Văn mẫu 9 - Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện Kiều)

Văn mẫu 9 - Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện Kiều)

 - Vị trí đoạn trích: Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất định không tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục,phẫn uất, nàng định tự vẫn.Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải,dụ dỗ Kiều.Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đem Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng dể thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.

 1.Phân tích sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.

 + Hai chữ “khoá xuân cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bíchthực chất là bị giam lỏng.

 + nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông,hoang vắng. Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợm ngợp của không gian : “Bốn bề bát ngát xa trông” .Cảnh “non xa” , “trăng gần” như hiện lên hình ảnh lầu Ngưng Bíchchơi vơi giữa mênh mông trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người.

 Hình ảnh “non xa” , “trăng gần” , “cát vàng” , “bụi hồng” có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ đẻ gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.

 + Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân”. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “ mây sớm đèn khuya” . Nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối.

 2.Phân tích tám câu tiếp theo diễn tả tâm trạng thương nhớ Kim Trọng, thương nhớ cha mẹ của Kiều qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

 - Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp với tâm lí, vừa thể hiện ngòi bút Nguyễn Du (như ddax nói ở trên ). Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nen bao giờ Kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa : “Tưởng người dứi nguyệt chén đồng” .Một lần khách nàng nhớ về Kim Trọng cũng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uông công vô ích : “Tin sương luống những rày trông mai chờ” . Nàng nhớ Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có hai cách hiểu : tấm son là tấm lòng nhở thương Kim Trọng không bao giời quên, hoặc tấm son của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giừo gột rửa được.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu 9 - Kiều ở lầu ngưng bích (trích truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kiều ở lầu ngưng bích
 ( Trích Truyện Kiều )
 - Vị trí đoạn trích: Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất định không tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục,phẫn uất, nàng định tự vẫn.Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải,dụ dỗ Kiều.Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đem Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng dể thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.
 1.Phân tích sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
 + Hai chữ “khoá xuân’’ cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bíchthực chất là bị giam lỏng.
 + nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông,hoang vắng. Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợm ngợp của không gian : “Bốn bề bát ngát xa trông” .Cảnh “non xa” , “trăng gần” như hiện lên hình ảnh lầu Ngưng Bíchchơi vơi giữa mênh mông trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người.
 Hình ảnh “non xa” , “trăng gần” , “cát vàng” , “bụi hồng” có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ đẻ gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
 + Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân”. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “ mây sớm đèn khuya” . Nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối.
 2.Phân tích tám câu tiếp theo diễn tả tâm trạng thương nhớ Kim Trọng, thương nhớ cha mẹ của Kiều qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
 - Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp với tâm lí, vừa thể hiện ngòi bút Nguyễn Du (như ddax nói ở trên ). Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nen bao giờ Kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa : “Tưởng người dứi nguyệt chén đồng” .Một lần khách nàng nhớ về Kim Trọng cũng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uông công vô ích : “Tin sương luống những rày trông mai chờ” . Nàng nhớ Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có hai cách hiểu : tấm son là tấm lòng nhở thương Kim Trọng không bao giời quên, hoặc tấm son của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giừo gột rửa được.
 - Tiếp đó Kiều nhớ đến cha mẹ. Nghĩ tới song thân, Kiều thương và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng khi chiều tựa cửa ngáng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà không được tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” , điển cố “sân lai” ,”gốc tử” đều nói lên tâm trang nhớ thương thương , hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã thay đổimà sự thay đổi lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm” , nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian cách xa bao mùa mưa nắng, vừa nói nên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con ngườ. Lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cung “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn an hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. 
 - Trong cảnh ngộ lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
 3.Phân tích tám câu cuối thể hiện tâm trạnh buồn locủa Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 - Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” . Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, cánh buồm thấp thoáng, cánh “hoa trôi man mác” đến “nội cỏ rầu rầu” , tiếng sóng ầm ầm đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : sự cô đơn, thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ ngườ yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Đúng là cảnh lầu Ngưng Bich được nhìn qua tâm trạng Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác lo âu , kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Và, quả thực, ngay sau lúc này, Kiều đã mắc lừa Sở Khanh để rồi phải lâm vào cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
 - Cụm từ “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ, tạo âm hưởng trầm buồn. “Buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng.
 Làng 
 - Kim Lân -
 a)Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng,yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng của những người tản cư từ dưới xuôi lên.
 -Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định” họ vừa ở dưới đấy lên”,làm ông không thể không tin.
 -Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi” . Về đến nhà ông nằm vặt ra giường, rồi tủ thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
 Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu.Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài : “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, đang bàn tán đến “ cái chuyện ấy” . Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông.là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyên ấy rồi !”
 Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi am ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
 b)Tình yêu làng quê và tình yêu nước của ông Hai.
 -Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm ấy đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâmở ông Hai. Ông đã rứt khoát lựa chon theo cách của ông : “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, tình yêu nước đã rộng lớn hơn , bao trùm lên tình cảm của làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà càng đau xót, tủi hổ.
 Ông Hai đã bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi ma mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bây giờ ?Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng “Việt gian”, cũng không thể quay về làng, “Về làng tức là chụi quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thếcủa nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giai quyết.
 -Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai, đó là đoạn ông trò chuyện với đứa con út (GV cho HS đọc lại đoạn “Ông lão nằm ôm thằng con út..cũng vơi đi được đôi phần”).
 Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết chút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ.
 Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, và bền chặt,chân thành của ông Hai – một người nông dân – với quê hương, đất nước, với cách mạng và khánh chiến.
 Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bầy nỗi lòng mình, ta tấy rõ ở ông Hai :
 +Tình yêu sâu nặng vơi cái làng Chợ Dầu củ ông (ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”).
 +Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ (Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”). Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (“Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai .Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”).

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEU TRANG 97doc.doc