35 đề ôn thi lớp 10 THPT

35 đề ôn thi lớp 10 THPT

35 ĐỀ ÔN THI LỚP 10 THPT

MÔN NGỮ VĂN

 ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (1 điểm) :

Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hửu)

 Câu 2 (1 điểm) :

Đọc hai câu thơ:

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non”

 ( Nguyễn Du- Truyện Kiều)

 Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

Câu 3 (3 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Câu 4 – 1 điểm

: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

(5 điểm)

 

doc 117 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "35 đề ôn thi lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 ĐỀ ÔN THI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
	ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (1 điểm) : 
Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hửu) 
 Câu 2 (1 điểm) : 
Đọc hai câu thơ: 
“Ngày xuân em hãy còn dài 
Xót tình máu mủ thay lời nước non” 
 ( Nguyễn Du- Truyện Kiều) 
 	Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? 
Câu 3 (3 điểm): 
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. 
Câu 4 – 1 điểm
: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
(5 điểm) 
TRẢ LỜI: 
Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: “ Đồng chí” (Chính Hửu) – 1 điểm
“. Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau cời giặc tới 
 Đầu súng trăng treo” (Đồng Chí – Chính Hữu)
Câu 2: Đọc hai câu thơ : 
“Ngày xuân em hãy còn dài 
Xót tình máu mủ thay lời nước non” (Nguyễn Du- Truyện Kiều) 
 	Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?(1 điểm) 
Từ “ Xuân” trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa chuyển.
Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
Nghĩa của từ “ xuân” -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì tình chị em mà em thay chị thực hiện lời thề với Kim Trọng.
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.(3 điểm)
	Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về triết lí sống của con người. Nhưng có lẽ câu để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là câu: Uống nước nhớ nguồn” 
	Câu tục ngữ trên quả thật là một danh ngôn, một lời dạy bảo quý giá. Giá trị của lời khuyên thật to lớn vì nội dung mang màu sắc triết lí.đạo đức bàn về lòng biết ơn, được diễn tả bằng nghệ thuật so sánh ngầm độc đáo, lời văn đơn sơ, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì thế mà câu nói này được được phổ biến mọi nơi, mọi chốn và được truyền tụng từ ngàn đời xưa đến nay.
	Càng hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời dạy bảo mà ông cha ta muốn truyền lại cho đời sau, chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước phải cố gắng học tập, lao động, nhất là rèn luyện những đức tính cao quý trong đó cần phải rèn luyện lòng nhớ ơn cha mẹ, thầy cô, ông bà tổ tiên .để trở thành con ngoan trò giỏi.
Câu 4: Phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
a) Mở bài: 
 ‘Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
 Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn dù nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy đến nàng” (Lê Thánh Tông )
Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm ,ông sống ở thế kỉ 16, làm quan một năm, sau đó chán cảnh triều đình thối nát xin cáo quan về ở ẩn.
“Truyền kì mạc lục” là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ Hán, trong đó truyện đã đề cập đến thân phận người phụ nữ sống trong XHPK mà cụ thể là nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam xương” 
b) Thân bài: 
Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết:
Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình “ kẻ khó” tính tình thùy mị nết na,lại có thêm tư dung tốt đẹp
Lấy chồng con nhà hào phú không có học lại có tính đa nghi. Sau khi chồng bị đánh bắt đi lính, nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạ con thơ, hoàn cảnh đó càng làm sáng lên những nét đẹp của nàng.
+ Là nàng dâu hiếu thảo : khi mẹ chồng bị ốm, nàng “hết sức thuốc thang” “ ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” “ khi bà mất, nàng “ hết lời thương sót”, lo ma chay lễ tế, “như đối với cha mẹ đẻ mình” 
+ Là người vợ đảm đang, giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung không màng danh vọng: ngày chồng ra trận nàng chỉ mong “ Ngày trở về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” chứ không mong mang được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về. “ Các biệt ba năm giữ gìn một tiết” “ chỉ có cái thú vui nghi gia nghi thất” mong ngày “ hạnh phúc xum vầy”
+ Là người mẹ hết mực thương con muốn con vui nên thường trỏ bóng mình vào vách mà nói rằng đó là hình bóng của cha. “Chỉ vì nghe lời trẻ em 
 Cho nên mất vợ rõ buồn chàng Trương’
Vũ Nương: Người phụ nữ dám phản kháng để bảo vệ nhân phẩm, giá trị của mình: 
Chồng trở về, bị hàm oan , nàng đã kiên trì bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm giá trị của mình qua những lời thoại đầy ý nghĩa 
Khi chồng không thể minh oan , nàng quyết định dùng cái chết để khẳng định lòng trinh bạch.
Đòi giải oan, kiên quyết không trở lại với cái xã hội đã vùi dập nàng: “ Đa tạ tình chàng, thiết chẳng trở về nhân gian được nữa” 
Vũ Nương : Bi kịch hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và quyền sống bị chà đạp.
Bi kịch này sinh ra khi con người không giải quyết đượ cma6u thuẫn giữa mơ ước khát vọng và hiện thực khắc nghiệt, mặc dù con người hết sức cố gắng để vượt qua, Vũ Nương đẹp người đẹp nết đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc mà lại không được .Vũ Nương đã hết sức cố gắng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, hi vọng vào ngày xum vầy, ngay cả khi nó sắp bị tan vỡ . Nhưng cuối cùng nàng đành phải chấp nhận số phận, hạnh phúc gia đình tan vỡ không bao giờ có được, bản thân đau đớn, phải chết một cách oan uổng.
 “ Trăm năm bia đá vẫn mòn
 Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Những tính cách trên được xây dựng qua nghệ thuật: 
Tạo tình huống tuyện đầy kích tính
Những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật.
Có yếu tố truyền kì và hiện thực vừa haong đường.
c) Kết bài: 
- Nguyễn Dữ thật xứng đáng với vị trí tiên phong trong nền văn xuôi Việt Nam
- Càng văn minh, tiến bộ càng quý trọng những bà mẹ, những người chị “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” 
Trăm nghìn gửi lụy tình quân
“Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ: “ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (1điểm)
Câu 2: Tìm từ Hán Việt trong hai câu thơ: (1điểm) 
“ Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
	Giải nghĩa từ: “ Thanh minh, đạp thanh” 
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên” ( 3 điểm) 
Câu 4: Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ( 5 điểm) 
Trả lời: 
Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ: “ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.( 1điểm)
“ Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui, thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miềm Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Câu 2: Tìm từ Hán Việt trong hai câu thơ: (1điểm) 
“ Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” ( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
	Giải nghĩa từ: “ Thanh minh, đạp thanh” 
Từ Hán việt trong câu thơ: “ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh” 
Giải nghĩa hai từ: 
Thanh minh:một trong hai mươi bốn tiết của năm, tiết này thường vào khoảng tháng hai hoặc tháng ba âm lịch, người ta đi tảo mộ , tức là đi viếng mộ và sửa sang lại phần mộ của người thân.
Đạp thanh: gẫm lên cỏ xanh
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên” (3 điểm) 
	Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí: “ Có chí thì nên” 
	“Có chí” thì mới có thể chịu đựng được, đứng vững trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời. Đi học, đi làm , sản xuất, kinh doanhvv đều cần đến chí. Chí càng cao sức càng bền mới đi đến thành công. Đường đời khó khăn nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, thuyết dày v.v. phải có chí vượt qua. Điu thi là phải có chí quyết tâm thì mới thành công. “ Dốc núi cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi” “ Nước chảy đá mòn” “ Kiến tha lâu cũng đầy tổ” “ Có công mài sắc có ngày nên kim” .Tất cả đều nói lên cái chí.
	Tuổi trẻ của chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học ki thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài đức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.Học tập theo câu tục ngữ : “ Có chí thì nên” ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hố: 
“ Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền 
Đào núi và lấp biển 
 Quyết chí ắt làm nên” 
Câu 4: Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (5 điểm) 
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm chuân chuyên”
a) Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích, sơ lược nội dung đoạn trích.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du vừa mang nét truyền thống vừa mang những nét sáng tạo riêng. Thể hiện tình yêu thương con người đặc biệt là đối với phụ nữ. 
b) Thân bài: 
Hình ảnh của chị em Thúy Kiều qua ngôn ngữ của Nguyễn Du
- Bốn câu đầu giới thiệu vẽ đẹp chung của chị em Thúy Kiều về vai vế , sắc đẹp và tính cách của hai người .Vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều , qua ngòi bút sắc bén của Nguyễn Du
Đầu lòng hai ả Tố Nga 
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần 
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười .
- Bốn câu tiếp theo tiếp theo: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. So sánh với những hình ảnh để làm nổi bật sắc đẹp của Thúy Vân. Lồng vào việc miêu tả hình dáng , nhà thơ đề cập đến tính cách “ Trang trọng” 
Vân xem trang trọng khác vời 
Khuôn trăng đầy đặc, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt, đoan trang 
Mâ thua nước tóc, tuyết nhường màu da
- Miêu tả Thúy Kiều 
+ Dựa vào Thúy Vân làm chuẩn, Thúy Vân “ sắc sảo mặn mà” thì Thúy Kiều “ càng sắc sảo mặn mà” hơn với 
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
+ Phép so sánh được vận dụng để làm tăng thêm sắc đẹp của Kiều . Mượn thơ của Lý Diên Niên “ Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” để khẳng định thêm sắc đẹp ấy.
- Tính cách thì “ Sắc đành đòi một, tài đành học hai: 
+ Tạo hóa đã phú cho nàng trí thông minh .đa tài, thơ, đàn, ca, vẽ, những thứ tài mà trong chế độ phong kiến ít có phụ nữ nào có nếu không bảo là điều cấm kị.
+ Nhà thơ còn báo trước cuộc đời bạc mệnh khi đề cập đến sở thích nhạc buồn của Nàng. Kiều trở thành nhân vật của thuyết: “ tài mệnh tương đối” 
+ Tả qua thái độ ghen ghét , đố kị của thiên nhiên “ hoa ghen” “ liễu hờn”.
_ Bốn câu thơ cuối : Tính cách đạo đức , hoàn cảnh sống của hai nàng, nhàn nhã, trang trọng.
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tườ ... : Đảm bảo một số ý sau:
- Tác giả, tác phẩm: 
+ Thanh Hải 1930- 1980 quê ở Phong Điền- Thừa Thiên- Huế. Ông là một trong những cây bút có công XDnền VHCM ở Mnam từ những ngày đầu.
+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ viết 1980, lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Hai khổ thơ đầu của bài thơ miêu tả bức tranh mùa xuân trong sáng, đầy sức sống và cảm xúc rạo rực niềm yêu mến thiết tha cuộc sống của tác giả.
- Phân tích:
+ Khổ 1: Bức tranh mùa xuân hiện lên với những nét vẽ có tính chất chấm phá. Không gian tươi sáng, hài hòa giữa màu sắc, đường nét, âm thanh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, bầu trời cao rộng...Âm thanh trong trẻo vang vọng của tiếng chim chiền chiện khiíen mùa xuân trở nên rộn rã, tươi vui hơn, âm thanh đó như đọng lại thành từng giọt long lanh rơi... Hình ảnh từng giọt long lanh rơi là hình ảnh đặc sắc, gợi nhiều liên tưởng ở người đọc. Cảm xúc của tác giả được thể hiện ở cái nhìn trìu mến, say mê trước cảnh vật, đặc biệt là động tác đón nhận đầy trân trọng : tôi đưa tay tôi hứng...Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ: đảo ngữ, ẩn dụ(...1,5 điểm)
+ Khổ 2: Mùa xuân gắn liền với cuộc sống của con người, của đất nước. Xuân đến, xuân về, xuân được tạo dựng cùng công cuộc lao động, chiến đấu của nhân dân. Xuân đồng hành cùng người cầm súng, người ra đồng... Phân tích ý nghĩa của từ: lộc, hối hả, xôn xao, điệp khúc cuối đoạn tất cả như hối hả, tất cả như xôn xao...(1,5 điểm)
- Đánh giá nâng cao: Hai khổ thơ là những nốt nhạc thiết tha trong bản giao hưởng bất tận về mùa xuân. Mùa xuân đất trời hòa 	quện cùng mùa xuân đất nước tạo nên một bức tranh đầy sức sống, thể hiện niêmg tin yêu cuộc đời của tác giả. Thể thơ 5 tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, hình ảnh đẹp, giản dị mà gợi cảm ...đã góp phần thể hiện vẻ đẹp của bức tranh xuân và cảm xúc của nhà thơ...0,25 điểmaiH
ĐỀ SỐ 34
Câu 1(1,5 điểm)
a. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Gần xa nô nức yến anh,
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Xác định từ láy trong câu thơ sau: 
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 2 (2,5 điểm)
a. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ Văn 9, tập 1.NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng.
b. Nêu ngắn gọn chủ đề của truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Câu 3 (2.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa anh em ruột thịt trong gia đình.
Câu 4 (4,0 điểm)
 Phân tích đoạn thơ dưới đây:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.
 (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ,
 SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáodục, 2005)
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. LƯU Ý CHUNG
1. Câu 2a, 3 4: phải đảm bảo là một văn bản (hoặc đoạn văn bài văn theo yêu cầu của từng câu)
2. Không cho quá điểm trung bình những bài có dấu hiệu sao chép văn mẫu.
3. Những bài làm có sự sáng tạo mới và kiến giải hợp lí giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm cho phù hợp.
4. Trân trọng những bài làmcẩn thận, rõ ràng, chữ viết đẹp.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu1 (1,5 điểm):
a. Từ “xuân” được dùng với nghĩa gốc.(0,5 điểm)
b. Các từ láy: “thấp thoáng, xa xa”(1,0 điểm)
Câu 2(2,5 điểm):
a, Tóm tắt: Bài viết cần nêu được những tình tiết của cốt truyện trong đoạn trích.
+ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu mới chưa được đầy một tuổi. Bảy năm sau ông mới được về thăm nhà. Trong 3 ngày ở nhà, ông vui mừng muốn vỗ về ôm ấp con nhưng con không nhận là cha mà ăn nói cộc lốc, trống không, có thái độ và những hành động không chấp nhận ông Sáu là cha của mình. Nguyên nhân vì trên mặt ông Sáu có một vết thẹo không giống như trong ảnh. Bé Thu đã được ngoại giải thích, nó nhận ông Sau là cha trong niềm xúc động.
+ Ông Sáu phải trở lại đơn vị công tác. Ông đã dồn hết tình yêu thương, nỗi nhớ đứa con gái yêu vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con. Trong một trận càn, ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ấy cho một người bạn. Cuối cùng, chiếc lược ấy đến được tay bé Thu thì cha con không bao giờ được hội ngộ nữa. (2,0 điểm)
b. Nêu chủ đề : Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà ca ngợi tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. (0,5 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm): Đảm bảo các yêu cầu.
- Hình thức : là một đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp (0,25 điểm)
- Nội dung: Trình bày tình cảm anh em ruột thịt gắn bó như chân với tay, như cội với cành. Phải yêu thương nhau giúp nhau trong cuộc sống. Biết chia sẻ những buồn vui trong cuộc đời. Mở rộng vấn đề: vẫn có hiện tượng anh em mất đoàn kết, không thông cảm dẫn đến xích mích, hiểu lầm nhau, sống không có tôn ti trật tự trái với đạo lí...(1,75 điểm).
Câu 4(4,0 điểm)
a. Hình thức:`là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp (0,25 điểm)
b. Nội dung: Đảm bảo một số ý sau:
- Tác giả, tác phẩm: 
+ Thanh Hải 1930- 1980 quê ở Phong Điền- Thừa Thiên- Huế. Ông là một trong những cây bút có công XD nền VHCM ở Mnam từ những ngày đầu.
+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ viết 1980, lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Hai khổ thơ 4, 5 thể hiện ước vọnglàm một mùa xuân nho nhỏ của tác giả. (0,25 điểm)
- Phân tích:
+ Khổ 4: Tập trung thể hiện, làm nỏi bật ước nguyện muốn dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân của dân tộc, muốn hóa thân thành con chim hót, cành hoa, nốt trầm...để điểm tô cho mùa xuân đất nước. Phân tích các biện pháp điệp ngữ: ta làm để thấy được sự tha thiết, cháy bỏng, chân thành trong ước nguyện của nhà thơ (1,5 điểm)
+ Khổ 5: Phân tích làm nổi bật sự thầm lặng, khiêm nhường, giản dị trong ước nguyện của nàh thơ. Phân tích các hình ảnh hoán dụ: tuổi hai mươi, khi tóc bạc, điệp ngữ dù là...để thấy được khát khao cống hiến trọn vẹn mãi mãi của tác giả cho đất nước (1,5 điểm)
- Đánh giá, nâng cao: Hai khổ thơ là một điệp khúc của ước nguyện chân thành: cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước. Đó cũng là bức thông điệp mà tác giả muốn chuyển tới người đọc. Biện pháp tu từ: điệp ngữ, hoán dụ kết hợp với nhịp điệu thiết than, sâu lắng đã giúp tác giả chuyển tải thành công tư tưưỏng tình cảm của mình (0,25 điểm)
ĐỀ SỐ 35
Câu 1(1,5 điểm)
a. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Xác định từ láy trong câu thơ sau: 
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 2 (2,5 điểm)
a. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn Nhwngx ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ Văn 9, tập 2.NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng.
b. Nêu ngắn gọn chủ đề của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
Câu 3 (2.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên.
Câu 4 (4,0 điểm)
 Phân tích đoạn thơ dưới đây:
 Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
 (Nguyễn Duy, Ánh trăng,
 SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáodục, 2005)
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. LƯU Ý CHUNG
1. Câu 2a, 3 4: phải đảm bảo là một văn bản (hoặc đoạn văn bài văn theo yêu cầu của từng câu)
2. Không cho quá điểm trung bình những bài có dấu hiệu sao chép văn mẫu.
3. Những bài làm có sự sáng tạo mới và kiến giải hợp lí giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để chođiểm cho phù hợp.
4. Trân trọng những bài làmcẩn thận, rõ ràng, chữ viết đẹp.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu1 (1,5 điểm):
a. Từ “xuân” được dùng với nghĩa chuyển.
b. Các từ láy: “rầu rầu, xanh xanh”
Câu 2(2,5 điểm):
a, Tóm tắt: Bài viết cần nêu được những tình tiết của cốt truyện trong đoạn trích.
 Những ngôi sao xa xôi kể về 3 cô gái TNXP ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Đó là Phương Định, Thao và Nho. Công việc được giao của các cô là ngồi quan sát địch ném bom, khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Tình đồng đội của họ hết sức cao đẹp. Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái trẻ nơi trọng điểm giữa chiến trường dù là khắc nghệt và muôn vàn nguy hiểm song các cô vẫn vui tươi, hồn nhiên, lãng mạn, gắn bó với nhau dù mỗi người một tính cách. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc chu đáo, tận tình (2,0 điểm).
b. Nêu chủ đề: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (0,5 điểm).
Câu 3(2,0 điểm): Đảm bảo các yêu cầu.
- Hình thức : là một đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp (0,25 điểm)
- Nội dung: trình bày được trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên. Đó là lòng biết ơn cội nguồn. Những biểu hiện cụ thể như vào dịp lễ tết tưởng nhớ đến những người đã khuất. Phát huy được truyền thống gia đình, dòng tộc. Mở rộng vấn đề: phê phán những hành động vô ơn với tổ tiên, trái với đạo lí... (1,75 điểm).
Câu 4(4,0 điểm)
a. Hình thức:`là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp (0,25 điểm)
b. Nội dung: Đảm bảo một số ý sau:
- Tác giả, tác phẩm: 
+ Nguyễn Duy sinh năm 1848, quê ở Thành phố Thanh Hóa. Ông là một nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiễn chống Mĩ (0,25 điểm)
+ Bài thơ ánh trang in trong tập thơ cùng tên viết năm 1978. hai khổ cuối là niềm khát khao hướng thiện, sự tri ân với quá khứ. (0,25 điểm).
- Phân tích: 
+ Khổ 4: Tình huống mất điện đối mặt với vầng trăng đã làm sống dậy bao cảm xúc trong lòng nhà thơ. Trang là thiên nhiên, là đồng, là bể, là ssông , là rừng; trăng còn là biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên, nghĩa tình. Đối mặt với trăng cũng là đối mặt với chính mình, với quá khứ đó. Các hình ảnh: như là ssồng là bể, như laf sông là rừng trong kết cấu đầu cuối tương ứng còn mang ý nghĩa nhấn mạnh niềm khát khao hướng thiện của con người (1.5 điểm).
+ Khổ 5: Phân tích các từ : cứ, vành vạnh, im, phăng phắc, giật mình. Vầng trăng hiền dịu bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc đủ khiến con người phải giật mình dừng lại để suy nghĩ, để sám hối để ân hận. Đó cũng là bắt đầu của cuộc tự vấn lương tâm rất đáng trân trọng. (1.5 điểm).
- Đánh giá nâng cao: Khổ thơ là sự tự nhận thức về mình và niềm khát khao hướng thiện của con người đừng bao giừo lãng quên quá khứ, luôn biết tri ân với quá khứ. Thành công nghệ thuật của đoạn thơ là những hình ảnh giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình, tự nhiên, gần gũi, mà chất chứ suy ngẫm triết lí... (0,25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • doc35 de on thi vao 10.doc