TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
I.ÔN LUYỆN VỀ KIỂU BÀI TỰ SỰ
Số tiết: 6
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Trên cơ sở hiểu biết những nét cơ bản về văn tự sự, giúp học sinh:
-Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm; mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình, ngoại cảnh trong văn bản tự sự.
-Nắm được khái niệm về lập luận, các dấu hiệu của lập luận trong văn bản tự sự.
- Cung cấp cho các em phương pháp giúp bài văn tự sự đạt hiệu quả hơn .
(biết vận dụng các thao tác hỗ trợ như: kết hợp tự sự với miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận.)
- Hướng dẫn thực hành theo từng nội dung ôn luyện để rèn kỹ năng làm văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
-Tài liệu: Rèn kĩ năng làm văn tự sự ở trung học cơ sở.
-Các dạng bài tập liên quan.
2. Học sinh:
Ôn lại kiến thức văn tự sự lớp 8,9.
TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU I.ÔN LUYỆN VỀ KIỂU BÀI TỰ SỰ Số tiết: 6 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Trên cơ sở hiểu biết những nét cơ bản về văn tự sự, giúp học sinh: -Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm; mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình, ngoại cảnh trong văn bản tự sự. -Nắm được khái niệm về lập luận, các dấu hiệu của lập luận trong văn bản tự sự. - Cung cấp cho các em phương pháp giúp bài văn tự sự đạt hiệu quả hơn . (biết vận dụng các thao tác hỗ trợ như: kết hợp tự sự với miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận...) - Hướng dẫn thực hành theo từng nội dung ôn luyện để rèn kỹ năng làm văn tự sự. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: -Tài liệu: Rèn kĩ năng làm văn tự sự ở trung học cơ sở. -Các dạng bài tập liên quan. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức văn tự sự lớp 8,9. C. BÀI ĐỌC: NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ VỀ VĂN TỰ SỰ. Nói một cách ngắn gọn, tự sự là kể một câu chuyện để từ đó nói với người đọc một điều gì đó về cuộc sống và con người. Trong bài văn tự sự, bao giờ cũng có một câu chuyện. Trong câu chuyện ấy, có một hoặc nhiều nhân vật và những sự việc diễn ra theo một trình tự tiến triển hợp lí. Để viết một bài văn tự sự, cần lưu ý những điều sau đây: Thứ nhất, câu chuyện sẽ kể là gì? Chuyện của ai? Kể câu chuyện này nhằm nói lên điều gì về cuộc sống? Thứ hai, trong câu chuyện có những nhân vật nào? Tính cách các nhân vật ấy như thế nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Trong một số tác phẩm, đặc biệt như truyện loài vật, hoặc truyện ngụ ngôn, nhân vật có thể là một con vật, một đồ vật, hoặc một loài cây, một loài hoa. Trong trường hợp này, những nhân vật ấy, tuy không phải là con người, song thực chất đã được người viết gán cho những tính cách của con người, để nói về con người. Thứ ba, câu chuyện phải có sự phát triển hợp lí qua từng chi tiết, làm sao để đọc chi tiết trước mà người đọc không thể đoán được chi tiết sau. Thứ tư, lời kể chuyện phải rõ rang và phải phù hợp với tính chất của nhân vật và câu chuyện. Lời kể nhẹ nhàng, trang nghiêm, hoặc buồn bã, hoặc dí dỏm, hài hước. Thứ năm, một câu chuyện hấp dẫn được kết thúc bằng một chi tiết bất ngờ. Từ kết thúc đó, người đọc sẽ ngẫm nghĩ để tự mình tìm ra một lời kết luận. Người kể chuyện không nên kết luận bằng một nhận xét hay một lời khuyên đạo lí giống như bài văn nghị luận hay một bài văn biểu cảm. D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tiết 1-2: Miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. I. Củng cố phần lí thuyết: 1. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? 2.a,Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Các cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? b,Vai trò, vị trí và tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? II. Thực hành luyện tập: 1. Xác định yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, yếu tố nội tâm trong các đoạn văn sau: a. “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướngbỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.” b." Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. MÑ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được . Cứ nhắm mắt lại là dường như bên tai vang lên tiếng học bài trầm bổng : " Hằng năm cứ vào cuối thu...Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp " ( Lý Lan - Cổng trường mở ra ) * Lập bảng và sắp xếp các yếu tố vào bảng tương ứng. Tự sự Miêu tả Miêu tả nội tâm 2. Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh, câu văn miêu tả để viết lại đoạn văn tự sự sau đây sao cho cách diễn đạt trở nên hấp dẫn, sinh động hơn . Một buổi sáng chủ nhật, chúng tôi đến nhà Hà để học nhóm. Sau mấy ngày mưa, đường làng rất trơn. Đứa nào cũng sợ trượt ngã, cố bám mấy ngón chân xuống nền đường. 3. Em đã làm một việc có lỗi với mẹ khiến em ray rức mãi.Hãy kể lại việc đó. * Gợi ý: - Kể một việc làm của bản thân- việc làm đó không đúng , đã làm mẹ đau lòng. Bản thân đã nhận ra những sai lầm của bản thân và xấu hổ, hối hận. - Diễn tả được quá trình diễn biến nội tâm của nhân vật. - Câu chuyện phải có được ý nghĩa bài học về đạo đức. Tiết 3 - 4: Sử dụng lập luận trong văn bản tự sự. 1.Vai trò, vị trí và tác dụng của lập luận trong văn bản tự sự? 2. Đọc các đoạn văn tự sự sau: a. " Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ũi quân lính , truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng : - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết cha ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phơng Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân,, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đánh đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không muốn ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. ở các thời ấy, Bắc Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi hại, được mất đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo ta là không nói trước ! " ( Ngô gia văn phái - Hoàng Lê nhất thống chí ) b. Một hôm trên đường đi học về, Hùng, Qúy và Nam trao đổi với nhau xem trên đời này cái gì quý nhất. Hùng nói: “ Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không”? Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng, quý nhát phải là vàng. Mọi người chẳng thường bảo quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo”. Nam vội tiếp ngay: “Qúy nhất là thì giờ.Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc, có thì giờ mới làm ra được lúa gạo vàng bạc!” Cuộc tranh luận sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải. Nghe xong thầy giáo mĩm cười rồi nói: -Lúa gạo quý vì ta phải đỗ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đi qua không lấy lại được, đáng quý lắm .Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc nghĩa là mọi thứ dều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi. ( Trinh Mạnh – Cái gì quý nhất) Hỏi:(1)Xác định yếu tố nghị luận trong văn bản trên?. (2) Cho biết vai trò của yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật nội dung văn bản trên? 3.Thông qua hình thức và cách lập luận, hãy nhận xét về tính cách ( hoặc đời sống nội tâm ) của nhân vật trong đoạn trích sau : “ Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi !Cực nhục chưa , cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao ? Ai người ta chứa.Ai người ta buôn bán mấy.Suốt cả cái nước Việt Nam này, người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nướcLại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã ró cái cơ sự này chưa ?”... ( Kim Lân ) 3. Kể lại một kỷ niệm sâu sắc về người bạn thân. * Gợi ý: -Xác định đúng đối tượng để kể chuyện là bạn thân -Kỷ niệm được kể thực sự sâu sắc, gây xúc động ở người đọc, có ý nghĩa giáo dục về tình bạn cao đẹp, về tư tưởng về đạo lý làm người -Có tình huống đặc sắc, tạo kịch tính -Vận dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, ... vào văn bản tự sự Tiết 5-6:Thực hành tổng hợp. 1. Đọc và xác định yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận thể hiện trong văn bản sau: a. HAI MƯƠI NĂM SAU, ĐẢN VỀ THĂM MỘ MẸ Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tồi tệ đó, cái ngày mà tôi biết được sự thật về cái chết của mẹ tôi, tôi đau đớn vô cùng. Tôi vùng bỏ chạy đi mặc cha tôi đang rơm rớm nước mắt kể lại bi kịch ngày ấy. Tôi cứ khóc và chạy mãi, chạy mãi. Rồi tôi lạc vào rừng. Một người tiều phu già không con đã cưu mang tôi đến tận bây giờ. Suốt bao nhiêu năm tháng, tôi không một lần về thăm cha và nỗi đau đớn uất hận cứ đeo bám lấy tôi. Thoắt cái, khi con thoi miệt mài thêu dệt những chuỗi ngày quạnh quẽ, kể từ ngày mẹ mất, hai mươi năm đã trôi qua. Tôi đã hai mươi ba tuổi, hai mươi ba cái xuân lặng lẽ đã đi qua cuộc đời tôi. Đứng trên thảm cỏ xanh, tôi hướng mắt nhìn về chốn quê nhà. Thấy bao la một vùng rộng khắp, tiếng xao xác của hàng cây, tiếng vi vu của làn gió, tiếng dập dềnh của dòng sông, tất cả như thôi thúc tôi trở về. Phải về thôi, ít ra là về thăm mộ mẹ! Vừa bước vào làng, tôi lặng lẽ chìm vào cõi nhớ: mới ngày nào kia, thảm cỏ tươi non mơn mởn, bầu trời rợp mát cánh chim; thế mà giờ đây: cỏ khô cằn, vàng úa, bầu trời u ám, heo hút trong làn gió se lạnh. Tôi bồi hồi tìm ngôi mộ thân quen. Nhiều cặp mắt tò mò nhìn tôi. Tôi muốn chào hỏi vì đó đều là những người làng mà tôi từng biết nhưng sao không thốt được nên lời. Họ nhìn tôi nhưng dường như không nhận ra tôi: -Anh từ đâu đến? Anh tìm ai chăng? Tôi đau đớn không trả lời mà quay vội đi để giấu hai hàng lệ: họ đã quên tôi thật rồi!Tôi lặng ngắm nhìn mộ mẹ, nhìn như muốn thu giữ lấy cho thoả nỗi mong nhớ bao năm qua. Một nấm mộ đơn sơ nhưng sạch sẽ. Một bình hoa còn tươi mới. Một bát nhang đã đầy. Cỏ xung quanh được giẫy gọn. Tôi biết đó là sự chăm sóc hương khói của cha tôi, nhưng lòng tôi sao vẫn ... o đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau (một từ có thể xếp cả 2 trường) *Gợi ý: Khứu giác Thính giác Mũi, thơm, điếc, thính Tai, nghe, điếc, rõ, thính ..................................................................................................... TiÕt 5+6: MỘT SỐ PHÐp TU TỪ TỪ VỰNG (So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh.) A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. So sánh: - Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt. * Cấu tạo của phép so sánh So sánh 4 yếu tố: - Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh. - Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh). - Từ so sánh. - Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh. Ta có sơ đồ sau : Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh) Mặt trời Trẻ em xuống biển như như hòn lửa búp trên cành + Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt + Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn. * Các kiểu so sánh a. So sánh ngang bằng b. So sánh hơn kém * Tác dụng của so sánh + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. 2. Ẩn dụ: - Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời àBác có sự tương đồng về công lao giá trị. * Các kiểu ẩn dụ + Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B. + Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B. + Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B. *Tác dụng của ẩn dụ Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. 3. Nhân hóa : - Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. * Các kiểu nhân hoá + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật. + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người * Tác dụng của phép nhân hoá - Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. 4. Hoán dụ: - Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt * Các kiểu hoán dụ + Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy cây bút để chỉ nhà văn + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: làng xóm chỉ nông dân + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Hoa đào, hoa mai để chỉ mùa xuân + Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Mồ hôi để chỉ sự vất vả 5. Nói quá: - Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm 6. Nói giảm, nói tránh - Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự 7. Điệp ngữ: - Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ 8. Chơi chữ : - Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị * Các lối chơi chữ : + Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa + Dùng lối nói lái + Dùng lối đồng âm: + Chơ chữ điệp phụ âm đầu B. CÁC DẠNG BÀI TẬP 1. Dạng đề 1 điểm Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Gợi ý: Nhân hóa: Thuyền im- bến mỏi- nằm Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài. 2. Dạng đề 2 điểm: Đề 1: Xác định điệp ngữ trong bài cao dao sau Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt, leo ra leo vào. Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt, leo vào leo ra. Gợi ý: Điệp một từ: leo, cành, con kiến Điệp một cụm từ: leo phải cành cụt, leo ra, leo vào. Đề 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: a, Gác kinh viện sách đôi nơi Trong gang tấc lại gấp mười quan san ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) b, Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa ( Ca dao) * Gợi ý: a, Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. - Bằng lối nói quá , tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh b, Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa) - Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu chàng trai say đắm vì tình. - Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo. 3. Dạng đề 3 điểm: Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Tế Hanh - Quê hương ) Gợi ý: * Biện pháp tu từ vựng + So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. + Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. * Tác dụng - Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển. - Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh... - Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Dạng đề 1- 1,5 điểm: Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào? a. Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần Trẻ em như búp trên cành Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Gợi ý: a. Chơi chữ b. So sánh c. Nhân hóa. 2. Dạng đề 2 điểm: Đề 1: Em hãy sưu tầm 2 câu thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào? Gợi ý: - Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày - Nhân hóa: buồn, sầu - Nói quá: Mồ hôi như mưa Đề 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng) b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng ( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ * Gợi ý: a, Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ. - Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn. b, Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai. .................................................................................................. IV. TRUYỆN VÀ THƠ HIỆN ĐẠI: STT TÁC PHẨM TÁC GIẢ T L NĂM ST NỘI DUNG NGHỆ THUẬT 1 Đồng chí Chính Hữu thơ 1948 Bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp Chi tiết,hình ảnh sáng tạo giàu chất trữ tình, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng. 2 Bài thơ về tiểu đội ce không kính Phạm Tiến Duật thơ 1969 Thông qua hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không có kính, khắc họa và ca ngợi hình ảnh chiến sĩ lái xe trên tuyến đường trường Sơn trong thời gian chống Mỹ. Giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận thơ 1958 Niềm vui, niềm tự hào – cuộc sống làm ăn tập thể. Khúc tráng ca về cuộc sống mới. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo;có âm hưởng khỏe khoắn hào hùng lạc quan 4 Bếp lửa Bằng Vệt thơ 1963 Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu và biết ơn sâu nặng đối với bà. Kết hợp nhuần nguyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận. 5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm thơ 1971 Qua hình ảnh bà mẹ Tà Ôi, bài thơ phản ảnh một giai đoạn chiến đấu gian khổ ở chiến khu Thừa Thiên Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến , nhịp thơ đều đặng. 6 Ánh trăng Nguyễn Duy thơ 1984 Lời thơ như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở con người đối với lẻ sống chung thủy. Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu chất biểu cảm. 7 Làng Kim Lân Truyện ngắn 1948 Truyện phản ành tình yêu làn xóm của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. 8 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long Truyện ngắn 1972 Truyện gợi ra ý nghĩa và niềm vui của những người lao động tự giác vì mục đích cống hiến cho cuộc đời. Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữ tự sư, trữ tình với bình luận. 9 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Truyện ngắn 1966 Truyện thể hiện sing động và sâu sắc tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh Tình huống bất ngờ, hợp lí. Tác giả thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật.
Tài liệu đính kèm: