Trắc nghiệm Ngữ văn 9 - Học kì I

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 - Học kì I

Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí C. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn trữ tình D. Tuỳ bút

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ C. Ông Đốc

B. Thầy giáo D. Tôi

Câu 3: Theo em nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói C. Ngoại hình

B. Tâm trạng D. Cử chỉ

Câu 4: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tam trạng chủ yếu của “tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?

A. Vui vẻ, nô đùa. C. Mong chóng đến giờ vào lớp

B. Không có gì đặc biệt D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Ngữ văn 9 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
Bút kí	C. Tiểu thuyết
Truyện ngắn trữ tình	D. Tuỳ bút
Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là ai?
Người mẹ	C. Ông Đốc
Thầy giáo	D. Tôi
Câu 3: Theo em nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
Lời nói	C. Ngoại hình 
Tâm trạng	D. Cử chỉ
Câu 4: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của “tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?
Vui vẻ, nô đùa.	C. Mong chóng đến giờ vào lớp
Không có gì đặc biệt	D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân.
Câu 5: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh băng thái độ, cử chỉ:
Nghiêm khắc, lạnh lùng.	
Không tỏ thái độ gì đặc biệt.
Rất ân cần niềm nở.
Thái độ khác.
Câu 6: Qua truyện “Tôi đi học”, tác giả có thái độ như thế nào đối với những người xung quanh?
Xa lánh	C. Quyến luyến, gần gũi.
Thân thiện, dễ gần	D. E ngại
Câu 7: Từ ngữ nghĩa rộng là gì?
Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm tất cả nghĩa của từ ngữ khác.
Câu 8: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác.
Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 9: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở
Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu điện.
Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao.
Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh
Câu 10: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ.
Con người	C. Nghề nghiệp.
Môn học	D. Tính cách.
Câu 11: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
Bút kí	C. Hồi kí.
Truyện ngắn	D. Tiểu thuyết.
Câu 12: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ”
Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm trạng của bé Hồng.
Câu 13: Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?
Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”.
Là một người đại diện chi những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ.
Là một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đén nay.
Gồm câu A và câu B.
Câu 14: Trong những nội dung sau của văn bản, nội dung nào quan trong nhất?
Tâm địa độc ác của bà cô.
Nỗi tủi hỗ của chú bé khi bà cô nói xấu mẹ.
Tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.
Nỗi nhớ mẹ da diết.
Câu 15: Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” 
Là một chú bé phải chụi nhiều nổi đau mất mát.
Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm.
Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Trợ từ là gì?
Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật.
Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật.
Câu 17: Thán từ là gì?
Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói dùng để gọi đáp.
Là từ dùng để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc.
Là từ dùng để biểu thị gọi tên các sự vật, hiện tượng.
Là từ dùng để biểu thị đặc điểm các hoạt động, tính chất của sự vật.
Câu 18: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu dưới đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?
Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.
Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!
Vâng, con đã nghe.
Trời ơi! Nắng quá!
Câu 19: Câu nào trong các câu sau đây có dùng thán từ ?
Ngày mai con choi với ai?
Con ngủ với ai?
Khốn nạn thân con quá!
Trời ơi!
Câu 20: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?
Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.
Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.
Câu 21: Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê?
Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhằm ca ngợi hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê.
Là một tiểu thuyết nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này.
Là một tiểu thuyết viết về giớ quí tộc ở Tây Ban Nha TK XVI.
Là một tiểu thuyết viết về mối quan hệ giữa quí tộc và nông dân ở Tây Ban Nha TK XVI.
Câu 22: Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời kể của ai?
Đôn-ki-hô-tê	C. Xanchôpanxa
Xec-van-tec	D. Các nhân vật khác.
Câu 23: Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, XanchôPanxa ở trong tình trạng như thế nào?
Tỉnh táo	C. Mê muội đến mức mù quáng.
Không tỉnh táo lắm	D. Đang sai rượu.
Câu 24: Vì sao Xanchopanxa lại khuyên Đôn-ki-hô-tê không nên đánh nhau với cối xay gió?
Vì lão biết chắc đó không phải là những tên khổng lồ mà chỉ là những chiếc cối xay bình thường.
Vì lão là kẻ nhúc nhát.
Vì lão sợ bị thất bại.
Vì lão không phải là hiệp sĩ mà chỉ là một giám mã bình thường.
Câu 25: Đôn-ki-hô-tê bị ngã nhưng không hề kêu đau vì?
Lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô-pan-xa.
Lão không đau.
Lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ gian hồ thì dù có đau đến đâu cũng không được rên rỉ.
Lão tự xấu hổ với bản thân mình.
Câu 26: Vì sao suốt đêm Đôn-ki-hô-tê không ngủ?
Vì lão không ngủ được.
Vì lão muốn bắt chước những hiệp sĩ giang hồ, thức suốt đêm để liên tưởng nhớ tới tình nương.
 Vì lão nhớ nàng Đuyn-xi-nê.
Vì lão cho rằng: đã làm hiệp sĩ thì không được ngủ.
Câu 27: Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?
Vì lão không lường trước được sức mạnh kẻ thù.
Vì những chiếc cối xay gió được phù phép.
Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại.
Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.
Câu 28: Trong đoạn trích, Xan-chô-pan-xa là một con người như thế nào?
Một người xấu xa hoàn toàn.
Một người vừa tốt vừa xấu.
Một giám mã yếu đuối.
Một người có tính cách không rõ ràng.
Câu 29: Tình thái từ là gì?
Là những từ dùng để gọi đáp, kêu than.
Là những từ dùng để biểu thị hoạt động, trạng thái sự vật.
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ.
Câu 30: Tình thái từ thường đứng ở vị trí nào trong câu?
Đầu câu.	C. Giữa câu	
Cuối câu	D. Đầu câu và giữa câu.
Câu 31: Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì?
Điều cần nhấn mạnh trong câu.
Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói.
Phù hợp với địa phương.
Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
Câu 32: Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ?
Những tên khổng lồ nào cơ?
Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư!
Giúp tôi với, lạy chúa!
Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
Câu 33: Trường từ vựng?
Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ )
Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt)
Câu 34: Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?
Hoạt động kinh tế.
Hoạt động chính trị.
Hoạt động văn hoá.
Hoạt động xã hội.
Câu 35: Cá từ sau đây thuộc trường từ vựng nào: bờ biển, đáy biển, bãi biển, của biển, bán đảo.
Vẻ đẹp thiên nhiên.
Địa thế vùng biển
Thời tiết biển
Sinh vật sống ở biển.
Câu 36: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào?
Truyện ngắn 	C. Truyện vừa.
Tiểu thuyết	D. Bút kí.
Câu 37: Nhận xét nào dưới đây không đúng với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Có giá trị châm biếm sâu sắc.
Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất.
Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố.
Có giá hiện thực và nhân đạo lớn.
Câu 38: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
Chỉ ra nỗi khổ cực của người nông dân bị áp bức.
Cho thấy vẽ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: Vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức tiềm tàng mạnh mẽ.
Kết hợp cả 3 nội dung trên.
Câu 39: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chị Dậu hiện lên là người như thế nào?
Giàu tình yêu thương với chồng con.
Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến.
Có thái độ phản kháng mạnh mẽ.
Cả 3 ý trên.
Câu 40: Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển về người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám?
Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
Chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được ph63m chất vô cùng cao dẹp.
Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục.
Câu 41: Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích.
Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.
Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh.
Nông dân là người bị áp bức nhiều trong xã hội cũ.
Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Câu 42: Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao được viết theo thể loại nào?
Truyện dài	C. Truyện vừa
Truyện ngắn	D. Tiểu thuyết
Câu 43: Ý nào nói lên đúng nhất nội dung của truyện “Lão Hạc”?
Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người.
Phẩm chất cao quí của người nông dân.
Số phận đau thương của người nông dân.
Cả 3 ý kiến trên đều đúng.
Câu 44: Trong tác phẩm, Lão Hạc hiện lên là người như thế nào?
Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quí.
Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
Câu 45: Nhận định nào đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quí vô ngần.
Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khôn cùng.
Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 46: Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm?
Là người biết đồng cảm, chia sẽ với nổi đau khổ của người khác.
Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gởi niềm tin.
Là người có nhân cách mới mẽ vì lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung. 
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 47: Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Tự sự, biểu cảm và nghị luận.
Miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
Tự sự, miêu tả và nghị luận.
Câu 48: Từ tượng hình là gì?
Là từ có nhiều nghĩa.
Là từ có nghĩa giống nhau học gần giống nhau.
Là từ gợi tả hình ảnh của sự vật.
Là từ gợi tả, liên tưởng tới các từ khác.
Câu 49: Từ tượng thanh là gì?
Là từ có hình thức âm thanh giống nhau.
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên.
Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau.
Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 50: Các từ tượng thanh, tượng hình thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
Tự sự và nghị luận.
Miêu tả và nghị luận.
Tự sự và miêu tả.
Nghị luận và miêu tả.
Câu 51: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
Xôn xao	C. Rũ rượi.
Xộc xệch	D. Rồng rộc.
Câu 52: Từ nào không phải là từ tượng thanh?
Ồn ào	C. Rút rích
Xào xạc	D. Luộm thuộm.
Câu 53: Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.
Gợi tả tiếng người cười.
Gợi tả tiếng gió thổi.
Gợi tả tiếng chân người đi
Gợi tả tiếng người nói.
Câu 54: Từ ngữ địa phương là gi?
Là từ ngữ được phổ biến trong toàn dân.
Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía nam.
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tôïc thiểu số phía bắc.
Câu 55: Biệt ngữ xã hội là gì?
Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
Câu 56: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
Tình huống giao tiếp
Tiếng địa phương của người nói.
Địa vị của người nói trong xã hội.
Nghề nghiệp của người nói.
Câu 57: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẩm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.
Biệt ngữ của ngững người buôn bán, kinh doanh.
Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa.
Biệt ngữ của sinh viên, học sinh.
Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_ngu_van_9_hoc_ki_i.doc