Văn mẫu 9 - Cảm nhận về con người Bác qua bài thơ “Ngắm trăng”

Văn mẫu 9 - Cảm nhận về con người Bác qua bài thơ “Ngắm trăng”

 Cảm nhận về con người Bác qua bài thơ

 “Ngắm trăng”

 Nói đến Hồ Chí Minh là nói đến sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, một đời cống hiến cho dân cho nước. Những áng văn, bài thơ ta có hôm nay chỉ là những bông hoa Người hái được dọc đường Cách mạng mà thôi. Tuy vậy, di sản mà Người để lại cho dân tộc ta, non sông đất nước ta lại là một di sản văn học:

 Lớn lao về tầm vóc

 Phong phú về thể loại

 Đặc sắc về nghệ thuật.

 Đọc “ Nhật ký trong tù ta thật sự rung động sâu sắc trước một dũng khí, một khát vọng tự do, một nghị lực phi thường, một tấm lòng nhân ái bao la của Người. Hoàng Trung Thông khi đọc tập thơ của Bác đã xúc động mà thốt lên rằng:

 Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

 Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh

 Vần thơ của Bác vần thơ thép

 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Thật thế, cầm tập nhật ký trong tay mấy ai không cảm thấy thích thú, xúc động dâng trào khi đọc đến bài thơ “ Ngắm trăng.

 Trong tù không rượu cũng không hoa

 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Thơ Bác thường nói về trăng, trong bài “ Cảnh khuya hay bài “Rằm tháng giêng Bác đã từng nhắc tới.

 Nhưng đó là ngắm trăng ở chiến khu Việt Bắc. Ngắm trăng trong tù như ở bài thơ “ Ngắm trăng này, theo tôi mới là một cuộc ngắm trăng đặc biệt. Có thể, có người khi mới đọc qua bài thơ chưa thấy hết vẻ đẹp sâu sắc của nó, tưởng như đó là bài thơ thù tạc, vịnh cảnh thiên nhiên, nhưng khi đọc kỹ và nghĩ lại hoàn cảnh lao lý tù ngục mà Người phải chịu đựng mới thấy hết sự lung linh của trí tuệ, toả sáng một tâm hồn và dũng khí. Ở bài thơ này ta bắt gặp một nhân cách lớn, hai con người, con người thi sĩ và con người chiến sỹ gặp nhau. Là thi sỹ lớn mới có thể yêu trăng trong chốn lao tù, là chiến sỹ lớn mới có thể quên mình trong chốn lao tù mà đến với trăng. Tâm hồn và nghị lực phi thường ấy không dễ nhà thơ nào, người chiến sỹ nào ở vào hoàn cảnh của Người có được.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu 9 - Cảm nhận về con người Bác qua bài thơ “Ngắm trăng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cảm nhận về con người Bác qua bài thơ 
 “Ngắm trăng”
 Nói đến Hồ Chí Minh là nói đến sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, một đời cống hiến cho dân cho nước. Những áng văn, bài thơ ta có hôm nay chỉ là những bông hoa Người hái được dọc đường Cách mạng mà thôi. Tuy vậy, di sản mà Người để lại cho dân tộc ta, non sông đất nước ta lại là một di sản văn học:
 Lớn lao về tầm vóc
 Phong phú về thể loại
 Đặc sắc về nghệ thuật.
 Đọc “ Nhật ký trong tù’’ ta thật sự rung động sâu sắc trước một dũng khí, một khát vọng tự do, một nghị lực phi thường, một tấm lòng nhân ái bao la của Người. Hoàng Trung Thông khi đọc tập thơ của Bác đã xúc động mà thốt lên rằng: 
 Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
 ánh đèn toả rạng mái đầu xanh 
 Vần thơ của Bác vần thơ thép
 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Thật thế, cầm tập nhật ký trong tay mấy ai không cảm thấy thích thú, xúc động dâng trào khi đọc đến bài thơ “ Ngắm trăng’’.
 Trong tù không rượu cũng không hoa
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
Thơ Bác thường nói về trăng, trong bài “ Cảnh khuya’’ hay bài “Rằm tháng giêng’’ Bác đã từng nhắc tới.
 Nhưng đó là ngắm trăng ở chiến khu Việt Bắc. Ngắm trăng trong tù như ở bài thơ “ Ngắm trăng’’ này, theo tôi mới là một cuộc ngắm trăng đặc biệt. Có thể, có người khi mới đọc qua bài thơ chưa thấy hết vẻ đẹp sâu sắc của nó, tưởng như đó là bài thơ thù tạc, vịnh cảnh thiên nhiên, nhưng khi đọc kỹ và nghĩ lại hoàn cảnh lao lý tù ngục mà Người phải chịu đựng mới thấy hết sự lung linh của trí tuệ, toả sáng một tâm hồn và dũng khí. ở bài thơ này ta bắt gặp một nhân cách lớn, hai con người, con người thi sĩ và con người chiến sỹ gặp nhau. Là thi sỹ lớn mới có thể yêu trăng trong chốn lao tù, là chiến sỹ lớn mới có thể quên mình trong chốn lao tù mà đến với trăng. Tâm hồn và nghị lực phi thường ấy không dễ nhà thơ nào, người chiến sỹ nào ở vào hoàn cảnh của Người có được.
 Bài thơ “ Ngắm trăng’’ trong tập “Nhật ký trong tù” được viết trong hoàn cảnh Bác bị giam cầm trong nhà lao của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây Trung Quốc từ tháng 8 mùa thu 1942 đến tháng 9 mùa thu 1943. Bài thơ chỉ có bốn câu thôi nhưng cũng đủ cho ta thấy một ý chí phi thường, một tình yêu thiên nhiên say đắm, một phong thái sống ung dung, lạc quan, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Vì thế, nó có tác dụng lâu bền trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, nhân cách cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Và đó, cũng chính là chủ đề xuyên suốt toàn bộ bài thơ. 
 Với Bác trăng có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Nhà thơ Hải Như đã nói: 
 Bác yêu trăng như yêu cả cuộc đời
 Trong thơ Bác trăng với hoa là bạn
 Tâm sự ấy thanh tao quá, vượt trên cái hiện thực nhà tù đen tối, hà khắc, trên cả những thiếu thốn vật chất bình thường, rất đời thường của nó. Chúng ta đang sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn “Trăng sáng” của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo nghèo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn 2 xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!
 Nhưng Bác của chúng ta không thế, trước những cái không có ấy, dường như người tù đều không để ý. ở đây Người chỉ băn khoăn, day dứt một điều: Trước khung cảnh thơ mộng, mỹ lệ ấy biết làm sao bây giờ 
 Và điều gì đến nó sẽ đến. Không có rượu- mặc, không có hoa- mặc, người tù vẫn ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, chào đón người bạn tri kỉ của mình. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo. Phía kia là vầng trăng thơ mộng, bầu trời của tự do, thế giới của cái đẹp. ở giữa hai thế giới đối cực ấy là cửa sắt, song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này nhà tù, song sắt đã trở nên vô nghĩa. Cả hai đều thanh thản, ung dung vượt qua song sắt, chiến thắng ngục tù để đến với nhau bằng sức mạnh của tinh thần, của tình yêu, của ánh sáng, của cái đẹp và sự tự do. Chúng ta không còn thấy tù nhân mà là hình ảnh của một thi nhân, . Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù. Cuối cuộc ngắm trăng người tù đã thành nhà thơ. Đâu phải ngẫu nhiên, mà đó chính là sự khẳng định hơn sự hoá thân kì diệu, là giây phút thăng hoa, toả sáng của tâm hồn người thi sĩ, chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
 Theo tôi, đó là một cuộc vượt ngục tinh thần kì diệu, đó chính là khúc hát tự do của người tù mang phong cách chiến sĩ “thân thể ở trong lao nhưng tinh thần đã ở ngoài lao”. 
 Chúng ta đều biết: Trước khi là lãnh tụ, và cả khi đã là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh vẫn là một con người bình thường như tất cả chúng ta chứ không là thần thánh. Chính vì không là thần thánh, thơ Người mới có khả năng truyền dẫn đến tâm hồn, tâm trí chúng ta như thế. Sự vĩ đại của Bác chính là ở chỗ: Cái có ở chúng ta đều có ở Người.
 Hơn 60 năm kể từ khi tập “ Nhật kí trong tù” ra đời. Nhưng mỗi khi đọc lại ta không sao khỏi bồi hồi xúc động bởi tấm lòng và ý nghĩa sâu sắc, tươi mới của nó. Có thể nói “ Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc. Đằng sau những câu thơ rất thơ, những hình ảnh rất trữ tình, cổ điển đó là một tinh thần thép, là sự tự do nội tại, một tình yêu thiên nhiên đến say đắm, một phong thái ung dung, vượt lên sự tàn bạo của tù ngục. Là tinh thần thời đại, tinh thần lạc quan luôn hướng về phía ánh sáng của người tù cộng sản Hồ Chí Minh. Là bài thơ được viết trong cảnh trớ trêu nghiệt ngã. Nhưng chính trong cảnh trớ trêu ấy, nghiệt ngã vô cùng ấy lại là lúc thể hiện rõ nhất cái đạo đức, cái dũng khí, ý chí tiến công cách mạng, nghị lực phi thường, vượt qua mọi thử thách, mọi khó khăn để đạt mục đích cách mạng. Thử hỏi, nếu không biết vượt qua thử thách, gian khổ, khó khăn. Nếu không có tinh thần lạc quan, ý chí ấy liệu chúng ta có thể đạt được mục đích không? Chắc chắn không. Vì tư tưởng ấy không phải ngẫu nhiên được thể hiện trong bài thơ mà đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng mà Người đã lãnh đạo dân tộc mình kiên trì theo đuổi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc ngoại xâm.
 Ngày nay mỗi thế hệ dân tộc Việt Nam đều thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Người và biến thành hành động trong thời kì cách mạng mới. Với ta, ta tự hỏi, ta phải làm gì và làm như thế nào để có hiệu quả nhất trong công việc của mình. Chúng ta đều biết, bài “Ngắm trăng” của Bác đã gợi lên một tình cảm, một ý chí. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy nhưng Người đã không hề buồn nản trước thực tại, Bác luôn biết vượt qua khó khăn để nuôi dưỡng tâm hồn, ý chí của mình, biến cái không thể thành cái có thể.
 Trong hai năm trở lại đây Việt Nam nằm trong cơn lốc của nền suy thoái toàn cầu, các nhà trường cũng không nằm ngoài cơn địa chấn ấy. Khó khăn còn nhiều, từ cơ sở vật chất, thiết bị trường học đều thiếu. Ta có thể dừng lại không, khi yêu cầu về giáo dục toàn diện ngày càng cao hơn. Ta dừng lại nghĩa là ta đang đi xuống. Lúc này, hơn lúc nào hết ta càng nhớ về Bác, vững tin để vượt qua khó khăn, thử thách, biết vượt qua những cái không để rồi đi tới, nuôi dưỡng khát vọng chiếm lĩnh tri thức nhân loại.
 Về phần mình chúng tôi hiểu: đạo đức Hồ Chí Minh không phải ở đâu xa lạ. Nó rất gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống, trong cách nhìn, cách nghĩ, trong hành động và việc làm của mỗi Đảng viên. Điều cốt lõi nhất là mỗi chúng ta phải biết thành tâm, biết vượt lên chính mình để làm việc. Cần lấy tư tưởng Hồ Chí minh làm mục tiêu cho hành động. Học tập tư tưởng đạo đức của Bác đấy chính là tinh thần vượt khó, niềm tin vào tương lai, vào sự thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng. Lúc này đây, chúng ta đang đứng trước những khó khăn , thách thức của xu thế hội nhập và phát triển, trước một thực trạng mà chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu. Là cán bộ Đảng viên, vừa là giáo viên chúng ta phải biết xây dựng khối đoàn kết nhất trí, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp, tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Chúng tôi luôn đặt tình yêu thương con người, hết lòng vì học sinh, vì sự nghiệp trồng người lên trên hết. Cho dù cuộc sống hiện tại còn khó khăn nhưng chúng tôi vẫn luôn giáo dục cho các em biết vượt lên hoàn cảnh, vượt qua chính mình, biết bồi dưỡng tâm hồn, biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương đất nước. Đó là điều hạnh phúc mà mỗi giáo viên chúng tôi ai chẳng mong muốn. Và để kết thúc bài viết này tôi xin mượn lời của một nhà văn nước ngoài viết về Bác: “Người như Hồ Chí Minh càng trở nên vĩ đại vì Người đã cho chúng ta lý do để sống và khả năng để thực hiện giấc mơ của mình”
 Người viết
 Đặng Thị Chung

Tài liệu đính kèm:

  • doccam nhan con nguoi HCM qua bai tho Ngam trang.doc