Văn mẫu 9 - Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Văn mẫu 9 - Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Sang Thu

Mùa thu là mùa đẹp nhát trong năm là nguôn khơi gợi bao nhiêu nguòn cảm hứng trong thơ ca Cho nên trong kho tang thơ ca VN có rất nhiều bài viết về thu trong đó sang thu của Hữu Thĩnh đã khắc hoạ thật bình dị mà rõ nét giây phút chuyên trời ấy.

Đây là thể thơ ngũ ngôn 3 khổ thơ

Cảm nhận giây phút lúc giao mùa

Với thể thơ ngũ ngôn tạo nên giọng điệu rõ rang liền mạch sau lắng với 3 khổ thơ thôi đã tạo cảm nhận tinh tế về giây phút giao mùa

Phân tích

Sang Thu Thời điểm trời vừa chớm thu có thể vẫn còn hè Giao mùa cảm nhận được sự khác biệt của nhà thơ phải thật tinh tế mới thấy rõ

Mở đâu bài thơ là tín hiệu của thiên nhiên lúc giao mùa Trong giây phút giao mùa này Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu bằng hình ảnh

 Cồn trúc lơ phơ gió hắt hiu

Lưu trọng Lưu thì lại\

 Lá thu rơi xao xạc

Nguyên Du thì\

 Sen tàn cúc lai nở hoa

Còn Xuân diệu thì độc đáo hơn nữa cảm nhận bằg hình ảnh

 Rặng Liễu Điều Hiều

Thế nhưng ko lạ bằng Hữu Thỉnh của ta cảm nhận bằng hương ổi với trúc, cúc là hình ảnh biểu trượng cho sự cao quý của thiên nhiên . Nhưng hương Ổi là 1 hình ảnh mang đậm tính chất quê rất ư là bình dị không cao quý như cúc trúc khác biệt nhưng đâm đà vẻ riêng của nó

Nói đến ổi ko ai ko biết nhưng biết được hoa ổi nở vao đầu thu để cảm nhận mùa hương của nó thi ko phải ai cũng nhận ra Mà đặc biệt gió đưa hương ổi đến thật kì lạ hương ổi đa bay cùng gió lan toả đến cho con người Nhưng dặc biệt hơn nữa đây ko phải là gió eo may mà là gió se Trời vào thu đã trở gió se lạnh gây cho ta cảm giác thích thú xua tan cái nóng bực của mùa Hè

Không chỉ tận dụng khả năng thính giác cảu minh Hữu Thỉnh còn vận dung tối đa thị giác Nên đã nhận ra rằng sương vẫn còn đọng trên lá cây Và đã vận dụng hết cảm nhận của mình để thể hiện những hình ảnh nhân hoá

Sương chùng chình qua ngõ

Chính hình ảnh nhân hoá người làm cho mùa thu sống động hẳn lên Làm ta phải thừa nhận rằng nhà tho HT là 1 người hết sức yêu thiên nhiên cs đc nghững cảm nhận tính tế đến như vậy

Nhưng cảm nhân jlạ kỳ ko phải được biết trứơc mà bỗng nhận ra tất cả rất bất ngờ nhất rất rõ rang để viết được 1 câu cuối

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn mẫu 9 - Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh 
Sang Thu
Mùa thu là mùa đẹp nhát trong năm là nguôn khơi gợi bao nhiêu nguòn cảm hứng trong thơ ca Cho nên trong kho tang thơ ca VN có rất nhiều bài viết về thu trong đó sang thu của Hữu Thĩnh đã khắc hoạ thật bình dị mà rõ nét giây phút chuyên trời ấy.
Đây là thể thơ ngũ ngôn 3 khổ thơ
Cảm nhận giây phút lúc giao mùa
Với thể thơ ngũ ngôn tạo nên giọng điệu rõ rang liền mạch sau lắng với 3 khổ thơ thôi đã tạo cảm nhận tinh tế về giây phút giao mùa
Phân tích
Sang Thu Thời điểm trời vừa chớm thu có thể vẫn còn hè Giao mùa cảm nhận được sự khác biệt của nhà thơ phải thật tinh tế mới thấy rõ
Mở đâu bài thơ là tín hiệu của thiên nhiên lúc giao mùa Trong giây phút giao mùa này Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu bằng hình ảnh 
 Cồn trúc lơ phơ gió hắt hiu
Lưu trọng Lưu thì lại\
 Lá thu rơi xao xạc
Nguyên Du thì\
 Sen tàn cúc lai nở hoa 
Còn Xuân diệu thì độc đáo hơn nữa cảm nhận bằg hình ảnh
 Rặng Liễu Điều Hiều
Thế nhưng ko lạ bằng Hữu Thỉnh của ta cảm nhận bằng hương ổi với trúc, cúc là hình ảnh biểu trượng cho sự cao quý của thiên nhiên . Nhưng hương Ổi là 1 hình ảnh mang đậm tính chất quê rất ư là bình dị không cao quý như cúc trúc khác biệt nhưng đâm đà vẻ riêng của nó
Nói đến ổi ko ai ko biết nhưng biết được hoa ổi nở vao đầu thu để cảm nhận mùa hương của nó thi ko phải ai cũng nhận ra Mà đặc biệt gió đưa hương ổi đến thật kì lạ hương ổi đa bay cùng gió lan toả đến cho con người Nhưng dặc biệt hơn nữa đây ko phải là gió eo may mà là gió se Trời vào thu đã trở gió se lạnh gây cho ta cảm giác thích thú xua tan cái nóng bực của mùa Hè
Không chỉ tận dụng khả năng thính giác cảu minh Hữu Thỉnh còn vận dung tối đa thị giác Nên đã nhận ra rằng sương vẫn còn đọng trên lá cây Và đã vận dụng hết cảm nhận của mình để thể hiện những hình ảnh nhân hoá
Sương chùng chình qua ngõ
Chính hình ảnh nhân hoá người làm cho mùa thu sống động hẳn lên Làm ta phải thừa nhận rằng nhà tho HT là 1 người hết sức yêu thiên nhiên cs đc nghững cảm nhận tính tế đến như vậy
Nhưng cảm nhân jlạ kỳ ko phải được biết trứơc mà bỗng nhận ra tất cả rất bất ngờ nhất rất rõ rang để viết được 1 câu cuối
Hình như thu đã về
Hình như này ko phải là sự do dự khi nhận xét 1 vấn đề nào đó mà nhận ra nó thể hiện 1 cảm xúc bang khuâng 1 cản xýc xao xuyến của thi nhân khi nhận ra thu đã về
Sau giây phút ngỡ ngànbg đó tác giã bắt đầu cảm nhận mói chuyển động của cành vật khi sang thu
Trứơc hết là 2 cầu đầu
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông dềng dàng có nghĩa là dòng song trôi rất chậm chạp Nếu như HT đã cảm nhận sưoơg chùn gchình qua ngõ thì thật tinh tế lắm rồi vậy mà qua đây TG cố ý làm chậm lại nổi bật lên HA tuyệt đẹp của dòng song và thu Và lc này từng đàn chim bắt đầu tìm đường trúc đông Cảnnh vật đều có sự chuyển động nhưng mà tất cả vẫn tĩnh lặng từ đó nhà thơ lại có 1 cảm nhận khác độc đáo hơn về nhưữn giây phút chuyển mùa “ có đám mây mùa hạ vắt nủă mình sang thu “ Biện pháp miêu tả nhân hoá thật độc đáo làm cho bức tranh trở nên sinh động hẳng > chúng ta có thể hình dung ra trên mầu trờ những đám mây mùa thu vẫn còn vương nắng mùa hạ để diễn tả điều đó tác giả đã nói lên bằng hình ảnh cắt nùă mình sang thu biểu hiện rõ nét cái khoản gkhác giao mùa Mà khi đất trờ sang thu tuy nắng hạ nhưng vẫn còn mùa dông của mùă hè đã vắng bớt
Vẫn còn bao nhiều nắng
Đã vơi dần cơn mùă
Như vậy mọi cảnh vật của đất nước đều có sự chuyển biến dòng song ko đục ngầy chày xiết như vào mùa đông ko cạn khô như mùa hè dòng song trong trẻo êm đeê lững lờ trôi Cảnh vào thu rất là nên thơ bực tranh có sự xao động cảu đàn chim Thế mà âm thanh vânt ĩnh lặng để nhà thơ đaơcj cảm nhận hêt sọi sự chuyển động của ko gian ào thu Đám mây mùa thu được lien tưởng như 1 dãi lùa mềm vắt ngang giữa bầu trời thể hiện cái khẩonh khcắ giao mùa Như vậy cảnh vùă nên thơ vùa gợi cảm vùă tạo ra những sức liên tưởng bất ngoằ khác giúp cho người đọc cảm nhận bức tranh mùa thu của HT rất riêng ko giống bất cứ ai
Từ nhưng cảm nhận tinh tế đo nhà thơ suy nghẫm đến 1 vấn đề khác con người
Sấm cũng bớt bật ngờ
Trên hang cây đứng tuổi
Nhưng cơn mùa going thường có sấm sét Sấm nổ to tưởng chừng muốn vỡ tung cả trái đất Từ chuyển động của thiên nhiên tác giả muốn nói đến nhưng chuyển biến trong cuộc sống con người Hàng cây đứng tuổi là muốn nói đên con người đã từng trải Đã vật lốn nhiều với những sống gió của cuộc đời Thì rõ ít bất người truóc nhưng biến cố bất thường của cuọc sống Nhà thơ cảm nhận tinh tế sự thay đổi của thiên nhiên để rồi cảm nhận những suy nghĩ chin chắn trong cuộc sống con người . Bài thơ tả cảnh cảnh đẹp nên thơ tĩnh lặng cảnh lay động đến tâm hồn con người để từ đó con ngường trải nghiệm cuộc sống
Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh 
Sang Thu" mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. "Sang thu" bắt đầu bằng những cảm nhận của nhà thơ trước tín hiệu giao mùa.
Nếu như thu trong thơ Xuân Diệu bắt đầu với "sắc mơ phai" dệt giữa muôn ngàn cây.
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới)
Thì với Hữu Thỉnh, đó là:
Bỗng nhận ra hương ôi?
Phả vào trong gió se
Bất ngờ, ngỡ ngàng biết bao khi nhà thơ phát hiện ra hương vị thơm đượm, nồng nàn giữa cái nhẹ nhàng, se se lạnh của cơn gió heo may đương thủa non tơ. Cái hương vị ấy cứ ngào ngạt phả vào không gian, cuốn vào khứu giác thi nhân, thấm đến tâm hồn người đọc mà gieo vào lòng đọc giả và nhà thơ những cảm xúc riêng, mới lạ và độc đáo. Nếu như "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đương thú vị ở các "điệu xanh" thì bỗng buông môt điệu vàng của chiếc lá thu rơi; "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư long lanh với sắc thu vàng trầm buồn trong thơ mới; và cả tác phẩm häi họa "Mùa thu vàng" nôi? tiếng của Lêvitan cũng lấp lánh 1 sắc vàng rực rỡ; thì "Sang thu" mới hơn, lạ hơn. Bởi Hữu Thỉnh ko chấm lên đó 1 mảng màu vàng nhưng trong cái vị nông` nàn thơm đượm của hương ôi?, ta vẫn cảm nhận được cái vàng ươm thi vị ấy. Sương chậm rãi, dềnh dàng, giăng mắc nơi đầu thôn, ngõ xóm như chào đón thu về. Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ cứ thế cuồn cuộn chảy trên trang giấy.
Sương chùng chình qua ngõ
Sưong "chùng chình" qua ngõ, đủng đỉnh, rề rà như đợi chờ hè qua. Là làn sương mỏng manh như tơ liễu buông mành, mát mẻ và đậm chất thu. Sự vật sang thu đậm tình cảm cảm xúc, để thi nhân bất chợt cất lên tiếng reo khe khẽ:
Hình như thu đã về
1 cảm giác mơ hô`, hoài nghi thấp thoáng trong cảm nhận của nhà thơ nhưng lại gợi được sự mong đợi, chào đón thu;1 cảm nhận sâu lắng nhẹ nhàng đọng trong lòng thi nhân. Nhẹ thế mà thu-đang-về.
Trong "thương nhớ 12" Vũ Băng viết: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nôi thân yêu, của Bắc Việt thương mến..." Phải là 1 con người yêu cuôc sông', gắn bó tha thiết với quê hương và yêu quê hương nông` nàn thì Vũ Bằng và Hữu Thỉnh mới có những vần thơ rung động lòng người đến vậy!
Khổ thơ t2 tiếp tục trong cái mạch cảm xúc mênh mang ấy của nhà thơ
Sông đc lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vôi. vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Dòng nước thu êm ả trôi, chầm chậm, nhè nhẹ, dịu dàng như chính chất thu mới đang lan tỏa trong ko gian. Ko còn là dòng nc xoáy hay dòng sông mùa hạ vùn vụt lao đầu về phía trước, mà đó là dềnh dàng, là từ tôn'. Nhưng khác hẳn với sự từ tôn' đáng yêu ấy là những cánh chim thu bắt đầu vôi. vã bay về phương nam tránh rét. Sự đôi' lập giữa 2 hình ảnh tạo nên 1 nét thu chân thực, sinh đông. Những cảm nhận của nhà thơ về thu bắt đầu rõ nét hơn, tinh tế hơn, tràn ra, hòa vào ko gian thu.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nhà thơ thấy đám mây ấy, sự vật ấy với những nét cựa quậy chuyển mình sang thu. Tưởng chừng ko gian chính là 1 bức mành mỏng manh, trong suôt', 1 sự ngăn cách vô hình, chia đám mây làm đôi, 1 nửa rực nắng mùa hạ, nửa kia dịu mát sắc thu. Những rung cảm tinh tế đến từng chi tiết nhỏ nhất. Cảm nhận sắc nét ấy còn là những hình ảnh thực, những cảm nhận dần đi vào lí trí.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuôi?
Vẫn còn mưa đấy, nắng đấy, sấm vẫn còn ầm ì trên các ngọn cây, vẫn còn dấu ấn của hạ nắng. Nhưng tất cả đã giảm về sô' lượng. Nắng ấy, mưa ấy, sấm ấy có lẽ chính là những mưa, những nắng, những sấm, những giông bão, vất vả lo toan của của cuộc đời mà nhà thơ đã cảm nhận đc.
2 dòng kết chính là thể hiện bàn tay tài hoa của tác giả.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuôi
Phải chăng với những con người từng trải với mưa nắng cuộc đời thì họ đón nhận những thử thách ấy 1 cách vững vàng, bình tĩnh. Hai dòng thơ vẫn tả cái bước đi êm nhẹ của thiên nhiên, nhưng lại gợi suy nghĩ về con người.
Đó là 1 khúc sang thu vừa thơ mông, vừa bâng khuâng gợi vẻ triết lí....
sưu tầm 
Mùa thu quả nhiên là mùa nhạy cảm bậc nhất trong năm. Con người cùng Tạo vật thảy đều nhạy cảm. Tuy nhiên, cái thời điểm mà sự nhạy cảm của hồn tạo vật luôn thách thức với sự nhạy cảm của hồn người vẫn là thời khắc giao mùa - chớm thu. Các kênh cảm giác và cả tâm cảm nữa của mỗi hồn thơ dường như đều được huy động tối đa để nắm bắt những làn sóng, những tín hiệu mơ hồ nhất từ những giao chuyển âm thầm trong vạn vật.
Chả thế mà, bao đời nay luôn có sự đua ganh giữa hồn thơ với hồn tạo vật. Chỉ cần điểm sơ qua những tín hiệu từng được hồn thơ từ cổ chí kim nắm bắt trong những thi ảnh không thôi, cũng khó đủ giấy mực rồi. Gọn nhẹ hơn, chỉ điểm qua những thi tứ nổi bật dành cho nhịp chuyển mùa thôi, chắc cũng không xuể. Cho nên, tôi sẽ không nấn ná làm cái việc rút tỉa những thi ảnh và thi tứ tiêu biểu về thời điểm nhạy cảm ấy của thơ ca các thời, nghĩa là không tái hiện lại một truyền thống, một tiền đề nữa. Mà cùng Hữu Thỉnh, bước ngay Sang thu
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Thu, 1977
Tôi mừng cho Hữu Thỉnh và bài thơ, nó vừa giành được một chỗ xứng đáng trong chương trình Văn và Tiếng Việt của nhà trường. Kể từ nay, hương ổi của thi phẩm sẽ phả vào tâm hồn của nhiều thế hệ học trò, sẽ được những tâm hồn ấy mang tới bao nẻo thu, đến cả những miền chưa từng có mùa thu nữa.
1. Từ cấu trúc 
Trước tiên, thử đi vào cấu trúc của thi phẩm.
Hình thái tổ chức của Sang thu đâu dễ nhận diện. Về bố cục, ai chẳng thấy chính tác giả đã tự chia bài thơ thành ba khổ khúc chiết. Nhưng về ý tứ ? Xem chừng ý khổ này cứ “dính” vào khổ kia, chả chịu rành mạch gì cả. Thì quanh đi quẩn lại vẫn là thế : hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, nắng vẫn còn, mưa đã vơi, sấm bớt bất ngờ, hàng cây đứng tuổi chẳng dáng nét thu về, thì hình sắc thu sang, đấy thay đổi tinh vi, đây đổi thay tinh tế. Ý đâu có khác gì nhau. Đến nỗi, ngay  ... o mấy chữ tưởng rất không đâu mà lại thần tình này: Sông được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã ; Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa”. Mấy chữ ấy đi với nhau thành cặp, hô ứng và tiếp ứng nhau làm hiển thị cái nhịp luân chuyển trong tạo vật vốn mải mê mà vô hình. 
Người đọc cũng dễ say với những nét tài hoa trong việc sử dụng nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển của thi sĩ. Đọc Hữu Thỉnh, có một chất rất dễ nhận : dân gian. Còn có một chất khác, luôn cặp kè, mà xem ra lại khó thấy : Đường thi. Sao lại cặp kè ? Thì một trong những chiêu rất Hữu Thỉnh chẳng phải là chế tác thi liệu dân gian bằng thi pháp Đường ư ? Cố nhiên, anh không chỉ có chiêu này. Ở Sang Thu, cái súc tích Đường thi kết hợp với chất hồn nhiên thơ trẻ cứ loáng thoáng đâu đó trong cách nhìn tạo vật, trong cách kiệm lời, mà hiển lộ nhất là ở phép đối ngẫu được dùng khá nhuyễn : Sông được lúc dềnh dàng-Chim bắt đầu vội vã ; Vẫn còn bao nhiêu nắng-Đã vơi dần cơn mưa. Có lẽ khi đọc các cặp ấy, tâm trí ta bị trôi theo lời thơ bình đạm, ít ai để ý đến nghệ thuật tổ chức, chỉ lúc chợt ngoái lại, thì mới vỡ lẽ: ồ, ra là phép đối ! Thế là nhuyễn, là tinh chứ sao ! 
Tuy nhiên, đó vẫn là những tinh tế tiểu tiết và dễ viết. 
Đôi khi quá chú mục vào cái tinh tế trong tiểu tiết có thể quên sự tinh vi trong đại cục. Tôi muốn nói đến điều khác : ý tưởng bao trùm. Nó mới là nét tinh vi thuộc về đại cục. Ý tưởng Sang thu được gói kín vào thi tứ. Một thi tứ đa tầng khiến hình tượng thơ thành đa nghĩa. Nhờ đó, thi phẩm nhỏ đã mang thi tứ lớn. 
Sang thu đa nghĩa, vì ít nhất, có sự chất chồng và giao thoa của ba lớp nghĩa : trời đất sang thu, đời sống sang thu và đời người sang thu. Lớp nghĩa thứ nhất dễ thấy. Vì nó ở bề nổi của văn bản thơ. Nó khiến bài thơ như một bức tranh thiên nhiên. Không. Có lẽ như những thước phim về cảnh vật thiên nhiên thì phải hơn. Tranh thì tĩnh, phim mới động. Sự mẫn cảm của tâm hồn thi sĩ đã được dịp phô diễn qua những thi ảnh giàu mỹ cảm trong việc nắm bắt bao vận động, chuyển động, biến động âm thầm và sâu kín của thiên nhiên. Nhưng, nếu chỉ thế thôi, Sang thu cũng mới là thơ tạo vật. Hữu Thỉnh chưa đem đến cái gì mới hơn so với các tiếng thơ thuộc thi đề thu của những người đi trước. Đồng thời, cũng chưa phổ được vào đó hơi thở của thời mình, tinh thần của thế hệ mình. 
Hai lớp nghĩa sau mới thật là thứ hương ổi riêng mà Hữu Thỉnh phả vào trong thi đề này. Tất nhiên, những hàm ý kín đáo kia toát lên trước hết từ nghĩa bóng đây đó của các thi ảnh. Ai cũng có thể thấy những ẩn ý nào đó thấp thoáng sau lối viết ẩn dụ trong các thi ảnh rải rác ngay từ đầu sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã v.v Nhưng nếu chỉ có thế thì ý nghĩa của chúng còn lờ mờ, chưa xa gì hơn một lối nói sinh động về sự vật, chưa đủ tạo hẳn ra một lớp nghĩa khác cho văn bản. Lớp nghĩa kia chỉ thực sự bật hầm khi hình ảnh cuối cùng đột hiện : Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi. Chữ “đứng tuổi” bật sáng, phát động một lớp nghĩa khác cho bài thơ. Nó đâu chỉ nói cây, mà còn nói người. Nhân hoá cây là bề nổi, giấu người vào cây là bề sâu. Tự dưng, chúng ta thấy từ mạch hình ảnh thiên nhiên rải khắp bài thơ bỗng bừng dậy một lớp nghĩa khác gắn với con người và cuộc đời. 
Có thể thấy rõ hơn nữa, khi nhìn trong tương quan khác. 
Cảm thụ nghệ thuật, căn cứ quan trọng nhất là văn bản. Nhưng, chỉ bó hẹp trong văn bản không thôi, dễ làm nghèo nghệ thuật. Trong thực tế, thông điệp nghệ thuật của một tác phẩm không chỉ cất lên từ những gì thuộc nội bộ văn bản, mà còn vang lên cả từ tương quan giữa văn bản với những thứ bên ngoài vốn thiết thân với nó nữa. Ví như hoàn cảnh sáng tác . Tác giả cho biết thời điểm viết Sang thu là mùa thu 1977, ở nhiều lần in cũng ghi rõ như vậy. Điều này ngẫu nhiên chăng ? vô nghĩa chăng ? Không hẳn. Bấy giờ, cuộc sống vừa qua khỏi thời chiến đầy khốc liệt đang chuyển sang thời bình êm ả. Nghĩa là, đời sống cũng vừa sang thu. Đây là lúc trong lòng đời có bao trăn trở xao động. Nhìn bài thơ trong tương quan với thời điểm ấy, tự dưng chúng ta thấy các hình ảnh đó đây nhấp nháy lên những nghĩa khác : nghĩa thế sự. Đặc biệt từ khổ hai trở đi. Nếu ở khổ đầu, thơ còn nặng về tạo vật, thì từ khổ thứ hai đã bảng lảng cái bóng đời. Hèn chi, cùng diễn tả nhịp vận động chầm chậm, nhưng Sương chùng chình qua ngõ thật khác với Sông được lúc dềnh dàng. “Chùng chình” còn dễ ưa, “dềnh dàng” đã khó ưa. “Dềnh dàng” đâu chỉ nói về nét riêng của dòng chảy đã chậm hơn khi con sông vào thu. Dường như nó còn ngầm tỏ thái độ về cái điệu sống của những đối tượng nào đó hồi mùa hạ hăng hái xông pha là thế, giờ vào thu đã tự cho phép mình được dềnh dàng, được xả hơi chăng ? Chả phải vô cớ mà thi sĩ đem chữ “được lúc” gắn với cái thói “dềnh dàng” ấy của sông. Cũng như thế, Chim bắt đầu vội vã có phải chỉ đơn thuần nói về các loài chim lúc sang thu đang gấp gáp bay đi lánh rét không thôi ? Xem ra, nó còn muốn nói tới đối tượng sống tuỳ thời, xu thời nào đó nữa ấy chứ ? Đến khổ thứ ba, cái lớp nghĩa thế sự bảng lảng này còn tỏ hơn nữa. Tôi ngờ rằng đây là khổ thơ mà anh chàng thi sĩ cũng vừa trải qua một mùa hè bỏng rát đang kín đáo nói về thế hệ mình và chính mình ? Vâng, tuy đã sang thu, nhưng lòng vẫn còn bao nhiêu nắng. Đồng thời, bao tủi sầu yếu đuối, bao cơn mưa thở than nay cũng đã vơi dần. Bước sang thu, hàng cây trẻ hồi nào giờ đã đứng tuổi. Sự từng trải đã giúp cây trưởng thành, đủ vững trãi đối đầu với mọi ba động, mọi cú giáng của cuộc đời : Sấm cũng bớt bất ngờ /Trên hàng cây đứng tuổi. Không có chữ “đứng tuổi” cứ như lạc hệ thống này, mọi suy cảm trên sẽ thành võ đoán, lớp nghĩa thời sự vốn khuất mình không thể phát sáng được. Không có nó, ý ngầm của kẻ viết vừa khó phát lộ vừa khó gói ghém. 
Một cái kết quá là khôn ngoan. 
Thì ra, mùa thu đâu chỉ có chuyện tiêu sơ. Mùa thu còn là chuyện trưởng thành. Mùa thu đâu chỉ có biến thiên. Mùa thu còn tàng ẩn cả những quân bình tự tại nữa. Chẳng phải đó là những nét độc đáo mà Hữu Thỉnh đã đem đến cho một thi đề tưởng đã quá ư quen thuộc hay sao ?
Từ thơ tạo vật, Sang thu đã lẳng lặng thành thơ cuộc đời !
Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh   (Bài tham khảo)
Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương 
Nói về đề tài mùa thu, một tác giả đã nhận định: “Đề tài "Mùa Thu" bao giờ cũng có vẻ là dễ viết. Mùa thu dường như luôn luôn nấp sẵn trong ngòi bút của chúng ta, nhất là những ngòi bút thơ: hễ động bút là mùa thu cứ chực đổ ùa ra trên mặt giấy. Tưởng như với đề tài thơ mộng muôn thuở này có thể dễ dàng chắp bút. Chỉ đến khi bắt đầu cầm bút ngồi trước mặt giấy, tôi mới thấy đề tài này thật là khó” Tại sao lại có nghịch lí trong kinh nghiệm của người sáng tác như vậy? Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương 
”Sang thu” của Hữu Thỉnh xuất hiện khi trước nó đã có rất nhiều bài thơ nổi tiếng đông tây kim cổ: Thu hứng (Đỗ Phủ), Chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) Nhưng nó vẫn có cái hay, cái độc đáo riêng của một hồn thơ sâu lắng, nhạy cảm khi mùa thu tới. 
Ngay từ tiêu đề, tác giả đã tự xác định một thời điểm miêu tả: thời điểm giao mùa. Đó không phải là chính thu, khi bầu trời xanh ngắt lơ lửng những tầng cao, không phải cuối thu, khi nắng trời đã nhuộm đỏ lá bàng, hay khi cái rét mùa đông đã lẩn vào trong gióSang thu nghĩa là mới chớm thu thôi, cái tứ kết buộc hệ thống hình ảnh trong bài cũng chỉ gói gọn trong chút “chớm” mỏng manh đó. 
Đặc biệt ở góc độ miêu tả tạo vật. Không hề có một từ định tính để miêu tả thế giới thu. Có hương ổi, mùi hương vừa đặc trưng cho mùa vừa đặc trưng cho làng thôn ngõ xóm. Nhưng hương ổi “thơm” như thế nào thì thi sĩ hoàn toàn không miêu tả. Có gió, nhưng gió se chứ không phải là gió lạnh. Se gợi một động thái, hơn là gợi một cảm giác. Làn sương giăng phủ ngõ thôn chẳng được đặc tả ở mức độ (mù mịt) hay màu sắc (trắng mờ)... Dòng sông, cánh chim, hay đám mây cũng không tô điểm cho phong cảnh thu bằng những gam màu đặc trưng của nó. Truyền thống thơ thường kiến trúc ngôi nhà thu bằng những chất liệu quen thuộc như cúc, liễu, ngô đồng hay màu trời, sắc nướcHữu Thỉnh hầu như khơi gợi cảm giác về mùa trong trạng thái mơ hồ của tạo vật. Thành công nổi bật nhất của bài cũng là ở một hệ thống những động từ miêu tả rất giàu cảm giác: “phả”, “se”, “chùng chình” “dềnh dàng” “bắt đầu vội vã” “vắt nửa mình” “Chùng chình” trước hết gợi tả chính xác những làn sương như ngưng lại và nhẹ nhàng tỏa lan ngõ xóm. Dòng nước thu vốn trong trẻo và sâu hút làm người ta khó mà thấy rõ được sự chuyển động nó nên cảm giác sông lững lờ trôi cũng rất hiện thực. Đám mây như tấm khoăn voan của người thiếu nữ, duyên dáng nối hai mùa là một liên tưởng thực sự độc đáo. Song trên hết, hệ thống động từ toàn bài còn đặc sắc ở chỗ, nó không chỉ miêu tả chính xác trạng thái của tạo vật mà còn thổi vào tạo vật những cảm giác rất người. Tinh tế và sống động sao một buổi sáng chớm thu, sương như người khách ngập ngừng nơi đầu ngõ, gió se lại bởi chút lạnh xa xăm, những cánh chim vội vã tìm về phương ấm áp 
Song thời điểm chớm thu không phải chỉ hiển hiện ở những dấu hiệu mơ hồ trong trạng thái biến chuyển của cảnh vật, mà ở cả chút ngỡ ngàng bâng khuâng của lòng người: “Bỗng nhận ra hương ổi”; “Hình như thu đã về” 
Tiếp tục thể hiện những dấu hiệu mùa thu rõ rệt hơn nhưng ý nghĩa của khổ cuối không chỉ dừng lại ở đó: 
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi 
Con người cảm thấy biết bao biểu hiện khác biệt của thời tiết khi mùa thu tới: mưa và sấm thưa dần, không còn dữ dội nữa. Sang thu, tất cả các dấu hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần mức độ, cường độ Hàng cây như đã quá quen với nắng lửa mưa giông, được gọi một cách hình ảnh là “hàng cây đứng tuổi”. Chính các từ “bất ngờ”, “đứng tuổi” khiến ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở nét nghĩa tả thực mà có chiều sâu hơn. Nắng, mưa, sấm chớp hay là những vang động của cuộc đời? Trong tương quan ấy, hàng cây tượng trưng cho con người từng trải mà bao dâu bể biến đổi không còn đáng ngạc nhiên. Cảnh như sâu lắng hơn bởi liên tưởng suy tư về mùa thu đời người. 
Không hiểu sao, khi đọc bài thơ này, tôi chợt thấy nhớ rất nhiều những năm tháng đã qua của mình. Miền kí ức tuổi thơ được đánh thức bởi mùi hương ổi, bởi ngõ xóm thân quen ấy. Và có lẽ cũng nhờ giọng điệu êm nhẹ dễ cuốn người đọc vào dòng cảm xúc, suy nghĩ tự nhiên của tác giả. Nét độc đáo nhất của bài là những hình ảnh chính xác và giàu sức gợi tạo nên một bức tranh thu giản dị mà sống động. Đây xứng đáng là một bài thơ thu hay trong thế giới thi ca!

Tài liệu đính kèm:

  • docSang thu.doc