Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 21 - Tiết 42: Góc tạo bởi tai tiếp tuyến và dây cung

Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 21 - Tiết 42: Góc tạo bởi tai tiếp tuyến và dây cung

A. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

+Nắm được khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

+Tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.

 2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:

 +Vẽ hình

+Nhận biết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

+Phát biểu và chứng minh định lý về tính chất của góc tạo bởi tia tiếp

tuyến và dây cung

 3. Về thái độ: Suy luận

B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 21 - Tiết 42: Góc tạo bởi tai tiếp tuyến và dây cung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 24/1/07 
Ngày dạy:..............
Tiết
42
§2. GÓC TẠO BỞI TAI TIẾP TUYẾN 
VÀ DÂY CUNG 
A. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
+Nắm được khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
+Tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
	2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
	+Vẽ hình
+Nhận biết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
+Phát biểu và chứng minh định lý về tính chất của góc tạo bởi tia tiếp 
tuyến và dây cung
	3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Thước, compa, hình 27 sgk/78
Sgk, compa, thước
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Định nghĩa góc nội tiếp, phát biểu tính chất của góc nội tiếp?
*Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và có hai cạnh là hai dây cung của đường tròn đó.
*Góc nội tiếp có số đo bằng một nửa số đo của cung bị chắn
III.Bài mới: (26')
Vấn đề: 	Giáo viên vẽ (O) và góc tạo bởi tia tiếp tuyến Ax và dây cung AB 
Góc xAB có phải là góc nội tiếp không ? Nó có tính chất gì?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung (6’)
GV: Quan sát hình 22 sgk/77. Cho biết các góc nào được gọi là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ?
HS: ÐxAB hoặc ÐyAB
GV: Đỉnh của góc ở đâu? Cạnh của góc là các tia nào ?
HS: Đỉnh là tiếp điểm, 1 cạnh là tia tiếp tuyến, 1 cạnh là tia chứa dây cung đi qua tiếp điểm
GV: ÐxAB chắn cung nào ? ÐyAB chắn cung nào?
HS: ÐxAB chắn cung AmB và ÐyAB chắn cung AnB
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện chấm hỏi 1 sgk/77
HS: H23: góc nội tiếp 
HS: H24: 1 cạnh không phải dây cung HS: H25: 1 cạnh không phải là tia tiếp tuyến 
HS: H26: Đỉnh không phải là tiếp điểm
 1.Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
*Góc xAB là góc tạo bởi tia tiếp tuyến Ax và dây cung AB
*Góc yAB là góc tạo bởi tia tiếp tuyến Ay và dây cung AB
*Góc xAB chắn cung AmB và Góc yAB chắn cung AnB
HĐ2: Định lý (15’)
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện chấm hỏi 2 sgk/77
HS: Số đo của cung bị chắn: 600, 1800, 2400
GV: Dự đoán gì về quan hệ giữa số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với số đo của cung bị chắn ? 
HS: Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng một nửa số đo của cung bị chắn
GV: Cứng minh ?
HS: Tham khảo sgk/78
GV: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải trong từng trường hợp 
HS: Thực hiện
GV: Gợi ý: Trường hợp Tâm O nằm bên trong ÐBAx: Vẽ đường kính AC. Ta có: 
sđÐBax = sđÐBAC + sđÐCAx và sđ cung BAC = sđ cung nhỏ BC + sđ cung AC. Vận dụng tính chất của góc nội tiếp cho ÐBAC và áp dụng trường hợp tâm nằm trên dây AB
HS: Lắng nghe, ghi nhớ 
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện chấm hỏi 3 sgk/79
HS: Bằng nhau
2.Định lý
HĐ3: Hệ quả (5’)
GV: Từ kết quả của chấm hỏi 3 hãy cho biết quan hệ giữa góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung?
HS: Phát biểu hệ quả sgk/79
3.Hệ quả
Hệ quả: 
IV. Củng cố: (10')
	Giáo viên
Học sinh
*Mô tả góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ? Phát biểu tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung?
*Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 30 sgk/79
Gợi ý: Vẽ OH vuông góc với AB
Chứng minh: ÐxAB+ÐBAO = 900
*Có đỉnh là tiếp điểm, 1 cạnh là tia tiếp tuyến, 1 cạnh nằm trên tia chứa dây cung đi qua tiếp điểm; Có số đo bằng nửa số đo của cung bị chắn
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(3')
	1. Ghi nhớ tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
2. Thực hiện bài tập: 27, 28, 29 sgk/79 – Tiết sau luyện tập
Gợi ý: Bài 29
Chứng minh: ÐCAB = ÐADB
Chứng minh: ÐACB = ÐDAB

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet42.doc