1. Lí do khách quan:
Dạy văn nói chung, dạy phân môn tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn học (phần truyện) nói riêng ở khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ . Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì văn học nhất định (có thể cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ , hàng thập niên ). Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất: là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của GV dạy Ngữ Văn.
Lep- Tôn-xTôi nói : “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?”. Chân lí là quý báu ! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác truyện là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm.
Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 viết bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép ). Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO T¹o vÜnh phóc PHÒNG GIÁO DỤC & ®µo t¹o B×nh xuyªn TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ trung mü §ề tài : :: @& Giáo viên thực hiện: NguyÔn ThÞ H¬ng Năm học : 2009 - 2010 A - PHẦN MỞ ĐẦU I- LÝ DO TæNG KÕT KINH NGHIỆM: 1. Lí do khách quan: Dạy văn nói chung, dạy phân môn tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn học (phần truyện) nói riêng ở khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ . Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì văn học nhất định (có thể cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ , hàng thập niên ). Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất: là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của GV dạy Ngữ Văn. Lep- Tôn-xTôi nói : “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?”. Chân lí là quý báu ! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác truyện là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm. Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 viết bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép ). Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm. Mặt khác, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý trước khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề. Đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường có các dạng đề mệnh lệnh và “ mở”. Các mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ”(về nhân vật , tác phẩm) , “cảm nhận của em” ( về nhân vật, tác phẩm). Đối tượng nghị luận có thể là tác phẩm, nhân vật, tư tưởng hay những đổi thay trong số phận nhân vật ) theo phạm vi vấn đề trong các bài đọc hiểu tác phẩm truyện ở SGK ) đòi hỏi các em phải có tư duy kiến thức , tích hợp , tổng hợp và phân tích mới đảm bảo được yêu cầu của từng đề bài văn cụ thể. Bên trên là những lí do khách quan thôi thúc tôi tổng kết kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện. 2. Lí do chủ quan: Về phía giáo viên, không ít thầy cô còn e ngại khi dạy phân môn Tập làm văn. Qua nhiều năm theo dõi phong trào thi đua dạy giỏi các cấp và dạy tốt ở trường, giáo viên thường chỉ đăng kí dạy phân môn Giảng văn và Tiếng Việt. Bởi dạy phân môn Tập làm văn nhất là kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện, giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, phải thực sự nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, phải đặt mình trong hoàn cảnh nhân vật sống, nhân vật suy nghĩ và hành động đòi hỏi GV phải vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởng tình cảm. Thế là GV phải tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và đời, giữa thực tại và hư cấu Có thực hiện được như thế, mới có thể đảm bảo được đặc trưng của phân môn : “Dạy văn - Dạy người” như nhà văn M. Gorki từng nói : “Văn học là nhân học”. Bản thân là GV nhiều năm dạy Ng÷ V¨n trong Trường THCS, tôi luôn tâm đắc câu nói của dân gian : “Cho cá không thích bằng nhận được cần câu”. Nếu ví bộ cần câu là phương pháp và cá ăn là kiến thức thì sự đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động dạy và học của GV và HS là phải tìm tòi và sáng tạo. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những bài làm có nét riêng, thể hiện được những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích tinh khôi , sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, một nhân vật (một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm). Đó cũng chính là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định tổng kết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của GV - HS. Đồng thời qua đây, xin được góp một tiếng nói riêng, một ý kiến nho nhỏ cho phong trào “ Dạy Tốt - Học Tốt” của Trường THCS Trung Mü nói riêng và cho ngành Giáo Dục huyÖn B×nh Xuyªn nãi chung. B - PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận: Nghị luận tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện nói riêng là một kiểu bài nghị luận văn học có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh chẳng những đã có một vốn khá phong phú vÒ kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại )và cũng đã được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm .Đó là một thuận lợi. Nhưng mặt khác, cũng cần nắm vững yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm trong chương trình Tập làm văn 9 để không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác phẩm trong chương trình văn học và khi làm bài Tập làm văn ở lớp 9. Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Nghị luận một tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đáng giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. bài nghị luận về tác phẩm truyện phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có lèi văn chuẩn xác, gợi cảm. Như vậy, để đáp ứng yêu cÇu làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, người GV cần cho HS hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài nghị luận này. Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ : “ Dạy văn lấy cảm làm đầu”. Người GV dạy HS phương pháp làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện không thể nghèo nàn cảm xúc. Bởi những trang truyện hay, những số phận của các nhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nội tâm phong phú và đa dạng . Cho nên trong hướng gợi ý HS trình bày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ. Đồng thời biết kết hợp linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích,).Trong cách hướng dẫn HS cách làm bài và luyện tập, GV cần chú ý phát huy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng HS chứ không gò ép theo những khuôn mẫu. Người GV phải biết khơi gợi những cảm xúc của HS, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở HS những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, ...Vì vậy, nếu ai đó tự cho rằng mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện thì chưa hẳn là một GVdạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫn HS cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện. Dưới đây là một vài kinh nghiệm hướng dẫn HS cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện mà bản thân tôi - một GV trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 9 đã dúc kết được qua nhiều năm . Chương II : Phương pháp tổng kết một vài kinh nghiệm hướng dẫn häc sinh cách làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện I. Hướng dẫn HS phân tích đề: Một đề bài Tập làm văn còn được xem là một bài toán nghệ thuật ngôn từ. Bởi bao giờ trong một đề bài TLV cũng có những yêu cầu bắt buộc mà người thực hiện đề bài phải tìm ra phương pháp giải. Vì thế, bước phân tích đề được xem là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định “ dẫn đường, chỉ lối” cho người làm bài. Nếu phân tích đúng yêu cầu của đề bài thì sẽ tìm ra được hướng đi đúng. Ngược lại, nếu phân tích sai thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của đề , đôi khi còn bị lệch đề , lạc đề . Chính vì thế mà người GV phải hướng dẫn HS phải biết phân tích kĩ đề . Một đề bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện không bao giờ đồng nhất một dạng đề đơn điệu. Trái lại, nó có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu ỏ lớp 9 dạng thường gặp 3 dạng đề cơ bản sau đây : Ä Dạng đề I : Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh nhân vật, tác phẩm . Ví dụ như các đề + Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn : “Làng” của Kim Lân ( SGK Ngữ văn 9 tr 65 ) + Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao ( SGK Ngữ văn 9 tr 66 ) Ä Dạng đề II : Phân tích đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm. Ví dụ như các đề : + Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân ( SGK Ngữ văn 9 tr 65 ) + Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích:" Mã Giám Sinh mua Kiều" ( SGK Ngữ văn 9 tr 66 ) ÄDạng đề III : Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề .Ví dụ như các đề : + Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở truyện Người con gái Nam Xương ( SGK Ngữ văn 9 tr 65) + Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tuyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ( SGK Ngữ văn 9 tr 65 ) Tuỳ theo mỗi dạng đề bài mà GV hướng dẫn HS các thao tác làm bài khác nhau. F Đối với dạng đề I và dạng đề II Hs thường hay nhầm lẫn, GV phải hướng dẫn cho HS biết phân biệt rõ thế nào là suy nghĩ về nhân vật, về tác phẩm?; thế nào là phân tích nhân vật, tác phẩm? . Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm là nghiêng về cảm nhận chủ quan của người viết về nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh nào đó về nhân vật, tác phẩm ( không nhất thiết phải phân tích đầy đủ từng đặc điểm của nhân vật hoặc đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có thể chọn những gì mình cảm nhận sâu sắc nhất mà thôi. Ví dụ đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn:" Làng" của Kim Lân, GV có thể hướng HS cảm nhận, suy nghĩ về nét nổi bật của nhân vật này là tình yêu làng quyện với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến được bộc lộ trong tình huống nào? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ? ( thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? ) Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động. thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy (về tâm trạng, cử chỉ , lời nói ) Trong khi đó yêu cầu của dạng đề II ( phân tích nhân vật , tác phẩm hay một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm) là yêu cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ từng đặc điểm nhân vật, từng giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. F Đối với dạng đề III: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề, người GV phải biết tích hợp các kiến thức chương trình Tập làm văn ở các lớp dưới để nâng cao yêu cầu ... , tâm lý của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một truyên ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu làng, lòng yêu nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng”, chắc khó quên được ông Hai - một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc hoạ tài tình của Kim Lân. Cách 2: Tình yêu làng, sự gắn bó nơi chôn nhau cắt rốn là một tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học dân tộc từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những trường hợp như thế . Sau khi đã hướng dẫn cụ thể cho HS các cách mở bài trên, GV tiến hành cho HS rèn viết đoạn mở bài và tin chắc rằng HS sẽ viết tốt. Bước kế tiếp, GVsẽ hướng dẫn HS viết phần thân bài ( gồm nhiều đoạn , GV có thể chọn cho HS viết một đoạn tiêu biểu ) 2. Đoạn thân bài: Trước hết, GV nên xác định vai trò của phần thân bài cho HS nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó trong một bài văn .Phần thân bài sẽ lần lượt trình bày, giải thích, nhận xét, đánh giá các luận điểm của vấn đề được đặt ra trong đề bài ( thực hiện vừa đủ, không thiếu, không thừa các nhiệm vụ đã đề ra ỏ phần mở bài ). Ở từng luận điểm, cần có sự phân tích, chứng minh cụ thể, chính xác bằng những dẫn chứng sinh động trong tác phẩm. Giữa các luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp một cách linh hoạt, uyển chuyển, tránh gò bó, máy móc, công thức. Dưới đây là một trong những đoạn thân bài của đề bài: “Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân” mà GV có thể giới thiệu cho HS tham khảo. Lòng yêu nước, yêu làng của nhân vật ông Hai được thể hiện một cách cảm động qua diễn biến tâm trạng của ông . Tác giả đã sáng tạo ra một tình huống bất ngờ, đầy kịch tính thử thách tình yêu làng của ông Hai là có tin đồn về làng Chợ Dầu đã theo giặc . Ông Hai vô cùng đau xót : “cổ ông lão nghẹn ắng hẵn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được ông cúi gầm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường không dám đi đâu . Ông buồn, ông xấu hổ . Ông tự tranh luận với mình, tự dằn vặt mình hoặc đâm cáu gắt với vợ .Đêm, ông trằn trọc không sao ngủ được; ông hết trở mình bên này , lại trở mình bên kia thở dài ,.chân tay ông lão nhũn ra , .Tin đồn loang xa, mụ chủ nhà hay được lại đuổi khéo gia đình ông. Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc. Ông có nghĩ đến việc trở về làng nhưng liền sau đó ông phản kháng lại ngay , ông phẫn uất nói : “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.Thật là tuyệt đường sinh sống ! Ông quyết không trở về làng vì về làng là bỏ kháng chiến , bỏ cụ Hồ . Ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ. Qua những lời tâm sự mộc mạc, chân thật đầy cảm động với con, ta thấy được tấm lòng yêu nước cao đẹp của người nông dân này. Như nhà văn hào I-li-a Ê-ren-bua có nói : “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu nước”.Ông Hai đúng là một con người như thế - một con người thiết tha yêu làng, vì yêu làng nên ông yêu nước , kính yêu cụ Hồ ,quyết trung thành với kháng chiến. Đó chính là nét đẹp mới trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Bên trên chỉ là một đoạn tiêu biểu của phần thân bài ( gồm nhiều đoạn), GV có thể hướng dẫn HS viết các đoạn khác nhau của các đề khác. Dù là đoạn văn nào thì GV cũng phải phân tích cho HS thấy rõ các cách trình bày nội dung một đoạn văn. Thế là phải tích hợp với kiến thức Tiếng Việt Tám ở lớp dưới. GV nhắc lại các cách trình bày tiêu biểu mà HS thường vận dụng viết đoạn văn nghị luận ( gồm bốn cách : diễn dịch, qui nạp, móc xích và song hành ) nhưng đôi khi để nhấn mạnh ý chính, ý khái quát của vấn đề cần phân tích, ta cũng có thể viết đoạn văn hỗn hợp như đoạn văn thân bài trên. Đoạn thân bài trên được phân tích cách trình bày như sau: Đoạn văn trên gồm 17 câu. Câu( 1) là câu diễn đạt ý chính của đoạn: nêu khái quát đặc điểm yêu nước, yêu làng của nhân vật ông Hai.( Câu này còn gọi là câu chủ đề ) Từ câu (2) đến câu (16) là các câu diễn giải cho ý chính ( lòng yêu nước của nhân vật ông Hai). Đó là những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, chính xác, sinh động . Câu (17)( câu cuối) là câu khẳng định lại và nâng cao lòng yêu nước của nhân vật ông Hai ( là vẻ đẹp mới trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ việc phân tích cách viết đoạn trên, GVcó thể minh hoạ bằng sơ đồ đoạn văn nghị luận như sau: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT Ý DIỄN GIẢI, DẪN CHỨNG TIÊU BIỂU TỔNG HỢP Mục đích của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, tư tưởng và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Cho nên sau khi đã thực hiện được các nhiệm vụ đó ở phần thân bài, GV tiến hành hướng dẫn HS khẳng định lại vấn đề ở đoạn kết bài 3. Đoạn kết bài: Đoạn kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài Chỉ nêu những ý nhận xét, đánh giá khái quát, không trình bày lan man hay lặp lại ý diễn giải, minh hoạ ,cụ thể, chi tiết. Cũng lhông nên lặp lại nguyên văn lời lẽ của phần mở bài . Khác với mở bài, phần kết bài thiên về đánh giá, tổng kết vấn đề. Có nhiều cách kết bài khác nhau, tuỳ theo dụng ý của người viết. Có khi kết bài là tóm tắt , khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Có khi kết bài là tổng hợp những cảm nhận sâu sắc về nhân vật, tác giả, tác phẩm . Có khi kết bài lại là liên tưởng đến các vấn đề khác có liên quan. Thế nên, để hướng dẫn HS viết được những kết bài sâu sắc, người GV cần phải giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của đoạn kết bài ( không chỉ khép lại , hoàn chỉnh bài văn mà còn làm cho bài văn thêm khái quát, nâng cao về mọi mặt: tư tưởng, tình cảm, chủ đề, quan niệm sống tốt đẹp Dưới đây là hai cách kết bài cho đề bài văn: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Cách 1: Đánh giá nhân vật và khẳng định giá trị tác phẩm Ông Hai trong truyện ngắn Làng là một nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Qua truyện này , bằng những tình huống, chi tiết chân thậ , thú vị , bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí sinh động, Kim Lân đã đem đến cho chúng ta một hình tượng hấp dẫn về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu thiết tha , sự gắn bó sâu năng với làng quê, đất nước