I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bậc tiểu học là một bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh, bồi dưỡng phát huy các tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người. Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với các phân môn Tiếng việt thì phân môn tập làm văn có vị trí rất quan trọng. Trong thực tế, không ít giáo viên và học sinh của chúng ta cho việc học tập làm văn và dạy tập làm văn rất khó so với các môn khác. Chính vì lẽ đó mà học trò không mấy yêu thích môn này. kết quả cuối cùng là học sinh không biết cách lập dàn bài, không biết cách viết văn, nói đúng hơn là bài tập làm văn của học sinh không đạt yêu cầu. Mà muốn giỏi văn thì phải tích luỹ được một vốn văn học đáng kể mà ở lứa tuổi học sinh tiểu học, điều này thật không dễ. Nếu không có “Vốn” thì bài viết trở nên nghèo ý và khô khan, vì thế phải làm sao để học sinh phát huy được tính độc lập, sáng tạo của bản thân. Muốn vậy, học sinh phải có khả năng quan sát tinh tế, giàu trí tưởng tượng, vốn từ ngữ phong phú mà quan tọng là các em được nói, được viết, được nhận xét, đánh giá kết quả. Để có thể có một bài tập làm văn viết tốt, theo tôi nên có một dàn bài phong phú. Qua nhiều năm dạy lớp 5, thấy được tấm quan trọng của phân môn tập làm văn, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích môn tập làm văn như bao bộ môn khác, làm thế nào để học sinh có một bài tập làm văn như yêu cầu đề ra.
I. đặt vấn đề: Bậc tiểu học là một bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh, bồi dưỡng phát huy các tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người. Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với các phân môn Tiếng việt thì phân môn tập làm văn có vị trí rất quan trọng. Trong thực tế, không ít giáo viên và học sinh của chúng ta cho việc học tập làm văn và dạy tập làm văn rất khó so với các môn khác. Chính vì lẽ đó mà học trò không mấy yêu thích môn này. kết quả cuối cùng là học sinh không biết cách lập dàn bài, không biết cách viết văn, nói đúng hơn là bài tập làm văn của học sinh không đạt yêu cầu. Mà muốn giỏi văn thì phải tích luỹ được một vốn văn học đáng kể mà ở lứa tuổi học sinh tiểu học, điều này thật không dễ. Nếu không có “Vốn” thì bài viết trở nên nghèo ý và khô khan, vì thế phải làm sao để học sinh phát huy được tính độc lập, sáng tạo của bản thân. Muốn vậy, học sinh phải có khả năng quan sát tinh tế, giàu trí tưởng tượng, vốn từ ngữ phong phú mà quan tọng là các em được nói, được viết, được nhận xét, đánh giá kết quả. Để có thể có một bài tập làm văn viết tốt, theo tôi nên có một dàn bài phong phú. Qua nhiều năm dạy lớp 5, thấy được tấm quan trọng của phân môn tập làm văn, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích môn tập làm văn như bao bộ môn khác, làm thế nào để học sinh có một bài tập làm văn như yêu cầu đề ra. Với thực tế như đã nêu ở trên, nên vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh đầu năm và kết quả cho thấy lớp tôi chủ nhiệm phần lớn các em chưa biết dùng vốn từ ngữ để diễn đạt câu văn đúng, có trọng tâm. Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém 34 1 em 10 em 14 em 9 em Qua nhiều giờ dạy trên lớp, những lần chấm bài cho học sinh, tôi nhận thấy chất lợng học sinh kém là do những nguyên nhân cơ bản sau: - Phần xác định trọng tâm của đề bài chưa đúng. - Vốn từ ngữ học sinh còn ít. - Việc chọn và sử dụng từ ngữ vào câu văn còn ở mức độ thấp. - Câu văn sai ngữ pháp, diễn đạt ý còn lủng củng, thiếu hình ảnh. - Hiểu biết về thực tế cuộc sống của các em còn ít, các em chưa ham học hỏi. Từ việc nắm chắc các nguyên nhân trên với lương tâm, trách nhiệm của mọt giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm nên tôi muốn thực hiện một số biện pháp giúp