm từ “thiều quang” gợi lên cái màu hồng, cái ấm áp của mùa xuân. (4) Tiếp đó là một màu xanh mơn mởn, thơm ngọt của cỏ non như một tấm thảm màu xanh trải dài và rộng “tận chân trời”, là sắc trắng tinh khôi, thanh khiết của “cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.(5) Câu thơ là sự vận dụng sáng tạo thơ cổ Trung Hoa, hai chữ “trắng điểm” là nét chấm phá gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng, làm say đắm lòng người.
=> Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) nêu ý tổng quát (luận điểm) và trích dẫn dẫn chứng à Câu (2,3,4,5) phân tích nghệ thuật và nội dung.
Ví dụ5: Viết đoạn văn kết bài cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn.”
(1) Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đưa ra một bài học đạo đức nhẹ nhàng mà sâu sắc thấm thía. (2) Trong cuộc sống, đối với bản thân em, em sẽ luôn lễ phép, ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu khó học tập và lao động trở thành người có ích để đền đáp và ghi nhớ công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ ông bà, công ơn dạy dỗ của thầy cô , đồng thời luôn cố gắng phấn đấu làm “người trồng cây” tạo ra thành quả lao động cho người khác.
=> Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) tác dụng của vấn đềà Câu (2) liên hệ bản thân, thực hiện tốt vấn đề.
Ví dụ6: Viết đoạn văn kết bài cho đề bài: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
(1) Lão Hạc là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam: nhân hậu, lương thiện, thương yêu con và có lòng tự trọng cao. (2) Ngày nay không còn những cuộc đời như Lão Hạc, nhưng đó mãi là tấm gương sáng về tâm hồn, nhân cách để cho ta học tập. (3) Đối với bản thân em, em sẽ luôn cố gắng học tập trở thành người có ích và luôn tôn trọng yêu thương mọi người. 
=> Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) tóm tắt các tính cách nhân vật đã phân tích à Câu (2) rút ra bài học à Câu (3) liên hệ bản thân, thực hiện tốt vấn đề.
	Ví dụ7: Viết đoạn văn kết bài cho đề bài: phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 
 (1) Tóm lại, với từ ngữ, hình ảnh giản dị mà biểu cảm, lời thơ nhỏ nhẹ, chân thành, Nguyễn Duy đã gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ. (2) Đó là một bài học không chỉ của riêng ai. (3) Em sẽ thực hiện tốt lối sống tốt đẹp này, góp phần phát huy truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn của dân tộc”.
=> Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) tóm tắt nội dung và nghệ thuật đã phân tích à Câu (2,3) rút ra bài học, liên hệ bản thân, thực hiện tốt vấn đề.
vv
Từ những thao tác trên, giáo viên chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, có thể đề thi toàn quốc qua một số năm để hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu đề nắm yêu cầu đề ra, định hướng lập ý và tìm ý cho một bài văn nghị luận.
Cuối cùng, giáo viên ra đề cho học sinh viết theo thời gian ấn định. Để tránh mất thời gian bồi dưỡng, giáo viên nên cho học sinh viết ở nhà rồi đem nộp, giáo viên chấm và sửa chữa cho học sinh. Trong quá trình chấm và chữa lỗi bài làm của học sinh, giáo viên cần chịu khó và cẩn thận ghi chép đầy đủ các lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả mà học sinh mắc phải để uốn nắn giúp học sinh thấy và phát huy những mặt tốt và khắc phục được những điểm còn hạn chế.
VII. Kết quả đạt được:
Trước khi thực hiện đề tài:
Năm học 2008 - 2009
Số học sinh bồi dưỡng
Số học sinh được công nhận
Cấp Huyện
Cấp Tỉnh
02
01
00
Sau khi thực hiện đề tài:
Năm học 2010 - 2011
Số học sinh bồi dưỡng
Số học sinh được công nhận
Cấp Huyện
Cấp Tỉnh
04
04
02
ÿ&?
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận:
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công viết hết sức khó khăn diễn ra trong một quá trình lâu dài, liên tục . Để “sản phẩm” lao động đạt chất lượng cao, mang lại thành tích cho nhà trường và niềm vui nghề nghiệp, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải thật sự chịu khó tìm tòi, tích lũy và sáng tạo không ngừng. Phải nói thẳng rằng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không thể chỉ diễn ra trong vẻn vẹn mấy tháng học mà đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch tuyển chọn và bồi dưỡng dài hơi ngay từ khi các em còn học các lớp dưới. Hơn nữa, giáo viên nắm vững chương trình môn học ở bậc THCS và chủ động tham khảo các đề thi học sinh giỏi các cấp để biên soạn nội dung bồi dưỡng hợp lý, có hiệu quả. Nội dung bồi dưỡng nên xoay quanh phép tu từ - cảm thụ văn học – tập làm văn. Ở mỗi nội dung ấy, nên đi theo hai phần: hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức và thực hành vận dụng.
Có lẽ sáng kiến kinh nghiệm này chưa thực sự sâu sắc và có sức thuyết phục cao, nhưng qua bảng so sánh trên đã cho thấy được về chất lượng học tập, thi cử của học sinh. Vì vậy, tôi hi vọng và tin tưởng rằng trong thời gian tới, với sự tìm tòi, khả năng sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò, chất lượng bồi dưỡng ngày sẽ được nâng cao hơn nữa, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong toàn tỉnh nhà. 
III. Kiến nghị:
	Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động bổ ích và thiết thực trong việc cải tiến phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Để công việc này đạt hiệu quả cao, với kinh nghiệm thực tế, tôi nhận thức được rằng:
- Bộ phận chuyên môn cần có sự sắp xếp chuyên môn hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng tiếp xúc với học sinh qua bài dạy trên lớp ít nhất là từ hai năm trở lên. Có nhiều thời gian trực tiếp dạy các em, chắc chắn giáo viên sẽ chọn lọc và thành lập đội tuyển sớm hơn và có chất lượng hơn.
- Nhà trường cần có quy chế bồi dưỡng và thường xuyên quan tâm theo dõi, động viên, khích lệ kịp thời.
- Cần huy động tập trung trí tuệ của đội ngũ giáo viên văn trong nhà trường cùng biên soạn nội dung bồi dưỡng.
 M’đrắk, ngày 07 tháng 02 năm 2012
Người viết:
Trần Đăng Hảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếp nhận văn học – NXB GD - 1997
2. Muốn viết bài văn hay - NXB GD - 1999
3. Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận - NXB GD - 2000
4. Bồi dưỡng học sinh giỏi văn THCS - NXB GD - Đỗ Ngọc Thống chủ biên
5. Bộ đề thi học sinh giỏi các cấp của các tỉnh/ thành trong nhiều năm (sưu tầm trên in-tơ-nét)
6. Website của một số thầy (cô): cô Đỗ Hoa (tỉnh Hà Nam), cô Mai Phương (Hà Nội), thầy Chu Quý (Bắc Giang), 
7. Tài liệu Hội thảo khoa học về xây dựng và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm - Sở GD & ĐT Đắk Lắk - 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Môn Ngu van nam hoc 2011-2012.doc