Tổng tập các nhà văn thế giới trong chương trình Ngữ văn THCS

Tổng tập các nhà văn thế giới trong chương trình Ngữ văn THCS

MÔPAXĂNG G. Đ.:

(Guy de Maupassant; cg. Môpatxăng; 1850 - 93), nhà văn Pháp. Học trường dòng Yvơtô (Yvetot), rồi học luật. Yêu văn chương từ nhỏ. Nhập ngũ từ 1870, dự cuộc tháo chạy khủng khiếp của quân đội Pháp trước quân Phổ; nhiều đề tài truyện ngắn của Môpaxăng lấy ở cuộc chiến tranh ấy. Làm việc ở Bộ Hải quân, rồi Bộ Giáo dục; tiếp xúc với nhiều kẻ "cạo giấy" tầm thường, và sau này sẽ là những nhân vật trong truyện của Môpaxăng. Năm 1876, gia nhập nhóm Mêđăng (Médan), xung quanh nhà văn Zôla Ê. (É. Zola). Chịu nhiều ảnh hưởng của Flôbe G. (G. Flaubert) và Zôla. Năm 1880, nổi tiếng với truyện "Viên mỡ bò" trong tập truyện "Những trôi nổi ở Mêđăng" của nhiều nhà văn trẻ. Từ đó, chuyên viết văn. Những năm 1881 - 90, viết 300 truyện ngắn và 6 tiểu thuyết. Các tiểu thuyết: "Một kiếp sống" (1883), "Anh bạn điển trai" (1885). Từ 1884, bị bệnh tâm thần rồi chết trong đau khổ.

 

doc 27 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng tập các nhà văn thế giới trong chương trình Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng tập
các nhà văn thế giới trong chương trình Ngữ văn THCS
Tago
(Tagore - Đại thi hào Ấn độ - Danh nhân văn hoá thế giới, giải thưởng Nobel văn học năm )
MÔPAXĂNG G. Đ.: 
(Guy de Maupassant; cg. Môpatxăng; 1850 - 93), nhà văn Pháp. Học trường dòng Yvơtô (Yvetot), rồi học luật. Yêu văn chương từ nhỏ. Nhập ngũ từ 1870, dự cuộc tháo chạy khủng khiếp của quân đội Pháp trước quân Phổ; nhiều đề tài truyện ngắn của Môpaxăng lấy ở cuộc chiến tranh ấy. Làm việc ở Bộ Hải quân, rồi Bộ Giáo dục; tiếp xúc với nhiều kẻ "cạo giấy" tầm thường, và sau này sẽ là những nhân vật trong truyện của Môpaxăng. Năm 1876, gia nhập nhóm Mêđăng (Médan), xung quanh nhà văn Zôla Ê. (É. Zola). Chịu nhiều ảnh hưởng của Flôbe G. (G. Flaubert) và Zôla. Năm 1880, nổi tiếng với truyện "Viên mỡ bò" trong tập truyện "Những trôi nổi ở Mêđăng" của nhiều nhà văn trẻ. Từ đó, chuyên viết văn. Những năm 1881 - 90, viết 300 truyện ngắn và 6 tiểu thuyết. Các tiểu thuyết: "Một kiếp sống" (1883), "Anh bạn điển trai" (1885)... Từ 1884, bị bệnh tâm thần rồi chết trong đau khổ. 
ANĐECXEN H. C.: 
Hans Christian Andersen; 1805 - 75), nhà văn Đan Mạch. Sinh trong một gia đình nghèo, cha là thợ giày. Ham thích văn thơ từ nhỏ nhưng được học rất ít. Năm 1819, bỏ quê hương tới Côpenhaghen, ước mơ trở thành nhà thơ. Năm 1822, nhờ Côlin (J. Collin) (giám đốc một nhà hát) giúp đỡ, Anđecxen được đi học thêm, đỗ tú tài rồi vào đại học (1828). Với tập thơ "Đứa trẻ hấp hối" (1827) và nhất là tập thơ văn xuôi "Cuộc hành trình đi bộ từ kênh Hônmen đến mỏm phía đông của Amagiê" (1829), tên tuổi Anđecxen bắt đầu được biết đến. Từ 1830, đi du lịch Đức, Thuỵ Sĩ, Pháp, Italia..., cho in thêm một số tập thơ và cuốn tiểu thuyết đầu tiên "Người ứng tác" (1835) được dư luận đánh giá là kiệt tác. Năm 1835, tại Italia, bắt đầu sáng tác một số truyện kể lấy nhan đề "Chuyện kể cho trẻ em". Từ đó, hầu như mỗi năm Anđecxen cho ra một tập truyện. Tổng số 168 truyện. Rất nhiều truyện trở thành quen thuộc với bạn đọc đủ mọi lứa tuổi khắp năm châu, như "Nàng công chúa và hạt đậu", "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "Bầy thiên nga", "Cô bé bán diêm", vv. Truyện của Anđecxen nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái thiện, cái mĩ trên thế gian. Anđecxen còn viết tiểu thuyết: "Hai bà nam tước" (1848), "Pie may mắn" (1870)...; một số tác phẩm du kí ("Tây Ban Nha", 1853; "Thăm Bồ Đào Nha", 1866) và tự truyện "Chuyện đời tôi" (1855).
ĐỖ PHỦ: 
(Du Fu; tự: Tử Mỹ; hiệu: Thiếu Lăng; 712 - 770), nhà thơ Trung Quốc. Quê: huyện Củng (Gongxian), tỉnh Hà Nam (Henan) (Trung Quốc). Xuất thân gia đình phong kiến, có truyền thống sáng tác thơ ca, giữ một chức quan nhỏ, quản lí kho quân giới ở Kinh Triệu (Jingzhao), sống nghèo khổ. Gặp thời loạn An Lộc Sơn (An Lushan), mang vợ con theo đám nạn dân, trải qua mọi cực khổ của người dân chạy loạn nên có điều kiện gần gũi và thấu hiểu cuộc sống cực nhục của nhân dân, cuối cùng lưu lạc đến vùng tây nam [Tứ Xuyên (Sichuan)] rồi chết ở Lỗi Dương (Leiyang) trên một chiếc thuyền con ở bến sông Tương (Xiangjiang). Thơ Đỗ Phủ phản ánh chân thực các cảnh tượng xã hội đời Đường (Tang) trong quá trình chuyển biến từ cực thịnh đến suy vong, những sự phân hoá, thối nát ngay trong hàng ngũ quý tộc. Thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là "thi sử", phản ánh được những bước chuyển biến trong tư tưởng từ chỗ hi vọng vào giới nho sĩ với giấc mộng "mũ dài đai rộng" đến chỗ chán nản, thất vọng trước cảnh xâu xé lẫn nhau trong triều đình, thảm hoạ của bao năm chinh chiến đẩy dân đen vào cảnh lưu li, chết chóc. Tâm trạng bi quan chán nản trộn lẫn với sự đồng cảm sâu sắc với vận mệnh đau khổ của quần chúng. Tính phức tạp trong thơ đã làm cho Đỗ Phủ trở thành "tập đại thành của thi ca hiện thực" đương thời. Có "Đỗ Lăng tập" khoảng 1.400 bài. Những bài thơ được truyền tụng nhất là "Tam lại" ("Tân An lại", "Đồng Quan lại", "Thạch Hào lại"), "Tam biệt" ("Tân hôn biệt", "Thuỳ lão biệt", "Vô gia biệt"), "Binh xa hành"... Ngoài những bài thơ lấy xã hội làm đề tài, Đỗ Phủ còn làm nhiều bài tả các mặt khác của cuộc sống (cảm hoài, vịnh vật, đề hoạ, hoài cổ) với nghệ thuật tinh xảo, mang phong cách độc đáo, không gò bó theo một hình thức nào. Đỗ Phủ cũng dày công lao động sáng tác, khổ tâm tìm tòi về nghệ thuật thơ ca. Ảnh hưởng của Đỗ Phủ vô cùng sâu sắc. Tinh thần hiện thực vì nhân dân mà sáng tác thơ ca của Đỗ Phủ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thơ ca đời Đường và các đời sau.
FLÔBE G.: 
(Gustave Flaubert; 1821 - 80), nhà văn Pháp. Học trung học ở Ruăng (Rouen) (1832 - 39), học luật (1842 - 44). Yêu văn học từ nhỏ. Ở Pari, tiếp xúc với nhiều nhà văn và nghệ sĩ. Tác phẩm chính: "Bà Bôvary" (1857), "Giáo dục tình cảm" (1869), "Ba truyện kể" (1877), "Buva và Pêquysê" (1881). Flôbe là một nhà văn nổi tiếng về tính chính xác, nghiêm ngặt của chữ, câu; kết cấu truyện chặt chẽ; văn Flôbe có nhịp điệu, ăn khớp với tư duy, tình cảm và gợi nhiều cảnh tượng. Ngòi bút khách quan, lạnh lùng, đi sâu vào tâm lí. "Bà Bôvary" là tác phẩm xuất sắc nhất, tái hiện một tâm hồn nhiều ảo vọng, song gặp những hoàn cảnh sống tầm thường, lừa đảo, xấu xa, đồng thời miêu tả một xã hội trì trệ, ao tù, quê kệch, trong đó con người ngụp lặn một cách mệt mỏi và tuyệt vọng. Tính cách "Bôvary" (bovarysme) trở thành một thành ngữ trong ngôn ngữ Pháp nói về sự không ăn khớp giữa ảo vọng lãng mạn và cái tầm thường, thô kệch của cuộc sống. 
ĐICHKEN Ch.: 
 (Charles Dickens; 1812 - 70), nhà văn Anh. Xuất thân trong một gia đình công chức trung lưu, cuộc sống thiếu thốn. Năm 12 tuổi, làm thợ phụ trong xưởng chế tạo xi đánh giày; 16 tuổi, tự học tốc kí rồi lần lượt làm thư kí cho một trạng sư, làm nghề ghi chép ở nghị viện, toà án, làm phóng viên báo chí. Năm 21 tuổi, bắt đầu sáng tác văn chương. Đầu tiên là một số bút kí, phóng sự lấy bút danh Bôzơ (Boz). Năm 1837, tiểu thuyết "Di thư của Hội Picuych" bắt đầu đăng trên các báo. Tiếp đó là "Ôlivơ Tuyt" (1838), tiểu thuyết xã hội lớn đầu tiên của Đichken; "Nicôlai Nickơnbai" (1839), tiểu thuyết viết về chế độ nhà trường hà khắc. Năm 1842, sau chuyến đi thăm nước Mĩ, xuất bản "Kí hoạ về nước Mĩ" với ngòi bút phê phán sắc nhọn. Tác phẩm khác: "Matin Chazơnuyt" (1843), "Đâyvit Copơfin" (1850) (tác phẩm mang tính chất tự truyện nổi tiếng), "Ngôi nhà ảm đạm" (1853), "Thời buổi khó khăn" (1854), "Cô bé Đorit" (1857), "Câu chuyện hai thành phố" (1859)... Đichken là cây bút hiện thực xuất sắc, miêu tả tài tình xã hội Anh nửa đầu thế kỉ 19. Đichken phê phán những thói tham lam, ích kỉ, vụ lợi, vô liêm sỉ của giai cấp thống trị, đồng thời biểu lộ lòng yêu thương sâu sắc đối với những người lao động. Tiểu thuyết của Đichken mang tính chất châm biếm hóm hỉnh, với cái cười nhẹ nhàng, cũng có lúc chua cay, với tính cách Anh.
ĐIĐƠRÔ Đ.: 
(Denis Diderot; 1713 - 84), nhà triết học duy vật Pháp, nhà văn, nhà tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ 18, viện sĩ danh dự nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Pêtecbua (Nga; 1773). Người tổ chức và biên soạn "Bách khoa thư (hoặc Từ điển tường giải) các khoa học, nghệ thuật và thủ công nghiệp". Trong các tác phẩm triết học (cơ sở) "Lá thư về những người mù cho những người sáng đọc" (1749), "Những suy nghĩ giải thích giới tự nhiên" (1754), " Giấc mơ của Đalambe" (1769), "Những nguyên tắc triết học của vật chất và vận động" (1770), Điđơrô đã chống lại chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Trong trước tác "Người cháu họ của Ramô" viết khoảng năm 1762, Điđơrô nêu ra những luận điểm của phép biện chứng. Trong văn học, Điđơrô đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực [tiểu thuyết "Giăc - kẻ theo thuyết định mệnh và ông chủ của anh ta" (1773) và truyện ngắn "Nữ tu sĩ" (1760)] mà Điđơrô đã tiến hành đồng thời trong các tác phẩm phê bình nghệ thuật tạo hình ("Các phòng triển lãm"; 1759 - 81) và sân khấu ("Nghịch lí về diễn viên"; 1773 - 78).
GACXIA MACKET G.: 
(Gabriel García Márquez; sinh 1928), nhà báo, nhà văn Côlômbia. Học luật rồi ra làm báo, biên tập viên tờ "Khán giả" (El Espectador). Với tư cách phóng viên tờ báo này, Gacxia Macket đi thăm nhiều nước Châu Âu. Sống lưu vong ở Pari (1955 - 57); đến Vênêxuêla (1959). Cuộc cách mạng Cuba thành công, Gacxia Macket cộng tác với Hãng Thông tấn Prenxa Latina (Prensa Latina) của Cuba. Sang Mêhicô (1961) hoạt động trong phong trào chống chủ nghĩa đế quốc Mĩ ở nước này. Gacxia Macket được xem là bậc thầy về nghệ thuật kể chuyện ở Châu Mĩ Latinh. Mỗi tác phẩm của Gacxia Macket là một sự kiện văn học quan trọng. "Đám tang của người mẹ vĩ đại" (1962), "Trăm năm cô đơn" (1967) đưa Gacxia Macket lên đài vinh quang. Được Trường Đại học Côlômbia tặng bằng tiến sĩ văn học danh dự (1971). Chính phủ Côlômbia buộc Gacxia Macket phải lưu vong sang Mêhicô (1981), cho rằng ông có liên hệ với phong trào du kích. Xuất bản tập "Kí sự về một cái chết đã được báo trước" (1982). Chủ đề chính trong các tác phẩm là sự cô đơn của con người, bạo lực và cái chết, số phận nghiệt ngã, thói vụ lợi mất hết lương tri trong chế độ tư bản. Gacxia Macket kêu gọi lòng yêu thương, tình đoàn kết giữa những con người, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Châu Mĩ Latinh. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho tiểu thuyết hiện thực huyền ảo. Giải thưởng Nôben về văn học (1982).
GOOCKI M.: 
(Maksim Gor'kij; tên thật: Aleksej Maksimovich Peshkov; 1868 - 1936), nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học Nga. Xuất thân trong một gia đình thợ mộc nghèo. Sớm ham mê văn học. Năm 1884, đến Kazan (Kazan'), vừa lao động kiếm sống vừa tự học. Khao khát lí tưởng tự do, giải phóng và xây dựng một cuộc sống mới công bằng, nhân đạo. Những năm 1888 - 89 và 1891 - 92, Goocki đi khắp nước Nga để tìm hiểu cuộc sống nhân dân mình. Năm 1892, đăng truyện ngắn đầu tay "Maka Chuđra", với bút danh M. Goocki. Sau đó là một loạt truyện ngắn "Bà lão Izecghin", "Bài ca chim ưng", "Vợ chồng Ooclôp"... rồi hai cuốn tiểu thuyết "Fôma Goocđêep" (1899), "Bộ ba" (1900) khẳng định tài năng nghệ thuật của Goocki. "Bài ca chim báo bão" và thiên trường ca "Con người" chan chứa chủ nghĩa nhân đạo. Goocki được bầu làm viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga (1902), nhưng Nga hoàng đã huỷ quyết định này. Các vở kịch "Bọn trưởng giả", "Dưới đáy", "Những người nghỉ mát", "Những đứa con của Mặt Trời", "Bọn dã man", "Những kẻ thù"... đưa lên sân khấu những vấn đề xã hội - chính trị nóng bỏng, có sức cổ vũ cách mạng to lớn. Bị chính quyền Nga hoàng trục xuất khỏi quê hương (1905), Goocki vào Đảng Bônsêvich. Lênin V. I. (V. I. Lenin) và Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân công Goocki ra nước ngoài, tuyên truyền và kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ cách mạng Nga. Goocki sang Phần Lan, Đức, Pháp, Hoa Kì (1906). Hai tập bút kí "Những cuộc phỏng vấn của tôi" và "Ở Mĩ" là kết quả của chuyến đi ấy. Cũng trong thời gian này, Goocki hoàn thành vở kịch "Những kẻ thù" và viết  ... nghệ thuật xã hội chủ nghĩa". Giai đoạn đầu, Maiakôpxki chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vị lai; trong thơ có nhiều hình tượng, câu chữ khó hiểu, nhưng cảm hứng bao trùm vẫn là khát vọng cải tạo xã hội, tư tưởng nhân đạo, niềm tin vào nhân dân và tinh thần phê phán thực tại xã hội tư sản. Tác giả các trường ca: "Đám mây mặc quần" (1915), "Cây sáo - xương sống" (1916), "Chiến tranh và thế giới" (1917), "Con người" (1916 - 1917). Sau Cách mạng 1917, viết những dòng thơ hừng hực khí thế "Hành khúc bên trái bước" (1918); trường ca "150 triệu" (1919); vở kịch "Diệu pháp - trò hề" (1918); Maiakôpxki rũ bỏ chủ nghĩa vị lai để trở thành nhà thơ của "giai cấp tiến công". Nhân vật trữ tình trong thơ Maiakôpxki những năm 20 thế kỉ 20 không xa rời bão táp cách mạng xã hội, không suy tư ngoài những vấn đề xã hội. 
Kết quả của các chuyến đi Hoa Kì, Đức, Pháp, Cuba là các tập thơ "Pari" (1924 - 25), "Thơ về nước Mĩ" (1925 - 26). Những bài hay nhất trong những năm này là "Gửi đồng chí Nette - con tàu và người", "Gửi Xecgây Exênin" (1926), "Thơ về sổ hộ chiếu Xô Viết" (1929). Hai trường ca hay nhất: "Vlađimia Ilich Lênin" (1924), "Tốt lắm" (1927). Maiakôpxki ca ngợi nhân cách Lênin (V. I. Lenin), ca ngợi cách mạng, ca ngợi "mùa xuân của nhân loại". Luôn đấu tranh cho thơ ca chân chính trong thời đại mới: "Nói chuyện với người thanh tra tài chính về thơ", "Một cuộc kì ngộ của Vlađimia Maiakôpxki ở thôn quê mùa hè"... Tiểu luận "Tôi làm thơ như thế nào?". Còn có hai vở kịch đả kích, châm biếm xuất sắc: "Con rệp" (1928), "Nhà tắm" (1929) mới cả về nội dung lẫn hình thức, đánh dấu sự phát triển của kịch Xô Viết. Maiakôpxki là nhà thơ vĩ đại của văn học Xô Viết, ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ lớn trong nước và trên thế giới. Thất vọng vì đời sống chung cũng như đời tư, Maiakôpxki tự sát tại Matxcơva năm 1930. 
MÔNGTEXKIƠ S. L.: 
(Charles Louis Montesquieu; 1689 - 1755), nhà văn, nhà triết học, xã hội học và sử học Pháp, người đại diện cho khuynh hướng chính trị của giai cấp tư sản Pháp thế kỉ 18 và có ảnh hưởng lớn đến Cách mạng tư sản Pháp 1789. Ông phê phán nhà thờ và thần học, nhưng lại cho rằng tôn giáo có một vai trò nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội. Trong khi phê phán chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp, Môngtexkiơ lại đồng thời bảo vệ tư tưởng thoả hiệp về việc duy trì một chế độ quân chủ lập hiến ôn hoà và nêu lên nguyên tắc phân chia quyền lực (thuyết phân quyền: quyền lập hiến, quyền tư pháp và quyền hành chính); cố gắng tìm cách vạch ra nguyên nhân xuất hiện các chế độ nhà nước, phân tích các hình thức nhà nước khác nhau, khẳng định luật pháp phụ thuộc vào hình thức cầm quyền ở mỗi nước. Theo ông, luật pháp không phải do thượng đế quyết định hay chỉ xuất phát từ một nguyên tắc trừu tượng, như công lí. Môngtexkiơ là một trong những người sáng lập ra trường phái địa lí trong xã hội học; ông cho rằng bộ mặt tinh thần của một dân tộc, tính chất của luật pháp của một xã hội phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, bề mặt lãnh thổ mà dân tộc đó sinh sống, nghĩa là phụ thuộc vào những điều kiện địa lí. Môngtexkiơ cũng nhấn mạnh đến vai trò của môi trường xã hội mà theo ông, nó được đồng nhất với khái niệm chế độ chính trị và luật pháp. Những tác phẩm chính: "Những bức thư Ba Tư" (1721), "Suy nghĩ về nguyên nhân thịnh suy của người La Mã" (1734), "Về tinh thần của luật pháp" (1748). 
NGUYỄN ĐÌNH THI : 
(1924 - 2003 ), nhà văn Việt Nam. Nguyên quán: làng Vũ Thạch, Hà Nội. Sinh ở Luông Prabăng (Luang Prabang, Lào); khoảng năm 1930, theo gia đình về nước. Tham gia phong trào Việt Minh khi còn là sinh viên (1941), tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc (1943), hai lần bị thực dân Pháp bắt giam (1942, 1944). Năm 1945, là thành viên Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam; sau Cách mạng tháng Tám, làm tổng thư kí Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu Quốc hội; thời kì Kháng chiến chống Pháp, tham gia lãnh đạo Hội Văn nghệ Việt Nam; những năm 1954 - 89, là tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Tác giả hai bài hát “Diệt phát xít” và “Người Hà Nội”. Nguyễn Đình Thi có nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực: văn học, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận phê bình. Về tiểu thuyết, đáng chú ý là các tập “Xung kích” (1951), “Vào lửa” (1966), “Mặt trận trên cao” (1967) và bộ tiểu thuyết dài “Vỡ bờ” (x. “Vỡ bờ”). Về kịch, có “Con nai đen”, “Hoa và Ngần”, “Rừng trúc”, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”. Nguyễn Đình Thi mượn tích cổ để gửi gắm những vấn đề của hiện tại. Những vấn đề ông đề xuất và những xung đột ông khai thác thường xoay quanh nhiều tình tiết phức tạp, không đơn giản một chiều. Về lí luận phê bình, có hai tác phẩm “Mấy vấn đề văn học” (1956), “Công việc của người viết tiểu thuyết” (1964), trong đó ông kết hợp vốn hiểu biết văn hoá rộng và kinh nghiệm của người sáng tác với những khái quát lí luận. Nhiều bài tiểu luận có giá trị lí luận và vận dụng thực tiễn. Về thơ, cũng có những đóng góp quan trọng. Các tập “Người chiến sĩ” (1958), “Bài thơ Hắc Hải” (1958), “Dòng sông trong xanh” (1974) và tuyển thơ “Tia nắng” đã xác định vị trí cao của Nguyễn Đình Thi trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ ông gần với lời nói và mạch cảm nghĩ tự nhiên. Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) về cụm tác phẩm “Xung kích”, “Vào lửa”, “Mặt trận trên cao”, “Vỡ bờ”, “Hoa và Ngần”. 
NGUYỄN MINH CHÂU : 
(1930 - 89), nhà văn Việt Nam. Quê: xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1950, nhập ngũ, tham gia hoạt động ở vùng địch hậu Sông Hồng. Từ 1954, viết văn và công tác tại tạp chí “Văn nghệ quân đội”. Trong Kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu vào chiến trường Trị - Thiên - Huế nhiều đợt, cùng sống chiến đấu và tích luỹ vốn sống chuẩn bị cơ sở cho những tác phẩm xuất sắc về chiến tranh. Các tập truyện ngắn: “Cửa sông” (1967), “Những vùng trời khác nhau” (1970), “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1984), “Bến quê” (1985), “Chiếc thuyền ngoài xa” (1988), “Cỏ lau” (xuất bản sau khi Nguyễn Minh Châu qua đời, 1989). Tiểu thuyết: “Dấu chân người lính” (1972), “Miền cháy” (1977), “Những người đi từ trong rừng ra” (1982). Ngoài sáng tác, Nguyễn Minh Châu còn viết lí luận phê bình, phần lớn các bài viết được tập hợp trong cuốn “Trang giấy trước đèn” (1994).
Ô HENRY: 
  (O’ Henry; tên thật: William Sidney Porter; 1862 - 1910), nhà văn Hoa Kì. Cha là thầy thuốc, mẹ mất sớm. Lớn lên, không được học hành nhiều. Mười lăm tuổi, thôi học, đến làm việc tại một hiệu thuốc của chú ruột. Hai mươi tuổi, rời quê hương đi Têchdơt (Texas), sau đó đến Ôxtin (Austin), lần lượt làm nhiều nghề để kiếm sống: nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng, làm báo... Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Sáng tác rất nhiều: 65 truyện (1904), 50 truyện (1905)... Các truyện lần lượt in thành từng tập khi ông còn sống và cả sau khi qua đời: “Bắp cải và vua chúa” (1904), “Bốn triệu” (1906), “Trung tâm miền Tây” (1907), “Tiếng nói của thành phố” (1908), “Những sự lựa chọn” (1909), “Những con đường của số phận” (1909), “Hỗn loạn” (1911), “Đá lăn” (1913)... Truyện của Ô Henry phần lớn hướng vào cuộc sống của những người dân Hoa Kì bất hạnh, nghèo khổ, toát lên tinh thần nhân đạo, nhiều khi rất cảm động. Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt. Các truyện thường được dàn dựng chu đáo với các tình tiết được sắp xếp khéo léo, đặc biệt là kiểu đảo lộn một cách đột ngột, bất ngờ, lôi cuốn được hứng thú của người đọc.
NGUYỄN HUY TƯỞNG : 
(1912 - 60), nhà văn Việt Nam. Quê: xã Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Sinh trưởng trong gia đình nhà Nho. Thời học phổ thông, ở Hải Phòng, đã tham gia phong trào yêu nước. Sau khi Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (1930), làm công chức và bắt đầu viết văn. Chuyên khai thác các đề tài lịch sử mang chủ đề yêu nước, đăng báo “Tri Tân” (từ 1943 - 45): “Đêm hội Long Trì”, “Công chúa An Tư” (tiểu thuyết), “Cột đồng Mã Viện”, “Vũ Như Tô” (kịch). Kịch “Vũ Như Tô” là tác phẩm đạt nhất của ông trước Cách mạng, năm 1946 mới xuất bản thành sách.
Tham gia phong trào Việt Minh, từ 1943 gia nhập tổ chức Văn hoá Cứu quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, ông là nhà văn sáng tác nhiều nhất. Các tác phẩm tiêu biểu: “Bắc Sơn” (kịch, 1946), “Những người ở lại” (kịch, 1948), “Kí sự Cao - Lạng” (1951), “Truyện anh Lục” (tiểu thuyết, 1955 - 56), “Bốn năm sau” (tiểu thuyết về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở chiến trường Điện Biên Phủ, 1959), “Luỹ hoa” (truyện phim, 1959), “Sống mãi với thủ đô” (1961) xuất bản sau khi tác giả mất (mới có tập 1). Ông còn sáng tác truyện cho thiếu nhi (“An Dương Vương xây thành ốc”, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, “Kể truyện Quang Trung”). Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996), về cụm tác phẩm “Bắc Sơn”, “Những người ở lại”, “Kí sự Cao - Lạng”, “Bốn năm sau”, “Sống mãi với thủ đô”, “Tìm mẹ”, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
NGUYỄN TUÂN : 
(1910 - 87), nhà văn Việt Nam. Quê: làng Mọc, tức Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Lúc đầu làm báo, đến 1937 mới viết văn và nổi tiếng với tác phẩm “Vang bóng một thời” (1941). Bấy giờ, Nguyễn Tuân xuất hiện như một “nhà văn thoát li”, hiểu theo nghĩa thoát li thực tế đen tối và đau khổ của xã hội thực dân phong kiến. Cái “tôi” nghệ thuật của Nguyễn Tuân in đậm qua các trang sách, một cái “tôi” có bản lĩnh, bản sắc, nhìn đời với con mắt khinh bạc, ưa phóng khoáng, tự do, không thoả hiệp với cuộc sống tầm thường, chật hẹp. Nguyễn Tuân hướng về quá khứ, ca ngợi những truyền thống và nếp sống văn hoá của dân tộc, có khi là một nhân cách đẹp, một thú chơi phong lưu. “Vang bóng một thời” là áng văn tiêu biểu cho cốt cách và tài hoa của Nguyễn Tuân. Một cách thoát li khác của Nguyễn Tuân hồi đó là xê dịch, xê dịch để tránh sự giam cầm, tù túng, để tìm những cảm giác mới lạ. Nhưng thực sự Nguyễn Tuân cũng không tìm được lối ra, như trong các tác phẩm: “Một chuyến đi” (1941), “Thiếu quê hương” (1943), “Nguyễn” (1945). Nguyễn Tuân vốn có xu hướng tìm tòi cái đẹp, có óc thẩm mĩ tinh tế, nhưng trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông chưa có định hướng nên không khỏi vấp phải nhiều điều phức tạp, lẫn lộn. Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân tiếp tục văn nghiệp với thể văn sở trường của ông là tuỳ bút. Các tác phẩm “Đường vui” (1949), “Tình chiến dịch” (1950), “Sông Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (1972) là những thiên tuỳ bút đặc sắc nhất của ông trong hai thời kì Kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, phản ánh nhiều mặt sinh hoạt của nhân dân Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu, đặc biệt là thể hiện được sự gắn bó của nhà văn với cuộc sống chung. Cái “tôi” độc đáo của Nguyễn Tuân đã tìm được sự hoà hợp với mọi người, mà vẫn giữ bản sắc riêng. Nguyễn Tuân là nhà văn có nghề, thuần thục và điêu luyện trong sử dụng ngôn từ. Từng là tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam, uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn khoá I và II. Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) về cụm tác phẩm “Đường vui”, “Tuỳ bút kháng chiến”, “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_tap_cac_nha_van_the_gioi_trong_chuong_trinh_ngu_van_thc.doc