Văn mẫu lớp 9 - Phân tích bài thơ: Nói với con của tác giả Y Phương

Văn mẫu lớp 9 - Phân tích bài thơ: Nói với con của tác giả Y Phương

Đi từ đề tài quen thuộc :tình cảm cha con ,phụ tử thiêng liêng ,nhưng với Y Phương ,trong làng thơ Việt Nam đã có thêm một lối đi ,1 giai điệu mới . Khác với "Chiếc lược ngà ",tình cha con được đặt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh ,tình cha con trong bài thơ được thể hiện qua lời tâm tình của người cha .Người cha đã bộc lộ lòng yêu thương con qua ước mong con sống xứng đáng ,phát huy truyền thống của,gia đình , quê hương.

Mượn lời người cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ ,sự đùm bọc của quê hương với con ,nhà thơ đã gợi về nguồn sinh dưỡng trong mỗi người chúng ta .Mở đầu bài thơ là khung cảnh gia đình ấm cúng ,đầy ắp tiếng nói cười .Mười một câu thơ như tràn đầy những đầm ấm ,yên vui của tình cảm gia đình ,tình cảm quê hương :

"Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ caì nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời ."

Một mái nhà có mẹ có cha và con hạnh phúc vì được sống hạnh phúc trong tình yêu thương .Cha mẹ đã dìu dắt ,nâng đỡ con từ những bướcđi đầu tiên ,đã tìm thấy niềm vui từ con .Hơn thế nữa ,con còn được sinh ra ,lớn lên trong tình yêu thương ,vẻ đẹp của "đồng mình ". "Người đồng mình" yêu lắm con ơi !" Lao động tuy vất vả nhưng cuộc sống của "người đồng mình"tươi vui, mà rất ngọt ngào . Dáng vẻ tuy thô sơ , công việc tuy nặng nhọc (đan lờ , ken vách ) nhưng tâm hồn "người đồng mình "lãng mạn biết bao nhiêu :Họ làm một cách nghệ thuật những công việc của mình (cài nan hoa ,câu hát ) .Con thật hạnh phúc vì con được sống giữa những con người như vậy ,những con người khéo tay ,yêu thiên nhiên ,yêu lao động, lạc quan và nhân hậu .Thiên nhiên đồng mình cũng rất đẹp : Rừng núi quê hương thơ mộng đã dành cho con những gì tinh tuý nhất (hoa ) ,đã nuôi dưỡng con về cả tâm hồn ,lối sống ,"tấm lòng ". Và từng ngày ,con đã lớn lên có cha mẹ nâng đón và mong chờ ,có thiên nhiên thơ mộng, có cuộc sống lao động gắn bó .Con đã trưởng thành trong nghĩa tình của quê hương như vậy đó . Nói với con những điều đó ,cha mong cho con hiểu những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con ,để con yêu cuộc sống hơn .

Dặn dò con về quê hương ,về "đồng mình ", cha càng muốn con phải khắc cốt ghi xương nơi mình đã sống ,đã trưởng thành . Cuộc sống của "người đồng mình " vất vả ,gian nan "thương lắm con ơi ": "Sống trên đá .đá gập ghềnh / Sống trong thung .thung nghèo đói ./Lên thác xuống ghềnh .cực nhọc ." Nhưng tự hào lắm con ơi ,người đồng mình đã,đang và sẽ luôn sống đẹp .Họ có sức sống mạnh mẽ :vất vả nhưng khoáng đạt ,gắn bó với quê hương .Họ " không chê ,không lo "gian khổ, mà vẫn sống tràn đầy "như sông như suối " .Họ mộc mạc,chân chất nhưng giàu ý chí ,niềm tin ,mong xây dựng quê hương tốt đẹp hơn :

"Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục ".

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu lớp 9 - Phân tích bài thơ: Nói với con của tác giả Y Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài thơ: “ NÓI VỚI CON ” của Y PHƯƠNG
Đi từ đề tài quen thuộc :tình cảm cha con ,phụ tử thiêng liêng ,nhưng với Y Phương ,trong làng thơ Việt Nam đã có thêm một lối đi ,1 giai điệu mới . Khác với "Chiếc lược ngà ",tình cha con được đặt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh ,tình cha con trong bài thơ được thể hiện qua lời tâm tình của người cha .Người cha đã bộc lộ lòng yêu thương con qua ước mong con sống xứng đáng ,phát huy truyền thống của,gia đình , quê hương.
Mượn lời người cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ ,sự đùm bọc của quê hương với con ,nhà thơ đã gợi về nguồn sinh dưỡng trong mỗi người chúng ta .Mở đầu bài thơ là khung cảnh gia đình ấm cúng ,đầy ắp tiếng nói cười .Mười một câu thơ như tràn đầy những đầm ấm ,yên vui của tình cảm gia đình ,tình cảm quê hương :
"Chân phải bước tới cha 
Chân trái bước tới mẹ 
Một bước chạm tiếng nói 
Hai bước tới tiếng cười 
Người đồng mình yêu lắm con ơi 
Đan lờ caì nan hoa 
Vách nhà ken câu hát 
Rừng cho hoa 
Con đường cho những tấm lòng 
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới 
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời ."
Một mái nhà có mẹ có cha và con hạnh phúc vì được sống hạnh phúc trong tình yêu thương .Cha mẹ đã dìu dắt ,nâng đỡ con từ những bướcđi đầu tiên ,đã tìm thấy niềm vui từ con .Hơn thế nữa ,con còn được sinh ra ,lớn lên trong tình yêu thương ,vẻ đẹp của "đồng mình ". "Người đồng mình" yêu lắm con ơi !" Lao động tuy vất vả nhưng cuộc sống của "người đồng mình"tươi vui, mà rất ngọt ngào . Dáng vẻ tuy thô sơ , công việc tuy nặng nhọc (đan lờ , ken vách ) nhưng tâm hồn "người đồng mình "lãng mạn biết bao nhiêu :Họ làm một cách nghệ thuật những công việc của mình (cài nan hoa ,câu hát ) .Con thật hạnh phúc vì con được sống giữa những con người như vậy ,những con người khéo tay ,yêu thiên nhiên ,yêu lao động, lạc quan và nhân hậu .Thiên nhiên đồng mình cũng rất đẹp : Rừng núi quê hương thơ mộng đã dành cho con những gì tinh tuý nhất (hoa ) ,đã nuôi dưỡng con về cả tâm hồn ,lối sống ,"tấm lòng ". Và từng ngày ,con đã lớn lên có cha mẹ nâng đón và mong chờ ,có thiên nhiên thơ mộng, có cuộc sống lao động gắn bó .Con đã trưởng thành trong nghĩa tình của quê hương như vậy đó . Nói với con những điều đó ,cha mong cho con hiểu những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con ,để con yêu cuộc sống hơn .
Dặn dò con về quê hương ,về "đồng mình ", cha càng muốn con phải khắc cốt ghi xương nơi mình đã sống ,đã trưởng thành . Cuộc sống của "người đồng mình " vất vả ,gian nan "thương lắm con ơi ": "Sống trên đá ..đá gập ghềnh / Sống trong thung ..thung nghèo đói ../Lên thác xuống ghềnh ..cực nhọc .." Nhưng tự hào lắm con ơi ,người đồng mình đã,đang và sẽ luôn sống đẹp .Họ có sức sống mạnh mẽ :vất vả nhưng khoáng đạt ,gắn bó với quê hương .Họ " không chê ,không lo "gian khổ, mà vẫn sống tràn đầy "như sông như suối " .Họ mộc mạc,chân chất nhưng giàu ý chí ,niềm tin ,mong xây dựng quê hương tốt đẹp hơn :
"Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục ".
Sự đối lập giữa bên ngoài :"thô sơ da thịt" nhưng bên trong ko hề nhỏ bé về tâm hồn ,người đồng mình có ý chí tự làm chủ cuộc sống của mình. Qua "sự liên tưởng phong phú sáng tạo "tự đục đá kê cao quê hương ",người đồng mình là những con người lao động cần cù ,có nghị lực ,niềm tin ,mà tầm vóc ,nỗi buồn ,chí hướng của họ là cái cao ,xa chiều kích của trái đất (Cao đo nỗi buồn /Xa nuôi chí lớn ) .Họ giữ gìn bản sắc dân tộc mà vẫn làm rạng rỡ quê hương như vậy bởi họ yêu quê hương sâu nặng và luôn lấy quê hương làm chỗ dựa tinh thần .Người cha muốn con yêu là yêu những điều đó , yêu những đức tính cao đẹp của người đồng mình .
Cả đoạn thơ như âm vang trong những lời tự hào ,sự gắn bó và tình yêu tha thiết của người cha về quê hương .Nó như trở thành một hành khúc mạnh mẽ ngợi ca quê hương , và lời nhắc nhở của người cha với con chính là một nốt nhấn kết lại bản hành khúc của quê hương :
"Con ơi tuy thô sơ da thịt 
Lên đường
Không bao giờ được nhỏ bé 
Nghe con ".
Cho con thấy tình yêu thương ,niềm tin tưởng của cha ,người cha mong con biết sống sao cho tốt ,cho xứng đáng với tình cảm của cha .Cho con hiểu cuộc sống của người đồng mình ,người cha muốn con cảm thương với những khó khăn ,vất vả để khao khát đi xây dựng quê hương .Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình ,cha đã truyền cho con vẻ đẹp sức mạnh của truyền thống quê hương ,mong con sống có tình nghĩa ,biết chấp nhận gian khó ,vươn lên bằng ý chí của mình ,vững vàng trên đường đời.
Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào với quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời .Nói với con mà chính là cha đã trao tặng cho con .Cha đã vun đắp cho con những tình cảm tốt đẹp , cho con một hành trang quý và đã sẵn sàng tung cánh cho con bay đi khắp mọi nơi .
Bài thơ ko dài với 28 câu thơ tự do ,có câu 2 chữ ,có câu 10 chữ ,tất cả bay theo cảm xúc tự nhiên ,dạt dào của ý thơ .Giọng thơ tha thiết ,trìu mến . Ngọt ngào làm sao từng tiếng nhắc nhở ,dặn dò " yêu lắm con ơi ", "thương lắm con ơi " ,"Con ơi ..nghe con !" .Đẹp làm sao các hình ảnh thơ vừa cụ thể, mộc mạc,cô đọng mà vừa phong phú ,sinh động,giàu chất thơ."Rừng cho hoa / Con đương cho những tấm lòng ".Những đặc sắc về nghệ thuật cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau của cha đã tạo nên dư âm sâu lắng cho bài thơ .Tiếng thơ trong "Nói với con " là tiếng lòng của Y Phương ,tiếng lòng về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương ,dân tộc .
Tiếng cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ vậy !
 Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là một trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như một bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yêu, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
...........Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt qua bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.
Bài thơ có giọng điệu nhỏ nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan tich bai tho NOI VOI CON.doc