A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
+Nắm được định nghĩa góc nội tiếp
+Nắm được định lý về số đo của góc nội tiếp và hệ quả của định lý.
2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
+Vẽ hình
+Nhận biết góc nội tiếp trên một đường tròn.
+Chứng minh định lý về số đo của góc nội tiếp và hệ quả của định lý đó.
3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên Học sinh
Ngày Soạn: 11/1/07 Ngày dạy:............... Tiết 40 §2. GÓC NỘI TIẾP A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh: +Nắm được định nghĩa góc nội tiếp +Nắm được định lý về số đo của góc nội tiếp và hệ quả của định lý. 2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng: +Vẽ hình +Nhận biết góc nội tiếp trên một đường tròn. +Chứng minh định lý về số đo của góc nội tiếp và hệ quả của định lý đó. 3. Về thái độ: Suy luận B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Thước, compa, thước đo góc Sgk, thước, compa, thước đo góc D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Định nghĩa góc ở tâm ? Góc ở tâm và cung bị chắn có quan hệ gì? Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn Số đo bằng nhau III.Bài mới: (35') Vấn đề: Giáo viên vẽ (O) và góc nội tiếp BAC. Góc BAC có phải là góc ở tâm không ? Vì sao? Góc BAC có quan hệ gì với cung nhỏ BC ? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Định nghĩa (8’) GV: Góc BAC có tên gọi là gì? HS: Góc nội tiếp GV: Góc nội tiếp là góc như thế nào ? HS: Phát biểu định nghĩa sgk/72 GV: Yêu cầu học sinh thực hiện chấm hỏi 1 sgk/73 HS: Hình 14: Đỉnh không nằm trên (O) HS: Hình 15: Có cạnh không phải là dây cung 1.Định nghĩa: m ÐBAC là góc nội tiếp ÐBAC chắn cung BmC HĐ2: Định lý (18’) GV: Yêu cầu học sinh vẽ (O) và 1 góc nội tiếp BAC bất kỳ HS: Thực hiện GV: Yêu cầu học sinh đo góc nội tiếp và cung bị chắn HS: Thực hiện GV: So sánh số đo của góc nội tiếp và cung bị chắn ? HS: Góc nội tiếp có số đo bằng nhau một nửa số đo của cung bị chắn GV: Tổng quát ta có kết luận gì về quan hệ giữa góc nội tiếp và cung bị chắn ? HS: Phát biểu định lý sgk/73 GV: Chứng minh ? HS: Tham khảo sgk/74 GV: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải với từng trường hợp Gợi ý: Đối với trường hợp tâm O nằm bên ngoài góc BAC. Vẽ đường kính qua A cắt (O) tại C’. Áp dụng trường hợp: tâm O nằm trên một cạnh với hai góc BAC’ và góc CAC’ HS: Thực hiện 2.Định lý HĐ3: Hệ quả (9’) GV: Từ định lý trên ta có hệ quả sgk/74. HS: Đọc, hiểu hệ quả sgk/74 GV: Hãy vẽ hình minh họa các ý trong hệ quả HS: Thực hiện 3.Hệ quả: sgk/74 IV. Củng cố: (2') Giáo viên Học sinh Góc nội tiếp có tính chất gì ? Góc nội tiếp có số đo bằng một nửa số đo của cung bị chắn V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2') 1. Ghi nhớ định nghĩa góc nội tiếp, tính chất của nó 2. Thực hiện bài tập: 15, 16, 18 sgk/75 – 19, 20, 23 sgk/76 Gợi ý: Bài 23: C/m: DMAD đồng dạng với DMCB
Tài liệu đính kèm: