TIẾT 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu) - Lí Công Uẩn
A.Mục tiêu cần đạt
Qua bài học, giúp HS
1. Kiên thức:
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thông nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ảnh qua “Chiếu dời đô”.
- Nắm dược những đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của tác phẩm là sự kết hợp giữa lý lẽ và tư tưởng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cảm thụ văn học Trung đại
- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Bồi đắp lòng tự hào về thủ đô ngàn năm văn hiến, lòng yêu nước và nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: - Nghiên cứu soạn giảng
- Các phương tiện dạy học thiết yếu
- Các nguồn tư liệu về Chiếu dời đô.
2. Trò - Đọc kỹ và soạn bài, hiểu được những từ ngữ khó trong văn bản.
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG HUYỆN Năm học 2011-2012 Môn: Ngữ văn 8 TIẾT 90: CHIẾU DỜI ĐÔ (Thiên đô chiếu) - Lí Công Uẩn A.Mục tiêu cần đạt Qua bài học, giúp HS 1. Kiên thức: - Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thông nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ảnh qua “Chiếu dời đô”. - Nắm dược những đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của tác phẩm là sự kết hợp giữa lý lẽ và tư tưởng. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng cảm thụ văn học Trung đại - Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận. 3. Thái độ: - Bồi đắp lòng tự hào về thủ đô ngàn năm văn hiến, lòng yêu nước và nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới. B. Chuẩn bị: 1. Thầy: - Nghiên cứu soạn giảng - Các phương tiện dạy học thiết yếu - Các nguồn tư liệu về Chiếu dời đô. 2. Trò - Đọc kỹ và soạn bài, hiểu được những từ ngữ khó trong văn bản. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới. * GTB: Năm 2010 vừa qua, thủ đô HN mến yêu của dân tộc ta đã tròn nghìn năm tuổi. Hôm nay, thầy trò ta sẽ ngược dòng lịch sử nghìn năm về trước để tìm hiểu một văn bản có tính chất quyết định biến Thăng Long thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Đó chính là văn bản “Thiên đô chiếu” tức “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ?. Dựa vào chú thích * SGK, em hãy giới thiệu ngắn gọn vài nét về Lí Công Uẩn H:-Lí Công Uẩn (974-1028), quê ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh -Ông là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. -Ông là người sáng lập nên vương triều Lí G! Lí Thái Tổ là một vị vua hiền hiếm có trong lịch sử.Trong 18 năm trị vì đất nước, Lí Công Uẩn đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của lịch sử dân tộc, một trong những công lao to lớn nhất của ông là lập nên kinh đô Thăng Long. Và từ đó đến nay, Thăng Long-Hà Nội vẫn vững vàng là thủ đô của cả nước. -Với những đóng góp to lớn đó, Lí Công Uẩn đã được nhân dân cả nước lập đền thờ như là một sự tri ân của con cháu đối với bậc tiền nhân có đức, có tài. (Giới thiệu đền Đô-Bắc Ninh và tượng Lí Thái Tổ ở Hà Nội) G: Đây là Đền Đô haycòn gọi là đền Lí Bát Đế ở Bắc Ninh, một trong những chốn linh thiêng thờ 8 vị vua đầu triều Lí, trong đó có Lí Thái Tổ . Đây là tượng đài Lí Thái Tổ uy nghiêm giữa lòng thủ đô Hà Nội, nơi mà hơn 10 thế kỉ trước ông đã lựa chọn làm kinh đô. ?Chiếu dời đô được viết năm nào và viết nhằm mục đích gì? H: =>nb G! Năm 1009 khi Lí Công Uẩn lên ngôi, kinh đô vẫn đóng ở Hoa Lư (Ninh Bình) như dưới triều Đinh và Tiền Lê. Với mong muốn phát triển đất nước, Lí Thái Tổ định rời đô ra thành Đại La. Ý định ấy của ông vấp phải sự nghi ngại của một số triều thần. Trong hoàn cảnh đó, ông viết Chiếu dời đô nhằm thuyết phục thần dân trăm họ dời đô ra thành Đại La. G: Giới thiệu nguyên tác chữ Hán và bản phiên âm Hán Việt Thiên đô chiếu chỉ vẻn vẹn có 214 chữ Hán nhưng có sức sống bất diệt đến ngàn năm bởi những giá trị về lịch sử, văn hoá và văn chương của nó. Văn bản chúng ta học do Nguyễn Đức Vân dịch. Đây là một bản dịch tương đối sát nghĩa, chuyển tải khá chân thực ý tình của vị vua đầu triều Lí. ? Văn bản thuộc thể loại nào? H: Chiếu G: Chiếu là kiểu văn bản nghị luận trung đại đầu tiên mà các em được học. Trong những tiết tiếp theo, các em tiếp tục được tìm hiểu các kiểu văn bản nghị luận trung đại khác như hịch, cáo, tấu. ?Dựa vào chú thích *SGK, em hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của thể chiếu. H: Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu, được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Chiếu thường thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao,có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước. G: Như vậy về thể chiếu các em cần nắm chắc một số đặc điểm cơ bản sau: -Người viết: vua -Mục đích: Ban bố mệnh lệnh -Nội dung: Thể hiện tư tưởng chính trị quan trọng -Hình thức: Văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu G: Biền ngẫu tức là những cặp câu hoặc những đoạn câu cân xứng với nhau. ?Đối chiếu với hình thức chung của chiếu, em thấy Chiếu dời đô được viết bằng thể văn nào nào? H: Văn xuôi có xen câu văn biền ngẫu G: Văn biền ngẫu làm cho lời văn thêm trang trọng, cân xứng, nhịp nhàng, ít lời, nhiều ý, khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc. G: Các em cần nắm thêm: Bố cục cơ bản của một bài chiếu thường gồm 3 phần: -Nêu sử sách để làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ -Soi tền đề vào thực tiễn -Khẳng định vấn đề Chuyển: Chúng ta vừa tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.Các em về tìm hiểu thêm trong SGK/50 Mời các em tiếp tục qua phần II. G: Hướng dẫn đọc: Văn bản là lời của vua nên cần đọc với giọng chung là trang trọng. Cần thể hiện sắc thái tình cảm thiết tha chân thành ở những câu văn bộc lộ cảm xúc. Chú ý sự nhịp nhàng, đăng đối của các câu văn biền ngẫu. G: Đọc phần 1: Đầu->không thể không dời đổi ?Bàn Canh và Thành Vương là ai? H: SGK H: Đọc phần còn lại G: Nhận xét giọng đọc ?Văn bản Chiếu dời đô có thể chia thành mấy phần? Giới hạn và nội dung chính của từng phần? H: 3 phần: -Đầu->không thể không dời đổi: Phân tích lí do dời đô cũ -Tiếp->đế vương muôn đời: Phân tích những lợi thế của thành Đại La -Còn lại: Quyết định của nhà vua G:Chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản này theo bố cục như trên. Trước hết các em vào phần 1 G!: Các em ạ! Đối với người phương Đông chúng ta, chuyển nhà là một công việc lớn lao. Dời chuyển kinh đô càng là một việc làm hệ trọng đối với vận mệnh của cả một triều đại, một quốc gia, dân tộc. ?Chính vì vậy, để thuyết phục thần dân trăm họ dời đô, mở đầu bài chiếu, Lí Công Uẩn đã lập luận bằng cách nào. H:Viện dẫn những dẫn chứng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại ?Đó là những dẫn chứng cụ thể nào? H: Nhà Thương.: 5 lần dời đô Nhà Chu: 3 lần dời đô ? Đưa dẫn những dẫn chứng đó, nhà vua muốn thuyết phục thần dân điều gì? H: Dời đô là việc hệ trọng nhưng trong lịch sử đã từng có những cuộc dời đô G: Viện dẫn những số liệu cụ thể về các lần dời đô trong lịch sử, Lí Thái Tổ muốn khẳng định rằng, việc dời đô mà ông sắp làm sau đây là không có gì khác thường, trái với quy luật. ? Tại sao Lí Công Uẩn lại viện dẫn sử liệu Trung Hoa để làm tiền đề cho lập luận của mình H: Vì lúc bấy giờ, Trung Quốc là trung tâm văn minh lớn của thế giới. Văn hoá TQ có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá Việt Nam. Dù là sử liệu TQ nhưng không xa lạ gì với thần dân Đại Việt. G: Hơn nữa, mục đích của Lí Công Uẩn là học hỏi lịch sử của một dân tộc lớn hơn để tìm một luận cứ mà ai cũng biết ®Ó dÔ dµng t¸c ®éng vµo nhËn thøc và tình cảm cña thÇn d©n §¹i ViÖt. ? Theo suy luận của nhà vua, thì việc dời đô của các vua nhà Thương, Chu nhằm mục đích gì? H: -muốn đóng đô ở nơi trung tâm -mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu G! Những việc làm của các vua thời tam đại đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Vậy nên mục đích của việc dời đô về nơi trung tâm là hết sức tốt đẹp. ?Mục đích ấy phù hợp với quy luật nào? H:-Trên vâng mệnh trời -Dưới theo ý dân ?Vâng mệnh trời và theo ý dân ở đây được hiểu ntn? H: vâng mệnh trời là hợp với quy luật khách quan, theo ý dân là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân G: Thời trung đại, khi phải xác định chí hướng làm việc lớn gì, người ta thường noi theo gương sáng tiền nhân và xem vâng mệnh trời, hợp ý dân là việc đúng đắn, hợp quy luật khách quan. Lí Công Uẩn cũng vậy, ông lấy gương sáng tiền nhân để khẳng định: Dời đô về nơi trung tâm là hợp ý trời, hợp với nguyện vọng của nhân dân. ?Vì việc làm hợp lí ấy mà việc dời đô của các triều đại Thương, Chu mang lại kết quả như thế nào? H: -vận nước lâu dài -phong tục phồn thịnh ? Một đất nước có phong tục phồn thịnh là một đất nước như thế nào? H: Một quốc gia phát triển, giàu có, hùng mạnh G! Mục đích và kết qủa dời đô ấy đã rất nhãn tiền, mắt thấy tai nghe, không ai không công nhận. Vì đã được thừa nhận nên tác giả chỉ nhắc qua “cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh” ? Sau khi viện dẫn sử sách Trung Hoa để làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ, trong phần còn lại của đoạn 1, Lí Công Uẩn tiếp tục lập luận ntn? H: Nhà vua đối chiếu sử sách với tình hình thực tế để nhận xét những việc làm của hai triều Đinh , Lê. ?Nếu các vua nhà Thương Chu đã nhiều lần dời đô thì các vua nhà Đinh, Lê lại có hành động ntn? H: -cứ đóng yên đô thành ở nơi đây ? Nơi đây là nơi nào? H: kinh đô Hoa Lư ? Theo Lí Công Uẩn, việc không dời đô của nhà Đinh, Lê đã phạm phải những sai lầm nào? -theo ý riêng mình -khinh thường mệnh trời -không noi theo dấu cũ Thương,Chu G! Cái lỗi của các vua nhà Đinh Lê có tới 3 điều cần phủ định. Đó là: -không vì lợi ích của thần dân, trăm họ -không thuận theo quy luật khách quan -không biết học tập cái đúng của người xưa ?Và vì thế, việc không dời đô của 2 triều Đinh, Lê đã gây ra những hậu qủa gì? H: -triều đại không lâu bền -số vận ngắn ngủi -trăm họ hao tốn -muôn vật không được thích nghi ? Dựa vào những điều thầy trò ta vừa phân tích, em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa hành động và kết quả việc làm của các vua nhà Thương, Chu với hành động và kết quả việc làm của các vua nhà Đinh, Lê? H: Hành động đối lập nên kết quả cũng đối lập ? Em hãy chỉ rõ sự đối lập đó H: Nhà Thương, Chu vì dân mà dời đô là hợp ý trời, lòng người nên thu được kết quả tốt đẹp -Nhà Đinh, Lê theo ý riêng mình, không dời đô nên để lại hậu quả tiêu cực ? Sự đối lập đó, tự thân nó đã làm nổi bật điều gì? H: Dời đô là việc làm đem lại lợi ích cho muôn dân G: Như vậy, Lí Công Uẩn đã soi sử sách vào thực tiễn để nhận xét có tính phê phán 2 triều Đinh, Lê. Song đó chỉ là cách nói của nhà vua nhằm thuyết phục thần dân dời đô mà thôi. ?Bằng sự hiểu biết về lịch sử của mình, em hãy giải thích vì sao 2 nhà Đinh, Lê phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô H: Thời Đinh, Lê tiềm lực mọi mặt của nước ta chưa đủ mạnh nên phải dựa vào địa thế hiểm trở của vùng núi rừng Hoa Lư để định đô phục vụ cho chiến lược phòng thủ. G: Thời Đinh, Lê định đô ở Hoa Lư là phù hợp với thực tế khách quan. Tuy nhiên, khi đất nước đã thái bình, đã lớn mạnh hơn thì kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Việc dời đô là hợp với quy luật khách quan. G: Từ việc nhận ra cái lỗi của hai nhà Đinh lê đã để lại hậu quả tiêu cực cho thần dân trăm họ, cuối đoạn văn, Lí Công Uẩn viết: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. ?Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, tình cảm cảm xúc của nhà vua được thể hiện qua câu văn này? H: -ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu,giọng văn như lời tâm tình, gợi cảm giác gần gũi, không còn khoảng cách vua tôi. -nhà vua đau đớn, xót xa trước nỗi khổ của muôn dân trăm họ ?Câu văn không chỉ biểu lộ tình cảm cảm xúc của nhà vua mà còn kín đáo bộc lộ điều gì H: dời đô là việc không thể không làm G:Câu văn trong nguyên tác có sử dụng 2 từ phủ ... chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 2. G: Trong đoạn văn thứ 2 của bài chiếu, Lí Công Uẩn đã phân tích lợi thế nhiều mặt của thành Đại La. ? Trước hết, về mặt lịch sử, thành Đại La có lợi thế gì? H: là kinh đô cũ của Cao Vương ? Cao Vương là ai? H: (SGK) G: Như vậy, dưới thời Cao Biền, Đại La đã từng là kinh đô nên không xa lạ gì với thần dân trăm họ. Hơn nữa, Cao Biền còn là người rất am tường phong thuỷ, Cao Biền đã đi khắp nước ta để chọn đất đóng đô. Cuối cùng, Cao Biền chọn Đại La vì theo ông, đây là vùng đất có thế “Anh hùng vạn cổ, đẹp nhất nước Nam” ? Còn với Lí Công Uẩn, ông đã thuyết minh về vị thế địa lí của Đại La ntn? H: -ở vào nơi trung tâm trời đất -được cái thế rồng cuộn hổ ngồi -đã đúng ngôi nam bắc đông tây -lại tiện hướng nhìn sông dựa núi -địa thế rộng mà bằng -đất đai cao mà thoáng ? Lí Công Uẩn đã giới thiệu về vị thế địa lí của Đại La bằng nguồn kiến thức cơ bản nào? H: Kiến thức địa lí G: Bên cạnh đó là những am hiểu tường tận về thuật phong thủy ?Sự kết hợp giữa các nguồn kiến thức ấy làm cho lí lẽ của ông trở nên như thế nào? H:Lí lẽ của nhà vua có sức thuyết phục vì vừa tác động vào nhận thức, vừa tác động đến tình cảm và đời sống tâm linh ? Hình ảnh “rồng cuộn hổ ngồi” gợi nên một vùng đất như thế nào? H: thế đất đẹp, sẽ phát triển thịnh vượng ? Ở vùng đất ấy, dân cư và muôn vật sẽ như thế nào? H: -dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt -muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. G: Vị thế tự nhiên hay lịch sử thẩm định là rất quan trọng nhưng điều căn bản hơn cả là Đại La đáp ứng được yêu cầu tối thượng của việc chọn đất định đô: Định đô ở nơi đâu cũng phải xuất phát từ lợi ích của thần dân trăm họ. Nếu ở Đại La thì dân cư phồn thịnh,muôn vật cũng tốt tươi.Đó chẳng phải là việc trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân đó sao? G: Giới thiệu các câu văn trong nguyên tác: Trong nguyên tác, những câu văn này tác giả viết như sau: trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bỡnh, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dõn cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. ? Quan sát những câu văn này,kết hợp với phần vừa nghe thầy đọc, em có nhận xét gì về hình thức, cấu trúc các câu văn mà tác giả sử dụng khi giới thiệu về địa lí tự nhiên của Đại La (Số lượng câu, đặc điểm cấu trúc) H: Sử dụng 4 câu văn biền ngẫu, mỗi câu lại được tách thành 2 vế cân xứng. ?Tính chất biền ngẫu ở những câu văn này có tác dụng gì H:-Tạo sự hài hòa, đăng đối, dễ nhớ, dễ thuộc -Mỗi câu có 2 vế đối với nhau, mỗi vế chỉ rõ một lợi thế về vị trí địa lí của thành Đại La. ?Các thanh bằng trắc cùng với các vế câu dài ngắn đan xen có tác dụng gì (tạo lên nhịp điệu như thế nào) H: Tạo nhịp điệu du dương, trầm bổng G! Có thể nói, đây là những câu văn giàu chất văn chương nhất trong bài. Bốn câu văn biền ngẫu được tách thành tám vế câu đăng đối với những thanh bằng trắc, những câu dài, ngắn đan xen vừa tạo ra nhịp điệu du dương trầm bổng vừa hô ứng bổ sung ý nghĩa cho nhau để chỉ ra tầng tầng lớp lớp muôn mặt lợi thế về địa lí tự nhiên của thành Đại La. Nào là thế đất thiêng, hướng đất tốt, đã có sông, lại có núi, đó còn là vùng đất cao, bằng, rộng, thoáng...Ở vào vùng đất ấy thì nhân dân và tạo vật sẽ phát triển tốt đẹp.Đoạn văn không chỉ giàu chất trí tuệ mà mang đậm cảm hứng ngợi ca của nhà vua đối với vùng đất này. ?Sau những câu văn phân tích lợi thế địa lí của Đại La, tác giả rút ra nhận xét gì về vùng đất này H: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa ? Thắng địa là vùng đất ntn. H: Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp G: Trong nguyên tác nhà vua viết “Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa”, tức là nhìn khắp đất Việt, chỉ riêng nơi này là thắng địa ?Cụm từ “chỉ nơi này là thắng địa” có ý nghĩa gì? H: Nhấn mạnh ý: Đại La là nơi đẹp nhất nước Nam G: Đó là kết luận của nhà vua về địa thế của Đại La. Chú ý rằng, đây là kết luận bước đầu, kết luận cho một khía cạnh của luận điểm mà thôi. ?Sau những phân tích, lí giải những lợi thế về lịch sử, địa lí, nhà vua đã kết luận chung như thế nào về vùng đất này H: Đại La là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời ? Nơi như thế nào thì được gọi là “trọng yếu”. H: (SGK) ?Ở đây hiểu với nghĩa như thế nào? H: Đại La chính là trung tâm về văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước. G: Như vậy thành Đại La không chỉ có những lợi thế về lịch sử, địa lí mà còn có trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước G: Chiếu lược đồ Đại La G: Sau này, sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử kí toàn thư có ghi: Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là núi, trước mặt là sông, biểnĐịa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở, ngôi báu vững bền. Hình thế Việt Nam, không nơi nào hơn được nơi này. Còn trước đó Lí Công Uẩn đã nhận định, Đại La vi vạn thế đế vương chi thượng đô, tức là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Tầm nhìn xuyên thấu lịch sử của nhà vua khiến con cháu ngàn đời sau còn mãi thán phục. ? Quan sát lại toàn bộ đoạn 2 ?Dựa vào kiến thức đã học về đoạn văn , em hãy cho biết, nội dung của đoạn văn này được trình bày theo cách nào H:Quy nạp ?Chỉ rõ trình tự quy nạp của đoạn văn H:Từ việc phân tích những lợi thế về lịch sử, địa lí, văn hóa chính trị...nhà vua đi đến kết luận: Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời ? Bên cạnh việc sử dụng những câu văn biền ngẫu (như đã phân tích), trong đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào? H: Liệt kê những lợi thế của Đại La ? Những đặc điểm hình thức này đã làm nổi bật những lợi thế của thành Đaị La như thế nào. H: Thành Đại La có lợi thế nhiều mặt về lịch sử, vị thế địa lí , là trung tâm văn hoá, chính trị kinh tế của cả nước. Đại La xứng đáng là nơi lí tưởng để định đô. G!: Với lòng yêu mến Đại La, xuất phát từ việc “mưu toan nghiệp lớn”, vì lợi ích của muôn dân trăm họ, Lí Công Uẩn đã hết lòng ca ngợi Đại La bằng một đoạn văn biền ngẫu chuẩn mực, giàu chất trí tuệ của một con người am tường phong thuỷ, của một tấm lòng nồng nàn yêu xã tắc, non sông. Chuyển: Từ những lập luận về sự cần thiết phải dời đô, từ việc phân tích, ngợi ca lợi thế nhiều mặt của thành Đại La, vua Lí Công Uẩn quyết định ntn? Ta sẽ tìm hiểu ở đoạn văn cuối bài. G: Đọc đoạn văn cuối bài ?Quyết định của nhà vua được thể hiện cụ thể qua câu văn nào. H: Trẫm muốn dựa vào sự thuân lợi của đất ấy để định chỗ ở. ?Qua đó, em hiểu như thế nào về quyết định của nhà vua H: Chọn Đại La làm kinh đô G. Chiếu là mệnh lệnh của vua ban. Để ra lệnh cho thần dân chọn Đại La làm kinh đô, nhà vua có thể viết ntn. H: Ta ra lệnh cho các khanh Trẫm quyết định chọn Đại La ?Nhưng ở đây, Lí Công Uẩn đã kết thúc bài chiếu bằng cách nào. H: Đưa ra một câu nghi vấn: các khanh nghĩ như thế nào? ?Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì. H: Cách kết thúc mang tính đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của nhà vua với thần dân ?Qua đó cho thấy, Lí Công Uẩn còn là một vị vua ntn. H: Thân dân, dân chủ G: Dời đô cũ là một việc lớn lao, định đô mới là một việc trọng đại. Nhưng khi nghe những phân tích, lí giải thấu tình đạt lí của nhà vua, nghe những giãi bày gan ruột và câu hỏi đầy ân tình ấy, nếu là con dân Đại Việt lúc bấy giờ, các em sẽ nghĩ ntn? H: Tuân theo mệnh lệnh của nhà vua G: Sử cũ ghi lại thế này: Nghe chiếu dời đô, bề tôi đều nói: “Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo”. Và thần dân trăm họ đã cùng vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La vào mùa thu năm 1010. Để giúp các em phần nào hình dung ra giây phút lịch sử trọng đại đó, thầy mời các em xem một đoạn Clip mô phỏng hành trình dời đô của nhà vua và quần thần cách đây hơn 10 thế kỉ. ?Từ bài phân tích, đối chiếu với bố cục của thể chiếu mà thầy đã giới thiệu, em hãy chỉ ra trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Chiếu dời đô .(qua mấy bước,là những bước cụ thể nào) H:Lập luận theo 4 bước: -B1: Nêu sử liệu Trung Hoa làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ -B2: Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều Đinh Lê để chỉ rõ : Dời đô là cần thiết cho sự phát triển của đất nước. -B3: Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất cho việc định đô B4: Quyết định chọn Đại La làm kinh đô ?Sự thuyết phục của bài chiếu còn thể hiện ở những khía cạnh nào? (cách lập luận, hình thức câu văn, tình cảm cảm xúc của người viết) H: -Lập luận chặt chẽ thấu tình đạt lí -Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, tiêu biểu -Câu văn biền ngẫu hài hoà đăng đối, súc tích, ít lời nhiều ý -Tình cảm chân thành, khát vọng mãnh liệt ?Việc quyết định dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng rộng lớn của Lí Công Uẩn và nhân dân Đại Việt phản ánh khát vọng gì? H: -Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất -Phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. ?Việc lựa chọn Đại La làm kinh đô cho thấy Lí Công uẩn là người ntn -Có tầm nhìn chiến lược, sáng suốt -hết lòng vì lợi ích của muôn dân G:Tổng kết những giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản của văn bản được đúc kết trong phần ghi nhớ SGK Cho H đọc ghi nhớ SGK G: Một bài chiếu ngắn với chỉ 214 chữ Hán, Lí Công Uẩn đã tập trung cao độ vào nội dung cần bàn. Vì sao lại không thể không dời đô và chỉ Đại La mới là nơi duy nhất xứng đáng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Tất cả đã được nhà vua làm sáng rõ với lập luận chặt chẽ không thừa một chữ, không phí một câu. Vì thế mà bài chiếu không chỉ là một văn kiện lịch sử,một quyết định khô khan mà Chiếu dời đô còn là một áng văn chính luận giàu chất văn chương . Bài chiếu quả là mẫu mực cho bút pháp cổ văn , có sức sống lâu bền trong lòng thế hệ người đọc Việt Nam. Nghìn năm đã trôi qua, nhìn lại lịch sử ta càng thấy quyết định dời đô ra Đại La của Lí Công Uẩn là vô cùng sáng suốt. Nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là Quyết sách vượt ngàn năm. Thăng Long xưa-HN ngày nay không ngừng phát triển, xứng đáng với sự lựa chọn của một vị vua yêu nước thương dân, có tầm nhìn xa trông rộng Mãi mãi ngàn năm sau dt Việt còn ghi nhớ công lao của Lí Thái Tổ. Và thời gian mãi trôi đi, trên mảnh đất địa linh nhân kiệt này vẫn vang vọng mãi Thiên đô chiếu của ông. 3. Củng cố 4. Dặn dò Về nhà: -Nắm chắc những giá trị nghệ thuật và nội dung tiêu biểu của văn bản -Soạn bài: Hịch tướng sĩ I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả 2. Tác phẩm *Chiếu: (SGK) II. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Lí do dời đô Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp. Dời đô là điều không thể không làm. 2. Lợi thế của thành Đại La Đại La có lợi thế về mọi mặt. Đây chính là nơi lí tưởng để định đô. 3. Quyết định của nhà vua Chọn Đại La làm kinh đô III. Tổng kết 1.Nghệ thuật 2.Nội dung *Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập Bài tập trắc nghiệm
Tài liệu đính kèm: