Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Điều 3, Luật giáo dục, năm 2005 của nước ta đã khẳng định: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa, có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”.

Tư tưởng phát triển toàn diện con người của Mác và Ăngghen trong “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo công cuộc giáo dục ngày nay.

Một tư tưởng vĩ đại mà Mác và Ăngghen đã tuyên bố trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” đó là: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [19]. Tư tưởng coi con người là trung tâm của cuộc sống gắn liền với tiến trình phát triển văn hoá của loài người và ngày nay, phát triển toàn diện con người đã trở thành một tư tưởng chỉ đạo của thời đại.

“Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản ” còn nhấn mạnh làm cho con người được phát triển tự do đó là phát triển trí tuệ và thể lực, đạo đức và tay nghề, tính độc lập cá nhân, cá tính và tính cộng đồng, trách nhiệm và quyền hạn, lợi ích và đóng góp, dân chủ và kỷ cương là những điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
Điều 3, Luật giáo dục, năm 2005 của nước ta đã khẳng định: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa, có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”.
Tư tưởng phát triển toàn diện con người của Mác và Ăngghen trong “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo công cuộc giáo dục ngày nay.
Một tư tưởng vĩ đại mà Mác và Ăngghen đã tuyên bố trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” đó là: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [19]. Tư tưởng coi con người là trung tâm của cuộc sống gắn liền với tiến trình phát triển văn hoá của loài người và ngày nay, phát triển toàn diện con người đã trở thành một tư tưởng chỉ đạo của thời đại.
“Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản ” còn nhấn mạnh làm cho con người được phát triển tự do đó là phát triển trí tuệ và thể lực, đạo đức và tay nghề, tính độc lập cá nhân, cá tính và tính cộng đồng, trách nhiệm và quyền hạn, lợi ích và đóng góp, dân chủ và kỷ cương là những điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
Tại diễn đàn Đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ nhất, ngày 28-8-1918 [20] LêNin đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là một điều kiện đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm coi giáo dục như là bộ phận của kết cấu hạ tầng xã hội, trong văn kiện “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” (26-4-1918) Lênin đã coi giáo dục như giao thông, bưu điện, Lênin đã khẳng định vai trò kết cấu hạ tầng của giáo dục trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một tư tưởng hết sức có ý nghĩa đối với thời kỳ công nghiệp hoá là tư tưởng về giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Từ đó tất cả các trường phổ thông đều mang các tính chất: giáo dục phổ thông, giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
Khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đã trở thành triết lý sống của hàng triệu, hàng triệu con người trong các thế hệ. Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã đưa giáo dục suốt đời thành một nguyên lý của nền giáo dục mở đầu thiên niên kỷ mới.
Những quan điểm giáo dục của Mác-Lênin đã rất gần gũi với thực tiễn giáo dục của đất nước ta. Đảng ta đã gắn cuộc đấu tranh chống chính sách ngu dân với cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đô hộ, coi dốt nát là một thứ giặc như giặc đói và giặc ngoại xâm, trong nửa thế kỷ đã thực hiện ba cuộc cải cách giáo dục, để đào tạo các thế hệ phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã tiếp thu tinh hoa của tư tưởng giáo dục của thời đại Cách mạng Tháng Mười Nga, tổng kết 50 năm phát triển giáo dục nước ta, đưa truyền thống hiếu học của dân tộc ta lên một trình độ mới, đã đưa ra các định hướng chiến lược nhằm chấn hưng giáo dục đúng quy luật, hợp lòng dân, hoà vào trào lưu chung của nhân loại tiến bộ, đưa nước ta thành một nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Giáo dục và văn hoá như hình với bóng, cái này sinh ra cái kia, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo ra sự sinh tồn của loài người. Nhà văn hoá lớn thường là nhà sư phạm lớn, liên kết trong nhân cách ý tưởng và phương châm hành động. Hồ Chí Minh là một trong những nhân cách lớn như vậy. Người là anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới, vì trước hết Người đã là một nhà giáo dục, một nhà sư phạm.
Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh , tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng lại vô cùng sinh động và thiết thực, nhằm tạo ra những con người toàn diện, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mĩ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục.
Về vai trò của giáo dục:
Nói đến tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu giáo dục thường nhấn mạnh đến sự đặc sắc trong quan điểm của Người về vấn đề nhân cách, việc học tập để rèn luyện phát triển nhân cách đối với mỗi người.
Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thiện ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”. Người muốn nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục trong việc hình thành phẩm chất nhân cách con người, “thiện”, “ác” không phải là bản chất sẵn có của con người mà chủ yếu là do quá trình giáo dục hình thành nên.
Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc đổi bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi: “Quốc dân Việt Nam! muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Namphải có kiến thức mới, để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
Hồ Chí Minh còn quan tâm chỉ đạo cho giáo dục tích cực phục vụ hoạt động kinh tế, làm cho hai lĩnh vực này liên hệ chặt chẽ với nhau. Người đánh giá tác dụng tích cực của giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế”.
Về mục đích giáo dục:
Mục đích cao cả trong suốt cuộc đời phấn đấu của Hồ Chí Minh đó là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Ngày nay nước ta đã được độc lập, dân ta đã được tự do, thanh niên đã là người làm chủ đất nước, vì vậy mục đích của nền giáo dục là đào tạo ra những con người biết làm chủ nước nhà, phải lấy nhiệm vụ học tập làm chủ yếu.
Người đã chỉ rõ mục đích của việc học đó là: học để yêu Tổ quốc, học để yêu nhân dân, học để yêu lao động, học để yêu đạo đức, học để phụng sự Tổ quốc, học để phụng sự nhân dân.
Mục đích giáo dục lớn nhất trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là vì con  người, cho con người, là xây dựng con người mới, đào tạo ra những con người biết làm chủ nước nhà.
Nhiệm vụ giáo dục:
Người đã đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp học, cấp Đại học, cấp Trung học, cấp tiểu học. Ở cấp trung học, Người nói rằng cần phải đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tiễn.
Về nội dung giáo dục:
Để xây dựng xã hội chủ nghĩa theo Người: “trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khao học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện trong thời đại mới. Hồ Chí Minh cho rằng phải xây dựng cho ngưoiừ học toàn diện những mặt chính sau: trí dục, đức dục, thể dục, mĩ dục, giáo dục lao động kỹ thuật. Ngoài ra cần phải học lý luận  Mác Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày, phải luyện tài, rèn đức, trong đó Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tới giáo dục đạo đức. Người nói “dạy cũng như học là phải biết chú trọng cả tài và đức”, đức được coi như là “cái gốc” của cấy, “nguồn” của sông, nếu không có đức thì người có tài cũng vô dụng.
Về phương pháp giáo dục:
Tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng dẫn nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”.
Để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động, Hồ Chí Minh cho rằng cần có quan điểm dân chủ, thẳng thắn, không thức nhồi sọ và cần có sự đối thoại trong quá trình học tập, nhận thức.
Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng". Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: "Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".
Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội... đều nhằm mục đích "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại.
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính... Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
                                                                             ThS. Lê Thanh Mai
                                               Nghiên cứu viên Xã hội học trường THPT Bình Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • doctu_tuong_ho_chi_minh_ve_giao_duc.doc