Tài liệu Ngữ văn địa phương trung học cơ sở năm 2007

Tài liệu Ngữ văn địa phương trung học cơ sở năm 2007

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS nắm được các lỗi chính tả phổ biến về phụ âm đầu ( không có quy tắc viết) ở địa phương Yên Bái để không mắc lỗi: tr/ ch; s/x; l/n; r/d/gi; l/đ; k/kh; r/s; đ/ d.

 - Nắm được nguyên nhân mắc các lỗi chính tả đó.

2. Kĩ năng:

 - Rèn cho HS kĩ năng phát âm đúng các cặp phụ âm đầu ở trên.

 - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng các cặp phụ âm đầu đó.

3. Thái độ:

 - HS có ý thức viết đúng chính tả các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.

 - Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua việc viết đúng chính tả.

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:

1. Đây là chương trình rèn luyện chính tả theo những lỗi chính tả ở địa phương. Qua điều tra khảo sát thực trạng các lỗi chính tả ở Yên Bái, thấy rằng học sinh Yên Bái mắc các lỗi chính tả phổ biến về các cặp phụ âm đầu mà học sinh khu vực Bắc Bộ thường mắc: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi.

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ngữ văn địa phương trung học cơ sở năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Yên Bái
Nguyễn Hiền Lương chủ biên và biên soạn phần Văn, Tập làm văn
Đỗ Thị Ngọc Trâm biên soạn phần Tiếng Việt
 _______________________________________
tài liệu ngữ văn địa phương
trung học cơ sở
Dùng cho giáo viên ngữ văn THCS tỉnh yên bái
Yên Bái tháng 12 - 2007
Mục lục
TT
nội dung 
thời gian
trang
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
- lời nói dầu
- Nội dung dạy học
Lớp 6
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn( không có quy tắc viết) 
- Văn - Tập làm văn : Sinh hoạt văn hoá dân gian Yên Bái 
- Văn- Tập làm văn : Di tích, danh thắng Yên Bá 
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các phụ âm đầu( có quy tắc viết) 
- Văn - Tập làm văn: Tổng hợp kết quả sưu tầm văn hoá dân gian Yên Bái. Tổng kết văn hoá dân gian Yên Bái. 
- Văn - Tập làm văn : Truyện cổ dân gian Yên Bái 
Lớp 7
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các vần có các nguyên âm dễ mắc lỗi. 
- Văn- Tập làm văn: Ca dao- dân ca Yên Bái 
- Văn - Tập làm văn: Thành ngữ, tục ngữ Yên Bái 
- Văn - Tập làm văn: Tổng hợp kết quả sưu tầm văn học dân gian Yên Bái. Tổng kết văn học dân gian Yên Bái. 
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các dấu thanh và vần có các nguyên âm dễ lẫn. - Văn- Tập làm văn: Luyện tập viết bài văn biểu cảm về văn học dân gian Yên Bái. 
Lớp 8
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các vần khó, có các nguyên âm, phụ âm cuối và bán nguyên âm cuối dễ lẫn. 
- Văn học: Văn học viết Yên Bái trước 1975. Tác phẩm " Đại Đồng phong cảnh phú" ( Nguyễn Hãng), Nhà văn Hoàng Hạc. 
- Tập làm văn: Luyện tập viết văn bản thuyết minh về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam- thắng cảnh Yên Bái 
- Văn - Tập làm văn: Tìm hiểu những vấn đề nhật dụng ở địa phương. Luyện tập viết thành văn bản về một trong những vấn đề đó. 
- Tiếng Việt: Tìm hiểu quy tắc viết hoa trong tiếng Việt và chữa lỗi viết hoa cho học sinh Yên Bái. 
Lớp 9
- Văn học:Văn học viết Yên Bái từ 1975 đến nay.Truyện " Kỉ vật cuối cùng" của Hà Lâm Kì, Bài thơ " Đêm Mường Lò" của Vũ Quý 
- Tiếng Việt: Sưu tầm, tìm hiểu một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích và các từ xưng hô, cách xưng hô đang được sử dụng ở Yên Bái. 
- Tập làm văn: Luyện tập viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương. 
- Tiếng Việt- Từ ngữ địa phương: Sưu tầm, tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất...đang được sử dụng ở Yên Bái. 
- Tập làm văn: Trả bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương. Tổng kết về văn học viết Yên Bái. 
- ôn tập, tổng kết
- phụ lục
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
2 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
2 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
3
 5
9
14
16
18
20
27
30
33
36
38
40
43
46
51
54
56
60
82
86
88
90
96
 98
Bài 1 – 1 tiết - lớp 6
Tiếng Việt
Rèn luyện chính tả
tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các cặp
 phụ âm đầu dễ lẫn( không có quy tắc viết )
I.mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- HS nắm được các lỗi chính tả phổ biến về phụ âm đầu ( không có quy tắc viết) ở địa phương Yên Bái để không mắc lỗi: tr/ ch; s/x; l/n; r/d/gi; l/đ; k/kh; r/s; đ/ d.
	- Nắm được nguyên nhân mắc các lỗi chính tả đó.
2. Kĩ năng:
	- Rèn cho HS kĩ năng phát âm đúng các cặp phụ âm đầu ở trên.
	- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng các cặp phụ âm đầu đó.
3. Thái độ:
	- HS có ý thức viết đúng chính tả các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.
	- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua việc viết đúng chính tả.
II. Những điều cần lưu ý:
1. Đây là chương trình rèn luyện chính tả theo những lỗi chính tả ở địa phương. Qua điều tra khảo sát thực trạng các lỗi chính tả ở Yên Bái, thấy rằng học sinh Yên Bái mắc các lỗi chính tả phổ biến về các cặp phụ âm đầu mà học sinh khu vực Bắc Bộ thường mắc: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi...
	Bên cạnh đó HS người dân tộc thiểu số ở vùng cao còn nhầm lẫn các cặp phụ âm đầu : l/đ; k / kh; r/s; đ/d; v/b; v/m..Ví dụ: “tiểu liên” các em đọc và viết thành “ tiểu điên”; “ kéo co” các em đọc và viết thành “ khéo co”; “ rung rinh” các em đọc và viết thành “ sung sinh”; “ đủng đỉnh” các em đọc và viết thành “ dủng dỉnh”.....
	 Sở dĩ các em mắc phải những lỗi chính tả này là do phát âm không chuẩn. Muốn khắc phục được các lỗi đó trước hết các em phải phát âm đúng, phân biệt được sự khác nhau giữa các cặp phụ âm đầu dễ lẫn ấy. Có đọc đúng thì mới viết đúng.
2. ở tiết học này cho các em luyện đọc đúng và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ lẫn (không có quy tắc viết).
	Đối với HS người Kinh mắc nhiều lỗi chính tả về các cặp phụ âm đầu: tr/ch; s/x;l/n; r/d/gi chúng ta tập trung vào rèn luyện các cặp phụ âm ấy.
	Đối với HS người dân tộc thiểu số ở vùng cao ngoài các cặp phụ âm đầu dễ lẫn trên, các em còn mắc thêm một số lỗi chính tả ở các cặp phụ âm đầu khác, đặc biệt là các cặp phụ âm: l/đ; k/kh; r/s; đ/d. Do đó việc rèn luyện sẽ gặp khó khăn hơn.
3. Tài liệu học sinh đã gợi ý một số nội dung và hình thức luyện tập dành cho cả hai đối tượng HS. Vì viết cho cả hai đối tượng nên việc lựa chọn nội dung và hình thức luyện tập trong quá trình dạy học sẽ rất linh hoạt.
	Đối với giáo viên dạy ở vùng có HS người Kinh có thể tổ chức cho các em luyện tập các cặp phụ âm đầu : tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi. Nếu HS trong lớp cũng mắc lỗi về các cặp phụ âm : l/đ; k/kh; r/s; đ/d thì GV có thể lựa chọn để rèn luyện thêm.
	Đối với GV vùng có HS người dân tộc thiểu số có thể lựa chọn những cặp phụ âm đầu mà HS của mình thường mắc lỗi nhiều để luyện tập ( cả phần dành cho HS người Kinh và dành cho HS người dân tộc thiểu số). Bởi vì HS dân tộc thiểu số cũng mắc các lỗi chính tả ở các cặp phụ âm: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi.
	Trong tài liệu HS chúng tôi phân ra nội dung luyện đọc và luyện tập dành cho hai đối tượng HS người Kinh và người dân tộc thiểu số. Trong quá trình lựa chọn nội dung GV phải hết sức linh hoạt vì trong một lớp có có thể có cả hai đối tượng HS ấy.
	Phần viết chính tả là phần chung cho cả hai đối tượng. Phần lập sổ tay chính tả GV cũng phải linh hoạt lựa chọn để hướng dẫn HS thực hiện.
4. Đây là phần nội dung được viết theo hướng mở vì đối tượng HS khá phong phú, các lỗi chính tả thì không tập trung, cho nên muốn giảng dạy thành công GV phải có sự chuẩn bị trước về việc khảo sát lỗi chính tả của các em, để lựa chọn nội dung và hình thức luyện tập phù hợp.
5. ở phần ( II ), Sách giáo khoa đưa khá nhiều bài tập. Nếu không đủ thời gian GV có thể hướng dẫn HS để các em tự làm ở nhà. Sau đó GV kiểm tra kết quả.
II. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ 1. Đọc và phát âm đúng các cặp phụ âm dễ lẫn :
- HS người Kinh đọc các từ ngữ có các cặp phụ âm: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi. 
- HS người dân tộc thiểu số đọc các từ ngữ có các cặp phụ âm: l/đ; k/kh; r/s; đ/d.
* Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu một lần( yêu cầu đọc chuẩn )
- GV hướng dẫn HS đọc đồng thanh một lần.
- GV gọi HS đọc ( từng em đọc, số lượng tuỳ vào thời gian cho phép)
- HS phân biệt được sự khác nhau trong cánh đọc các cặp phụ âm.
 HĐ 2: Làm bài tập chính tả:
a. Bài tập 1: Điền phụ âm thích hợp vào chỗ trống trong các từ.
- HS người Kinh điền các cặp phụ âm: tr/ch; s/x; l /n; r/d/gi.
- HS người dân tộc thiểu số điền các cặp phụ âm: : l/đ; k/kh; r/s; đ/d.
* Cách tiến hành: 
- GV có thể chia nhóm theo cặp cùng thực hiện các bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách điền phụ âm, GV có thể điền mẫu 1 đến 2 phụ âm.
- Các nhóm báo cấo kết quả ( số lượng tuỳ vào GV lựa chọn). Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- Cuối cùng có đáp án đúng.
b. Bài tập 2: Điền phụ âm thích hợp vào chỗ trống trong các câu.
- HS người Kinh điền các cặp phụ âm: tr/ch; s/x; l / n; r/d/gi.
- HS người dân tộc thiểu số điền các cặp phụ âm: : l/đ; k/kh; r/s; đ/d.
* Cách tiến hành: 
- GV có thể chia nhóm theo cặp cùng thực hiện các bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách điền phụ âm, GV có thể điền mẫu nếu cần.
- Các nhóm báo cấo kết quả . Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- Cuối cùng có đáp án đúng.
c. Bài tập 3: Tìm các từ láy có các cặp phụ âm đầu dễ lẫn
- HS người Kinh tìm các từ láy có các cặp phụ âm: tr/ch; s/x; l / n; r/d/gi.
- HS người dân tộc thiểu số tìm các từ láy có các cặp phụ âm: : l/đ; k/kh; r/s; đ/d.
* Cách tiến hành: 
- GV có thể chia nhóm( 4 nhóm) và tổ chức cho HS thi. Nhóm nào tìm được nhiều từ, chính xác thì thắng ( cho điểm hoặc thưởng ). Cử nhóm trưởng, thư ký của nhóm.
- Sau khi các nhóm có kết quả cho viết lên bảng ( chia bảng lớp thành 4 hoặc thành 2 cọc. Nếu chia 4 thì cho 4 nhóm cùng hoạt động, nếu chia 2 thì 2 nhóm thực hiện trước, 2 nhóm thực hiện sau. Khoảng thời gian các nhóm thực hiện bằng nhau. )
- GV cho các nhóm nhận xét kết quả lẫn nhau, bổ sung, sửa chữa.
- GV công bố nhóm thắng và phát thưởng hoặc cho điểm.
d. Bài tập 4: Tìm các phụ âm đầu viết sai chính tả trong các câu và chữa lại cho đúng.
- HS người Kinh tìm các phụ âm: tr/ch; s/x; l / n; r/d/gi.
- HS người dân tộc thiểu số tìm các phụ âm: : l/đ; k/kh; r/s; đ/d.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng phần của bài tập, hết phần a, sang phần b, c, d.
- Có thể phân nhóm để thực hiện từng ý của các phần a, b, c, d.
- Cho các nhóm nhận xét , bổ sung, sửa chữa lẫn nhau.
- Cuối cùng có đáp án đúng.
 HĐ 3. Viết chính tả theo hình thức nghe- đọc:
- GV đọc cho HS viết chính tả đoạn văn “ Đến trường”.
 HĐ 4. Lập sổ tay chính tả:
- GV hướng dẫn HS sưu tầm các từ ngữ có các cặp phụ âm đầu dễ lẫn và ghi vào sổ tay chính tả.
- HS người Kinh sưu tầm các từ ngữ có các cặp phụ âm: tr/ch; s/x; r/d/gi.
- HS người dân tộc thiểu số sưu tầm các từ ngữ có các cặp phụ âm: l/đ; k/kh; r/s; đ/d.
- GV có thể có các hình thức khen thưởng phù hợp để động viên khuyến khích các em thực hiện hoạt động này có hiệu quả.
Một số "mẹo" viết chính tả tiếng việt
phân biệt "tr/ch"
1.Trước oa, oă. oe thì viết "ch":Ví dụ: 	choán hết, sáng choang, ôm choàng, choáng váng, chập choạng, choảng nhau, chí choé, bảnh choẹ, nông choèn, loắt choắt...
2. Với từ Hán Việt có dấu nặng, dấu huyền thì viết "tr": Ví dụ:	trọc phú, trùng dương, thương trường, trọng điểm.
3. Với từ láy:
 a. "tr" và "ch" không bao giờ láy với nhau: Nếu biết một tiếng trong từ láy là "ch" hoặc "tr" thì tiếng kia cũng viết như thế.
Ví dụ:- chi chít, chếnh choáng, chia chác, chiều chuộng, chi li, choang choác.. 
	- tròn trịa, trong trẻo, trẻ trung, trễ tràng, trì trệ, trắng trẻo, trầm trồ...
b."tr" không láy với phụ âm nào khác trừ "l": Ví dụ: trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi...
4. Căn cứ vào ngữ nghĩa:
a. Những từ c ... , sử dụng trên địa bàn Yên Bái. Từ đó, tài liệu HS đã đưa ra những nội dung sau:
- Sưu tầm, tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích đang được sử dụng trên địa bàn Yên Bái, có nghĩa tương ứng với từ ngữ toàn dân. Xác định nguồn gốc của các từ ngữ địa phương ấy.
- Xác định các từ xưng hô và cách xưng hô trong hai đoạn văn, xem đâu là từ xưng hô toàn dân, đâu là từ xưng hô địa phương, các từ xưng hô và các cách xưng hô địa phương ấy có nguồn gốc từ đâu ?
- Sưu tầm và tìm hiểu những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương đang được sử dụng ở Yên Bái. Xác định nguồn gốc những từ xưng hô và cách xưng hô ấy.
- Từ xưng hô và cách xưng hô địa phương được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào ?
3. Xưng: người nói tự gọi mình. Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe. Để xưng hô, người Việt dùng đại từ (trỏ người) hoặc danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước...
* Cách xưng hô chịu sự chi phối của nhiều nhân tố:
- Mối tương quan giữa người nói và người nghe:
	+ Người nói ngang hàng với người nghe.
	+ Người nói ở vai trên so với người nghe.
	+ Người nói ở vai dưới so với người nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp:
	+ Hoàn cảnh giao tiếp có tính chất sinh hoạt.
	+ Hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
Trong giao tiếp có tính chất nghi thức, cách xưng hô tuân thủ nguyên tắc cơ bản là người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
4. Để giờ học đạt hiệu quả, giáo viên cần dặn dò, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà. Bản thân giáo viên cũng phải chuẩn bị bài chu đáo.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ 1. Sưu tầm, tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích đang được sử dụng trên địa bàn Yên Bái có nghĩa tương ứng với từ ngữ toàn dân. Xác định nguồn gốc của các từ ngữ địa phương ấy:
*Cách tiến hành:
- GV có thể chia lớp thành 4 nhóm. Cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm.
- GV giải thích kĩ yêu cầu của hoạt động( Có so sánh với khái niệm từ ngữ địa phương các em đã được học ở Ngữ văn 8, tập 1)
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng như tài liệu HS đã hướng dẫn. Có thể dựa vào danh mục 34 các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích trong sách Ngữ văn 8, tập 1 trang 91 ( Chương trình địa phương phần tiếng Việt) để hướng dẫn HS cách tìm từ.
- HS căn cứ vào hướng dẫn của GV để tìm từ.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 HĐ 2. Đọc và xác định từ xưng hô và cách xưng hô trong hai đoạn văn. Xác định từ xưng hô, cách xưng hô toàn dân và từ xưng hô, cách xưng hô địa phương. Xác định nguồn gốc của từ xưng hô và cách xưng hô địa phương:
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm. Cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm.
- Các nhóm thực hiện bài tập:
	+ Đọc và xác định từ xưng hô, cách xưng hô trong hai đoạn văn.
	+ Xác định từ xưng hô, cách xưng hô toàn dân.
	+ Xác định từ xưng hô, cách xưng hô địa phương.
+ Xác định nguồn gốc từ xưng hô, cách xưng hô địa phương. 
- GV cho các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình ( Nhóm 1 trình bày kết quả phần a, nhóm 2 nhận xét, bổ sung; nhóm 3 trình bày kết quả phần b, nhóm 4 nhận xét, bổ sung.)
- Cuối cùng có đáp án đúng.
HĐ3. Sưu tầm và tìm hiểu những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương đang được sử dụng ở Yên Bái. Xác định nguồn gốc của các từ xưng hô và cách xưng hô địa phương ấy:
*Cách tiến hành:
- GV có thể chia lớp thành 4 nhóm cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm.
- GV giải thích kĩ các yêu cầu và hướng dẫn HS kẻ bảng như tài liệu HS đã hướng dẫn.
- HS kẻ bảng, tìm từ và điền theo yêu cầu trong bảng.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 HĐ 4. Tìm hiểu phạm vi sử dụng từ xưng hô và cách xưng hô địa phương trong giao tiếp:
*Cách tiến hành:
- GV cung cấp cho HS hai hoàn cảnh giao tiếp: Có tính chất sinh hoạt và có tính chất nghi thức. Sau đó đưa câu hỏi: Nên dùng từ xưng hô và cách xưng hô nào?
- GV lưu ý HS:
	+ Chỉ nên dùng từ xưng hô và cách xưng hô địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất sinh hoạt.
	+ ở những nơi có nhiều HS dân tộc thiểu số, GV lưu ý thêm: người dân tộc thiểu số cũng có lớp từ xưng hô và cách xưng hô của dân tộc mình, nhưng cũng chỉ nên dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp, trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất sinh hoạt.
 HĐ 5. Sưu tầm thêm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích và các từ xưng hô, các cách xưng hô địa phương đang được sử dụng ở Yên Bái:
Hoạt động này GV hướng dẫn HS về nhà làm. Cách làm giống như hoạt động 1 và hoạt động 3.
Bài 4 – 1 tiết – lớp 9
 Tiếng Việt
từ ngữ địa phương
sưu tầm, tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ các sự vật,
hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất...
đang được sử dụng ở Yên bái
I.mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS có thêm vốn từ và vốn hiểu biết về các từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất...đang được sử dụng ở địa phương Yên Bái.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất...đang được sử dụng ở địa phương Yên Bái.
3. Thái độ:
- HS có thái độ trân trọng với ngôn ngữ địa phương của các vùng miền đang lưu hành sử dụng trên địa bàn Yên Bái, góp phần làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt.
II. những điều cần lưu ý:
1.Đây là tiết học phần tiếng Việt địa phương . Theo định hướng của Bộ GD & ĐT thì nội dung tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất...được dạy ở tiết 1( lớp 9). Nhưng tài liệu đã chuyển nội dung này sang tiết 2( lớp 9). Còn nội dung nhận diện và tìm hiểu giá trị của từ ngữ địa phưong trong tác phẩm văn học thì tài liệu cắt đi bởi hai lý do: Thứ nhất, qua điều tra khảo sát các tác phẩm văn học của các tác giả viết về Yên Bái thì thấy không có sử dụng từ ngữ địa phương Yên Bái. Thứ hai, phần văn học có rất nhiều nội dung cần giới thiệu cho HS. Vì thế tài liệu này chỉ đưa nội dung dạy và học cho 8 tiết tiếng Việt địa phương.
2. Như đã nói ở tiết 1( chương trình tiếng Việt địa phương lớp 9) nếu sưu tầm và tìm hiểu từ ngữ địa phương do cộng đồng người Yên Bái sáng tạo và quy ước sử dụng trên địa bàn Yên Bái thì ít. Cho nên ở tiết học này, nội dung dạy học của GV và HS không chỉ sưu tầm, tìm hiểu các từ ngữ của Yên Bái mà “ Sưu tầm và tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, tính chất...đang được sử dụng ở Yên Bái.” Tài liệu HS đưa những nội dung cụ thể:
- Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng đang được sử dụng ở Yên Bái.
- Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các hoạt động đang được sử dụng ở Yên Bái.
- Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các đặc điểm, tính chất đang được sử dụng ở Yên Bái.
3.Ngoài ra, còn một nội dung nữa không có mặt trong đầu bài cũng như trong kết quả cần đạt( tài liệu học sinh) và mục tiêu ( tài liệu giáo viên) đó là : nhận diện từ ngữ địa phương ở một đoạn trong bài thơ “ Mẹ Suốt” của Tố Hữu, xác định các từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Tác dụng của chúng trong đoạn thơ. Tuy nhiên đây vẫn là một nội dung cần thiết cho HS hoạt động.
	Thực ra nếu có một văn bản văn học có sử dụng từ ngữ địa phương của Yên Bái thì rất có ý nghĩa với HS THCS Yên Bái. Nhưng rất tiếc tài liệu chưa phát hiện ra một văn bản nào có sử dụng từ ngữ địa phương của Yên Bái. Trong quá trình dạy học nếu GV có điều kiện phát hiện ra văn bản nào đáp ứng yêu cầu trên thì có thể cung cấp cho HS tìm hiểu.
4. Yên Bái là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, cho nên vốn từ ngữ của người dân tộc thiểu số khá lớn và phong phú. Trong đó có nhiều từ ngữ dân tộc được cả người Kinh sử dụng như từ ngữ chung của người Yên Bái.Vì thế trong quá trình dạy học phần này GV có thể cho HS sưu tầm và tìm hiểu thêm cả những từ ngữ của tiếng dân tộc được cộng đồng người Yên Bái sử dụng rộng rãi. Ví dụ: Cái lù cở, cái ớp, cái gùi, quả mác cọoc ...Tất nhiên những từ ngữ này không chỉ xuất hiện ở Yên Bái mà còn xuất hiện ở cả các địa phương khác có người dân tộc sinh sống. Nhưng không vì thế mà không cho HS sưu tầm, tìm hiểu.
III.tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ1.Sưu tầm, tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng đang được sử dụng ở Yên Bái:
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm.
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng theo mẫu.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm các từ trong phần chuẩn bị bài của các thành viên trong nhóm , lựa chọn và điền vào bảng.
- GV cho các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
HĐ 2. Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các hoạt động đang được sử dụng ở Yên Bái:
*Cách tiến hành: Thực hiện như hoạt động 1.
HĐ 3. Sưu tầm và tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ các đặc điểm, tính chất đang được sử dụng ở Yên Bái:
*Cách tiến hành: Thực hiện như hoạt động 1.
HĐ 4. Nhận diện từ ngữ địa phương trong đoạn thơ của Tố Hữu. Xác định xem từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào và tác dụng của chúng:
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm.
- Các nhóm trao đổi theo yêu cầu của hoạt động.
	+ Đoạn thơ trong bài “Mẹ Suốt” của Tố Hữu có những từ ngữ địa phương sau: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
	+ Các từ này thuộc phương ngữ Trung Bộ, được dùng chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
	+ “ Mẹ Suốt” là bài thơ của Tố Hữu viết về một bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.
 Tài liệu tham khảo chính để biên soạn tài liệu ngữ văn địa phương
1. Chương trình Ngữ văn THCS, Ban hành theo QĐ số 03/ 2002/QĐ ngày 24/1/2002 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT
2.Sách GK, Sách GV Ngữ văn THCS - NXBGD - Từ năm 2002 đến năm 2005
3. Cấu trúc tài liệu và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật biên soạn tài liệu của dự án Việt- Bỉ tháng 7/ 2007
4.Các công trình nghiên cứu, các tập sách sưu tầm về văn hoá, văn học dân gian Yên Bái, các tác phẩm văn học Yên Bái đã được xuất bản tại địa phương và trung ương.
5.Các tài liệu về văn hoá, văn học của Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Sở VHTT, Sở KHCN, Công ty Du lịch Yên Bái.
6.Tạp chí Văn học- nghệ thuật Yên Bái, Kỉ yếu văn học- nghệ thuật Yên Bái, Tập san văn hoá dân gian Yên Bái, Báo Yên Bái.
7. Các nghệ nhân dân gian.
8.Kết quả khảo sát điều tra về ngữ âm, từ vựng, các lỗi về ngữ âm, chính tả, từ ngữ mà học sinh Yên Bái thường mắc.
9. " Rèn luyện chính tả cho học sinh dân tộc, bậc tiểu học tỉnh Yên Bái"- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh – Phạm Xuân Thuỷ, Hoàng Thế Biên, Trần Thị Hà, Nguyễn Thị Mai, Đào Ngọc Khanh, năm 2005.
10. Tài liệu sưu tầm về Văn hoá, Văn học Yên Bái - Nguyễn Hiền Lương.

Tài liệu đính kèm:

  • docSACH GV DA SUA.doc