Bài soạn Ngữ văn 9 (chuẩn kiến thức)

Bài soạn Ngữ văn 9 (chuẩn kiến thức)

VĂN BẢN PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

I. MỤC TIÊU

- Qua bài học, H/s tiếp cận với một hình tượng vĩ đại mà quen thuộc- hình tượng Hồ Chí Minh nhưng qua một khía cạnh nhỏ- khía cạnh phong cách.

- Các em thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp hài hoà giữa truyền hông và hiện đại, dân tộc và quôc tế, thanh cao và giản dị.

- Giáo dục lòng yêu quý trân trọng, kính yêu Bác. Từ đó có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích chi tiết.

II. CHUẨN BỊ

 Thầy: Soạn bài, tìm hiểu về cuộcn đời, con người HCM.

 Trò: Đọc bài, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu

III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP

 

doc 202 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 Số tiết :
Ngày dạy : Tiết số : 
Tuần 1
Bài 1
Văn bản	Phong cách Hồ Chí Minh
 Lê Anh Trà
I. Mục tiêu
Qua bài học, H/s tiếp cận với một hình tượng vĩ đại mà quen thuộc- hình tượng Hồ Chí Minh nhưng qua một khía cạnh nhỏ- khía cạnh phong cách.
Các em thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp hài hoà giữa truyền hông và hiện đại, dân tộc và quôc tế, thanh cao và giản dị.
Giáo dục lòng yêu quý trân trọng, kính yêu Bác. Từ đó có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
Rèn kỹ năng đọc, phân tích chi tiết.
II. Chuẩn bị
 Thầy: Soạn bài, tìm hiểu về cuộcn đời, con người HCM.
 Trò: Đọc bài, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu
III. Hoạt động lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: KT sách vở h/s
Bài mới
 Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Vào bài
Nhắc đến HCM hẳn nhắc ta nhớ đến một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một danh nhân văn hoá thế giới. Con người vĩ đại ấy không chỉ mang tầm vóc Việt Nam mà còn mang cả tầm vóc thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM
GV ghi đầu bài lên bảng
H. Đ 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Giới thiệu tác giả- tác phẩm
Tác giả:
GV giới thiệu một vài nét chính
Tác phẩm:
? Hãy nêu xuất sứ của tác phẩm?
Đọc- hiểu văn bản
Đọc, tìm bố cục
GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu
Gọi H/s luyện đọc và chia bố cục văn bản
? Văn bản có thể chia bố cục như thế nào?
GV tổng hợp, bổ sung
Phân tích
GV cho h/s theo dõi lại đoạn 1 và yêu cầu nâcs lại nội dung
Cơ sở hình thành phong cách HCM
? Nhắc tới HCM, ta nhắc tới một nhà văn hoá, một con người có vốn tri thức sâu rộng. Nhờ đâu ở Người có vốn tri thức ấy?
?Người tiếp thu vốn văn hoá bằng cách nào?
GV củng cố, mở rộng: HCM biết nhiều ngoại ngữ: 6 thứ tiếng Ngưpời nói và viết như tíng mẹ đẻ. Người cũng không từ một công việc chính đáng nào để kiếm ssống:
“ Có nhớ chăng.. đêm khuya”- CLV
? Tuy nhiên điều quan trọng là không phải cứ đi nhiều là biết, mà cái sự biết ấy còn phụ thuộc váọ tiếp nhận của cá nhân. Vởy Người tiếp nhận vốn văn hoá nhân loại ntn?
? Theo em trong tất cả những yếu tố trên, điểm nào là yếu tố quan trọng nhất?
GV cho h/s thảo luận và tổng kết:
- Gốc văn hoá dân tộc là yếu tố có vai trò và ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành phong cách HCM
? Những yếu tố chủ quan và khách quan trên đã hình thành ở HCM một phong cách nổi bật. Câu dánh giá nào khẳng định điều đó?
Gv cho học sinh thảo luận
Gv bổ sung tổng kết- h/s theo dõi
* Phong cách HCM- một nhân cách rất Việt Nam: lối sống rất bình dị, gần gũi, rất phương đông nhưng cũng rất mớ mẻ, hiện đại.
GV bình: Viết về Bác, nhà thơ Tố Hữu từng có những vần thơ gây xúc động lòng người:
Một nhà sàn nước non
Dù suốt 30 năm bôn ba khắp trời tây, Người vẫn không quên cái nôi đất Việt với một phong cách khoẻ khoắn nhanh nhẹn, một tư thế, một lối sống bình dị, ung dung thanh thản là những nét dấu ấn đặc trưng của Người.
Phong cách HCM- nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao
GV cho h/s đọc phần 2 SGK/6
? Đề cập đến phong cách HCM, tác giả đè cập đến mấy khía cạnh?
Phong cách sống
? Cuộc sống của Hồ Chủ tịch được phác hoạ qua những chi tiết nào?
Cho h/s thảo luận nhóm
GV tổng hợp:
+ Nơi ở: nhà sàn nhỏ bằng gỗ
+ Đồ đạc: mộc mạc đơn sơ
+ Trang phục: giản dị(áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp)
+ Tư trang ít ỏi: một chiếc va li ..
? Những nét phác họa trên cho em thấy được điều gì về phong cách sống của HCM?
GV chốt lại- h/s ghi
* Phong cách sống giản dị, đạm bạc, đơn sơ, thanh bạch, gần gũi
? Trong chương trình NV 8, bài thơ nào em được học cũng giươí thiệu với chúng ta điều này?
GV bình nâng cao Như vậy phong cách sống của HCM là hoàn toàn thống nhất. Không phải chỉ trong kháng chiến thiếu thốn Người mới sống như vậy mà ngay cả khi sống giữa thủ đô, Người vẫn giữ nguyên lối sống của mình.
Phong cách làm việc& sinh hoạt
? Cuộc sống, nếp sinh hoạt của vị Chủ tịch nước được đề cập đến ntn?
? Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của mình, Lê Anh Trà đã đưa ra một nhận xét ngắn gọn mà xác đáng. Hãy tìm câu đánh giá ấy?
? Để người đọc hình dung cụ thể vàg rõ hơn về phong cách sống của Bác, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghẹ thuật gì?
? T/g bài viết so sánh hình ảnh Bác với ai?
? Lối sống của những con người này gặp nhau ở điểm nào?
? Tư sự phân tích đó, Lê Anh Trà đã khẳng định ntn về lối sống, phong cách sống của Bác?
Gv cho học sinh phất biểu và tổng kết cho h/s ghi:
* Phong cách sống, phong cách sinh hoạt có văn hoá, thanh cao, đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: giản dị, tự nhiên
Bình: Tuy nhiên lối sống của Bác không hoàn toàn giống các danh nho xưa. Người sống giản dị, đạm bạc nhưng không phải là lối sống ở ẩn, xa lánh thế sự. Người vẫn luôn luôn quan tâm, lo lắng từng phut, từng giờ cho việc dân, việc nước cho dù Người từng khao khát cuộc sống:
Việc dân. tưới rau
HĐ 3
Tổng kết:
Nội dung:
? Từ hiện thực đời sống và qua tìm hiểu văn bản, em hiêủ đựơc gì về con người HCM?
Trên cơ sở nhận thức của h/s gv chú ý hưỡng dẫn các em nhận xét đúng hướng văn bản
Nghệ thuật:
? Theo em, những nét nghệ thuật nào trong văn bản đã góp phần làm nên vẻ đẹp phong cách HCM?
Gv: - Đưa bảng phụ phần tổng kết
- Mở rộng: Văn bản thuộc kiểu văn bản nhật dụng nhưng lại có sự sáng tạo độc đáo trong cách viết, sử dụng nhiều giọng điệu cho nên linh hoạt uyển chuyển gần gũi, dễ hiểu
HĐ 4 Luyện tập
Bài tập: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách HCM
Củng cố- Hướng dẫn:
Làm bài tập/ 8 SGK
Soạn bài tiếp
 Hoạt đông của HS
HS nghe, chuẩn bị SGK, vở ghi
HS theo dõi và tóm tắt
Văn bản “Phong cách HCM” trích trong”Phong cách HCM- cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
H/s nghe và theo dõi cách đọc
H/s đọc kết hợp nêu bố cục
Văn bản chia làm hai phần:
+ Trong cuộc đời hiện đại/ 5- Cơ sở hình thành phong cách HCM
+ Lần đầu/ 6.. và thể xác/ 7- Nét đẹp trong lối sống của HCM
H/ s theo dõi bằng mắt và nhắc lại nội dung chính
H/ s theo dõi SGK
Người đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới
Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng: Pháp , Anh, Hoa, Nga
Làm nhiều nghề để kiếm sống
Học hỏi đến mức uyên thâm
H/s theo dõi đoạn: “ Người cũng chịu hiện đại”
Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
Tiếpn thu mọi cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán cái hạn chế, tiêu cực
Giữ vững gốc văn hoá dân tộc
H/s theo dõi SGK, phát hiện
H/s chuyển sang nội dung thứ 2 của bài học
1 h/s đọc SGK, cả lớ theo dõi
H/s theo dõi và trả lời:
Phong cách sống
Phong cách sinh hoạt và làm việc
H/s chia nhóm thảo luận. Nhóm trưởng đại diện báo cáo
H/s trình bày ý kiến của mình
_ Bài thơ Tức cảnh Păc bó
H/s theo dõi phát hiện
+ Ăn uống: Không cầu kì với cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối
+ Làm việc, tiếp khách, họp Bộ chính trị ngay trong nhà sàn
H/s phát hiện chi tiết câu:
Tôi dám chắc như vậy
H/s thảo luận:
Nghệ thuật so sánh
_ So sánh với các vị hiền triết xưa: N.B. Khiêm, N. Trãi
H/s theo dõi SGK
+ Không phải là lối sống khắc khổ của con người tự vui trong cảnh nghèo
+ Không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời
H/s lắng nghe
H/s tổng hợp nội dung văn bản:
+ HCM có lối sống giản dị gần gũi mà thanh cao
+ HCM là một nhà văn hoá lớn. ở Người có vốn văn hoá, vốn tri thức sâu rộng
+ Phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại: rất Việt Nam cũng rất hiện đại
Gv hướng dẫn h/s tổng hợp
+ Nghệ thuật đối lập
+ Nghệ thuật so sánh, liệt kê
+ Kết hợp đan xen kể chuyện và lời đánh giá của t/g
H/s đọc ghi nhớ/8
H/s làm việc theo nhóm( viết gon trong khoảng 20 dòng)
IV. Rút kinh nghiệm 
 Ngày soạn:	Số tiết :
Ngày dạy : Tiết số : 
 Các phương châm hội thoại
I.Mục tiêu
H/s qua bài học nắm được nội dung các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp
Các em tránh được những tình huống đáng tiếc dẫn đến mục đích giao tiếp không được thực hiện
Rèn kỹ năng và thái độ trong giao tiếp
II.Chuẩn bị
Thầy: Soạn bài, bảng phụ, lấy VD thực tế
Trò: Đọc trước bài
III.Hoạt động lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp vẫn cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, hoạt đông giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được theer hiện qua các phương châm hội thoại
HĐ 2
 Phương pháp
Gv treo bảng phụ
VD: 
An: Cậu có biết bơi không?
Ba: Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An: Cậu học bơi ở đâu vậy?
Ba: Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
? Trong cuộc hội thoaị này có mấy lượt lời? lượt lời 1 câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
H/s : 2 lượt lời. lượt lời 1 câu trả lời của Ba đáp ứng điều mà An muốn biết.
Trong lượt lời 2 khi An hỏi học bơi ở đâu mà Ba trả lời ở dưới nước thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
GV cho h/s phân tích câu hỏi học bơi ở đâu cần đáp ứng yêu cầu là gì?
( gợi ý: địa điểm học bơi: sông hò, ao, bể bơi)
? Vậy câu trả lời đã đáp ứng đúng yêu cầu chưa? cả về thái đọ, tìnhcảm khi giao tiếp?
H/s: Chưa đáp ứng đúng nội dung giao tiếp. Ba có vẻ tỏ ra coi thừơng bạn.
? Cần phải rút ra bài học gì khi giao tiếp?
H/s phát biểu
GVtóm tắt
VD 2:
GV cho h/s đọc lại truyện cười lợn cưới áo mới
( rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói)
? Vì sao truyện lại gây cười?
H/s Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
Lẽ ra chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
Và chỉ cần trả lời:Tôi không thấy. 
?Cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
H/s trả lời
H/s đọc ghi nhớ sgk/9
GV treo bảng phụ ghi câu chuyện cười:Con rắn vuông 
H/s đọc
?Những điều nói về con rắn có đúng với sự thật không ?
H/s: không 
Câu chuyện phê phán điều gì? 
H/s:Phê phán sự khoác lác
?Nếu không biết chắc 1 tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn không?
H/s: Không
?Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nhỉ học vì ôms không?
H/s: Không 
?Khi giao tiếp cần tránh điều gì nửa?
Đặc điểm khác nhau giữa hai điều cần chú ý là gì?
H/s nêu cụ thể
H/s đọc ghi nhớ sgk
?Yêu cầu bài tập:
Sửa lỗi mỗi câu ở bài tập
H/s : phân tích từng câu1
Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà .
? Hiểu gia súc là thế nào ?
Là thú nuôi .
 Lôĩ sai là gì ? 
Thừa cụm từ nuôi ở nhà .
én là loài chim có hai cánh .
Tất cả các loài chim đều có ? cánh. Lỗi sai là gì?
Thừa cụm từ : có hai cánh.
Yêu cầu: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
HS lựa chọn – GV chữa.
Nói có căn cứ chắc chắn là nóicó sách ..chứng.
Nói sai sự thật là .. nói dối .
Nói một cách hú hoạ không có căn cứ là nói mò .
Nói nhảm nhí vu vơ là nói nhăng nói cuội .
Nói khoác lác là nói trạng.
G cho hs rút ra kết luận.
4) Củng cố : Hai phương châm học tập. ... áo trong các đoạn trích
Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bề đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của người chài lưới trên muôn thuở biển đông (Nguyễn Tuân)
 Quê hương biết mấy thân yêu 
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
 Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
 Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên
 Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vất bỏ lại hiền như xưa
 Nguyễn Đình Thi
Yêu cầu
 Đọc kĩ đề bài 
 Trật tự làm bài
 GV theo dõi đôn đốc
D.Củng cố
 Thu bài
 E. Nhận xét
IV. Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn: Tiết số:
 Ngày dạy: Số tiết:
 Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
I.Mục tiêu:
 - Qua giờ kiểm tra đánh giá được năng lực cảm thụ thơ văn hiện dại của học sinh
 - Rèn kĩ năng viết văn bản có bộc lộ cảm xúc
II.Chuẩn bị:
 - Thầy: nghiên cứ soạn bài- Ra đề
 - Trò: Ôn tập
III.Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của h/s
Bài mới
Giáo viên ghi đề lên bảng
Câu1
 Nối tên tác phẩm với tác giả ở bảng dưới đây cho đúng
 Tác phẩm 
Đồng chí
Đoàn thuyền đánh cá
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
ánh trăng
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
 Tác giả
Huy Cận
Nguyễn Duy
Nguyễn Khoa Điềm
Chính Hữu
Phạm Tiến Duật
Nguyễn Quang Sáng
Kim Lân
Nguyễn Thành Long
Câu 2:
 Người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có nét gì chung và nét gì riêng?
Câu 3:
 Cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ Đồng Chí
 Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo
Yêu cầu Trật tự nghiêm túc làm bài
 GV theo dõi đôn đốc
D. Củng cố: 
 Thu bài
E. Nhận xét
 Ngày soạn Số tiết:
 Ngày dạy Tiết số:
 Cố hương
 Lỗ tấn
I. Mục tiêu:
– Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn những phương thức biểu đạt 
- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm văn học
II. Chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu soạn bài
Trò: Học bàicũ
III.Lên lớp:
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Bài soạn của học sinh
Bài mới
 Phương pháp
HS đọc chú thích SGK
? Nêu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiếp của Lỗ Tấn
HS trả lời
GV khái quát
? Tác phẩm ra đời và in trong tập nào
GV: Dù nhiều chi tiết trong tác phẩm là điều có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn song không nên đồng nhất nhân vật tôi và tác giả
HS heo dõi phần đầu
GV giới thiệu: cảnh quê cũ trong con mắt nhân vật trở về sau 20 năm xa cách thật tàn tạ nghèo khổ: “Đang độ cuối đôngvàng úa”. Những hình ảnh thực ấy làm cho nhân vật tôi hết sức ngạc nhiên dường như không còn nhận ra quê cũ. Nhân vật tôi yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình- một làng quê tiêu điều xơ xác đáng thương đáng thất vọng
HS theo dõi phần văn bản tiếp theo
? Về tới cổng nhà điều gì làm tôi chú ý đầu tiên
-Trên mái ngóikhông được
? Nhân vật tôi cảm nhận được điều gì khi phát hiện ra điều đó
-Nhà không đổi chủ không được
-Cảnh tượng hưu quạnh
-Tâm trạng rấtbuồn
? Những ngày ở quê, nhân vật tôi gặp nhiều người quen cũ trong đó cuộc gặp với nhân vật nào được kể nhiều nhất
-Nhuận Thổ và chị Hai Dương
? Mối quan hệ của nhân vật tôi với Nhuận Thổ được kể trong thời điểm nào
-Nhuận Thổ trong quá khứ và hiện tại
? Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào
-Một vầng trăng..chạy mất
? tại sao nhân vật tôi gọi đó là cảnh tượng thần tiên
-là cảnh tượng sáng sủa là dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê giờ chỉ còn trong giấc mơ
? Nhân vật Nhuận Thổ hiện lên như thế nào ( hình dạng ,trang phục, tính tình, hiểu biết)
-Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên,bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng
- Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với mình tôi thôi
- Hắn bẫy chim sẻ thì tài lắm, biết nhiều chuyện thì lạ lùng lắm
? Nhuận Thổ thời quá khứ là người bạn như thế nào trong trí óc tôi
Hs đọc SGK
? Trong quan sát của người trở về thăm quê sau 20 năm hình ảnh Nhuận Thổ hiện lên như thế nào?
-Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đã đổi thành vàng sạm lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, đội chiếc mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, bàn tay vừa thô kệch, vừa nứt nẻ như vỏ câythông
-Lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch: “Bẩm ông”
-Lại xin tất cả các đống tro, chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở
? Dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ
? Nét nổi bật trong cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ ở đây là gì
-Phép so sánh tương phản
? Từ đó em thấy Nhuận Thổ hiện tại là người như thế nào
? Suy nghĩ gì trước lời than thở của nhân vật tôi: “Con đông, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đầy đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi
-Cuộc sống đói nghèo, cách sống kạc hậu của người nông dân, hiện thực đen tối của xã hội áp bức dẫn đến sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ
HS theo dõi SGK
? Trong kí ưc của nhân vật tôi chị Hai Dương là nàng Tây Thi đậu phụ. Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
-Bộc lộ tình cảm thân thiện đối vời người phụ nữ láng giềng đã từng là người đẹp người đẹp nết
? Hai mươi năm sau, người phụ nữ xuất hiện trước nhân vật tôi với bộ dạng lời nói như thế nào?
-Một người đàn bà trên dưới 50 tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra giống hệt cái com pa
-ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi
(..)Hừ! Chẳng cài gì dấu nổi chúng tôi đâu
-Miệng lẩm bẩm, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào tióu quần cút thẳng
? Nhận xét gì về sự thay đổi này
-Sự thay đổi xấu toàn diện cả hình dáng lẫn tính tình
? Sự thay đổi nào ở con người này là lớn nhất? Vì sao
-Sự thay đổi về tính tình vì đó là biểu hiện suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê
?Kể về hai con người là Nhuận Thổ và chị Hai Dương đã thay đổi hoàn toàn khác trước người kể chuyên muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông
? Thái độ của ông đối với cuộc sống đó như thế nào?
-Xót thương ,bất lực ,căm ghét
HS theo dõi phần cuối văn bản
? Vì sao khi rời cố hương nhân vật tôi lại cảm thấy lòng tôi không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt
-Cố hương của nhân vật tôi không còn trong lành đẹp đẽ ấm áp như xưa với những người bạn như Nhuận Thổ, người hàng xóm như nàng Tây Thi đậu phụ và ngôi nhà thân thuộc yêu dấu
-Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn và xa lạ từ cảnh vật đến con người
? Khi rời cố hương nhân vật tôi có mong ước gì
-Mong cho con cháu không bao giờ phải cách bức nhau không phải vất vả chạy vạy như tôi, không phải.Nhuận Thổ. Chúng nó cần có một cuộc sống mà chúng tôi chưa cần được sống
? Một cuộc đời mới như mong ước của nhân vật tôi sẽ là cuộc đời như thế nào trong tưởng tượng của người đọc cố hương
? Trong niềm hy vọng của nhân vật tôi xuất hiện một cảnh tượng như thế nào
-Một cánh đồng màu xanh biếc cạnh bờ biẻn trên vòm trời xanh biếc treo lơ lửng một vầng trăng tròn vàng thắm
? Qua đó ước mong nào của nhân vật tôi được bộc lộ
?ý nghĩ cuối cùng của nhân vật tôi ”Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. Hiểu ý nghĩ này như thế nào
HS thảo luận
- Cũng như con đường trên mặt đất mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn cần cố gắng và kiên trì thì sẽ có tất cả
- Muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu sống nghèo hèn, áp bức
- Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương
? Những phương thức biểu đạt nổi bật nào được sử dụng trong văn bản ở phần cuối này
-Biểu cảm và nghị luận
?Từ đó nhân vật tôi bộc lộ tư tưởng tình cảm nào đối với cố hương
? Đọc truyện em cảm nhận được gì về bức tranh phong cảnh làng quê
?Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của nhà văn
4. Củng cố dặn dò
-Về học bài
 Nội dung
I.Giới thiệu tác giả tác phẩm
Tác giả
- Tên thật: Chu Thụ Nhân (1881-1936), là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc
-Quê quán : Thiệu Hưng –Triết Giang
-Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc vời đời sống nông thôn
-là người có chí hướng
-Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương rất đồ sộ và đa dạng
Tác phẩm
-In trong tập Gào thét
Phân tích
Nhân vật tôi trên đường về quê cũ
Những ngày tôi ở cố hương
* Nhuận Thổ trong quá khứ
-Khôi ngô, khoẻ mạnh, hồn nhiên, hiểu biết nhanh nhẹn, gần gũi và nhiều tình cảm
* Sau 20 năm
- Con người gầy guộc tiều tuỵ
- Tính cách tự ti tham lam
- Thay đổi theo chiều hướng xấu
--Hèn yếu đần độn, mụ mẫm
*Hình ảnh chị Hai Dương
-Xấu xí tham lam đến độ trơ chẽn, lưu manh mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê
-Cuộc sống quẩn quanh bế tắc nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ con người ngày một khổ sở hen kém và bất lương
Khi rời cố hương
-Làng quê tươi đẹp
-Con người tử tế thân thiện
-Ước mong yên bình ấm no cho làng quê
- Khơi dậy tư tưởng không cam chịu áp bức nghèo hèn cho dân làng
- Tin vào cuộc đời đổi thay
- Đó là biểu hện của tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt
Tổng kết
 Nội dung: Quê cũ tiêu điều xơ xác, con người già nua xấu xí, nghèo hèn và xa lạ
 Nhân vật tôi đau xót trước sự thay đổi đóvà phê phán thực trạng trì trệ đen tối của xã hội phong kiến
 Mong mỏi cuộc đổi đời của quê hươngvà đặt ra vấn đề con đường của quê hương
-Nghệ thuật: Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong kể chuyện
Am hiểu cuộc sống làng quê
IV. Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn: Tiết số: 
 Ngày dạy: Số tiết: 
 Ôn tập làm văn
Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9. Thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dungtập làm văn đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với các nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới
Chuẩn bị
Thầy: Nghiên cứu soạn bài
Trò: Ôn tập
Lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
Bài mới:
 GV hướng dẫn học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong sgk
Câu1: 
Phần tập làm văn trong ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung lớn nào. Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý
Học sinh trả lời
GV khái quát, Kết luận
Hai nội dung lớn
văn bản thuyết minh với trọng tâm là học tập kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuạat và yếu tố miêu tả
Văn bản tự sự với hai trọng tâm
a. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9ca nam.doc