1. Một số yêu cầu về kĩ năng
– Bài văn nghị luận văn học cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Trong quá trình viết bài văn nghị luận văn học, muốn chứng minh một cách thuyết phục sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật ở tác phẩm văn học thì cần xác định trúng cái hay, cái lạ của các phương thức, thủ pháp nghệ thuật (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, trong thơ; cách miêu tả nhân vật, dẫn dắt cốt truyện, trong tác phẩm tự sự) cũng như mối quan hệ của nó với chủ đề tư tưởng của tác phẩm; từ đó khẳng định được rằng việc tác giả lựa chọn sử dụng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện nội dung (ví dụ: với cách sử dụng ngôn ngữ tài tình trong Truyện Kiều, Nguyễn Du được đánh giá là bậc thầy về nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ).
TÀI LIỆU ÔN NGỮ VĂN 9 HSG 2020-2021 PHẦN I : ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 1. Một số yêu cầu về kĩ năng – Bài văn nghị luận văn học cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong quá trình viết bài văn nghị luận văn học, muốn chứng minh một cách thuyết phục sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật ở tác phẩm văn học thì cần xác định trúng cái hay, cái lạ của các phương thức, thủ pháp nghệ thuật (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, trong thơ; cách miêu tả nhân vật, dẫn dắt cốt truyện, trong tác phẩm tự sự) cũng như mối quan hệ của nó với chủ đề tư tưởng của tác phẩm; từ đó khẳng định được rằng việc tác giả lựa chọn sử dụng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện nội dung (ví dụ: với cách sử dụng ngôn ngữ tài tình trong Truyện Kiều, Nguyễn Du được đánh giá là bậc thầy về nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,). – Để phân tích, lí giải thấu đáo vấn đề cần nghị luận, cần đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và ý đồ sáng tác của nhà văn. Mỗi nhà văn đều gắn với một thời đại, một bối cảnh xã hội – lịch sử nhất định. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, được nhà văn sáng tạo trong một hoàn cảnh cụ thể và gửi gắm vào đó những nhận thức, những tình cảm, của mình đối với cuộc sống và con người. Do đó, trong quá trình nghị luận, người viết không chỉ tiếp xúc với văn bản tác phẩm mà còn cần phải tìm hiểu, xem xét các yếu tố ngoài văn bản như bối cảnh xã hội, trào lưu văn học, hoàn cảnh sáng tác, để có thể đưa ra những lí giải thấu đáo. Ví dụ: Bàn về số phận của người nông dân Việt Nam trong các tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) cần liên hệ với hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 để ,lí giải vì sao các nhân vật lão Hạc, chị Dậu bị đẩy vào con đường cùng quẫn, bế tắc. Khi phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Khi con tu hú cần liên hệ với hoàn cảnh người tù cộng sản đang bị giam cầm nơi ngục tù, trong khi cuộc đấu tranh cách mạng ở bên ngoài đang diễn ra sục sôi, để lí giải tâm trạng khao khát muốn được thoát khỏi ngục tù, vượt ra ngoài với bầu trời tự do của nhân vật trữ tình. Hoặc khi phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cần liên hệ với hoàn cảnh sáng tác (nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi ông đang nằm trên giường bệnh) để khẳng định ý nghĩa sâu sắc và cảm động của khát vọng sống và cống hiến của một con người dù là lúc tuổi đôi mươi hay là “khi tóc bạc” và cận kề cái chết vẫn muốn được làm một “mùa xuân nho nhỏ” để “lặng lẽ dâng cho đời”. – Cùng với việc giảng giải, phân tích, cần liên hệ mở rộng và vận dụng thao tác so sánh cũng như khả năng cảm thụ văn chương và vốn tri thức về nhiều lĩnh vực để khái quát, tổng hợp nên những kết luận, đánh giá nhằm khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận. Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, cần đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; liên hệ, so sánh với những thành công, hạn chế của dòng thơ viết về anh bộ đội lúc bấy giờ để đánh giá được những đóng góp đáng ghi nhận của nhà thơ Chính Hữu. – Trong bài nghị luận văn học, hệ thống luận điểm cần rõ ràng, mạch lạc; các luận cứ đưa ra phải đúng đắn, sinh động; lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục. Các ý trong bài văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết thành một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc. Bài văn nghị luận văn học vừa yêu cầu tính cụ thể, thuyết phục của nhũng luận cứ, vừa đòi hỏi tính khái quát của các luận điểm. Nếu sa vào liệt kê dẫn chứng cụ thể mà không rút ra được những nhận định, đánh giá khái quát thì sẽ không làm nổi bật được vấn đề cần nghị luận và không gây được ấn tượng cho người đọc. Do vây, việc kết hợp linh hoạt, tự nhiên giữa phân tích, bình giảng, các chi tiết, hình ảnh cụ thể với nhận xét, đánh giá khái quát vừa là phương pháp tư duy, vừa là kĩ năng làm bài mà HS cần rèn luyện. – Cách diễn đạt trong bài nghị luận vãn học cần chuẩn xác, trong sáng, thê hiện những rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết. Khi viết một bài văn nghị luận văn học, yêu cầu đặt ra không chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. Cần cân nhắc từ cách dùng từ đến cách đặt câu, dựng đoạn. Ngôn từ, giọng văn phải làm sao vừa phù hợp với thể văn nghị luận, vừa diễn tả được các cung bậc cảm xúc của người viết. Cần lưu ý rằng cách thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ diễn đạt trong nghị luận văn học không giống với văn miêu tả, văn biểu cảm (với các câu cảm thán kiểu “Chao ôi!”, “Đẹp làm sao!”,) mà phải là những rung cảm trong tâm hồn người viết, được hình thành trong quá trình người viết tiếp xúc và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. 2. Các dạng bài nghị luận văn học 2.1. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Trong nghị luận văn học có một kiểu bài khá quen thuộc: nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Đối tượng nghị luận của kiểu bài này là các tác phẩm tự sự (có thể là tác phẩm trọn vẹn hoặc đoạn trích), sau đây gọi chung là tác phẩm truyện. a) Hình thức nghị luận – Nghị luận về tác phẩm truyện khá phong phú, có thể bao gồm: + Phân tích tác phẩm truyện (phàn tích giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện (hoặc một đoạn trích); phân tích nhân vật; phân tích một đặc điểm nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích);); + Phát biểu cảm nghĩ vể tác phẩm truyện (cảm nghĩ về tác phẩm (đoạn trích); cảm nghĩ về một nhân vật; cảm nghĩ về một chi tiết đặc sắc;); + Bình luận về tác phẩm truyện (bình luận về một nhân vật, một chủ đề của tác phẩm truyện,). – Việc phân định, tách bạch ranh giới giữa các hình thức nghị luận nêu trên chỉ là tương đối, trong thực tế có thể đan xen các hình thức nói trên. Tuỳ vào từng yêu cầu cụ thể của đề bài mà xác định mức độ, phạm vi, hình thức nghị luận chính cũng như sự kết hợp các hình thức nghị luận khác. b) Các bước triển khai bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – Xây dựng dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất vể tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được nghị luận. Hoặc: Giới thiệu nội dung nghị luận; dẫn ra tác phẩm cẩn nehị luận. + Thân bài: Hệ thống luận điểm của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đóạn trích) có thể được hình thành dựa trên: • Nội dung được tác giả đề cập tới trong tác phẩm (hoặc đoạn trích). • Giá trị của tác phẩm (hoặc đoạn trích) (bao gồm giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật; nếu bàn về giá trị nội dung thì tập trung vào giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo,; nếu bàn về giá trị nghệ thuật thì tập trung vào kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, tình huống,). Trong quá trình triển khai luận điểm, cần sử dụng một hệ thống luận cứ phong phú, xác đáng để minh hoạ nhằm tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá về tác phẩm. + Kết bài: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích). – Triển khai luận điểm: Các luận điểm có thể được triển khai theo hình thức diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp, Cần bám sát những chi tiết, những hình ảnh được coi là đặc sắc, có giá trị nhất trong tác phẩm để khai thác. Khi làm bài, cần thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc riêng được hình thành trong quá trình tiếp cận, khám phá tác phẩm. – Viết thành bài văn hoàn chỉnh: Để bài văn có tính liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, cần quan tâm sử dụng các hình thức chuyển ý (có thể thông qua các từ ngữ chuyển tiếp như: mặt khác, bên cạnh đó, không chì mù còn hoặc chuyển ý thông qua các câu văn có ý nghĩa liên kết giữa các đoạn). c) Một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – Nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần rõ ràng, chính xác, có lập luận thuyết phục xuất phát những đánh giá về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích). Những nhận xét, đánh giá này có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: từ những rung động, xúc cảm của bản thân người viết khi tiếp cận và khám phá tác phẩm; từ những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, Việc phối hợp, dung hoà các điểm nhìn, các ý kiến trên sẽ góp phần làm cho nội dung nhận xét, bình luận về tác phẩm thêm xác đáng, sâu sắc, toàn diện, tránh được sự suy diễn theo ý chủ quan của người viết. Các nhận xét, đánh giá ấy phải được thể hiện thành những luận điểm và sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, lô-gíc. – Trong quá trình nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cần sử dụng phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu (liên hệ với cuộc đời và phong cách sáng tác của tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm; liên hệ, so sánh, đối chiếu với các tác phẩm khác cùng đề tài, cùng chủ đề;). Nếu nghị luận về một đoạn trích của tác phẩm truyện thì phải đặt đoạn trích ấy trong mối quan hệ với chỉnh thể tác phẩm (về cả kết cấu nghệ thuật cũng như nội dung chủ đề), trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá, khẳng định vị trí, vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. – Lời văn trong bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải vừa linh hoạt, khúc chiết, chặt chẽ để đảm bảo đặc trưng của văn nghị luận, vừa phải có sự uyển chuyển, tinh tế cho phù hợp với đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học. 2.2. Nghị luận vê một đoạn thơ, bài thơ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Hình thức chính của kiểu bài nghị luận này là phân tích hoặc bình giảng. a) Các bước triển khai bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ – Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của người viết về đoạn thơ, bài thơ. Hoặc: Giới thiệu đề tài (hoặc chủ đề) và vị trí của mảng đề tài (hoặc chủ đề) ấy trong dòng chảy văn học, trên cơ sở đó dẫn ra tác phẩm và nêu nhận xét, đánh giá chung. + Thân bài: Triển khai các luận điểm chính của bài viết. Các luận điểm cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí, có hệ thống và đảm bảo tính liên kết. + Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ; từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với nền văn học và đối với bạn đọc – Triển khai luận điểm: + Mỗi luận điểm nên viết thành một đoạn văn và cần lựa chọn cách triển khai đoạn văn hợp lí (diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phàn – hợp,). Trong đoạn văn triển khai luận điểm, các luận cứ phải cụ thể, rõ ràng kèm theo các dẫn chứng minh hoạ sinh động. Lời văn phải thể hiện được cảm xúc của người viết đối với đối tượng nghị luận (đoạn thơ, bài thơ). + Trong quá trình triển khai luận điểm, cần chú ý: • Việc trích dẫn thơ để minh hoạ cho ý kiến nhận xét, đánh giá phải có sự chọn lọc, t ... của dân tộc vừa mang đậm chất anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh. * Liên hệ, mở rộng: - Liên hệ một số bài thơ khác - Liên hệ Người lính thời nay vẫn ngày đêm canh giữ từng tất đất, vùng trời, vùng biển, vẫn ngày đêm sát cánh cùng nhân dân trong sản xuất, phòng chống thiên tai.( Liên hệ các chiến sĩ VN trong thời dịch COVID, trong bão lũ miền trung vừa qua...) 3. Kết bài: - Khẳng định sự đúng đắn của nhận định. - Liên hệ bản thân, tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc, biết ơn những thế hệ đi trước và ý chí phấn đấu cho tương lai đất nước. - Liên hệ lý tưởng sống của thế hệ thanh niên hiện nay. ĐỀ 17 "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng." (Nguyễn Đình Thi - Tiếng nói của văn nghệ) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy nói về "ánh sáng riêng" mà truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã "rọi vào" tâm hồn em. Câu 2 1.Yêu cầu về kỹ năng Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Đảm bảo là một văn bản nghị luận văn học có bố cục 3 phần rõ ang, kết cấu chặt chẽ. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc quá năm lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả 2. Yêu cầu về kiến thức Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau: a.Giải thích - Tác phẩm lớn”: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian - “Ánh sáng” của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. - “rọi vào bên trong”: là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ - Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo. b. Chứng minh qua tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long *Khái quát: Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước *Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. - Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng). -Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật. Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống. Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm. Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) *Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm. -Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên. Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) -Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) c. Đánh giá và liên hệ bản thân : -Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì... im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước. -Tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật lớn là con đẻ tinh thần của nhà văn. Nó được tạo ra bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo. -Tác phẩm lớn sẽ chiếu tỏa, soi rọi; có khả năng giáo dục, cảm hóa sâu sắc tới nhận thức và hành động của bạn đọc nhiều thế hệ (liên hệ bản thân) ĐỀ 18 Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. (I-li-a Ê-ren-bua, trích “Lòng yêu nước”, SGK Ngữ văn 6 tập 2, NXB Giáo Dục) Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu nói trên qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. HƯỚNG DẪN 1.Yêu cầu về kỹ năng: - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. - Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận. 2.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: I. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc. - Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua, dẫn dắt và giới thiệu nội dung truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. II. Thân bài 1. Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua: - Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể". Chứng minh tính đúng đắn của câu nói qua việc cảm thụ truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. - Khẳng định câu nói của I. Ê-ren-bua là hoàn toàn đúng. Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,... Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương. Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy. - Truyên ngắn“Làng” của nhà văn Kim Lân đã xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai - nhân vật tiêu biểu với tình yêu làng thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua diễn biến tâm lí cụ thể. * Tình cảm yêu nước của Ông Hai được nhà văn Kim Lân diễn tả hết sức chân thật qua diễn biến tâm lý của ông Hai trong từng giai đoạn. a. Trước cách mạng: - Ông Hai hay khoe làng, đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông như máu thịt, thể hiện được niềm tự hào về làng quê của ông. b. Sau khi đi tản cư ông Hai đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. Ông Hai luôn tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, về truyền thống xây dựng làng kháng chiến. Ông yêu làng, luôn sát sao theo dõi tin tức về làng, ông tự hào khi hay tin làng giết được nhiều giặc, thắng lợi ở mọi nơi... c. Tình yêu làng sâu sắc của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc thể hiện qua diễn biến tâm lý: - Khi nghe được tin dữ, ông sững sờ, bàng hoàng, đau đớn. - Xấu hổ, nhục nhã ông chẳng dám ra ngoài. Không khí trong căn nhà cũng trở nên vô cùng nặng nề. - Tình cảm yêu nước sâu sắc còn được bộc lộ ở sự xung đột nội tâm hết sức gay gắt: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Từ chỗ yêu làng đến thù làng, ông đã đặt tình yêu nước lên trên hết . - Ông chỉ biết bộc lộ nỗi lòng qua lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Điều đó cho thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Tình cảm ấy vô cùng bền vững, sâu nặng mà không gì có thể lay chuyển được. d. Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính. Cái cách ông đi từng nhà gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính, khoe nhà mình bị “ đốt nhẵn” với niềm tự hào khôn tả đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, tình cảm chân thành của người nông dân chất phác. * Đánh giá chung về tác phẩm: - Tác giả đã xây dựng tình huống vô cùng đặc biệt và đã khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật qua hành động, ngôn ngữ. - Truyện ngắn Làng đã thể hiện một tình cảm dung dị, chân chất nhưng không kém phần nồng cháy của nhân vật ông Hai. Với người nông dân tình cảm ấy là tình cảm thiêng liêng bất diệt, đó vừa là tình cảm truyền thống vừa có bước chuyển biến mới. Không chỉ bằng tình cảm tự nhiên, ông Hai còn biết yêu quê hương bằng nhận thức sâu sắc của người dân Việt Nam tự nguyện đi theo kháng chiến, gắn bó với cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Trong trái tim ông, tình yêu quê hương và tình yêu đất nước hài hòa, nồng thắm, đúng là "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". 3. Những suy nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương đất nước: - Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh... - Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh: + Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất, như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,... + Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,... + Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội... + Phán những người không có lòng yêu nước, quay lưng phản bội Tổ quốc hoặc yêu nước một cách mù quáng dễ bị kẻ xấu lợi dụng III. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói Sức sống của truyện ngắn Làng. Liên hệ,
Tài liệu đính kèm: