Tự học bồi dưỡng Ngữ văn 9 - Hiện tượng song ngữ, đa ngữ

Tự học bồi dưỡng Ngữ văn 9 - Hiện tượng song ngữ, đa ngữ

 Song ngữ, theo cách hiểu chung nhất là hiện tượng sử dụng hai hay trên hai ngôn ngữ của người song ngữ trong xã hội đa ngữ. Đây là một hiện tượng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên xung quanh hiện tượng này có nhiều điểm cần làm sáng tỏ.

 - Người sử dụng song ngữ là người biết và sử dụng khá tốt hai hoặc trên hai ngôn ngữ. Có người sử dụng song ngữ hoàn toàn và có người sử dụng song ngữ không hoàn toàn hay song ngữ bộ phận.

 - Khái niệm “tiếng mẹ đẻ”: Khi nói đến đến hiện tượng song ngữ, người ta thường nói đến một ngôn ngữ được gọi là “ngôn ngữ thứ nhất”. Nói đến ngôn ngữ thứ nhất, người ta hay nghĩ đến tiếng mẹ đẻ, đó là tiếng của dân tộc mình. Tuy nhiên có nhiều trường hợp lại không phải như vậy. UNESCO đã định nghĩa “tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ mà con người học được trong những năm đầu của đời mình và thường trở thành công cụ tư duy truyền thống tự nhiên”.

 Nếu theo cách suy luận kiểu tương ứng 1-1, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ, thì trên đất nước Việt Nam hiện có 54 dân tộc với 54 ngôn ngữ. Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy. Cả về số lượng về thành phần dân tộc lẫn thành phần ngôn ngữ ở Việt Nam vẫn là một vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ. Chẳng hạn, hiện nay có những cộng đồng nói các ngôn ngữ khác nhau nhưng được gộp chung vào một dân tộc như người Rục, Mày, Sách, Mã Liềng, A Rem được gọi chung là dân tộc Chứt. Phải chăng có hiện tượng trên vì trong thực tế, một dân tộc đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau (theo thống kê của Bùi Thiết, Việt Nam có 54 dân tộc với 700 tên gọi khác nhau) hay ẩn sâu trong đó là cả vấn đề ngôn ngữ - tộc người cần làm sáng tỏ? Vì thế, xét riêng về mặt ngôn ngữ, không ít ý kiến cho rằng số lượng ngôn ngữ ở Việt Nam không dừng lại ở con số 54 mà có thể nhiều hơn thế nữa. UNESCO cho rằng Việt Nam có tới 104 ngôn ngữ. Đây là vấn đề phức tạp liên quan đến vấn đề tách nhập dân tộc cũng như tách nhập ngôn ngữ. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, có thể thấy tình hình ngôn ngữ ở Việt Nam có vài nét chính như sau:

 1. Cư trú đan xen là đặc điểm phổ biến về sự phân bố tộc người- ngôn ngữ ở VN. Nếu như trước đây, đặc điểm này có tính phổ biến đối với cư dân các dân tộc thiểu số, thì hiện nay, tình trạng cư trú đan xen được tăng lên rất mạnh không chỉ giữa cư dân các dân tộc thiểu số ở vùng đa dân tộc thiểu số mà còn là sự đan xen giữa cư dân kinh với các cư dân các dân tộc thiểu số không chỉ ở vùng dân tộc thiểu số mà còn cả ở vùng thị thành, khu công nghiệp. Điều này, có thể giải thích được nhờ vào lí do lịch sử- xã hội cũng như lí do về tác động của công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường đối với sự phân bố dân cư hiện nay.

2.Các ngôn ngữ trên đất nước Việt Nam nhìn ở tổng thể có sự phân bố rất rõ ràng về chức năng: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Nhà nước trong đối nội cũng như đối ngoại; thuật ngữ “tiếng phổ thông” để chỉ tiếng Việt trong quan hệ với ngôn ngữ các dân tộc. Vì thế việc nắm vững tiếng Việt - ngôn ngữ giao tiếp chung trong xã hội Việt Nam vừa là nhu cầu vừa là nguyện vọng của người dân Việt Nam. Cùng với tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số là ngôn ngữ giao tiếp của từng dân tộc. “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình (Điều 5, Chương I, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

 

doc 49 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tự học bồi dưỡng Ngữ văn 9 - Hiện tượng song ngữ, đa ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu số 4
HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ, ĐA NGỮ
 Song ngữ, theo cách hiểu chung nhất là hiện tượng sử dụng hai hay trên hai ngôn ngữ của người song ngữ trong xã hội đa ngữ. Đây là một hiện tượng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên xung quanh hiện tượng này có nhiều điểm cần làm sáng tỏ.
 - Người sử dụng song ngữ là người biết và sử dụng khá tốt hai hoặc trên hai ngôn ngữ. Có người sử dụng song ngữ hoàn toàn và có người sử dụng song ngữ không hoàn toàn hay song ngữ bộ phận.
 - Khái niệm “tiếng mẹ đẻ”: Khi nói đến đến hiện tượng song ngữ, người ta thường nói đến một ngôn ngữ được gọi là “ngôn ngữ thứ nhất”. Nói đến ngôn ngữ thứ nhất, người ta hay nghĩ đến tiếng mẹ đẻ, đó là tiếng của dân tộc mình. Tuy nhiên có nhiều trường hợp lại không phải như vậy. UNESCO đã định nghĩa “tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ mà con người học được trong những năm đầu của đời mình và thường trở thành công cụ tư duy truyền thống tự nhiên”.
 Nếu theo cách suy luận kiểu tương ứng 1-1, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ, thì trên đất nước Việt Nam hiện có 54 dân tộc với 54 ngôn ngữ. Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy. Cả về số lượng về thành phần dân tộc lẫn thành phần ngôn ngữ ở Việt Nam vẫn là một vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ. Chẳng hạn, hiện nay có những cộng đồng nói các ngôn ngữ khác nhau nhưng được gộp chung vào một dân tộc như người Rục, Mày, Sách, Mã Liềng, A Rem được gọi chung là dân tộc Chứt. Phải chăng có hiện tượng trên vì trong thực tế, một dân tộc đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau (theo thống kê của Bùi Thiết, Việt Nam có 54 dân tộc với 700 tên gọi khác nhau) hay ẩn sâu trong đó là cả vấn đề ngôn ngữ - tộc người cần làm sáng tỏ? Vì thế, xét riêng về mặt ngôn ngữ, không ít ý kiến cho rằng số lượng ngôn ngữ ở Việt Nam không dừng lại ở con số 54 mà có thể nhiều hơn thế nữa. UNESCO cho rằng Việt Nam có tới 104 ngôn ngữ. Đây là vấn đề phức tạp liên quan đến vấn đề tách nhập dân tộc cũng như tách nhập ngôn ngữ. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, có thể thấy tình hình ngôn ngữ ở Việt Nam có vài nét chính như sau:
 1. Cư trú đan xen là đặc điểm phổ biến về sự phân bố tộc người- ngôn ngữ ở VN. Nếu như trước đây, đặc điểm này có tính phổ biến đối với cư dân các dân tộc thiểu số, thì hiện nay, tình trạng cư trú đan xen được tăng lên rất mạnh không chỉ giữa cư dân các dân tộc thiểu số ở vùng đa dân tộc thiểu số mà còn là sự đan xen giữa cư dân kinh với các cư dân các dân tộc thiểu số không chỉ ở vùng dân tộc thiểu số mà còn cả ở vùng thị thành, khu công nghiệp. Điều này, có thể giải thích được nhờ vào lí do lịch sử- xã hội cũng như lí do về tác động của công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường đối với sự phân bố dân cư hiện nay.
2.Các ngôn ngữ trên đất nước Việt Nam nhìn ở tổng thể có sự phân bố rất rõ ràng về chức năng: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Nhà nước trong đối nội cũng như đối ngoại; thuật ngữ “tiếng phổ thông” để chỉ tiếng Việt trong quan hệ với ngôn ngữ các dân tộc. Vì thế việc nắm vững tiếng Việt - ngôn ngữ giao tiếp chung trong xã hội Việt Nam vừa là nhu cầu vừa là nguyện vọng của người dân Việt Nam. Cùng với tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số là ngôn ngữ giao tiếp của từng dân tộc. “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình (Điều 5, Chương I, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
3. Từ hai đặc điểm trên ta có thể thấy:
	- Đa ngữ là trạng thái phổ biến trong sử dụng ngôn ngữ của cư dân ở các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây là trạng thái song ngữ tiếng Việt-tiếng dân tộc (thí dụ Việt - Dao, Việt- Mường...) hoặc trạng thái đa ngữ tiếng Việt – hai hoặc hơn hai tiếng dân tộc (ví dụ Việt - Hoa - Khmer). Mức độ đa ngữ ở xã hội cũng như giữa các cá nhân đa ngữ hết sức khác nhau. Điều này trước hết phụ thuộc vào khả năng sử dụng tiếng Việt của cư dân. Đáng chú ý là trong một phạm vi địa lí hẹp hoặc trong phạm vi cư dân hẹp hiện đang tồn tại hai trạng thái: 1) Trạng thái song ngữ, hay đa ngữ chỉ giữa các dân tộc thiểu số với nhau; 2) Trạng thái song ngữ, hay đa ngữ giữa tiếng dân tộc thiểu số và tiếng Việt.
	- Do trình độ phát triển, áp lực dân số, sự phân bố mật độ dân cư và các điều kiện khác mà vị thế (thể hiện ở chức năng) giữa các ngôn ngữ có những điểm khác nhau. Ngoại trừ tiếng Việt là tiếng phổ thông, các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có các chức năng xã hội khác nhau. Thí dụ có ngôn ngữ được sử dụng rộng trên cả vùng như tiếng Thái, tiếng Mường, Khmer ; lại có có những ngôn ngữ chỉ được sử dụng để giao tiếp trong bản thậm chí trong gia đình như tiếng Pà Thẻn, tiếng Xinh Mun, tiếng Rơ Ngao... Điều này dẫn đến nguy cơ làm “suy yếu” ngôn ngữ các dân tộc thiểu số không có ưu thế.
	- Vì ở trong trạng thái đa ngữ nên các ngôn ngữ có điều kiện tiếp xúc với nhau và hệ quả dẫn đến là có sự giao thoa, vay mượn các yếu tố giữa các ngôn ngữ. Tuy nhiên do quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ lại chịu áp lực của ưu thế chức năng xã hội giữa chúng nên có thể thấy nhiều yếu tố của tiếng Việt, đặc biệt là từ vựng du nhập vào ngôn ngữ các dân tộc. Điều này đã tạo nên một hiện tượng là trong khá nhiều trường hợp giao tiếp của người dân tộc không phân biệt được đâu là sự vay mượn ngôn ngữ với đâu là sự chuyển mã trong giao tiếp. 
	- Ngoại trừ một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số có truyền thống chữ viết như chữ Thái, Khmer, Hmông...nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam không có chữ viết. Trong nhiều năm qua, việc chế tác chữ viết cho ngôn ngữ các dân tộc chưa có chữ viết là nhiệm vụ trọng yếu của các nhà ngôn ngữ học. Nhờ đó một số dân tộc thiểu số đã có chữ viết. Tuy nhiên xung quanh vấn đề chữ viết của các ngôn ngữ các dân tộc còn có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
	+ Một vài ngôn ngữ có nhiều dạng chữ viết (như tiếng Thái có chữ Thái cổ, chữ Thái cải tiến, chữ Thái Latinh...)
	+ Do đặc điểm sống phân tán của cư dân trong một dân tộc và việc sống xen kẽ giữa các cư dân của nhiều dân tộc đã làm cho việc giao lưu giữa các dân tộc nói các phương ngữ khác nhau của ngôn ngữ đó trở nên ít có điều kiện. Điều này tạo nên khỏang cách khác biệt rất lớn, thậm chí không hiểu được nhau giữa các phương ngữ của một ngôn ngữ ở một số ngôn ngữ dân tộc. Đây chính là khó khăn cơ bản của việc làm chữ viết hiện nay, nhất là trong việc xác định hệ thống ngữ âm cơ bản.
VIỆC DẠY TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
1.Những tiếng dân tộc (TMĐ) đã và đang được dạy ở Việt Nam :
 Có nhiều TDT đã, đang được dạy ở trên 20 tỉnh, thành phố, trong các trường tiểu học: tiếng Khmer, Chăm, Hoa, Ê-đê, Ba-na, Hmông, Jrai; trong các trường THCS và THPT: tiếng Khmer, Hoa; trong các cơ quan công sở Nhà nước: Hmông, Ba-na, Chăm, Cơ-ho, Jrai......
2. Tình hình dạy- học TMĐ trong cộng đồng DTTS ở Việt Nam :
 Dạy học TMĐ ở Việt Nam đã thực hiện hơn 50 năm và trải qua nhiều thời kì với các hình thức dạy học, qui mô dạy học khác nhau.
 Hình thức dạy hai giai đoạn (1955-1960)
 Các dự án thử nghiệm giáo dục song ngữ được triển khai cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ XX với việc dạy chữ Thái, H’Mông, Tày - Nùng ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ và các tỉnh thuộc khu tự trị Tây Bắc theo hình thức dạy 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, TMĐ được giảng dạy ở các lớp 1, 2, 3; Giai đoạn 2, TMĐ được giảng dạy ở các lớp 4 và 5. Tài liệu các môn học của lớp 1, 2, 3 được biên soạn hoàn toàn bằng tiếng và chữ dân tộc. Môn học vần tiếng Việt bắt đầu dạy ở lớp 3, lớp 4, 5 dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt và sử dụng tài liệu dạy học theo chương trình chung của cả nước. Thời kì này đã có một số trường mẫu giáo dạy tiếng Tày - Nùng, trường mẫu giáo song ngữ H’Mông -Việt.
 Hình thức dạy hai giai đoạn này vì chưa có sự chuẩn bị tiếng Việt cho HS ngay từ đầu cấp nên khi chuyển sang lớp 4, 5 học sinh chưa có đủ vốn từ tối thiểu để tiếp nhận kiến thức, nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Hình thức dạy xen kẽ TMĐ và tiếng Việt (TV).
Hình thức dạy xen kẽ TMĐ và TV khởi đầu với việc dạy xen kẽ tiếng Tày-Nùng - Việt từ 1962-1978 ở các tỉnh thuộc khu tự trị Tây Bắc; dạy xen kẽ tiếng H’Mông -Việt từ 1970-1978 ở Lào Cai, Nghĩa Lộ, Hà Giang, dạy xen kẽ tiếng Êđê -Việt, tiếng Jrai -Việt, tiếng Ba-na và tiếng Việt từ 1982-1987 ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên.
Với hình thức dạy xen kẽ hai thứ tiếng, các môn học hay một số môn được dạy bằng 2 thứ tiếng, 2 thứ chữ. Các tài liệu cũng được biên soạn bằng 2 thứ tiếng xen kẽ theo hướng ở lớp 1, 2, 3 dạy học bằng TMĐ nhiều hơn. Ngược lại, đến lớp 4, 5 dạy học bằng TMĐ ít dần và dạy bằng tiếng Việt nhiều lên. Không những thế, học sinh còn được học nói TV trong cả cấp I để trang bị vốn TV cần thiết. Nội dung dạy học xen kẽ được sắp xếp theo chiều hướng đi từ học TMĐ sang học tiếng Việt.; đi từ học nghe - nói đến học đọc, học viết; đi từ sự giống nhau đến sự khác nhau của hai thứ tiếng, hai thứ chữ.
	Hình thức dạy xen kẽ TMĐ và TV đã chuyển tải được các nội dung văn hoá dân tộc và cả các kiến thức tự nhiên-xã hội gần gũi với HS khiến các em có hứng thú trong học tập và kết quả học tập cũng tốt hơn. Tuy nhiên, mức độ xen kẽ hay sự chuyển tải nội dung kiến thức các môn học giữa hai ngôn ngữ sao cho khoa học và hợp lí vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết.
 c) Hình thức dạy TMĐ của HS dân tộc như một môn học (từ 1980 đến nay)
Hình thức này được triển khai rộng ở các vùng ngôn ngữ Jrai, Ba-na, Chăm, Khmer...Tiếng Chăm được dạy từ từ năm 1980 ở Ninh Thuận và Bình Thuận; Tiếng Khmer được dạy từ năm 1979 đến nay ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; tiếng H’Mông được dạy từ 1972 đến nay ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Nghệ An, Thái Nguyên; tiếng Êđê, Jrai, Ba-na được dạy trong những năm gần đây ở Tây Nguyên. Từ năm 1995, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai dạy học thí điểm 8 thứ TMĐ của 8 DT thiểu số. Chương trình và SGK các môn học này được biên soạn, in và phát đến tận tay GV và HS ở các trường tiểu học.
Dạy TMĐ cho HS DTTS nhằm đáp ứng nguyện vọng được học tiếng nói, chữ viét của đồng bào các DT; bảo tồn và phát triển văn hoá các DTTS. Chính vì thế, môn học này vừa chuyển tải kiến thức về ngôn ngữ vừa chuyển tải kiến thức về văn hoá dân tộc; ngoài ra một số kiến thức, kĩ năng mà HS đã học bằng TV sẽ được thực hành thêm trong, môn tiếng DT nhằm củng cố kiến thức đã học được.
Dạy TMĐ như một chuyển ngữ (2000-2004)
Năm 2000, Bộ GD & ĐT đã triển khai trhực nghiệm chương trình giáo dục song ngữ Jrai -Việt với hình thức dạy TMĐ như một chuyển ngữ (ngôn ngữ chuyển tải kiến thức hay ngôn ngữ dạy học). HS được học tiếng Jrai ngay từ lớp 1. Tiếng Jrai và tiếng Việt được dạy như một môn học từ lớp 1 dến lớp 5. Đồng thời từ lớp 1 đến lớp 3, tiếng Jrai được dùng làm ngôn ngữ giảng dạy. HS Jrai được sử dụng TMĐ để tiếp thu kiến thức các môn học. Sau khi HS có những kiến thức cần thiết được học từ TMĐ, các em sẽ chuyển sang học bằng tiếng Việt. HS nghe nói tiếng Việt trước khi học chữ . Kiến thứ ...  thiết nhưng giáo viên lại hay quên, cứ dứt câu nói là lập tức gọi học sinh đứng dậy trả lời.
	Trên đây là những điều lưu ý nói chung cho việc “nghe” của học sinh và cũng có những điều cần đặc biệt quan tâm đối với HS DTTS khi các em “nghe” trong giờ học.
 PHIẾU BÀI TẬP
Phiếu bài tập 1
 Đọc tài liệu học tập và trình bày các vấn đề sau:
-Vai trò của việc nghe trong đời sống. .
-Phân tích kĩ năng nghe trong các hoạt động dạy học.
- Cách thức rèn luyện kĩ năng nghe để giúp học sinh phát triển kĩ năng này trong mỗi giờ học.
Thời gian
 Tên hoạt động
Hoạt động 
của người hướng dẫn
Hoạt động 
của người tham gia
 Ghi chú
25’
Hoạt động 3: 
- Tìm hiểu kĩ năng nói. 
- Chỉ rõ những khó khăn của học sinh dân tộc khi học bài Nguyên nhân của những hiện tượng học sinh dân tộc thiểu số diễn đạt, trình bày (chú ý vào kĩ năng nói) một vấn đề còn yếu hoặc rất khó khăn.
- Phát tài liệu, phiếu bài tập số 2.
- Nêu yêu cầu: 
+ Trình bày những nét cơ bản về kĩ năng nói.
+ Chỉ ra những khó khăn của học sinh dân tộc khi học bài.
+ Nguyên nhân của những hiện tượng: Học sinh dân tộc diễn đạt, trình bày một vấn đề còn yếu hoặc rất khó khăn? Học sinh không nói được những điều muốn nói.
- Làm việc với sản phẩm của nhóm : Tìm hiểu kĩ năng nói.
 - Các thành viên trong nhóm thảo luận; đề xuất các biện pháp hỗ trợ HS DTTS rèn luyện kĩ năng nói. 
- Trình bày kết quả trên giấy A0.
- Sử dụng : Giấy A4, A0, bút dạ, bìa mầu, băng dính để thảo luận và trình bày sản phẩm.
- Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
25’
 - Nhắc các nhóm chuẩn bị trình bày ý kiến trước lớp.
 - Các nhóm xem lại kết quả làm việc, chuẩn bị cho việc trình bày, trao đổi trước lớp. 
- Sử dụng : Giấy A4, A0, bút dạ, bìa mầu, băng dính để thảo luận và trình bày sản phẩm.
25’
Yêu cầu: các nhóm trình bày sản phẩm; Thuyết minh cách thức khắc phục những khó khăn về diễn đạt (khi nói) của HS DTTS.
- Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung; chất vấn .
15’
- Tóm tắt kết quả thảo luận.
- Kết luận: Về những khó khăn của HSDT khi học bài. Nguyên nhân của việc học sinh nói còn yếu trong giờ học. Cách thức khắc phục . 
- Giải đáp thắc mắc. 
- Lớp lắng nghe, có thể hỏi hoặc trao đổi thêm.
- Ghi chép, phản hồi, chất vấn.
 TÀI LIỆU HỌC TẬP
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI
Những điều kiện để nói có hiệu quả
 - Nội dung bài nói tốt là điều kiện quyết định nhất đến hiệu quả của việc nói. Dù nói hay, hấp dẫn nhưng nội dung vụn vặt, tản mạnthì không thể đánh giá được đó là bài nói có hiệu quả. Khi nội dung nói lôi cuốn được sự chú ý lắng nghe của hàng trăm, hàng nghìn người, đáp ứng được những điều mong đợi của họ, thì những bài nói đó là những bài nói có nội dung tốt, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
	- Người nói phải có sự hiểu biết sâu rộng, kĩ càng về nội dung định trình bầy mới có thể làm người nghe hiểu được nội dung trình bầy. Sự hiểu biết của người nói càng đầy đủ, càng thấu đáo thì hiệu quả lời nói càng cao. Ngược lại, người nói hiểu lờ mờ, hiểu hời hợt, nông cạn thì chắc chắn sẽ không tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người nghe.
	- Xác định đúng đối tượng nói và mục đích nói cũng là điều kiện đảm bảo cho bài nói thành công. Không hiểu về đối tượng, không có mục đích rõ ràng, bài nói sẽ mất phương hướng, sẽ không chọn được cách thức tối ưu cho việc nói, và trong những trường hợp ấy chỉ là nói cho xong chuyện, “nói để nói” mà thôi.
	- Bên cạnh những yếu tố trên, uy tín của người nói cũng là một điều kiện đảm bảo cho hiệu quả giao tiếp. Uy tín về học thuật, uy tín về phẩm chất và cương vị chính quyềncàng lớn bao nhiêu thì sự lôi cuốn, thu hút người nghe càng cao bấy nhiêu. Người thiếu uy tín không nên nói trước đông đảo quần chúng (trừ những trường hợp như giải trình, thanh minh).
	- Ngoài ra, để lời nói được người nghe tiếp nhận có hiệu quả, người nói cần phải có giọng nói tốt. Bởi lẽ, nói là giao tiếp bằng âm thanh, nếu giọng nói lè nhè, ồm ồm hoặc đứt quãngsẽ gây ức chế rất lớn đối với người nghe, là lực cản đôi khi rất khó vượt quan đối với người nghe. Tùy điều kiện cụ thể của bối cảnh nói, người nói phải điều chỉnh lời nói sao cho thích hợp với khoảng không gian diễn ra của buổi nói đó.
2. Chuẩn bị bài nói
 Có thể chia giai đoạn chuẩn bị một bài nói ra thành hai bước: bước chuẩn bị (trước khi giao tiếp) và bước thực hiện (nói trước công chúng).
 Trong bước chuẩn bị, cần phải thực hiện những công việc sau:
Xác định nội dung dự kiến sẽ trình bày.
Xác định mục đích nói.
Lựa chọn tài liệu, lập đề cương (sơ lược hoặc chi tiết) cho bài nói.