của nhân vật ông Hai luôn luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc. Cách 2: Cảm nhận sâu sắc về nhân vật và tác giả, tác phẩm Trong số rất nhiều nhân vật nông dân từ những trang truyện đi vào lòng người đọc và đã chiếm được tình cảm yêu thương , quý mến , trân trọng nơi trái tim sâu kín của mỗi người , có thể nói người đọc khó có thể quên được nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân - một người nông dân thuần phác, yêu làng ,yêu nước chứa chan, sâu nặng ,một lòng trung thành với kháng chiến, với cụ Hồ - đã trở thành hình tượng nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp . Nhà văn Kim Lân đã diễn tả được diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật bằng chất liệu ngôn ngữ bình dị, mộc mạc , tạo được tình huống bất ngờ ,thú vị . Chính vì thế, nhà văn Kim Lân được đánh giá là cây bút hàng đầu về đề tài nông thôn và người nông dân . Có thể nói, hướng dẫn HS cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện tức là đi tìm và khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật. Từ khâu phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn là cả một quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo Giúp các em hiểu ra chân lí ấy sẽ là con đường ngắn nhất hướng các em yêu thích văn chương và có hứng thú khi làm bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm truyện nói riêng. Chương III: Hiệu quả đạt được Với tâm huyết giảng dạy thËt tốt kiểu bài phân tích tác phẩm truyện và qua tích luỹ một vài kinh nghiệm hướng dẫn HS phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, tôi đã giúp HS của các lớp do chính tôi trực tiếp giảng dạy đạt được kết quả tốt trong các kì kiểm tra học kì II và thi Tuyển vào lớp 10 luôn đảm bảo chỉ tiêu chất lượng từ 85% trở lên và chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; khai thác được ý hay, ý sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang phong cách riêng, không còn gượng ép, máy móc hay khuôn sáo. Rất ít bài làm sơ lược, ý nghèo nàn hoặc không tìm được ý. Theo dõi tỷ lệ HS làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện trong hai năm thi tuyển vào lớp 10 ( 2006 - 2007; 2007 – 2008 ), tôi đã thống kê được chất lượng như sau: NĂM HỌC TỶ LỆ TB 2008 - 2009 87.6% 2009 - 2010 91.7% Chính hiệu quả đạt được trên, đã động viên, thôi thúc tôi hoàn thành kinh nghiệm giảng dạy này. C – PHÇN KẾT LUẬN Đối với thi sĩ, sáng tác được một câu thơ, một bài thơ hay là niềm hạnh phúc. Còn đèi với người GV dạy Ngữ văn chúng tôi, việc nghiền ngẫm, trao đổi với nhau qua bao tháng năm trên bục giảng để hiểu được đúng, thấm được sâu từng trang truyện, từng nhân vật, từng yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm vào đó một lời nhắn nhủ, một tư tưởng tình cảm mới mẻ, tốt đẹp . là nguồn vui lớn, say mê với đời, với sự nghiệp dạy Văn. Và đối với tôi, việc tích luỹ một vài kinh nghiệm hướng dẫn HS cách làm tốt bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện là điều tôi tâm đắc. Dẫu còn không ít thiếu sót và vụng về trong cách trình bày, diễn đạt nhưng tôi xin gởi trọn niềm tin yêu vào những gì mình đã viết, đã đúc kết được kinh nghiệm ở nơi này. Tôi xin ghi lại những chân thành trong nhiệt tình giảng dạy qua từng trang viết. Rất mong những ý kiến đóng góp, những lời chỉ bảo của bạn bè, của đồng nghiệp và của những ai có duyên nợ với nghề: "d¹y v¨n". TƯ LIỆU THAM KHẢO F& Phương pháp làm bài Nghị luận tác phẩm Văn học 9 của Hoàng Đức ( nxb GD Thành phố Hồ Chí Minh ) Hiểu Văn, dạy Văn của Nguyễn Thanh Hùng ( nxb GD Thành phố Hồ Chí Minh ) Đọc Văn, học Văn của Trần Đình Sử ( nxb GD 2002) Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại của Nguyễn Ngọc Thu ( nxb GD ) Sách Ngữ văn 9 hiện hành ( SGK & SGV ) Tài liệu tham khảo soạn kĩ năng làm văn nghị luận của Vụ GD – TH Tiếp cận và đánh giá tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Văn Long ( nxb GD ) J Së gi¸o dôc - ®µo t¹o vÜnh phóc Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o b×nh xuyªn Trêng trung häc c¬ së trung mü Chuyªn ®Ò gi¶ng d¹y ng÷ v¨n 9 C¸ch lµm bµi nghÞ luËn vÒ t¸c phÈm truyÖn Gi¸o viªn thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ H¬ng N¨m häc: 2008- 2009
Tài liệu đính kèm: