Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn khối 9

Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn khối 9

Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật

Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc, cảm động. Chi tiết, hình ảnh tự nhiên, bình dị, cô động gợi cảm.

Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 7 chữ Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá.

Con cò Chế Lan Viên 1982 Tự do Ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người. Vận dụng sáng tạo ca dao. Biện pháp ẩn dụ, triết lý sâu sắc.

Bếp lửa Bằng Việt 1963 7 chữ và 8 chữ Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh. Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự, bình luận.

 

doc 29 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 977Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
ôn tập, tổng kết chương trình ngữ văn 9
A. Văn học
I - Thơ việt nam hiện đại
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc, cảm động.
Chi tiết, hình ảnh tự nhiên, bình dị, cô động gợi cảm.
2
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7 chữ
Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới
Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá.
3
Con cò
Chế Lan Viên
1982
Tự do
Ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
Vận dụng sáng tạo ca dao. Biện pháp ẩn dụ, triết lý sâu sắc.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7 chữ và 8 chữ
Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự, bình luận.
5
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn.
Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu và hình ảnh thơ độc đáo.
6
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
7 chữ và 8 chữ
Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Giọng thơ tha thiết, hình ảnh giản dị, gần gũi.
7
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
5 chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác.
Giọng điệu trang trọng, thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm.
8
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
5 chữ
Gợi nhớ những năm tháng gian khổ của người lính, nhắc nhở thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn"
Giọng tâm tình, hồn nhiên. Hình ảnh gợi cảm.
9
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
5 chữ
Tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc, sự gắn bó với truyền thống.
Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm
10
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
198
5 chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, vũ trụ và khát vọng làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời.
Hình ảnh đẹp, gợi cảm, so sánh và ẩn dụ sáng tạo. Gần gũi dân ca.
11
Sang thu
Hữu Thỉnh
1998
5 chữ
Những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu.
Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.
Sắp xếp theo các giai đoạn lịch sử
	1. Từ 1945 - 1954: Đồng chí
	2. Từ 1954 - 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
	3. Từ 1965 - 1975; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
	4. Sau 1975: ánh trăng, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Sang thu.
	ị Phản ánh tình cảm tư tưởng của con người (tình yêu quê hương, đất nước; tình cảm đồng chí gắn bó với Bác, tình cảm gắn bó bền chặt như tình mẹ con, bà cháu).
một số nội dung, chủ đề lớn trong thơ việt nam hiện đại
	1. Tình mẹ con: Con cò, Khúc hát ru, Mây và sóng
	- Điểm chung (giống nhau) ca ngợi tình mẹ con đằm thắm, thiêng liêng. Dùng lời ru của người mẹ hoặc người con (em bé với người mẹ).
	- Điểm khác: (Nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con).
	- Bài "Khúc hát ru" thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
	Bài "Con cò" khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru.
	Bài "Mây và sóng" hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ.
	2. Người lính và tình đồng chí
	Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng.
	(Nét chung và nét riêng)
	3. Bút pháp nghệ thuật (Nét chung và nét riêng).
II - Truyện việt nam hiện đại 
TT
Tên tác phẩm
Tác giả
Nước
Năm sáng tác
Tóm tắt nội dung
1
Làng
Kim Lân
Việt Nam
1948
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ SaPa
Nguyễn Thành Long
Việt Nam
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao SaPa. Qua đó, ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. 
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
Việt Nam
1966
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
Trong tập "Gào thét" 1923
Trong chuyến về thăm quê, nhân vật "tôi" đã chứng kiến những đổi thay theo hướng suy tàn của làng quê và cuộc sống người nông dân. Qua đó, truyện miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đương thời đang đi vào tiêu điều và suy ngẫm về con đường đi của người nông dân về con đường đi của người nông dân và cả xã hội.
5
Những đứa trẻ
Mác xim Gorơki
Nga
Trích tiểu thuyết "Thời thơ ấu" (1913 - 1914)
Câu chuyện về tình bạn nảy nở giữa chú bé Alisôsa với những đứa trẻ con viên sĩ quan sống thiếu tình thương bên hàng xóm. Qua đó, khẳng định tình cảm hồn nhiên, trong sáng của trẻ em, bất chấp những cản trở của quan hệ xã hội.
6
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
Việt Nam
Trong tập "Bến quê" (1985)
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
7
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
Việt Nam
1971
Cuộc sống, chiến đáu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, tinh thân dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc qua của họ.
III - Chương trình văn học việt nam
	(Từ lớp 6 - lớp 9)
văn học dân gian
Thể loại
Định nghĩa
Các văn bản được học
Truyện
- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh và ngốc nghếch là động vật) Có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niềm tin chiến thắng
- Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng, gió kín đáo chuyện về con người, để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó.
- Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
- Con Rồng cháu Tiên.
Bánh chưng, bánh giày
Thánh Gióng
Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
Sự tích Hồ Gươm.
- Sọ Dừa
Thạch Sanh
Em bé thông minh.
- ếch ngồi đáy giếng
Thày bói xem voi.
Đeo nhạc cho mèo
Tây, chân, Tai, Mũi, Miệng
- Treo biển
Lợn cưới, áo mới.
Ca dao - dân ca
Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Những câu hát về tình cảm gia đình.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Những câu hát than thân.
Những câu hát châm biếm
Tục ngữ
Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Sân khấu (chèo)
Là loại kịch hát, múa dân gian: kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình). Phổ biến ở Bắc Bộ.
Văn học trung đại
Thể loại
Tên văn bản
Thời gian
Tác giả
Những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Truyện ký
1. Con Hổ có nghĩa
(NXB GD - 1997
Vũ Trinh
Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
2. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Đầu thế kỷ 15
Hồ Nguyên Trừng
Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị thái y lệnh họ Phạm: tài chữa bệnh và lòng thương yêu con người, không sợ quyền uy.
3. Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)
Thế kỉ 16
Nguyễn Dữ
Thông cảm với số phận oan nghiệt và vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật
4. Chuyện cũ trong phủ chúa (trích Vũ trung tuỳ bút)
Đầu thế kỉ 19
Phạm Đình Hổ
Phê phán thói ăn chơi của vua chúa, quan lại qua lối ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
5. Hoàng Lê nhất thống chí (trích)
Đầu thế kỉ 19
Ngô Gia Văn Phái
Ca ngợi chiến công của Nguyễn Huệ, sự thất bại của quân Thanh. 
Nghệ thuật viết tiểu thuyết chương hồi kết hợp tự sự và miêu tả.
Thơ
Sông núi nước Nam
1077
Lý Thường Kiệt
Tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng với giọng văn hào hùng.
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình sẽ giữ cho đất nước vạn cổ.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường
Trần Nhân Tông
Sự gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của một vùng quê yên tĩnh mà không đìu hiu. Nghệ thuật tả cảnh tinh tế.
Bài ca Côn Sơn
Trước 1442
Nguyễn Trãi
Sự giao hoà giữa thiên nhiên v ới một tâm hồn nhạy cảm và nhân cách thanh cao. Nghệ thuật tả cảnh, so sánh đặc sắc.
Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc)
Đầu TK 18
Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch)
Nỗi sầu của người vợ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Cách dùng điệp từ tài tình.
Bánh trôi nước
Đầu TK 18
Hồ Xuân Hương
Trân trọng vẻ đẹp trong trắng của người phụ nữ và ngậm ngùi cho thân phận mình. Sử dụng có hiệu quả hình ảnh so sánh ẩn dụ.
Qua đèo ngang
Thế kỉ 19
Bà Huyện Thanh Quan
Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh về Đèo Ngang và một tâm sự yêu nước qua lời thơ trang trọng, hoàn chỉnh của thể Đường luật.
Bạn đến chơi nhà
Cuối TK 18 đầu TK 19
Nguyễn Khuyến
Tình cảm bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh và một hình ảnh thơ giản dị, linh hoạt.
Truyện thơ
Truyện Kiều, trích: - Chị em Thuý Kiều.
- Cảnh ngày xuân
- Mã Giám Sinh mua Kiều.
- Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Thuý Kiều báo ân báo oán.
Đầu thế kỉ 19
Nguyễn Du
Cách miêu tả vẻ đẹp và tài hoa của chị em Thuý Kiều.-
- Cảnh đẹp ngày xuân cổ điển, trong sáng.
- Phê phán, vạch trần bản chất Mã Giám Sinh và nỗi nhớ của nàng Kiều.
- Tâm trạng và nỗi nhớ của Thuý Kiều với lối dùng điệp từ.
- Kiều báo ân báo oán với giấc mơ thực hiện công lý qua đoạn trích kết hợp miêu tả với bình luận.
Truyện Lục Vân Tiên trích: - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Lục Vân Tiên gặp nạn.
Giữa TK 19
Nguyễn Đình Chiểu
- Vẻ đẹp của sức mạnh nhân nghĩa của người anh hùng qua giọng văn và cách biểu cảm của tác giả.
- Nỗi khổ của người anh hùng gặp nạn và bản chất của bọn vô nhân đạo.
Nghị luận
Chiếu dời đô
1010
Lý Công Uẩn
Lí do dời đô và nguyện vọng giữ nước muôn đời bền vững và phồn thịnh. Lập luận chặt chẽ.
Hịch t ... êu tả, thuyết minh.
Quan hệ từ
Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quảgiữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Sử dụng đúng các quan hệ, cặp quan hệ từ để câu văn trong sáng, rành mạch - nhất là văn nghị luận.
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở giữa từ ngữ đó.
Được dùng nhiều trong hội thoại, kịch bản văn học.
Tình thái từ
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Sử dụng tình thái từ phù hợp trong từng hoàn cảnh, giao tiếp (quan hệ xã hội, tuổi tác)
Thán từ
Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Được dùng nhiều trong hội thoại, văn biểu cảm.
Cụm danh từ
Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
Giống danh từ khi hoạt động trong câu
Cụm động từ
Loại tổ hợp do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
Giống động từ khi hoạt động trong câu
cụm tính từ
Loại tổ hợp do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
Giống tính từ khi hoạt động trong câu
Thành phần chính của câu
Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
Viết văn miêu tả, văn nghị luận
Thành phần phụ của câu
Là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu
Cho câu văn thêm ý, sinh động
Chủ ngữ
Là thành phần chính của câu nêu trên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng tháiđược miêu tả ở vị ngữ.
Tìm và đặt chủ ngữ của câu cho phù hợp, linh hoạt phong phú trong văn nghị luận, miêu tả
Vị ngữ
Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian, trả lời cho câu hỏi làm gì?, làm sao?...
Tìm và đặt Vị ngữ của câu cho phù hợp, linh hoạt phong phú trong văn nghị luận, miêu tả
Trạng ngữ
Là thành phần phụ của câu nhằm xác định thêm về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thứcdiễn ra sự việc nêu trong câu.
sử dụng trạng ngữ ở các vị trí trong câu cho phù hợp.Thêm trạng ngữ cho câu để tăng sự diễn đạt, làm rõ ý tưởng , tăng tính nối kết mạch lạc.
Thành phần biệt lập
Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. (Tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chủ)
Khởi ngữ
Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
Dùng nhiều trong hội thoại, trong kịch bản văn học, trong văn nghị luận, tự sự.
Câu trần thuật đơn
là loại câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
Dùng đúng và có hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là.
Câu đặc biệt
Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Dùng liệt kê (văn miêu tả, thuyết minh), gọi đáp, bộc lộ cảm xúc (hội thoại).
Câu rút gọn
là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ.
Dùng câu rút gọn phải chú ý ngữ cảnh, tránh làm người đọc, người nghe hiểu sai, hoặc hiểu không đầy đủ. Dùng trong lời thoại kịch bản văn học.
Câu ghép
Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
+ Nối bằng 1 quan hệ từ 
+ Nối bằng 1 cặp quan hệ từ
+ Nối bằng phó từ, đại từ
+ Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm
Xác định đúng thành phần câu, các vế của câu ghép. 
Dựa vào nội dung ý nghĩa để lựa chọn cách nối các vế trong câu ghép.
Dùng nhiều trong văn bản nghị luận.
Dấu câu
Là những dấu hiệu hình thức dùng để kết thúc câu, tách ý, diễn đạt ý hay biểu đạt một sắc thái ý nghĩa nào đó (khi viết); đánh dấu những chỗ ngừng, nghỉ, các hình thức diễn đạt ý (khi nói).
Sử dụng đúng dấu câu góp phần tạo hiệu quả biểu đạt.
Mở rộng câu
Là khi nói hoặc khi viết có thể dùng cụm C-V làm thành phần câu đ CN có C- V, TN có C- V, BN có C- V, ĐN có C-V, TN có C-V.
Tăng sự lý giải, tăng sức biểu đạt, làm rõ nghĩa các thành phần câu. Dùng nhiều trong văn nghị luận.
Chuyển đổi câu
Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Chú ý chủ thể củ hoạt động và đối tượng của hoạt động trong quá trình chuyển đổi câu.
Câu trần thuật
Là câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả hay yêu cầu, đề nghi, bộc lộ tình cảm, xúc cảm
dùng nhiều trong giao tiếp văn miêu tả và tự sự.
Câu cảm thán
là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn chương.
dùng nhiều trong giao tiếp trong văn chương (biểu cảm)
Câu nghi vấn
Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng là để hỏi, ngoài ra còn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ
Dùng trong câu nghi vấn trong hội thoại, đối thoại, độc thoại, trong kịch bản văn học.
Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
Dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày.
Câu phủ định
Là câu có những từ ngữ phủ định dùng để thông báo, phản bác
 Dùng trong giao tiếp, trong văn nghị luận.
Liên kết câu và đoạn văn
Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức (phục vụ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý)
Dùng trong văn nghị luận.
Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra từ những từ ngữ ấy.
- Dùng nhiều trong giao tiếp, hội thoại.
- Hàm ý dùng nhiều trong sáng tác thơ ca.
Hội thoại
Là hoạt động giao tiếp trong đó Vai xã hội (Vị trí cảu người tham gia hội thoại) được xác định bằng các quan hệ xã hội (thân - sơ, trên - dưới_
Sử dụng ngôn ngữ đúng vai trong quá trình tham gia hội thoại: đúng đối tượng, văn hoásử dụng tốt các phương châm hội thoại.
Cách dẫn trực tiếp
Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật,đặt trong dấu ngoặc kép.
Dùng trong văn nghị luận, thuyết minh.
Cách dẫn gián tiếp
Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.
Dùng nhiều trong văn nghị luận, thuyết minh. 
Đoạn văn
Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Liên kết các câu để thành đoạn văn hoàn chỉnh. Biết sử dụng các phương tiện từ ngữ, các kiểu câu, cách kết cấu đoạn vănđể có những đoạn văn hayđ liên kết các đoạn văn trong văn bản
Liên kết đoạn văn
Là sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng
dùng trong văn nghị luận tìm những cách liên kết các đoạn văn cho phù hợp, linh hoạt và sinh động.
Hành động nói
Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (hỏi, trình bày, điều khiển, báo tin, bộc lộ cảm xúc)
Dùng các kiểu câu chức năng, phù hợp với từng hành động nói để tăng hiệu quả giao tiếp, hiệu quả biểu đạt.
c. tập làm văn
Tổng kết 6 kiểu văn bản đã học
TT
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể
1
Văn bản tự sự
- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục.
- Mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.
- Bản tin báo chí.
- Bản tường thuật, tường trình.
- Lịch sử.
- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)
Văn bản miêu tả
Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Bản tin báo chí.
- Bản tường thuật, tường trình.
- Lịch sử.
- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)
Văn bản biểu cảm
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, tự nhiên xã hội, sự vật.
- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn.
- Tác phẩm văn học: Thơ trữ tình, tuỳ bút
Văn bản thuyết minh
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng,đẻ giúp người đọc có tri thức khả quan và có thái độ đúng đắn với chúng.
- Thuyết min sản phẩm.
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.
5
Văn bản nghị luận
Trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với thiên nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về 1 vấn đề chính trị xã hội, văn hoá. 
6
Văn bản điều hành (hành chính công vụ)
Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý hay ngược lại bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và chức vụ.
- Đơn từ.
- Báo cáo.
- Đề nghị.
- Biên bản.
- Tường trình.
 Thông báo.
- Hợp đồng.
So sánh các kiểu văn bản
1. Sự khác biệt của các kiểu văn bản.
	- Tự sự: trình bày sự việc
	- Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng.
- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
	- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm
	- Biểu cảm: Cảm xúc
	- Điều hành: Hành chính
2. Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản
a. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự.
	- Giống: Kể sự việc.
	- Khác:
	Văn bản tự sự: xét hình thức, phương thức
	Thể loại tự sự: Đa dạng, gồm: +Truyện ngắn
	+ Tiểu thuyết
	+ Kịch
	Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự:
	- Cốt truyện - nhân vật- sự việc - Kết cấu.
b. Kiểu văn bản cảm và thể loại trữ tình:
	- Giống: Chứa đựng cảm xúc đ tình cảm chủ đạo.
	- Khác nhau:
	+ Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi).
	+ Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sốngđ (thơ).
	Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
	- Thuyết minh: giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận.
	- Tự sự: sự việc dẫn chứng cho vấn đề.
	- Miêu tả:
V. BA kiểu văn bản học ở lớp 9.
Hệ thống đặc điểm 3 kiểu văn bản lớp 9.
 Kiểu văn bản
Đặc điểm
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
Văn bản nghị luận
Đích (mục đích)
 Phơi bày nội dung sâu kín bên trong đặc trưng đối tượng
- Trình bày sự việc
Bày tỏ quan điểm nhận xét đánh giá về vai trò
Các yếu tố tạo thành
- Đặc điểm khả quan của đối 
- Sự việc.
- Nhân vật
Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
(Khả năng kết hợp) đặc điểm cách làm
Phương pháp thuyết minh: giải thích
Giới thiệu, trình bày diễn biến
- Hệ thống lập luận
- Kết hợp miêu tả, tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu on tap ngu van 9 2.doc