học sinh tìm ý lập dàn bài trớc khi làm một bài văn viết. II. Biện pháp thực hiện. 1. Phần thực hành: Theo tôi muốn có một bài văn đạt yêu cầu và hay cần thoả mãn 4 yếu tố sau theo từng cấp độ khác nhau: - Học sinh phải có thói quen xây dựng dàn bài. - Biết lựa chọn, sắp xếp ý. - Học sinh biết diễn đạt có nghệ thuật (tuỳ mức độ học sinh). - Học sinh biết biểu lộ cảm xúc khi viết văn. 2. Bồi dưỡng vốn từ và cảm thụ văn học qua các phân môn Tiếng việt. a. Qua các bài tập đọc. Tôi đã hường dân học sinh cách dùng từ ngữ, hình ảnh, tích luỹ các tư liệu văn học, chọn cái hay cái đẹp của mỗi từ ngữ. Giúp học sinh tìm ra các động từ, tính từ, cách so sánh các từ ngữ trong bài tập đọc. * Ví dụ: Dạy bài tập đọc: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, tôi yêu vcầu học sinh tìm và phát hiện các từ ngữ tả màu vàng khác nhau của cảnh, vật: (vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt..) học sinh tự phát hiện các từ đó gợi cho em cảm giác gì? Dạy một bài tập đọc, tôi đặt yêu cầu cao hơn cho học sinh khá giỏi, gợi những nội dung cho học sinh suy nghĩ: + Khai thác đánh giá tâm trạng nhân vật. + Phát hiện bố cục bài văn. + Tìm hiểu ý nghĩa bài văn (chủ đề, tác dụng giáo dục). + Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc bài văn. Từ các nội dung đó, tôi đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Quá trình suy nghĩ và trả lời giúp các em cảm thụ sâu sắc bài văn. b. Trong các tiết luyện từ và câu: tôi luôn quan tâm chú ý làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. * Ví dụ: Tìm các từ đồng nghĩa: + Chỉ màu xanh: (xanh biếc, xnah tươi, xanh thẳm, xanh lơ, xanh da trời..). + Chỉ màu đỏ: (đỏ chót, đỏ ối, đỏ bừng....). Ngoài ra tôi còn giúp học sinh so sánh 2 đoạn văn. Tại sao đoạn văn này hay hơn đoạn văn kia? Những từ ngữ, hình ảnh nào làm cho bài văn sinh động? Với những bài như vậy, học sinh có thêm vốn từ, thuận lợi hơn khi viết văn. c. Trong các tiết quan sát tìm ý, sắp xếp ý của phân môn tập làm văn, phần lớn học sinh chưa có thói quen quan sát toàn diện nên cần có sự hướng dẫn của giáo viên. * Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát một bài văn tả cảnh, giúp học sinh phát hiện những nét đặc sắc của bầu trời, nhà cửa, cây cối và quan sát cảnh bằng nhiều giác quan, phải biết sàng lọc, chọn cái tiêu biểu, tinh tế... chọn màu sắc đẹp, đường nét đẹp, âm thanh hay, hình ảnh gợi tả, gợi cảm. 2. Xây dựng dàn bài. Để có một bài văn viết tốt, nội dung diễn đạt từ ngữ chính xác, câu văn, ý văn rõ ràng, rành mạch, đúng trọng tâm của đề bài, tôi đã giúp học sinh chuẩn bị dàn bài từ cách hướng dẫn cụ thể của giáo viên, học sinh sử dụng vốn từ ngữ hiểu biết về thế giới, con người, góp phần làm giàu vốn từ, diễn ý thành lời văn gây hấp dẫn người đọc, người nghe. Trong tiết lập dàn ý giáo viên cần trân trọng mọi ý kiến của tất cả đối tượng học sinh. Giáo viên chỉ việc hệ thống những ý kiến các em đóng góp. Sau đó cho các em lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự hợp lý. * Ví dụ: tả cô giáo của em. - Học sinh có quyền nêu ý của mình phát hiện được. + Tả hình dáng: tả áo quần, vóc dáng, mái tóc, khuôn mặt, hàm răng... + Tả tính tình: Cô hiền, tận tuỵ, yêu thương tất cả học sinh.... Sau đó cho các học sinh khá nhận xét về sự sắp xếp ý kiến trong từng phần. Đối với loại bài nào cũng vậy, tôi luôn hướng dân cho các em cách nhận xét bố cục (sắp xếp ý) trong từng đoạn; cả bài làm của bạn ( không chỉ trong giờ tập làm văn lập dàn ý mà cả trong giờ văn trả bài. Nên cho các em dần có thói quen sắp xếp ý theo một trật tự các em đã chọn). 