Tuyển tập đề thi, Phần Văn - Tiếng Việt

Tuyển tập đề thi, Phần Văn - Tiếng Việt

TUYỂN TẬP ĐỀ THI PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT

 Đề 1

 Câu 1. Đoạn văn

 Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)

 Gợi ý:

 a. Yêu cầu về nội dung:

 - Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.

 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian – Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.

 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật

 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.

 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.

 b. Yêu cầu vê hình thức:

 - Trình bày thành văn bản ngắn. Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.

 - Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.

 - Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt)

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập đề thi, Phần Văn - Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYỂN TẬP ĐỀ THI PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT
 Đề 1 
 Câu 1. Đoạn văn
 Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
 Gợi ý:
 a. Yêu cầu về nội dung:
 - Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.
 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian – Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.
 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật
 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.
 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.
 b. Yêu cầu vê hình thức :
 - Trình bày thành văn bản ngắn. Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
 - Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
 - Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt)
 Đề 2 
 Câu 1. Đoạn văn
 Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
 Gợi ý :
 1. Về hình thức:
 - Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, có thể dùng đoạn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp – phân tích – tổng hợp.
 - Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt.
 2. Về nội dung:
 - Phân tích để thấy biến chuyển trong không gian được nà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan toả trong không gian và qua nàn sương mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn.
 - Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả qua các từ “Bỗng” – “hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn.
 Câu 2. Đoạn văn
 Cho câu thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
 .....
 a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
 b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào và ai là người sáng tác?
 c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
 d. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
 Gợi ý:
 c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ được nhắc đi nhắc lại tới 4 lần với cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
 - Nghĩa đen : Nhóm là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt dễ cháy lên.
 - Nghĩa bóng : Khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp.
 d. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ.
 + Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ.
 + Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng.
 - Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nang bước cháu trên suốt chặng đường dài.
 + Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Đề 3 
 Câu 1: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ :
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
 a. Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào?
 b. Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó.
 c. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ ấy?
 Gợi ý:
 a. Hai câu thơ trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, trích trong tác phẩm truyện thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Điình Chiểu.
 b. Giới thiệu được những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu:
 - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 - Đỗ Tú tài năm 21 tuổi, nhưng 6 năm sau ông bị mù.
 - Sống bằng nghề dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
 - Thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia kháng chiến, sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.
 c. Biết vận dụng kiến thức từ Hán – Việt để giải thích ý nghĩa hai câu thơ. Từ đó rút ra ý tứ của tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ.
 - Kiến: thấy (chứng kiến).
 - Ngãi: (nghĩa): lẽ phải làm khuôn phép cư xử.
 - Bất: chẳng, không.
 - Vi: làm (hành vi).
 - Phi: trái, không phải.
 * Từ đó ta có thể hiểu nghĩa của hai câu thơ là thấy việc hợp với lẽ phải mà không làm thì không phải là người anh hùng.
 * Qua hai câu thơ, tác giả muốn thể hiện một qua niệm đạo lí: người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán. Làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
 Câu 2. Cho câu thơ sau:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà”
 a. Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều.
 b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
 c. Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?
 Gợi ý:
 a. Yêu cầu HS phải chép chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều :
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiênh thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”.
 b. Hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn” có thể hiểu là:
 + “Thu thuỷ” (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nước màu thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
 + “Xuân sơn” (núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống.
 + Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”
 c. Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng qua hai câu thơ:
“ Hoa ghen thua thắm, liễu gờm kém xanh”
 Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số phận nàng éo le, đau khổ, đầy trắc trở.
 Đề 4
 Câu 1. 
 a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
 b. Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy.
 c. Hai câu thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy.
 Gợi ý:
 a. HS nêu được:
 - Tác giả của bài thơ: Huy Cận
 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được ra đời từ chuyến đi thực tế đó.
 b. Học sinh phải chép đúng và đue các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn:
 - Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 - Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
 - Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
 c. Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá.
 - “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
 + “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”.
 + Tác dụng: khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ (so sánh với thơ của Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang), hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại, rực rỡ, ấm áp.
 - “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
 + Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa”.
 + Tác dụng: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đên buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là thên cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi, con người lại bắt dầu vào công việc của mình, cho thấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nước của người lao động mới.
 Đề 5
 Câu 1. 
Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao...
 ( “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên
 Gợi ý:
 1. Về hình thức:
 - Trình bày đúng yêu cầu của đoạn văn.
 - Số câu theo quy định 8 câu (+-2).
 - Không mắc lõi diễn đạt.
 2. Về nội dung :
 - Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn : mùa xuân, lộc, tất cả.
 - Vị trí điệp ngữ : đầu câu.
 - Cách điệp ngữ : cách nhau và nối liền nhau
 - Tác dụng : Tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động chiến đấu.
 Câu 2. 
Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục
 ( “Nói với con” – Y Phương)
 Viết một đoạn văn ngắn có dùng dẫn chứng trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ trên.
 Gợi ý :
 Nội dung của đoan văn cần làm rõ những ý sau :
 - Người cha đã ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình bằng những hình ảnh đầy ấn tượng :
 + Đó là người đồng mình thô sơ da thịt ; những con người chân chất, khoẻ khoắn. Họ mộc mạc mà không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, họ tự chủ trong cuộc sống.
 + Đó là những người tự đục đá kê cao quê hương, lao động cần cù, không lùi bước trước khó khăn. Họ giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc.
 + Họ yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn.
 - Nói với con về những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống của quê hương, tự hào về dân tộc để tự tin trong cuộc sống.
Đề 6
 Câu 1: 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
 a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
 b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
 Gợi ý:
 a. Phân tích để thấy:
 - Hai  ... g cụ gỏi dũng cảm ấy lại sụng vụ tư hồn nhiờn như khụng hề cú khú khăn hiểm nguy nào họ vừa trải qua. Cú lẽ chớnh tõm hồn lóng mạn mộng mơ của những người con gỏi trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường khi vừa làm xong nhiệm vụ cực kỡ nguy hiểm là điểm sỏng của “ những ngụi sao xa xụi ” mà Lờ Minh Khuờ muốn thể hiện trong tỏc phẩm này.
Câu 2. 
 Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo.
 Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc ?
 Gợi ý:
 * Về nội dung :
 - Đề bài yêu cầu phân tích một nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện nhằm mục đích làm rõ ý nghĩa chi tiết đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng của tác giả
 - Cần chỉ ra được các chi tiết kì ảo trong câu chuyện :
 + Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa
 + Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
 + Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến mất.
 - ý nghĩ của các chi tiết huyền ảo:
 + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát được phụ hồi danh dự.
 + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
 + thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân
 + Tăng thêm ý nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội.
 * Về hình thức:
 - Câu trả lời ngắn gọn, giải thích làm rõ yêu cầu của đề bài.
 - Các ý có sự liên kết chặt chẽ.
 - Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
Đề 14
Câu 1. 
 Tình huống nào bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huóng truyện của tác giả?
Gợi ý:
 Tình huống làm bộc lộ sâu sắc lòng yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai là khi ở nơi tản cư lúc nào cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng nghe được tin làng mình đã lập tề theo giặc. Chính tình huống ấy đã cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến đã bao trùm và chi phối tình cảm quê hương ở ông Hai, đồng thời làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình yêu làng, yêu nướcc ở ông.
 - Đánh giá nghệ thuật xây dựng tình huống:
Câu 2. 
 Cho câu thơ sau:
“Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh”
 ...
 a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
 b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào? Hãy cho biết vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
 c. Phân tích đoạn thơ vừa chép bằng một đoạn văn có cách trình bày theo kiểu tổng – phân – hợp, có độ dài từ 5 – 7 câu, làm rõ bản chất của nhân vật họ Mã.
Gợi ý :
 a. Xhép chính xác các câu thơ tả hình dáng
 b. 
 + Nêu tên đoạn trích.
 + Nêu vị trí của đoạn trích
 c. Phân tích 8 câu thơ để làm rõ bản chất của họ Mã :
 + Diện mạo : vẻ ngoài chải chuốt, lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi, che đậy sự giả dối
 + Cử chỉ, thái độ : thô lỗ, bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào.
 - Hình thức :
 + Một đoạn văn dài từ 5 - 7 câu
 + Cách trình bày đoạn văn : tổng – phân – hợp (câu chốt nằm ở dầu và cuối đoạn văn)
 + Các câu văn liên kết chặt chẽ.
Đề 15
Câu 1. 
 Viết đoạn văn (khoảng 6 câu) giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Chế Lan Viên và bài thơ “Con cò”. Trong đó có dùng câu ghép (gạch chân câu ghép đó). 
Gợi ý:
 * Về nội dung cần có các ý sau
 - Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ – Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
 - Trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 ông đã nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới” với tập thơ “Điêu tàn” (1937).
 - Trong 50 năm sáng tác, có nhiều tác phẩm gây được tiếng vang trong công chúng.
 - Là tên tuổi hàng đầu trong nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XX
 - 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 - Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962. In trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên.
 Câu 2.
 Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có gì đặc biệt ? Vị trí của dòng thơ ấy trong mạch cảm xúc của bài thơ ?
 Gợi ý :
 Dòng thơ thứ 7 của bài thơ chỉ có một từ Đồng chí với một dấu chấm than. Hai tiếng ấy vang lên như một niềm xúc động sâu xa được thốt lên thành lời, đồng thời thể hiện niềm vui mừng, cảm động, tin tưởng với những người đồng đội khi đã thấu hiểu ý nghĩa và giá trị của tình đồng chí.
 Những câu trước dòng thơ này là sự lí giải về cơ sở hình thành của tình đồng chí. Còn sau dòng thơ này là những biểu hiện cụ thể , cảm động về tình đồng chí, sức mạnh và vẻ đẹp của tình cảm ấy trong cuôc đời người lính.
Câu 3. 
 Trong hai câu thơ :
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
 Từ giọt có người hiểu là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ trên.
 Gợi ý :
 Hiểu từ giọt trong hai câu thơ trên là giọt mưa (hay giọt sương) cũng có chỗ hợp lí. Mưa xuân cũng là một nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người, vì mưa xuan thường nhẹ và ấm không giá lạnh như trong tiết đông. Nhưng cũng có chỗ chưa thật hợp lí, vì mưa xuân thường là mưa bụi, mưa nhỏ, khó có thể tạo thành từng giọt long lanh rơi. Cách hiểu giọt là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện xuất phát từ chỗ cho rằng giữa câu thơ này với hai dòng thơ trước nó là liền mạch. Hiểu như vậy thì câu thơ, không dừng lại ở tả thực mà là biểu hiện một sự chuyển đổi cảm giác : Tiếng hót lảnh lót, vang vọng vủa con chim chiền chiện được cảm nhận hư một dòng âm thanh tuôn chảy và trong ánh sáng tươi rạng rỡ của trời xuân, giọt âm thanh cũng long lanh và nhà thơ nâng niu, trân trọng đưa tay đón lấy từng giọt. Tuy nhiên, cách hiểu sau có vẻ không quen thuộc với bút pháp vốn bình dị của nhà thơ Thanh Hải.
Đề 16
Câu 1. 
 Tác giả Nguyễn Thành Long gọi truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung. Hãy chứng minh ý kiến ấy.
 Gợi ý :
 Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết : Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung, như tôi có nói trong đó. Truyện có nhiều nhân vật, nhưng nhân vật chính là anh thanh niên một mình công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600m, và bức chân dung trong truyện chính là hình ảnh nhân vật ấy. Nhưng vì sao tác giả lại gọi truyện của mình là một bức chân dung ?
 Thứ nhất, vì tác giả chỉ để cho nhân vật này xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn ngủi là cuộc gặp gỡ với bác lái xe và hai người khách trên chuyến xe - ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Tác gỉa không viết một truyện tả tỉ mỉ về cuọc sống và công việc của người thanh niên ấy. Những điều đó chỉ được anh ta và bác lái xe kể lại vắn tắt, nó cũng hiện ra qua sự quan sát của hai người khách trong cuộc đến thăm ngắn ngủi của họ ở trạm khí tượng.
 Thứ hai, nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự quan sát, cảm nhận của người hoạ sĩ trong truyện và chính ông muốn nắm bắt và thể hiện bằng mọt bức chân dung.
Nhưng cần hiểu bức chân dung trong truyện theo nghĩa rộng. Đây không phải là hình dáng, khuôn mặt bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là hình ảnh cuộc sống làm việc và những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật được thẻ hiện và bộc lộ tập trung trong một khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi.
Về hình ảnh người thanh niên xem phân tích.
Câu 2. 
 Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
 Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
 Gợi ý :
 a. Khác nhau và giống nhau:
 - Khác nhau :
 + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
 + Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ Miền nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
 - Giống nhau :
 + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
 + Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
 b. HS chọn đoạn thơ để viết nhằm làm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.
 - Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc ạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đè cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.
 - Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giộng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa nghiêm trang, sâu lắng, vừa thiết tha th hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót
Đề 17
Câu 1. 
 Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” (Ngữ văn 9 – Tập một).
 * Gợi ý :
 HS viết được các ý cụ thể :
 - Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người :
 + Thuý Vận : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
 + Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân sơn, hoa ghen liễu hờn.
Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm : Thý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.
 Câu 2.
 Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và nhận xét về cách dùng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ.
 * Gợi ý :
 Yêu cầu :
 - Chép chính xác 4 dòng thơ :
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
 Nhận xét cách ử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ : dùng những điển tích, điển cố Sân Lai, gốc tử để thể hiện nỗi nhớ nhung và sự đau đớn, dằn vặt không làm tròn chữ hiếu của Kiều. Các hình ảnh đó vừa gợi sự trân trọng của Kiều đối với cha mẹ vừa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9(108).doc