Tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 môn Văn (Phần 3)

Tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 môn Văn (Phần 3)

SANG THU

(Hữu Thỉnh)

I - GỢI Ý

1. Tác giả:

Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam (1976).

Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học. Đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng, chỉ thực sự được đi học từ sau hòa bình lập lại (1954). Tốt nghiệp phổ thông (1963), sau đó vào bộ đội Tăng - Thiết giáp và nhiều năm tham gia chiến đấu tại các chiến trường Đường 9 - Nam Lào (1970 - 1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau 1975, học Đại học Văn hóa (Trường viết Văn Nguyễn Du khóa I). Từ 1982: Cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, chuyển ngành ra Hội Nhà Văn Việt Nam, làm Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ. Đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà Văn các khóa 3, 4, 5, ủy viên Ban thư ký khóa 3. Hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam.

- "Trước khi là nhà thơ, Hữu Thỉnh đã là một người lính, sống thật sự cuộc sống của mình giữa lòng cuộc chiến đấu của dân tộc. Hình tượng người lính và hiện thực lớn lao, sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho các tập thơ của Hữu Thỉnh. Ngay ở tập thơ Âm vang chiến hào, Hữu Thỉnh đã có một giọng điệu riêng chân thật trong cảm xúc, tinh tế và có nhiều tìm tòi trong cách biểu hiện. Sức bề của đất, Trên một chiếc xe tăng và Chuyến đò đêm giáp ranh là những bài thơ được nhiều người biết tiếng. Một trong những đặc điểm điểm đưa đến sự thành công trong thơ Hữu Thỉnh là sự vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt, những câu tục ngữ, ca dao dân gian. Nét đặc trưng này cũng là một điểm mạnh và là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ Hữu Thỉnh làm nên nét đặc sắc cho thơ ông Trương ca Đường tới thành phố ra đời đã thực sự đánh dấu một giai đoạn trưởng thành của thơ Hữu Thỉnh. Hiện thực của mỗi thời chiến trận đã được thể hiện với một qui mô và chiều dày hơn hẳn những tác phẩm ở các giai đoạn trước. Bằng những hình tượng tiêu biểu đầy cảm xúc, chặng đường dẫn đến chiến thắng của dân tộc được miêu tả và lí giải hợp lí, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, trong đó có khá nhiều những câu thơ tài hoa xúc động. Trường ca Biển viết về đảo Trường Sa là một cuộc đối thoại khôn cùng giữa con người và biển cả. Nhiều suy nghĩ và chiếm nghiệm sâu sắc về cuộc đời đã được thể hiện trong đó. Trước đây những câu thơ hay của Hữu Thỉnh thiên về cảm. Bây giờ câu thơ của ông đậm màu triết luận, có sức nặng của ông đậm màu triết luận, có sức nặng của suy ngẫm và chiêm nghiệm. Chất lượng thơ Hữu Thỉnh thể hiện một quá trình phấn đấu không ngừng. Tập Thư mùa đông là một nỗ lực tự vượt lên mình của ông" (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Sđd).

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 451Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 môn Văn (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC PHẨM CHUYÊN THI VÀO LỚP 10
SANG THU
(Hữu Thỉnh)
I - GỢI Ý
1. Tác giả:
Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam (1976).
Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học. Đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng, chỉ thực sự được đi học từ sau hòa bình lập lại (1954). Tốt nghiệp phổ thông (1963), sau đó vào bộ đội Tăng - Thiết giáp và nhiều năm tham gia chiến đấu tại các chiến trường Đường 9 - Nam Lào (1970 - 1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau 1975, học Đại học Văn hóa (Trường viết Văn Nguyễn Du khóa I). Từ 1982: Cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, chuyển ngành ra Hội Nhà Văn Việt Nam, làm Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ. Đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà Văn các khóa 3, 4, 5, ủy viên Ban thư ký khóa 3. Hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam.
- "Trước khi là nhà thơ, Hữu Thỉnh đã là một người lính, sống thật sự cuộc sống của mình giữa lòng cuộc chiến đấu của dân tộc. Hình tượng người lính và hiện thực lớn lao, sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho các tập thơ của Hữu Thỉnh. Ngay ở tập thơ Âm vang chiến hào, Hữu Thỉnh đã có một giọng điệu riêng chân thật trong cảm xúc, tinh tế và có nhiều tìm tòi trong cách biểu hiện. Sức bề của đất, Trên một chiếc xe tăng và Chuyến đò đêm giáp ranh là những bài thơ được nhiều người biết tiếng. Một trong những đặc điểm điểm đưa đến sự thành công trong thơ Hữu Thỉnh là sự vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt, những câu tục ngữ, ca dao dân gian. Nét đặc trưng này cũng là một điểm mạnh và là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ Hữu Thỉnh làm nên nét đặc sắc cho thơ ông Trương ca Đường tới thành phố ra đời đã thực sự đánh dấu một giai đoạn trưởng thành của thơ Hữu Thỉnh. Hiện thực của mỗi thời chiến trận đã được thể hiện với một qui mô và chiều dày hơn hẳn những tác phẩm ở các giai đoạn trước. Bằng những hình tượng tiêu biểu đầy cảm xúc, chặng đường dẫn đến chiến thắng của dân tộc được miêu tả và lí giải hợp lí, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, trong đó có khá nhiều những câu thơ tài hoa xúc động. Trường ca Biển viết về đảo Trường Sa là một cuộc đối thoại khôn cùng giữa con người và biển cả. Nhiều suy nghĩ và chiếm nghiệm sâu sắc về cuộc đời đã được thể hiện trong đó. Trước đây những câu thơ hay của Hữu Thỉnh thiên về cảm. Bây giờ câu thơ của ông đậm màu triết luận, có sức nặng của ông đậm màu triết luận, có sức nặng của suy ngẫm và chiêm nghiệm. Chất lượng thơ Hữu Thỉnh thể hiện một quá trình phấn đấu không ngừng. Tập Thư mùa đông là một nỗ lực tự vượt lên mình của ông" (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Sđd).
2. Tác phẩm:
- Hữu Thỉnh chủ yếu làm thơ. Các tác phẩm chính đã xuất bản: Âm vang chiến hào (in chung); Đường tới thành phố (trường ca); Từ chiến hào tới thành phố (trường ca - thơ ngắn); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung); Thư mùa Đông, Trường ca Biển. Ngoài ra còn viết nhiều bút ký văn học, viết báo.
Các giải thưởng chính thức: Giải 3 cuộc thì báo Văn nghệ 1973, Giải A cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1975 - 1976), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980, Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1995, Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng 1994, Giải nhất Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn 1991, Giải thưởng Asean 1998.
Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.
- Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977, thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biến thái của thiên nhiên từ hạ sang thu.
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Không phải Thu mà là Sang thu. Thi nhân muôn đời yêu mến mùa thu, cũng không hiếm trường hợp say sưa trước những đổi thay của tạo vật khi đất trời giao chuyển. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang. Nhưng sẽ chẳng có mấy ý nghĩa khi xúc cảm ấy chẳng mang nét duyên riêng. Người ta từng nói về Hữu Thỉnh với chất dân gian trong thơ. Quả vậy, ở đây, sự độc đáo bắt đầu bằng "hương thu":
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Không phải lá ngô đồng, không phải hương cốm mới, không phải hoa cau rụng, mùa thu bất chợt hiện diện với hương ổi chín thơm lựng trong gió hanh se. Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió. Từ chùng chình gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Sao lại là hình như chứ không phải là chắc chắn? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Cảm xúc ấy tiếp tục lan toả, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sự vận động của mùa được cụ thể hoá bằng những sắc thái đổi thay của tạo vật. Đó là vẻ "dềnh dàng" của dòng sông, cái "bắt đầu vội vã" của cánh chim và, thật đặc biệt, đám mây mang trên mình cả hai mùa. Tất cả đang hoà trong khúc biến tấu giao mùa. Có cái gì đang mơ hồ xâm chiếm, đang thay thế, đang mờ đi, nhạt ra, đang trôi. Không có gì hiện ra thật sắc nét, không có gam màu tương phản nào, ngay cả ở hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa khác biệt. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ, cũng không phải vẻ đẹp của mùa thu, mà là vẻ đẹp của chính sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên để lắng nghe và dự cảm:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận bắt đầu từ hương ổi phả trong gió se chùng chình qua ngõ, cái "hình như" của lòng người, vẻ dềnh dàng của sông, vội vã của chim,... và đến đây là nắng, là mưa, là sấm, hàng cây. Chưa hết hẳn cái nắng của mùa hè nhưng những cơn mưa đã không còn ào ạt. Hai chữ "bao nhiêu" nghe như say mê, như luyến tiếc. Nắng lắm thì mưa nhiều. Đó là đặc điểm của mùa hè. Nhưng nắng vẫn còn mà mưa thì đã vơi dần. Vơi dần thì không chỉ là ít mưa đi mà còn là mưa ít nước đi. Đây cũng là dấu hiệu của sự chuyển mùa. Rồi đây, nắng sẽ hanh hao, mưa sẽ trở nên hoạ hoằn. Khi ấy mới thực sự là thu. Tưởng chừng chỉ là những câu thơ tả cảnh mà thực ra là kín đáo bộc lộ xúc cảm giao mùa, những rung động ngọt ngào của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên.
Bài thơ khép lại với hình ảnh sấm và hàng cây vừa có tính tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm. Cuối hạ - đầu thu, khi đã không còn những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã qua bao cuộc chuyển mùa? Không biết chính xác là bao nhưng chắc cũng đủ để điềm nhiên trước những biến động. Tựa như con người lịch lãm, từng trải có thể bình tâm, đạt được trạng thái ôn tồn trước những vang chấn của ngoại cảnh.
Với hình ảnh thơ tự nhiên, không chau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa. Qua đó bộc lộ một tình cảm yêu mến thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc.
NÓI VỚI CON
(Y Phương)
I - GỢI Ý
1. Tác giả:
- Nhà thơ Y Phương có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, tại quê gốc: xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, hiện ở Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1988).
Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng. Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du. 
- "Trong số các tác giả thơ xuất hiện từ sau 1975 đến nay, Y Phương là một nhà thơ có bản sắc tương đối rõ, một giong điệu đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam nói chung và trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Thơ Y Phương là tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi (Tiếng hát tháng Giêng), là sự thức tỉnh ý thức và tinh thần dân tộc (Lời chúc), lặ khẳng định sức sống mãnh mẽ của dân tộc mình (Đàn then). Thơ Y Phương lúc nào cũng toát ra tình yêu và lòng nhân ái. Thắm thiết và mạnh mẽ hơn cả trong thơ Y Phương là tình yêu quê hương, làng bản. Bản sắc dân tộc trong thơ Y Phương thể hiện rõ nét nhất trong một loạt bài thơ viết về tình quê hương: Tên làng, Nói với con, Người khai sinh bài ca, Bài ca thứ 9, Sông Hiến đang yêu... Yêu quê hương tức là yêu dân tộc mình, tự hào và gắn bó với dân tộc mình, đó cũng là một cảm hứng lớn trong thơ của Y Phương. Điều quan trọng hơn là từ tình cảm của mình. Y Phương đã khái quát được số phận của cả một dân tộc. Nét độc đáo của Y Phương còn được bộc lộ rõ ở một số bài thơ viết về tình yêu. ở đó, ông đã thể hiện tâm hồn của một người miền núi chân thật, mạnh mẽ và trong sáng với cách tư duy sống động bằng hình ảnh của người dân tộc. Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, một phong cách mới (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Sđd).
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm đã xuất bản: Người hoa núi (kịch bản sân khấu, 1982); Tiếng hát tháng giêng (thơ, 1986); Lửa hồng một góc (thơ, in chung, 1987); Lời chúc (thơ, 1991); Đàn then (thơ, 1996).
Nhà thơ đã được nhận: Giải A, cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giải thưởng loại A giải thưởng văn học 1987 của Hội Nhà văn Việt Nam Giải A, giải thưởng (Hội đồng văn học dân tộc) Hội Nhà văn Việt Nam 1992.
- Về hoàn cảnh ra đời bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương cho biết:
Những năm cuối bảy mươi đầu tám mươi của thế kỷ hai mươi, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng, vô cùng khó khăn thiếu thốn. Bởi vì đất nước ta vừa ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài và cực kì gian khổ. Hiện thực xã hội ấy đã tác động sâu sắc đến đời sống con người. Đại bộ phận nhân dân ta vẫn kiên trì khắc phục và tìm mọi cách để vượt qua để duy trì đời sống. Họ vẫn tồn tại và không ngừng sinh trưởng là không phải nhờ vào phép màu của lực lượng siêu nhiên nào mà chỉ dựa vào sức mạnh tinh thần của truyền thống văn hóa từ ngàn đời mà ông cha để lại.
Cuối năm 1975, tôi cũng mới từ mặt trận trở về, sau 8 năm đánh giặc xa nhà nay trở về lấy vợ sinh con trong bối cảnh túng thiếu bần hàn chung của toàn xã hội. Nhìn các con cầm bát cơm ăn không thịt cá mà lòng xót đau khôn tả. Bởi chúng tôi cũng như nhiều gia đình cán bộ khác chỉ sống bằng đồng lương quá ít ỏi. Hàng hóa khan hiếm, giá cả leo thang từng ngày đến chóng mặt. Bên cạnh cái tốt của những người làm ăn lương thiện, không ít những con người bị tha hóa biến chất. Họ buôn gian bán lận, lợi dụng kẽ hở của nhà nước móc nối làm ăn phi pháp. ở miền Nam, một bộ phận nhỏ công chức dưới thời ngụy quyền Sài Gòn không chịu được đã tìm mọi cách để vượt biên trốn ra nước ngoài.
Từ hiện thực khó khăn ngày ấy, tôi làm bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời là để nhắc nhở con cái sau này. 
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Ngợi ca tình quê hương, gia đình không phải là một đề tài mới. Xét về mặt đề tài, bài thơ Nói với con của Y Phương cũng vậy. Tuy nhiên, bài thơ có một sức sống riêng. Sức sống ấy có được là nhờ cách diễn đạt tình cảm độc đáo mang đậm bản sắc của người dân tộc miền núi. Đúng như nhận định:
"Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, một âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo"(1) Nguyễn Đăng Mạnh - Bùi Duy Tân - Nguyễn Như Ý: Từ điển tác gia tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường, sđd).
.
Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui, tình quê hương tha thiết, sâu nặng, ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi bằng "ngôn ngữ thổ cẩm" như thế.
Có thể hình dung bố cục bài thơ thành hai phần. Tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, yên vui được tác giả thể hiện trong mười một câu thơ đầu. Tình quê hương tha thiết, sâu nặng, truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi được tác giả thể hiện trong mười bảy câu thơ tiếp sau. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng nói tiếng cười:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Một mái nhà có cha và mẹ, con lớn lên trong tình thương yêu. Hơn thế nữa, con sinh ra, lớn lên trong tình yêu, trong vẻ đẹp của "người đồng mình":
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Tác giả đã vận dụng lối diễn đạt của chính người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Bằng cách diễn đạt như vậy, tác giả đã sáng tạo những hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi: Đan lờ cài nan hoa - Vách nhà ken câu hát - Rừng cho hoa; và về truyền thống nghĩa tình, gắn bó, sẻ chia: Con đường cho những tấm lòng. Người cha muốn con mình thấy được vẻ nên thơ của "người đồng mình" để mà "yêu". Cách diễn đạt độc đáo ấy còn được thể hiện ở những hình ảnh đặc sắc trong những câu thơ tiếp theo:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Từ những câu bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương ở phần thứ nhất, sang phần thứ hai của bài thơ, tác giả mượn lời người cha nói với con về sức mạnh truyền thống, lòng thuỷ chung với quê hương. Lấy cái "cao", "xa" của trời đất làm chiều kích của nỗi buồn và chí hướng. Đó là tầm vóc của núi cao, rừng thẳm, của những Đam San, Xinh Nhã. Người cha nói cho con cũng là nhắn nhủ, khuyên răn con mình biết trân trọng nơi mình sinh thành (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh - Sống trong thung không chê thung nghèo đói), sống hồn nhiên, cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh - Không lo cực nhọc). Con hãy nhớ lấy những điều ấy, để mà "thương". Và cũng là để sống cho xứng đáng. Bởi vì, "người đồng mình" tuy mộc mạc, thô sơ nhưng không nhỏ bé. ở đây, ta lại bắt gặp lối nói độc đáo của người dân tộc miền núi, trong câu: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. Có thể thấy ở câu thơ này có hai lớp ý nghĩa: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ. "Đục đá kê cao" là hoạt động có thực, thường thấy ở vùng miền núi. Quê hương vốn là một khái niệm trừu tượng, chỉ một nơi chốn sinh thành của một con người nào đó, gia đình nào đó. Nói "tự đục đá kê cao quê hương" là muốn khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn nguồn cội.
Lần thứ nhất người cha nói đến "Người đồng mình thô sơ da thịt" để nói cho con về sức sống mạnh mẽ của quê hương, sức mạnh truyền thống của quê hương; lần thứ hai, người cha nhắc lại như để con khắc cốt ghi xương rằng: quê hương mình tuy mộc mạc, chân chất, người đồng mình tuy thô sơ da thịt nhưng sống cao đẹp, nên trên đường đời con phải làm những điều lớn lao, con phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng là "người đồng mình". Người cha đã truyền cho con mình vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương.
Thể thơ tự do, với số câu chữ không theo khuôn định phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. Nhịp điệu lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,... tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền thấm sang con. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hình ảnh mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động, quyến rũ. 
Y Phương thấu hiểu và bởi vậy lột tả được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân tộc miền núi. Cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ vậy!

Tài liệu đính kèm:

  • doctac_pham_chuyen_thi_vao_lop_10_mon_van_phan_3.doc