Dự kiến cách thức trình bầy (lựa chọn văn phong; các hình thức hỗ trợ : biểu bảng, máy trình chiếu).
Đây là bước mang tính chất chuẩn bị, tính toán và dự kiến tất cả những vấn đề về nội dung, cách thức, thời giancho bài nói.
Trong bước thực hiện gồm các công việc cụ thể là :
Tiến hành trình bầy.
Theo dõi diễn biến (bối cảnh, hứng thú, tâm trạngcủa người nghe) để có thể điều chỉnh kịp thời cách nói cho phù hợp.
Trả lời, giải đáp hoặc tranh luận với người nghe.
Bước chuẩn bị là cần thiết, nhưng bước quyết định sự thành công hay thất bại của một bài nói lại ở bước thứ hai. Vì vậy, trong cả hai bước, người nói không được coi nhẹ một bước nào.
3. Những kĩ năng cần rèn luyện khi nói
- Biết xác định đúng nội dung cần trình bầy và phù hợp với từng đối tượng cụ thể, từng bối cảnh cụ thể là điều cần phải luyện tập, vì đó là yếu tố đảm bảo sự thành công của một bài nói. Lựa chọn đúng tài liệu, trình bày hợp lôgic và đặc điểm tâm lí của người nghelà những điều cần phải đặt ra cho bất kì một bài nói nào.
- Biết giao tiếp với người nghe, biết tuân thủ những nguyên tắc giao tiếp bằng ngôn ngữ là những điều người nói cần hết sức chú ý. Bởi lẽ, giao tiếp miệng là giao tiếp trực tiếp giữa người với người, vì vậy, thái độ và hành vi giao tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của lời nói.
- Người nói phải biết làm chủ lời nói của mình. Điều này bao gồm : giọng nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộCần phải luôn luôn tỉnh táo trong khi nói để khi thấy người nghe có những biểu hiện nào đó (đồng tình hoặc không đồng tình), thì có thể điều chỉnh ngay lời nói. Khi nói, cần hết sức khiêm tốn, thận trọng và có tinh thần trách nhiệm, coi trọng người nghe. Điều đó làm cho người nghe gần gũi hơn, tạo không khí thoải mái để tiếp nhận nội dung do người nói trình bầy.
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói một cách tinh tế. Nói khô khan, nói lí trí (mặc dù là nói chuyện khoa học) dễ làm cho người nghe phân tán tư tưởng và cũng làm cho họ dễ bị căng thẳng, chóng mệt mỏi. Vì vậy, cần có những cách nói uyển chuyển, khi dí dỏm, khi thâm trầm, khi vui tươisao cho sự chuyển đổi không khí của buổi nói được linh hoạt. Có như vậy, lời nói mới đạt hiệu quả giao tiếp cao.
4. Vận dụng các kĩ năng nói vào dạy học như thế nào ? 
Trên thực tế, hai kĩ năng nghe - nói luôn gắn liền với nhau. Vậy làm thế nào để HS tự tin hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong khi trình bày, phát biểu suy nghĩ, ý tưởng của mình trước người khác? 
Dưới đây là một số gợi ý để thực hiện :
- Luyện cho HS kĩ năng nghe và đáp lời, nói những câu rõ ràng, mạch lạc trong giao tiếp, khi trả lời câu hỏi trong bài học.
- Luyện cho HS cách hỏi bằng những câu hỏi để có thể hiểu chính xác hơn nội dung khi nghe chưa rõ.
- Luyện cho HS nghe và hiểu được theo nội dung lời nói. Tăng dần mức độ nghe đến mức hiểu và theo kịp những chỉ dẫn bằng lời nói.
- Luyện cho HS chia sẻ và trao đổi những thông tin, ý tưởng với bạn bè, thể hiện ra bằng câu nói hoàn chỉnh và mạch lạc, diễn đạt chính xác để người nghe hiểu đúng suy nghĩ của mình.
- Luyện cho HS biết kể một câu chuyện đã trải qua, đã nghe kể hoặc đã đọc theo kết cấu cơ bản và kết nối các sự kiện của câu chuyện bằng cách trả lời câu hỏi về Ai? Cái gì? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Chú ý đến các mức độ của âm thanh (sự lên giọng, xuống giọng, tốc độ), điệu bộ, cử chỉ
- Luyện cho HS kể lại một sự kiện quan trọng trong đời sống hoặc một kinh nghiệm cá nhân bằng một cốt truyện đơn giản.
- Luyện cho HS trình bày những kinh nghiệm, sở thích cá nhân bằng những đoạn trình bày ngắn gọn và có chủ đề rõ ràng, bám sát chủ đề khi nói, có mở đầu và kết thúc hợp lí.
- Mô tả, trình bày lại một công việc đã làm của bản thân trước nhóm hoặc cả lớp (thứ tự các bước thực hiện, kĩ thuật thực hiện, kết quả); trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp
- Luyện cho HS biết cách đề xuất ý riêng của cá nhân khi thảo luận nhóm, khi tranh luận về một vấn đề trong nhóm hoặc tập thể lớp; hoặc đề xuất ý kiến riêng với GV.
- Luyện cho học sinh có thói quen và biết cách nói những lời yêu cầu, 
đề nghị người khác giúp đỡ khi cần thiết.
- Luyện cho HS biết cách nêu câu hỏi cho GV về bài học. Đôi khi HS muốn hỏi GV nhưng các em không biết cách diễn đạt câu hỏi hoặc nội dung câu hỏi 
lại không phù hợp với điều các em muốn hỏi. GV cần chú ý giúp HS hiểu rõ mục đích hỏi về ai? Nội dung gì? Biết cách diễn đạt câu hỏi cũng như sử dụng những 
từ để hỏi trong tiếng Việt như : Ai? Cái gì? Ở đâu? Tại sao? Như thế nào?
 Để làm gì?...	
 PHIẾU BÀI TẬP
 Phiếu bài tập 2
 Đọc tài liệu học tập và trình bầy các vấn đề sau :
- Phân tích vai trò của hoạt động nói trong đời sống xã hội.
- Những kĩ năng cơ bản để rèn luyện nói là những kĩ năng nào ?
- Chỉ ra những khó khăn của học sinh DTTS khi học bài và nguyên nhân của hiện tượng : HS DTTS diễn đạt, trình bầy một vấn đề còn yếu hoặc rất khó khăn.
- Đề xuất các biện pháp để giúp học sinh DTTS nói được những điều các em 
muốn nói.
Thời gian
 Tên hoạt động
Hoạt động 
của người hướng dẫn
Hoạt động 
của người tham gia
 Ghi chú
40’
Hoạt động 4: 
 Phân tích cách thức rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc trong các môn học để đạt hiệu quả.
- Phát tài liệu, phiếu bài tập số 3.
- Nêu yêu cầu : Phân tích nguyên nhân học sinh đọc mà không hiểu nội dung bài học thuộc bộ môn do anh/chị phụ trách. 
- Nêu yêu cầu: Phân tích các cách thức để rèn cho HS DTTS kĩ năng đọc hiệu quả trong giờ dạy học.
- Làm việc theo nhóm: Các thành viên trong nhóm thảo luận; đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho HS DTTS.
- Trình bày sản phẩm trên giấy A0.
- Sử dụng : Giấy A4, A0, bút dạ, bút mầu để thảo luận và trình bày sản phẩm.
- Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
10’
- Yêu cầu các nhóm hoàn chỉnh sản phẩm; chuẩn bị cho việc trình bày trước lớp.
- Các nhóm xem lại kết quả làm việc của nhóm mình; chuẩn bị cho việc trình bày trước lớp.
- Thảo luận
- Nêu thắc mắc
25’
- Nêu yêu cầu: Trình bày sản phẩm của nhóm; Thuyết minh cách thức rèn luyện kĩ năng đọc cho HS DTTS..
- Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét, góp ý kiến; chất vấn.
15’
- Tóm tắt kết quả thảo luận.
- Khẳng định tính khả thi của những biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho HS DTTS. 
- Giải đáp thắc mắc..
- Lớp lắng nghe.
- Ghi chép.
- Phản hồi, chất vấn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctu hoc tu boi duong.doc