Văn mẫu: Hãy phân tích vẽ đẹp của người chiến sĩ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Văn mẫu: Hãy phân tích vẽ đẹp của người chiến sĩ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Đề bài: Hãy phân tích vẽ đẹp của người chiến sĩ trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

 Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong phong trào chống Mỹ cứu nước. Những năm tháng chiến tranh ác liệt sự ra đời của “bài thơ về tiểu đôi xe không kính” rút trong tập “ vầng trăng quầng lửa” như một sự thúc giục động viên người chiến sĩ ngoài mặt trận. Bài thơ thể hiện vẽ đẹp ngang tàng, trẻ trung, hiên ngang, dũng cảm của người chiến sĩ trong bom rơi ác liệt.

 Luận điểm 1: Bài thơ mở đầu bằng một giọng thơ ngang tàng như bất cần đời để lí giải vì sao xe không có kính.

Xe không kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ mất đi rồi

 Người đọc phải ngạc nhiên trước một thơ giọng thơ sống động, gân guốc, tự nhiên mà hóm hĩnh của ông. Và đó cũng chính là phong cách thơ của Phạm Tiến Duật.Thông qua bài thơ, tác giả đã ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nỗi của tuổi trẻ, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

 Mở đầu bài thơ người đọc bắt gặp ngay một giọng tự nhiên, tinh nghịch pha chút ngộ nghĩnh về chiếc xe không kính. “Xe không lính không phải vì xe không có kính”, đơn giản vì “bom giật bom rung kính vỡ mất đi rồi”. Lời giải thích tuy không nói rõ nhưng cũng cho ta thấy được sự ác liệt, hiểm nguy nơi chiến trường. Vậy mà người chiến sĩ trong xe vẫn tư thế bình tĩnh, ung dung.

Ung dung buồng lái ta ngồi

 Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.

Một tư thế đàng hoàng, chững chạc, tự tin. Từ “ung dung” được đặt đầu câu thơ càng làm tăng thêm vẽ tự tin, bình tĩnh của người lính Trường Sơn và cũng là đối lập với “bom giật bom rung” thái độ ấy không chỉ thể hiện một tinh thần bất chấp nguy hiểm gian khó mà còn cho thấy sự tự tin kiêu hãnh của những con người rất đỗi tự hào về sứ mệnh của mình. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng là cái nhìn nghiêm trang, bất khuất như lời thề. Nhìn thẳng cũng là cái nhìn về phía trước, nhìn vào khó khăn, nhìn vào sự hi sinh, gian khổ nhưng không hề run sợ, không hề né tránh. Đó cũng là cái nhìn của người chiến thắng mà đạn bom quân thù không thể nào cản được. Những khó khăn càng không thể ngăn bước anh đi. Gió bụi Trường Sơn mùa khô có làm tóc các anh “ trắng như người già” nhưng đó là chuyện cỏn con chẳng đáng quan tâm.

Chưa cần rữa, phì phèo châm điếu thuốc

“ phì phèo” là cách hút của những người mới tập, những ai hút chơi, hút để vui chứ không phải nghiện.“ Mưa tuôn mưa xối” ở Trường Sơn làm các anh ướt áo nhưng có hề chi. Đã thế thì “lái trăm cây số nữa”. Không phải bụi hay ướt làm các anh khó chịu mà cái chính là tuổi trẻ ngang tàng, niềm tin chiến thắng và lòng dũng cảm khiến các anh chịu đựng một cách dễ dàng và có phần thách thức. “ chưa cần rữa lái trăm cây số nữa”.

 Hai khổ thơ tiếp theo vẫn là nói đến những phẩm chất của người lính, lời thơ không văn vẽ mà bình dị mộc mạc đầy chất lính tráng thật đáng yêu. “Không có kính ừ thì có bụi ừ thì ướt áo” những tiếng “ ừ thì” cứ lặp lại thật nhẹ nhàng như một tiếng đùa vui. Ai đã từng được sống, được nghe kể hoặc được đọc về cuộc chiến tranh ác liệt ở Trường Sơn có lẽ sẽ hiểu hơn về cuộc sống của họ. Người lính trong bài thơ được tác giả thể hiện thật chân thực.Trên đầu là hàng tấn bom của giặc Mỹ không ngừng dội xuống, họ lại phải đối mặt với bao nhiêu thách thức và hiểm nguy “ mưa tuôn, mưa xối” “ gió vào xoa mắt đắng” rồi những trận sốt rét vậy mà họ có hề chi, vẫn “ phì phèo châm điếu thuốc” vẫn “ lái trăm cây số nữa” vẫn “cười ha ha”. Cười ha ha là tiếng cười tự tin, cười sảng khoái, cười vào thử thách Họ vẫn lạc quan, yêu đời đấy thôi và những khó khăn, nguy hiểm kia đâu có làm gì được họ, lại còn “ bắt tay qua cữa kính vỡ rồi” thì ra cữa kính vỡ là cơ hội để người lính bắt tay nhau hỏi thăm nhau ân cần và cũng là lúc để người lính được gần gũi với thiên nhiên sống chan hoà với thiên nhiên. “nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng thấy con đường thấy sao ”

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu: Hãy phân tích vẽ đẹp của người chiến sĩ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Hãy phân tích vẽ đẹp của người chiến sĩ trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong phong trào chống Mỹ cứu nước. Những năm tháng chiến tranh ác liệt sự ra đời của “bài thơ về tiểu đôi xe không kính” rút trong tập “ vầng trăng quầng lửa” như một sự thúc giục động viên người chiến sĩ ngoài mặt trận. Bài thơ thể hiện vẽ đẹp ngang tàng, trẻ trung, hiên ngang, dũng cảm của người chiến sĩ trong bom rơi ác liệt.
 Luận điểm 1: Bài thơ mở đầu bằng một giọng thơ ngang tàng như bất cần đời để lí giải vì sao xe không có kính.
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ mất đi rồi
	Người đọc phải ngạc nhiên trước một thơ giọng thơ sống động, gân guốc, tự nhiên mà hóm hĩnh của ông. Và đó cũng chính là phong cách thơ của Phạm Tiến Duật.Thông qua bài thơ, tác giả đã ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nỗi của tuổi trẻ, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
	Mở đầu bài thơ người đọc bắt gặp ngay một giọng tự nhiên, tinh nghịch pha chút ngộ nghĩnh về chiếc xe không kính. “Xe không lính không phải vì xe không có kính”, đơn giản vì “bom giật bom rung kính vỡ mất đi rồi”. Lời giải thích tuy không nói rõ nhưng cũng cho ta thấy được sự ác liệt, hiểm nguy nơi chiến trường. Vậy mà người chiến sĩ trong xe vẫn tư thế bình tĩnh, ung dung.
Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.
Một tư thế đàng hoàng, chững chạc, tự tin. Từ “ung dung” được đặt đầu câu thơ càng làm tăng thêm vẽ tự tin, bình tĩnh của người lính Trường Sơn và cũng là đối lập với “bom giật bom rung” thái độ ấy không chỉ thể hiện một tinh thần bất chấp nguy hiểm gian khó mà còn cho thấy sự tự tin kiêu hãnh của những con người rất đỗi tự hào về sứ mệnh của mình. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng là cái nhìn nghiêm trang, bất khuất như lời thề. Nhìn thẳng cũng là cái nhìn về phía trước, nhìn vào khó khăn, nhìn vào sự hi sinh, gian khổ nhưng không hề run sợ, không hề né tránh. Đó cũng là cái nhìn của người chiến thắng mà đạn bom quân thù không thể nào cản được. Những khó khăn càng không thể ngăn bước anh đi. Gió bụi Trường Sơn mùa khô có làm tóc các anh “ trắng như người già” nhưng đó là chuyện cỏn con chẳng đáng quan tâm. 
Chưa cần rữa, phì phèo châm điếu thuốc
“ phì phèo” là cách hút của những người mới tập, những ai hút chơi, hút để vui chứ không phải nghiện.“ Mưa tuôn mưa xối” ở Trường Sơn làm các anh ướt áo nhưng có hề chi. Đã thế thì “lái trăm cây số nữa”. Không phải bụi hay ướt làm các anh khó chịu mà cái chính là tuổi trẻ ngang tàng, niềm tin chiến thắng và lòng dũng cảm khiến các anh chịu đựng một cách dễ dàng và có phần thách thức. “ chưa cần rữalái trăm cây số nữa”.
	Hai khổ thơ tiếp theo vẫn là nói đến những phẩm chất của người lính, lời thơ không văn vẽ mà bình dị mộc mạc đầy chất lính tráng thật đáng yêu. “Không có kính ừ thì có bụiừ thì ướt áo” những tiếng “ ừ thì” cứ lặp lại thật nhẹ nhàng như một tiếng đùa vui. Ai đã từng được sống, được nghe kể hoặc được đọc về cuộc chiến tranh ác liệt ở Trường Sơn có lẽ sẽ hiểu hơn về cuộc sống của họ. Người lính trong bài thơ được tác giả thể hiện thật chân thực.Trên đầu là hàng tấn bom của giặc Mỹ không ngừng dội xuống, họ lại phải đối mặt với bao nhiêu thách thức và hiểm nguy “ mưa tuôn, mưa xối” “ gió vào xoa mắt đắng” rồi những trận sốt rét vậy mà họ có hề chi, vẫn “ phì phèo châm điếu thuốc” vẫn “ lái trăm cây số nữa” vẫn “cười ha ha”. Cười ha ha là tiếng cười tự tin, cười sảng khoái, cười vào thử thách Họ vẫn lạc quan, yêu đời đấy thôi và những khó khăn, nguy hiểm kia đâu có làm gì được họ, lại còn “ bắt tay qua cữa kính vỡ rồi” thì ra cữa kính vỡ là cơ hội để người lính bắt tay nhau hỏi thăm nhau ân cần và cũng là lúc để người lính được gần gũi với thiên nhiên sống chan hoà với thiên nhiên. “nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng thấy con đường thấy sao”
	Những khổ thơ tiếp theo Phạm Tiến Duật cho ta biết thêm về cuộc sống sinh hoạt của họ- một cuộc sống đầy khó khăn, thiếu thốn nhưng những người lính vẫn vui cười, vẫn chung bát đũa, họ là một tiểu đội nhưng cũng là một gia đình như anh em ruột thịt. Tình đồng đội thiêng liêng sưởi ấm lòng chiến sĩ, họ tạm nghỉ bên nhau để rồi ngày mai lại lên đường “ lại đi lại đi ” họ đi kiếm tìm bầu trời xanh- bầu trời tự do cho nhân dân cho Tổ quốc. Họ là người chịu gian khổ đến tột cùng nhưng ở họ ta vẫn thấy ngời lên sự hào hùng tột bậc. Những câu thơ mộc mạc như lời nói hàng ngày nhưng đẫ diễn tả đúng tâm trạng chung của người chiến sĩ lúc đó. Họ chẳng khác gì người lính trong bài thơ “ năm anh em trên một chiếc xe tăng”đã lên xe là không còn tên riêng, đã vào cuộc là cùng một hướng.Họ xuất thân từ cảnh ngộ, xóm làng khác nhau như “quê hương anh nước mặn đồng chua; làng tôi nghèo đất cày lên sõi đá” nhưng cùng chung một chí hướng, chung một lí tưởng.
Nhưng cài gì đã khiến các anh có được những phẩm chất kiên cường, dũng cảm như vậy? Câu thơ kết thúc thật bất ngờ.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Thì ra những người lính kia họ chiến đấu, hi sinh vì một mục đích to lớn và cao cả, đó là vì miền Nam ruột thịt, vì hòa bình cuả đất nước. Trái tim kia là trái tim đầy tinh thần trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước, là trái tim yêu thương cũng là trái tim lửa cháy. Bằng biện pháp hoán dụ tác giả đã làm cho hình ảnh người lính trở nên cao đẹp hơn, to lớn hơn. Thì ra chiếc xe không kính trên kia là cái nền để tôn thêm vẽ đẹp của người lính.
	Bài thơ đã khép lại với một hình ảnh thơ thật đẹp “ chỉ cần trong xe có một trái tim” Nhà thơ Phạm Tiến Duật với tất cả tình cảm yêu mến, trân trọng của người trong cuộc đã viết về các anh thật chân thực mà cũng rất khoẻ khoắn, hào hùng. Có thể nói rằng “ Bài thơ về tiểu đôi xe không kính” là “một nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca trầm hùng của đất nước vang tên tuổi của những con người bất tử.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIEU DOI XE KHONG KINH.doc