3, Diễn đạt có nghệ thuật. Muốn diễn đạt có nghệ thuật trước hết phải hướng dẫn học sinh diễn đạt trôi chảy, đúng ngữ pháp, rõ ý. Trong quá trình hướng dẫn học sinh diễn đạt, tôi chú ý sửa chữa cho học sinh, dù là lỗi nhỏ nhất như cách sử dụng từ, cách nói gọn, rõ, cách viết câu. Tôi luôn khuyến khích, gợi ý để học sinh phát hiện được những câu văn hay, cách dùng từ gợi tả, khả năng sử dụng các biện pháp tu từ của tác giả như: So sánh, nhân hoá.... từ đó học sinh có thể học theo và biết lựa chọn cho mình cách diên đạt phù hợp nhất mà khả năng các em có thể. Để học sinh có thể diễn đạt dàn ý của mình có nghệ thuật, bản thân tôi luôn trân trọng khả năng của các em. Tuyên dương kịp thời những câu văn hay, những từ dùng gợi tả, gợi cảm. 4. Luyện mở bài và kết luận. * Điều khẳng định: Mỗi em có một mở bài khác nhau. - Có em mở bài trực tiếp, chỉ cần một câu là vào đề được ngay, sát yêu cầu đề ra. - Củng có mở bài bằng cả một đoạn văn dài (giáo viên cần hướng dẫn học sinh bám sát yêu cầu đề ra). - Mặc dù mở bài của học sinh bằng cách nào giáo viên vẫn trân trọng tất cả. Giáo viên không áp đặt, không bắt buộc, không góp ý theo khuôn mẫu cứng nhắc. * Ví dụ: Tả cô giáo em. + Có em viết: “Người em rất mực kính trọng như mẹ mình đó chính là cô giáo Hoàng Oanh đang chủ nhiệm lớp em” (rất gọn và đủ ý). + Có em lại viết: “Một năm học nữa lại đến, tôi đã lớn khôn về nhiều mặt. Ngoài sự nuôi dạy của bố mẹ ở nhà, tôi còn được một người hết lòng thương yêu dạy bảo, chăm sóc uốn nắn hàng ngày đó là cô giáo Hoàng Oanh đáng kính”. + Cũng có em viết không kém phần xúc động: “một mùa thu nữa lại về, bầu trời thu cao xanh vời vợi, gió thu se lạnh. Trong ánh nắng của mùa thu, em thấy cô hiện diện như ngày nào. Nhưng cô ơi, từ nay dù chúng em không cònđược học cô nữa, không được cô yêu chiều dạy bảo.... nhưng chúng em vẫn nhớ mãi về cô.....”. Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt mở bài bằng nhiều cách nên các em đã có những dàn ý chi tiết tốt, những bài văn hay, xúc động có nghệ thuật. * Kết luận của bài có thể bằng nhiều cách nhưng phải xuất phát từ nội dung, phải biết chọn cách hay nhất. + Có em viết: “Cô giáo tôi như vậy đấy!” +Em khác lại viết: “Hình ảnh việc làm của cô sẽ mãi mãi không phai mờ trong tâm trí mỗi chúng em”. 5. Tập diễn đạt câu văn trong lập dàn ý. Tôi thường xuyên quan ơtâm gợi ý cho học sinh nội dung này bằng những câu hỏi ngắn, dễ hiểu, dễ nhớ. Hướng cho các em biết cách chọn lựa, cách diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh, biết cách sử dụng các biện pháp tu từ như: So sánh, nhân hoá khi lập dàn ý trước khi viết văn. * Ví dụ: Khi tả người “ Tả cô giáo”. + Mái tóc dài buông thả như dòng suối. + Hàm răng trắng đều như những hạt ngô non. + Nước da trắng hồng như trứng gà bóc. + Cô giáo lớp tôi chẳng khác nào cô Tấm trong chuyện cổ tích. + Giọng cô đầm ấm, dịu dàng như lời ru của mẹ. 6. Bộc lộ cảm xúc của bản thân. Khi lập dàn ý tôi luôn hướng dẫn học sinh bộc lộ cảm xúc không chỉ ở riêng phần nào mà cần phải thể hiện trong từng câu, từng đoạn của bài. *Ví dụ:+ Sống với bà em thấy như thế nào? Em muốn làm gì để cho bà đỡ vất vả? + Được bà chăm sóc hàng ngày em nghĩ gì? - Học sinh: Tình cảm của bà dành cho em như chắp thêm đôi cách ước mơ, vững bước vào đời. 7. Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết một bài cụ thể. * Đề bài: tả hình dáng, tính tình của em bé đang tuổi tập nói, tập đi 1.Mở bài: * Giới thiệu em bé được tả: tên gì? trai hay gái? có quan hệ gì với em? Cu Tí là một em ruột của tôi. Hôm nay là một buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em bé đi được ba bốn bước. 2.Thân bài: a. Tả hình dáng của em bé * Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật + Bé được 9 tháng tuổi, miệng toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dể thương. * Những đặc điểm về hình dáng: (thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc, đôi má, môi, miệng, răng, chân tay..) + Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín. +Đôi mắt to tròn long lanh. + Mái tóc ngắn củn cỡn... + Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son. + Cằm có ngấn, biểu hiện cho sự mập mạp, cứng cõi của bé. + Hai tay luôn hoạt động... Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương. * Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà + Thích mặc áo quần thể thao.... + Thích đi giày vải. b. Tình tình ngây thở của bé. - Tập đi, tập nói - Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon... - Bé bi bô suốt cả ngày, thích bập bẹ những tiếng ba, mẹ, bà... * Sinh hoạt của bé -Khoẻ mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe meh hát, thích chơi ô tiô, tàu hoả. 3. Kết bài. * Cảm nghĩ của em về người tả - Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát cho bé và mong bé chóng lớn. Trong quá trình hướng dẫn làm dàn bài, tôi luôn lưu ý cho học sinh tả rõ hình dáng, hoạt động của em bé, từ đó đem đến cho các em những cảm xúc, những ấn tượng tốt đẹp của mình về em bé định tả. Mỗi đề bài, mỗi thể loại đều có cái hay, cái trọng tâm tư tưởng giáo dục của nó. Muốn vậy, học sinh phải biết tự tìm ý, lập dàn bài, đừng quá phụ thuộc vào quá trình phân tích hướng dẫn của cô giáo. III Kết quả: Mặc dù với kinh nghiệm ít ỏi của mình nhưng bản thân tôi đã cố gắng nắm bắt từng đối tượng, từng khía cạnh khiếm khuyết của học sinh để kèm cặp, giúp đỡ các em. Chất lượng của các em tiến bộ rõ trong các tiết lập dàn ý cũng như bài tập làm văn viết. Rất nhiều em học sinh diễn đạt trôi chảy, mạch lạc bài theo từng phần yêu cầu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhiều em trong lớp đã làm bài rất tốt, điều đáng mừng là các em đã thích học phân môn tập làm văn. Nhiều em có ý thức vươn lên trong bài viết. Trong các kỳ thi chất lượng, kiểm tra định kỳ, học sinh lớp tôi đạt kết quả từ trung bình trở lên. Kết qủa vượt bậc rõ rệt. Theo khảo sát chất lượng giữa kỳ II. * Loại giỏi; 8 em * Loại khá: 7 em * Loại trung bình: 9 em Có những học sinh viết văn hay, giàu hình ảnh. Tiêu biểu là em: Kiều Trinh, Thuỳ Linh, Tuyết Trâm, Xuân Hoàng, Hồng Vương, Văn Đức, Thuỷ Tiên, Trần Thảo... IV. Kết luận: Nếu giáo viên biết kết hợp hài hoà giữa hướng dẫn lý thuyết với thực hành, giữa xây dựng nội dung với cách diến đạt và bộc lộ cảm xúc. Phải khai thác triệt để khi lập dàn ý, trong giờ trả bài thì chắc chắn học sinh sẽ viết được một bài văn như yêu cầu của chương trình đề ra. V. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình dạy phân môn tập làm văn, bản thân tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm sau một thời gian thực hiện: * Giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. * Phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của học sinh để có biện pháp giải quyết. * Phải kiên trì, công phu và thường xuyên khuyến khích động viên học sinh trong quá trình học tập. Tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình làm bài. * Rèn các em trong lời ăn, tiếng nói phải điên đạt trôi chảy, mạch lạt. * Trong khi học sinh lập dàn ý giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Lấy mặt mạnh, ưu điểm của học sinh khuyến khích các em thảo luận rút ra trọng tâm của đề bài. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong vấn đề giảng dạy và bồi dưỡng cho học sinh cách lập dàn ý một bài tập làm văn. Qua kết quả thì thấy việc học làm văn của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Trong quá trình trình bày sáng kiến kinh nghiệm không sao tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đồng chí giúp đỡ, góp ý, bổ sung để cho kinh nghiệm này được đầy đủ và phong phú hơn, vận dụng vào thực tế dạy học nhiều hơn và mong muốn mang lại hiệu quả cao hơn.
Tài liệu đính kèm: